❤️ The King is returned 😁

, , , ,

image

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết: Tôi chưa bao giờ có ý định chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư

“Bị cáo chủ trương mua lại và thành lập Công ty Faros với mong muốn sở hữu một công ty trong lĩnh vực xây dựng để chủ động cho các hoạt động đầu tư xây dựng để phát triển hệ thống Tập đoàn FLC. Nếu phát triển hơn nữa sẽ thực hiện các dự án ngoài tập đoàn. Thực tế, đến thời điểm bị bắt, bị cáo đã thực hiện được những ý tưởng đó”, Trịnh Văn Quyết khai nhận.

Cũng tại phiên xét xử, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế - em gái Trịnh Văn Quyết đã có cũng thừa nhận toàn bộ cáo trạng quy kết. Trong đó có những hành vi như mượn giấy tờ tuỳ thân của người thân, quen để mở tài khoán chứng khoán, mở tài khoản ngân hàng để thực hiện việc giao dịch (mua đi bán lại cổ phiếu). Bà Huế khai nhận, tất cả đều do ông Quyết chỉ đạo.

Trước phiên toà, các luật sư bào chữa cho ông Quyết cho biết, thời gian qua ông Quyết vô cùng ăn năn, hối hận và bày tỏ thái độ sẵn sàng khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án trước toà.

Đến nay, ông Quyết vẫn luôn giữ nguyên yêu cầu luật sư khi bào chữa không đưa nội dung mang tính chất phản biện, phủ nhận trực tiếp đối với các hành vi đã được xác định tại kết luận điều tra và cáo trạng, chỉ tập trung trình bày các lý do khách quan, đề xuất áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để được hưởng sự khoan hồng.

Theo cáo trạng, với mục đích chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, ông Quyết đã sử dụng Công ty Faros làm công cụ, chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nâng khống vốn góp của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng và hoàn thiện các thủ tục để niêm yết trên sàn chứng khoán.

Nhóm thuộc cấp thân cận của ông Quyết đã nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ phiếu ROS.

Từ đó, nhóm bị cáo thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và cán bộ thuộc Sở giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE) đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS.

Việc làm này tạo điều kiện cho ông Quyết bán thành công 391 triệu cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Đây là hành vi khiến ông bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Với hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, cơ quan tố tụng cáo buộc cựu Chủ tịch FLC là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán. Đồng thời quyết định, chỉ đạo việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý sử dụng để thao túng 5 mã chứng khoán, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.

PV

An ninh Tiền tệ

1 Likes

Quốc Cường Gia Lai muốn bổ nhiệm ông Nguyễn Quốc Cường làm Tổng Giám đốc thay bà Như Loan bị khởi tố

image

CTCP Quốc Cường Gia Lai (QCGL, mã chứng khoán QCG) vừa công bố nghị quyết thông qua nội dung bổ sung tờ trình ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Trong đó, Công ty đề nghị bầu bổ sung ông Nguyễn Quốc Cường làm Thành viên HĐQT Công ty nhiệm kỳ 2022-2027.
Cùng với đó, thông qua miễn nhiệm Thành viên HĐQT đối với bà Nguyễn Thị Như Loan. Song song, Công ty cũng bổ nhiệm ông Cường làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện Công ty, thay thế cho bà Loan.

Công ty dự định tổ chức ĐHĐCĐ thường niên lần 2 vào ngày 30/7/2024 tới đây. Trước đó, tại Đại hội lần 1, do bà Loan (đang sở hữu 37,05% vốn QCG) và con gái bà Loan là bà Huyền My (nắm 14,3% vốn) vắng mặt, nên không đủ tỷ lệ để tiến hành.

Được biết, việc thay thế của Quốc Cường Gia Lai diễn ra sau khi sau khi Tổng giám đốc là bà Loan bị khởi tố và tạm giam hôm 19/7 để phục vụ điều tra hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Bà Loan bị cáo buộc vi phạm pháp luật trong việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, Tp.HCM.

Sự việc diễn ra trong bối cảnh cơ quan chức năng mở rộng điều tra sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR), Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (rộng hơn 6.000m2, có nguồn gốc thuộc sở hữu Nhà nước).

Về ông Nguyễn Quốc Cường, thường được gọi với biệt danh Cường Đô la, sinh năm 1982. Ông Cường là con trai của bà Loan, ông từng là thành viên HĐQT, Phó Tổng Giám đốc và là người công bố thông tin tại Quốc Cường Gia Lai nhưng đã từ nhiệm tất cả vị trí và xây dựng sự nghiệp riêng vào năm 2018.

Tại thời điểm đó và cho tới giờ, ông Cường chỉ nắm giữ 537.000 cổ phiếu QCG (0,2%).

1 Likes

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: VND mất giá ở mức hợp lý, chúng ta không thể căng cứng, cố định tỷ giá

image

Tại Họp báo, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, từ tháng 4, tín dụng đã tăng trưởng tích cực và đến cuối tháng 6 đã đạt được mức tăng trưởng khoảng 6%. Việc đẩy mạnh tín dụng phải đến từ hai phía. Đầu tiên phải có những chính sách tạo điều kiện, tháo gỡ khó khăn, chẳng hạn như yếu tố pháp lý, làm sao cho doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, sản xuấtkinh doanh. Thứ hai là về vốn, vốn đến từ nhiều nguồn, vốn tự có của doanh nghiệp, từ thị trường vốn như chứng khoán, trái phiếu, và từ vay ngân hàng. Những nguồn này phải được đẩy mạnh đồng bộ. Riêng ngành ngân hàng thì thời gian qua đã rất quyết liệt để đẩy vốn ra nền kinh tế.

Vừa qua, NHNN đã sửa lại Thông tư 39 về hoạt động cho vay, trong đó những khoản cho vay dưới 100 triệu không cần phương án kinh doanh khả thi, giúp người dân vay vốn thuận lợi hơn. Điều này cũng thể hiện quan điểm của cơ quan điều hành muốn đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng thời gian tới.

Về tỷ giá, Phó Thống đốc cho hay, đây là một vấn đề lớn, phức tạp trong quá trình điều hành thời gian qua. Tỷ giá có quan hệ tổng hoà với nhiều yếu tố vĩ mô về lãi suất, cung tiền, tác động từ các nền kinh tế lớn, tâm lý thị trường. Ông cho rằng, rất nhiều vấn đề lớn như vậy nhưng tỷ giá vẫn ổn đinh, mức mất giá khoảng 4,4%, thấp hơn so với nhiều nước, có nước mất tới 7%, 11%. Phó Thống đốc nhận định, mức mất giá của VND như vậy là mức hợp lý. “Chúng ta không thể căng cứng, cố định tỷ giá trong bối cảnh như vậy. Chúng ta điều hành tỷ giá sao cho hài hoà, đảm bảo kiểm soát lạm phát, đảm bảo trạng thái ngoại tệ, cung cầu ngoại tệ”, ông nói.
Trong thời gian tới, NHNN cho biết sẽ điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Điều hành tỷ giá linh hoạt nhằm ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Phó thống đốc cho biết, chính sách tiền tệ trong giai đoạn cuối năm sẽ rất uyển chuyển, linh hoạt, năng động. Giai đoạn tới cũng có thể xuất hiện những cơ hội thuận lợi hơn. “Về lãi suất của FED, chúng ta không thể cứ chờ đợi mà phải có giải pháp chủ động để điều hành linh hoạt các công cụ, đồng bộ”, ông nói.

NHNN sẽ điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong cung ứng và tiếp cận tín dụng ngân hàng. Tiếp tục đẩy mạnh các chương trình, chính sách tín dụng đặc thù; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro…

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025” góp phần phát triển hệ thống các TCTD hoạt động lành mạnh, chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật và tiệm cận, đáp ứng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh.

Ngành ngân hàng cũng sẽ thực hiện có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý cho lĩnh vực thanh toán, tạo cơ sở, căn cứ pháp lý để phát triển các mô hình, dịch vụ thanh toán mới. Tiếp tục phối hợp với Bộ Công an triển khai Đề án 06, tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn.

Lan Anh

An ninh Tiền tệ

1 Likes

Thứ hạng tăng trưởng GRDP của 5 địa phương top đầu năm 2023 thay đổi ra sao trong nửa đầu năm 2024?

Trong năm 2023, 5 địa phương ghi nhận tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước bao gồm Bắc Giang, Hậu Giang, Quảng Ninh, Khánh Hoà và Hải Phòng. Sang đến năm 2023, tăng trưởng kinh tế của những địa phương này đã thay đổi ra sao trong 6 tháng đầu năm?

image
Bắc Giang

Trong năm 2023, Bắc Giang là địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước, với GRDP tăng 13,45% so với năm trước đó. Đây là năm thứ 4 liên tiếp Bắc Giang tăng trưởng cao.

Sang đến nửa đầu năm 2024, tiếp tục giữ vững phonh độ, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 14,14%, đứng đầu cả nước. Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 18,11%; dịch vụ tăng 6,42%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,82%; thuế sản phẩm tăng 10,59% so với cùng kỳ. Quy mô GRDP đạt 96.058 tỷ đồng, bằng 45,3% kế hoạch.

Hậu Giang

Bên cạnh Bắc Giang, Hậu Giang là địa phương tiếp theo ghi nhận những kết quả ấn tượng về tăng trưởng kinh tế trong năm 2023. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế GRDP năm 2023 của tỉnh Hậu Giang tiếp tục duy trì ở mức cao và đạt 12,27%, dẫn đầu khu vực Đông bằng Cửu Long và xếp thứ 2 cả nước.

Sang đến nửa đầu năm 2024, theo Cục Thống kê địa phương, GRDP theo giá so sánh 2010 của Hậu Goang ước đạt 15.388 tỷ đồng, tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, Hậu Giang xếp thứ 15 cả nước và thứ 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Quảng Ninh
Theo số liệu của Cục Thống kê Quảng Ninh, GRDP của Quảng Ninh năm 2023 ước đạt 11,02%, cao hơn 0,74 điểm % so với tốc độ tăng cùng kỳ (cùng kỳ tăng 10,28%), xếp thứ 3 cả nước. Đây cũng là năm thứ 8 liên tiếp (2016-2023) địa phương này ghi nhận tăng trưởng 2 con số.

Sang đến năm 2024, Theo Cục Thống kê Quảng Ninh, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh 6 tháng đầu năm đạt 9,02%, đứng thứ 8 cả nước. Trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 4,3%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,68%; khu vực dịch vụ tăng 13,85%; thuế sản phẩm tăng 4,7%. Quy mô GRDP ước đạt 161,6 nghìn tỷ đồng.

Khánh Hòa

Với GRDP năm 2023 tăng 10,35% so với năm 2022, Khánh Hòa trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng GRDP cao thứ tư cả nước và đứng thứ nhất khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (theo giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm 2024 dự báo được 31.226,2 tỷ đồng, tăng 12,73% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, GRDP quý 1/2024 tăng 12,56%; quý 2/2024 tăng 12,87%. Với kết quả này, Khánh Hoà xếp vị thứ 2/63 của cả nước và thứ 1/14 của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung.

Hải Phòng

Sau Khánh Hòa, Hải Phòng là địa phương có tăng trưởng GRDP năm 2023 cao thứ 5 cả nước, ở mức 10,34% so với cùng kỳ, duy trì 9 năm liên tục tăng trưởng ở mức hai con số. Với kết quả này, Hải Phòng là thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất lọt nhóm có kết quả tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước trong năm 2023.

Sang đến năm 2024, số liệu của Cục Thống kê Hải Phòng cho biết, , GRDP của thành phố 6 tháng đầu năm năm 2024 ước tăng 10,32% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch năm 2024 tăng 11,5-12%), đứng thứ 5 cả nước và thứ 2 vùng đồng bằng Sông Hồng.

Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 0,86%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,76%, đóng góp 6,68 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 8,54%, đóng góp 3,25 điểm phần trăm; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 5,77%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm.
Hoàng Nguyễn

An ninh Tiền tệ

1 Likes

Cha này như bị Gay. Mà chém câu nghe ra gì và này nọ phết!

2 Likes
  • Tên cá nhân thực hiện giao dịch: Huỳnh Thị Mai Dung
  • Mã chứng khoán: CSC
  • Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 4.980.802 CP (tỷ lệ 13,31%)
  • Tên của người có liên quan tại TCNY: Nguyễn Đỗ Hoàng Lan
  • Chức vụ hiện nay của NCLQ tại tổ chức niêm yết: Ủy viên HĐQT
  • Quan hệ của cá nhân thực hiện giao dịch với NCLQ: Mẹ
  • Số lượng cổ phiếu NCLQ đang nắm giữ: 0 CP (tỷ lệ 0%)
  • Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 500.000 CP
  • Mục đích thực hiện giao dịch: Giao dịch đầu tư cá nhân
  • Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
  • Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 24/07/2024
  • Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 22/08/2024.
1 Likes

Giảm phát - 20% khiếp thật. Anh em đu đỉnh còn thở không vậy? :smiley:

Đã thế Huỳnh Thị Mai Dung lại còn vác hàng ra bán nữa chứ :stuck_out_tongue:

Khát tiền đến vậy sao?

Hôm nay là ngày niêm yết bổ sung nhé anh em, nghĩa là có thêm 20% hàng cổ tức về tài khoản được thả ra đó.

Hàng nhiều mặc dù áp lực mạnh nhưng sẽ vui hơn vì giao dịch chắc sẽ tấp nập hơn. Thanh khoản sẽ dồi dào hơn người qua kẻ lại sẽ nhiều hơn.

2 Likes

Cho vay margin 9 tỷ USD, các công ty chứng khoán thu lãi kỷ lục bất chấp VN-Index sụt giảm

Trong quý 2, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của các CTCK ước đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn gần 8% so với quý trước. Đây là con số lớn nhất lịch sử mà nguồn thu này mang lại cho các CTCK trong một quý.

Quý 2 vừa qua chứng kiến VN-Index “chật vật” trước ngưỡng 1.300 điểm nhưng là khoảng thời gian hoạt động cho vay của các công ty chứng khoán diễn ra sôi động. Dư nợ cho vay toàn thị trường vào cuối quý ước tính đạt kỷ lục 225.000 tỷ đồng (9 tỷ USD), trong đó margin vào khoảng 218.000 tỷ đồng, tăng 23.000 tỷ so với cuối quý 1 và là mức cao nhất từ trước đến nay.

Dư nợ cho vay tăng mạnh, các CTCK cũng “vớ bẫm”. Trong quý 2 vừa qua, lãi từ các khoản cho vay và phải thu của các CTCK ước đạt 5.600 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ 2023 và cao hơn gần 8% so với quý trước. Đây là con số lớn nhất lịch sử mà nguồn thu này mang lại cho các CTCK trong một quý, bất chấp VN-Index giảm nhẹ trong quý 2 (dao động trong vùng 1.245 - 1.285 điểm).
photo-1721729023919

Trong bối cảnh mảng tự doanh biến động thất thường theo thị trường, môi giới khó bứt phá do cạnh tranh gay gắt, nghiệp vụ cho vay đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các CTCK. Nguồn thu từ mảng này thường chiếm khoảng 25-40% doanh thu hoạt động, thậm chí là mảng đóng góp lớn nhất tại một số CTCK. Về lợi nhuận, lãi từ cho vay và phải thu đóng góp đến 75% tổng lãi trước thuế của các CTCK trong quý đầu năm.

Nhìn chung, xu hướng “ngân hàng hóa” CTCK được dự báo sẽ ngày càng phát triển khi doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn từ kênh tín dụng ngân hàng, trái phiếu. Trong khi đó, thủ tục cầm cố, thế chấp tài sản là cổ phiếu để vay các CTCK lại đơn giản và linh hoạt hơn nhiều. Điều này đem lại lợi ích cho cả 3 bên (1) doanh nghiệp có thể giải quyết các nhu cầu cấp bách về vốn; (2) CTCK tăng quy mô cho vay nhanh chóng, đem lại nguồn thu lớn; (3) Ngân hàng giải quyết một phần tình trạng thừa vốn khi tăng trưởng tín dụng hạn chế.
Xét trên từng CTCK, đa phần top đầu đều ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu trong quý 2 tăng trưởng so với cùng kỳ 2023. Tuy nhiên, so với quý đầu năm, bức tranh lại có sự phân hoá nhất định khi một số cái tên bị thu hẹp nguồn thu này, đáng chú ý có thể kể đến TCBS, VNDirect. Đây là điều khá bất ngờ khi dư nợ cho vay của TCBS đã tăng vọt lên mức kỷ lục xấp xỉ 1 tỷ USD sau quý vừa qua.

Ở chiều ngược lại, nhiều CTCK ghi nhận lãi từ cho vay và phải thu tăng mạnh so với quý liền trước. Thậm chí, nguồn thu này của VPS, HSC, MBS, VPBankS, Vietcap còn lập kỷ lục kể từ khi hoạt động. Đáng chú ý, trong số này chỉ có duy nhất HSC có dư nợ tăng vọt sau quý 2 trong khi những cái tên còn lại gần như đi ngang so với thời điểm cuối quý 1.

photo-1721729045925

Rất khó lý giải cho sự biến động trái chiều kể trên. Một phần nguyên nhân có thể đến từ định hướng và chính sách cho vay tại các CTCK có sự khác biệt nhất định. Với một số CTCK tập trung làm “deal”, lãi suất cho vay có thể sẽ chênh lệch đáng kể so với mặt bằng lãi suất niêm yết. Bên cạnh đó, các công ty ưu tiên bán lẻ cũng tung ra nhiều sản phẩm vay ưu đãi lãi suất nhằm kích cầu margin thời gian qua.

Loại bỏ các yếu tố trên, mặt bằng lãi suất cho vay margin tại các CTCK chủ yếu dao động quanh vùng 10-13,5% bất chấp lãi suất tiết kiệm và chi vay tại các ngân hàng đã duy trì ở mức rất thấp trong thời gian dài. Đây là điều dễ hiểu khi CTCK vẫn phải tìm cách bù đắp phần chi phí vốn cao trong giai đoạn trước đó.

Trong ngắn hạn, khó có thể kỳ vọng lãi suất margin giảm thêm khi lãi suất ngân hàng đã có dấu hiệu rục rịch tăng trở lại thời gian qua. Theo báo cáo mới đây, KBSV dự báo mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục xu hướng tăng 0,7-1% trong nửa cuối năm 2024. Áp lực tỷ giá được dự báo sẽ còn căng thẳng trong quý 3, trước khi hạ nhiệt vào quý 4 nhờ việc Fed hạ lãi suất cũng như nguồn ngoại tệ gia tăng từ kiều hối, xuất khẩu bước vào mùa cao điểm.

Với xu hướng lãi suất như trên, nếu dư nợ margin tiếp tục tăng, không loại trừ khả năng nguồn thu từ hoạt động cho vay của các CTCK sẽ còn phá kỷ lục trong thời gian tới. Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi các CTCK vẫn còn nhiều dư địa để cho vay thêm khi tỷ lệ dư nợ cho vay Margin/VCSH vẫn thấp hơn nhiều so với đỉnh, cũng như mức an toàn theo quy định và hàng loạt kế hoạch tăng vốn đang được triển khai.

Hà Linh

An ninh Tiền tệ

1 Likes

Phố Wall hồi hộp chờ thước đo lạm phát then chốt công bố trong tuần này: Thêm cơ sở để Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9?

Thước đo lạm phát ưa thích của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đã hạ nhiệt trong tháng 6. Điều đó sẽ khẳng định nỗ lực kiềm chế lạm phát của ngân hàng trung ương đang phát huy tác dụng, mở đường cho việc cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 9.

Các nhà dự báo kỳ vọng chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 6 cũng sẽ phản ánh xu hướng tương tự như chỉ số giá tiêu dùng (CPI) công bố hồi đầu tháng này. Theo cuộc khảo sát của các nhà kinh tế của Dow Jones Newswires và The Wall Street Journal, PCE có thể tăng 2,5% so với năm ngoái, giảm so với mức 2,6% trong tháng 5.

PCE đặc biệt quan trọng, vì đây là thước đo mà các quan chức Fed theo dõi khi thiết lập chính sách tiền tệ quốc gia. Fed đã giữ lãi suất quỹ liên bang ở mức cao nhất trong 23 năm kể từ tháng 7/2023. Quyết định này nhằm nỗ lực hạ lạm phát về mức mục tiêu 2%.

Các quan chức Fed cho biết lạm phát giảm sẽ là cơ sở để họ bắt đầu đảo ngược chiến dịch tăng lãi suất từ đầu tháng 3/2022.

Lãi suất quỹ liên bang đã đẩy lãi suất thế chấp, lãi suất thẻ tín dụng và các khoản vay khác lên cao. Nhiều mức lãi suất bằng hoặc gần chạm mức cao nhất trong nhiều thập kỷ. Dữ liệu PCE giảm có thể trở thành dữ liệu mà Fed cần để làm bằng chứng cho quyết định hạ lãi suất.
heo công cụ dự báo biến động lãi suất FedWatch của CME Group, các thị trường tài chính đang dự đoán gần như chắc chắn rằng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang tại cuộc họp vào tuần tới, nhưng sẽ cắt giảm vào tháng 9.

Khả năng Fed cắt giảm lãi suất ngày càng cao khi PCE tiến gần đến mục tiêu 2%. Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói rõ rằng ngân hàng trung ương có kế hoạch cắt giảm lãi suất, trước khi lạm phát thực sự giảm xuống mức mục tiêu.

Ông Powell và các quan chức Fed sẽ đặc biệt chú ý đến lạm phát lõi, không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động. PCE lõi tháng 5 đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà dự báo ước tính con số đó sẽ tiếp tục giảm xuống 2,5% trong tháng 6.

Các chuyên gia hy vọng lạm phát lõi hạ nhiệt là vì chi phí nhà ở tăng chậm hơn so với những năm qua. Đây là nguyên nhân lớn nhất thúc đẩy lạm phát. Giá thuê nhà tăng khiêm tốn trong tháng 6, giúp giảm tỷ lệ lạm phát chung trong báo cáo CPI hồi đầu tháng.

Các nhà kinh tế tại Deutsche Bank viết trong một báo cáo nghiên cứu: “Giá thuê nhà giảm xuống mức trước đại dịch có thể khiến các quan chức Fed thêm niềm tin rằng lạm phát đang giảm bền vững trở lại mức 2%”.

Theo Investopedia

1 Likes

1 Likes

Cảnh báo Vai - đầu - vai từ rất sớm (10/7/2024), khi nó mới chỉ bắt đầu hình thành. Nếu quý vị theo dõi thường xuyên post của tôi sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo sớm này.

Thực ra tôi chỉ post để làm kỷ niệm các phán đoán của mình và phục vụ vài anh em thường xuyên theo dõi tôi. Chứ không có ý định đưa ra khuyến nghị gì hết. Vì vậy, phần lớn chỉ là các đối thoại mang tính cá nhân, lâu lâu có bạn ghé vào thăm nhả vài dòng yêu thương động viên rồi lại mất hút.

Dù sao tôi chỉ định post ở đây để lưu những thông tin cá nhân hơn chia sẻ kêu gọi. Chúc anh chị em đã ghé qua nhiều may mắn!

3 Likes

Em van theo doi bác và thuong xuyen like bai cua bác đang hy vong đọt tới có mac ngon

image

Sóng to gió lớn quá anh em.

Liệu nay còn mưa bão nữa không chứ thế này thì đi lại khó khăn quá, ngày càng xa bờ :smiley:

1 Likes

270.000 tỷ đồng ‘bốc hơi’ khỏi HoSE sau một tháng, trật tự vốn hóa Top đầu được tái lập

Kết phiên giao dịch ngày 23/7, VN-Index giảm gần 23 điểm về sát mốc 1.231. Ngay cả mốc 1.250 điểm - ngưỡng hỗ trợ tâm lý được nhiều nhà đầu tư kỳ vọng sẽ giúp chỉ số đảo chiều hồi phục cũng chính thức bị xuyên phá.
.


Diễn biến chỉ số VN-Index

Chỉ sau hai tuần, VN-Index đã giảm 9/10 phiên kể từ thời điểm áp sát mốc 1.300 điểm ngày 10/7. Với hơn 61 điểm mất đi, vốn hóa sàn HoSE giảm 226.000 tỷ đồng (khoảng 8,9 tỷ USD, tính theo tỷ giá USD tại thời điểm viết) về mức 5.067.000 tỷ đồng. Riêng phiên giảm ngày 23/7 đã khiến vốn hóa sàn HoSE giảm 93.200 tỷ.

Rộng hơn, từ mức hơn 5,3 triệu tỷ đồng ghi nhận cuối phiên 13/6, đến nay vốn hóa sàn HoSE đã giảm khoảng 270.000 tỷ đồng (khoảng 10,6 tỷ USD). Con số này gần bằng khối tài sản của 4 tỷ phú giàu nhất Việt Nam cộng lại (ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long và ông Hồ Hùng Anh).

Theo ghi nhận, mức giảm lớn nhất đến từ đà lao dốc của cổ phiếu VGI của Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel - Viettel Global (sàn UPCoM). Từ mức giá lịch sử 111.000 đồng/cp thiết lập ngày 10/7, đến thời điểm 10h30 phiên 24/7, mã đã giảm hơn 41% giá trị, vốn hóa giảm hơn 140.000 tỷ đồng về còn xấp xỉ 200.000 tỷ.

Cú rơi của cổ phiếu Viettel Global thiết lập lại trật tự vốn hóa trên sàn chứng khoán khi mã nhường lại vị trí Top 2 cho cổ phiếu BID (BIDV).

Trong nhịp điều chỉnh 1-3 tháng qua, vốn hóa các cổ phiếu Top đầu như BID, FPT, VIC, ACV, CTG… cũng giảm hàng chục nghìn tỷ mỗi mã.

Thậm chí, so với mức đỉnh 544.400 tỷ đồng thiết lập hồi cuối tháng 2, đến nay vốn hóa Vietcombank (VCB) cũng giảm tới hơn 54.000 tỷ đồng về mức 490.700 tỷ. Sự suy giảm này không làm thay đổi vị trí thống trị BXH của mã song cho thấy vị thế lực kéo của VCB cũng như các mã trụ đã không còn mạnh. Vì điều này, VN-Index sau vỏn vẹn 9 giờ giao dịch trên mốc 1.300 điểm một lần nữa bị đẩy lui.

Lúc 10h30 phiên 24/7, chỉ số giảm 12 điểm về dưới mốc 1.220 điểm, sắc đỏ áp đảo thị trường.


Top doanh nghiệp có vốn hóa cổ phiếu trên 100.000 tỷ đồng

Trên toàn thị trường, số doanh nghiệp có vốn hóa từ 100.000 tỷ đồng trở lên chỉ còn 18. Top 10 gọi tên các đại diện như VCB, BID, ACV, VGI, FPT, HPG, GAS, CTG, VHM và TCB.

1 Likes

Đã giảm hơn 21% và lượng cổ phiểu trả 20% cổ tức vẫn đang bị trói thì phải. Chưa giao dịch được, có thể mai mới giao dịch được nhé.

1 Likes

Em góp cái ảnh lấy tren mạng cho xôm

1 Likes

FTS: Tổng giám đốc FPTS bán 1,7 triệu cổ phiếu ở giá sàn

Việc vị Tổng giám đốc FPTS bán ra cổ phiếu trong bối cảnh tình hình kinh doanh ghi nhận mức khả quan với lãi ròng quý 2 tăng 15% lên hơn 160 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Điệp Tùng, Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán FPT (FPTS, HoSE: FTS) đã hoàn tất giao dịch bán thỏa thuận gần 1,7 triệu cổ phiếu FTS trong ngày 23/7.
Sau giao dịch, ông Tùng giảm sở hữu FTS từ 7,1 triệu cổ phiếu (2.33%) xuống còn gần 5,5 triệu cổ phiếu (1,79%).
Đáng nói, phiên 23/7, cổ phiếu FTS ghi nhận giao dịch thỏa thuận đúng bằng lượng cổ phiếu mà ông Tùng đã bán, giá trị hơn 59 tỷ đồng, tương ứng 35.700 đồng/cổ phiếu. Đây cũng chính là mức giá sàn của FTS trong phiên 23/7 dù chốt phiên cổ phiếu chỉ giảm 4,82% so phiên trước, đóng cửa tại mức 36.500 đồng/cổ phiếu.
Việc vị Tổng giám đốc công ty chứng khoán này bán ra cổ phiếu trong bối cảnh tình hình kinh doanh ghi nhận mức khả quan với lãi ròng quý 2 tăng 15% lên hơn 160 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6, tổng tài sản của FPTS gần 9.109 tỷ đồng, tăng hơn 874 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương tăng 11%. Trong đó chủ yếu ghi nhận tăng mạnh quy mô cho vay và các tài sản tài chính FVTPL.
Cụ thể, quy mô các khoản cho vay của FPTS đã tăng thêm 1.214 tỷ đồng, lên mức gần 6.608 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước tới nay của FPTS. Trong đó gần 6.059 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ, còn lại là cho vay ứng trước và cho vay hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh.
Về tài sản tài chính FVTPL, FPTS ghi nhận gần 1.534 tỷ đồng, tăng 184 tỷ đồng so với đầu năm. Danh mục chủ yếu là trái phiếu niêm yết (trái phiếu chính phủ) gần 498 tỷ đồng; cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch gần 462 tỷ đồng; tiền gửi có kỳ hạn cố định, chứng chỉ tiền gửi hơn 452 tỷ đồng; trái phiếu chưa niêm yết (trái phiếu của tổ chức tín dụng) 120 tỷ đồng.
FPTS ghi nhận giá trị hợp lý của cổ phiếu CTCP May Sông Hồng (MSH) hơn 460 tỷ đồng, chiếm giá trị lớn nhất và gấp 34 lần giá mua. Ngoài ra, FPTS cũng nắm cổ phiếu chưa niêm yết khác của CTCP Đầu tư và Xây dựng Số 8 (CIC8), giá trị 2 tỷ đồng.
Ở bên kia bảng cân đối, FPTS tăng mạnh vay nợ ngắn hạn thêm gần 964 tỷ đồng, đưa dư nợ vay ngắn hạn lên gần 4.112 tỷ đồng, chiếm 45% tổng nguồn vốn. Theo chiều ngược lại, các khoản phải trả, phải nộp khác ngắn hạn giảm hơn 350 tỷ đồng, còn gần 956 tỷ đồng.

1 Likes

West Sky - Nâng tầm phong cách sống

Trước đây nhà mặt đất được xem là biểu tượng của sự ổn định và truyền thống ở Huế.
Thì ngày nay, các chung cư cao tầng như West Sky lại mang đến phong cách sống mới hiện đại hơn, hấp dẫn hơn cho người dân.

Những ưu điểm khi ở nhà cao tầng West Sky khu đô thị Ecogarden

Tầm nhìn: Luôn có tầm nhìn thoáng rộng, với View hướng Nam bao quát cả thành phố. Ngắm nhìn những tòa nhà cao nhất nhì ở Huế: Tòa Meliá Vinpearl, The Manor Crown…

Riêng tư: Giảm thiểu tiếng ồn từ nội khu và giao thông, mang đến sự yên tĩnh và không gian riêng tư tối đa.

Chất lượng cuộc sống cao: Không khí trong lành hơn, giấc ngủ đảm bảo, tránh xa các loại côn trùng phiền toái như gián, ruồi, muỗi… Tất cả góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.

An ninh tốt: Hệ thống an ninh hiện đại với camera giám sát, bảo vệ 24/7 và hệ thống cửa an toàn, thẻ ra vào thang máy… giúp cư dân yên tâm hơn về an ninh.

Ngoài ra West Sky nằm tại KĐT Ecogarden thừa hưởng đầy đủ hệ thống hạ tầng hiện đại và tiện ích đồng bộ như bể bơi, khu vui chơi giải trí và công viên xanh mát…
West Sky - Nơi lý tưởng cho cuộc sống hiện đại!

1 Likes

PS: Ảnh lấy trên mạng internet.

3 Likes

CSC: Huỳnh Thị Mai Dung - người có liên quan đến Ủy viên HĐQT - đăng ký bán 500.000 CP

  • Tên cá nhân thực hiện giao dịch: Huỳnh Thị Mai Dung
  • Mã chứng khoán: CSC
  • Số lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi thực hiện giao dịch: 4.980.802 CP (tỷ lệ 13,31%)
  • Tên của người có liên quan tại TCNY: Nguyễn Đỗ Hoàng Lan
  • Chức vụ hiện nay của NCLQ tại tổ chức niêm yết: Ủy viên HĐQT
  • Quan hệ của cá nhân thực hiện giao dịch với NCLQ: Mẹ
  • Số lượng cổ phiếu NCLQ đang nắm giữ: 0 CP (tỷ lệ 0%)
  • Số lượng cổ phiếu đăng ký bán: 500.000 CP
  • Mục đích thực hiện giao dịch: Giao dịch đầu tư cá nhân
  • Phương thức giao dịch: Thỏa thuận và khớp lệnh
  • Ngày dự kiến bắt đầu giao dịch: 24/07/2024
  • Ngày dự kiến kết thúc giao dịch: 22/08/2024.

PS: Nghe thông báo 20% cổ phiếu sẽ được giao dịch trong khoảng thời gian này.

1 Likes