❤️ The King is returned 😁

, , , ,

Chiếc Toyota Crown đời 1998 ‘đặc biệt’ ở tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 25-7, chiếc xe công vụ mang biển kiểm soát 80B-2089 từng phục vụ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hàng chục năm đã được đưa đến sân Nhà tang lễ Quốc gia.

image
Ngày 25-7, tại khuôn viên Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội) - nơi diễn ra lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - đã xuất hiện một chiếc xe đặc biệt.

Đó là chiếc xe công vụ mang biển kiểm soát 80B-2089 từng phục vụ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hàng chục năm.

Chiếc xe được đưa đến từ sớm và nằm ở góc sân nhà tang lễ.

Chiếc xe này được cấp cho Văn phòng Quốc hội từ năm 1998.
image
Năm 2006, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó nhậm chức Chủ tịch Quốc hội và bắt đầu sử dụng chiếc xe, khi đó đã lăn bánh được 8 năm.
Đến đầu năm 2011, ông nhậm chức Tổng Bí thư, khi đó Crown chạy 13 năm, mang biển số 80B-2089 tiếp tục được sử dụng cho đến nay.
Tổng thời gian xe lăn bánh trên đường là 26 năm, trong đó gắn bó với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 18 năm.

Chiếc xe ghi đậm dấu ấn phong cách Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giản dị, tiết kiệm, khiêm nhường, vì nước, vì dân.

Trải qua nhiều cương vị quan trọng của Đảng, Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn thể hiện rõ nét phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Thông tin trên báo chí, nguyên vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Đức Hà cho biết giữa nhiệm kỳ khóa XII, Văn phòng Trung ương Đảng đề xuất thay xe cho Tổng Bí thư vì chiếc Toyota đã cũ, sử dụng nhiều năm.

Thế nhưng Tổng Bí thư không đồng ý, ông nói rằng “xe vẫn đi tốt”. Công tác xa đã có xe 7 chỗ gầm cao, xa nữa thì có máy bay. Chiếc Crown chỉ dùng để đi quanh Hà Nội nên không cần phải đổi.

Vì theo Tổng Bí thư, thay xe sẽ phải thêm chi phí, thêm tiền của nhân dân. Kể từ đó, chuyện đổi xe không được văn phòng nhắc lại nữa.
Chia sẻ với phóng viên Tuổi Trẻ Online, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho hay chiếc xe Toyota cũ này vốn được nguyên chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh sử dụng.

Ông Đàn nói ông và nhiều người từng đề nghị mua xe mới nhưng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đó là Chủ tịch Quốc hội không đồng ý vì thấy xe còn sử dụng được và ông sử dụng xe này cho đến những ngày cuối đời.
Đi công tác các tỉnh, bao giờ Tổng Bí thư cũng đi xe chung với mọi người, nghe kể chuyện tiếu lâm cười vang cả xe. Trước khi đi công tác ở địa phương, ông đều bảo ông Đàn tìm nơi khó khăn nhất để đến thăm.

“Ông bảo: “Quốc hội không có vật chất để giúp thì về mình báo cáo với Chính phủ xem xét. Chứ đến để người ta vỗ tay rồi mình về thì không giải quyết được gì cả””, ông Đàn kể.

Cũng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, khoảng 13h30 chiều 25-7, dù trời đổ mưa nhưng dòng người vẫn đổ về khu vực nhà văn hóa thôn Lại Đà, Đông Hội, Đông Anh, Hà Nội - một trong 3 nơi tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Nhiều đoàn viên thanh niên đã mang theo các túi áo mưa, ô ra phát cho người dân vào viếng tại các điểm phát nước miễn phí tại đây.
Đọc bài gốc tại đây.

2 Likes

2 Likes










3 Likes

2 Likes

Vinaconex (VCG): Ông Đào Ngọc Thanh rời ghế Chủ tịch HĐQT ở tuổi 78

Ánh Nguyệt • 26/07/2024 - 17:26

Ông Đào Ngọc Thanh sẽ lui về làm Chủ tịch Hội đồng chiến lược của Vinaconex (VCG).

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - VCG) vừa thông qua nghị quyết việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Đào Ngọc Thanh kể từ ngày 26/7 theo nguyện vọng cá nhân vì tuổi cao và phải điều trị bệnh dài ngày.

Theo đó, ông Thanh sẽ lui về làm Chủ tịch Hội đồng chiến lược với nhiệm vụ đánh giá toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty, đề xuất các nội dung liên quan đến chiến lược, định hướng phát triển tổng công ty.

Đồng thời, Vinaconex cũng thông qua việc bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tới - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của Vinaconex thay thế vị trí của ông Thanh.

Được biết, ông Đào Ngọc Thanh chính thức được bổ nhiệm vào ngày 11/1/2019 và đã có 6 năm làm việc tại vị trí này. Theo tìm hiểu, ông Thanh sinh năm 1946, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý, điều hành các doanh nghiệp như Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Cotana, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ecopark, Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng…

Đồng thời ông vẫn tham gia công tác giáo dục trên cương vị thành viên Hội đồng Trường Đại học Xây dựng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Giáo dục Lý Thái Tổ.


Ông Đào Ngọc Thanh rời ghế Chủ tịch HĐQT Vinaconex

Về tân Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hữu Tới, ông cũng bầu vào HĐQT của Vinaconex đầu năm 2019 và có 40 năm kinh nghiệm tại nhiều đơn vị. Trước khi ngồi ghế Chủ tịch, ông Nguyễn Hữu Tới được HĐQT phân công trực tiếp chỉ đạo thực hiện các dự án xây lắp có đầu tư công mà Vinaconex tham gia.

Tính đến thời điểm hiện tại, ông Thanh và ông Tới đều không nắm giữ cổ phần tại Vinaconex.

Trước đó, vào đầu tháng 7 vừa qua, ông Lương Trí Thìn cũng rời chức vụ Chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Đất Xanh (DXG) để lui về vị trí Chủ tịch Hội đồng chiến lược của Tập đoàn với nhiệm vụ xây dựng và hoạch định chiến lược cho HĐQT, ban điều hành các vấn đề đầu tư, kinh doanh và quyết sách quan trọng trong mọi hoạt động của Tập đoàn.

2 Likes

‘Ông trùm’ nhà ở xã hội Hoàng Quân (HQC) bị thu hồi dự án 14.000m2 tại Vĩnh Long

Ánh Nguyệt • 26/07/2024 - 12:31

Hoàng Quân bị chấm dứt xây dựng dự án nhà ở xã hội HQC Hòa Phú do vi phạm Luật Đất đai năm 2013.
Theo thông từ báo Xây dựng, vào ngày 24/7, ông Đặng Văn Chính, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã ký ban hành Quyết định số 1423/QĐ-UBND về việc chấm dứt hiệu lực Quyết định số 2011/QĐ-UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội HQC Hòa Phú.

Theo đó, UBND tỉnh Vĩnh Long giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan thực hiện các thủ tục chấm dứt hoạt động dự án theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Chủ tịch UBND huyện Long Hồ, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân MêKông và các đơn vị có liên quan sẽ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Long cho biết thu hồi đất dự án xây dựng nhà ở xã hội HQC Hòa Phú do CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân MêKông làm chủ đầu tư tại xã Hòa Phú, huyện Long Hồ. Nguyên nhân được đưa ra là do dự án vi phạm quy định tại điểm i, khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai năm 2013, diện tích đất vi phạm 1,4ha.

Vào ngày 26/03/2018, CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân MêKông - thành viên của Hoàng Quân (HoSE: HQC) đã khởi công dự án nhà ở xã hội HQC Hòa Phú với vốn đầu tư 147 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 14.160m2, bao gồm khu chung cư cao 7 tầng với 415 căn hộ.

Tuy nhiên, hiện tại nhà đầu tư không thực hiện theo cam kết nên UBND tỉnh Vĩnh Long quyết định thu hồi đất và chấm dứt chủ trương đầu tư dự án nhà ở xã hội HQC Hòa Phú.

2 Likes

Hoa Sen (HSG) báo lãi tăng quý II/2024 tăng gần 1.900%

Nhật Hà • 26/07/2024 - 17:25

Lợi nhuận sau thuế của Hoa Sen (HSG) trong quý III niên độ 2023-2024 (từ 1/4/2024 đến 30/6/2024).đạt 273 tỷ đồng, tăng 1.850%.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vừa công bố báo tài chính quý III niên độ 2023-2024 (từ 1/4/2024 đến 30/6/2024).

Theo đó, doanh thu thuần 10.840 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp tăng vọt 50%, đạt 1.337 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện đáng kể, từ 10,3% lên 12,3%.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng mạnh 141%, đạt 31 tỷ đồng, trong khi chi phí lãi vay giảm 28% xuống còn 39 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 25% lên 901 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 12% lên 129 tỷ đồng.

Kết quả, Hoa Sen ghi nhận lợi nhuận sau thuế 273 tỷ đồng trong quý II/2024, gấp 19 lần cùng kỳ. Mức tăng trưởng đột biến phần lớn do so với mức nền thấp cùng kỳ - giai đoạn ngành thép đang thoái trào.

Lũy kế 9 tháng đầu niên độ, HSG lãi trước thuế 717 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 352 tỷ. Lợi nhuận sau thuế đạt 696 tỷ đồng, so với mức lỗ 410 tỷ đồng cùng kỳ.

Trong niên độ 2023 - 2024, Hoa Sen đặt kế hoạch kinh doanh với hai kịch bản. Đối với kịch bản thấp, sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 1,62 triệu tấn, tăng 13,3%; theo đó, doanh thu dự kiến ở mức 34.000 tỷ đồng, tăng 7,4%, và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 400 tỷ đồng, tăng gấp hơn 12 lần so với niên độ trước.

Đối với kịch bản cao, sản lượng tiêu thụ dự kiến đạt 1,73 triệu tấn, tăng 20,7%; theo đó, doanh thu dự kiến đạt 36.000 tỷ đồng, tăng 13,7%, và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 500 tỷ đồng, tăng gần 16 lần so với niên độ trước.

Như vậy, Hoa Sen đã hoàn thành vượt kế hoạch lợi nhuận của cả kịch bản thấp và kịch bản cao.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch 26/7, cổ phiếu HSG tăng 1,31% lên mức 23.150 đồng/cp.

2 Likes



Tại sao giá chuyển nhượng lại có 10k nhỉ?

2 Likes


Chắc chưa bán được nhỉ anh em? Mấy nay giao dịch bé tẹo thế bán cho ai nhể :smiley:

2 Likes

Cập nhật tiến độ gỡ khó siêu dự án ‘sống còn’ Aqua City của Novaland (NVL)

Ánh Nguyệt • 27/07/2024 10:17
Tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho dự án ‘sống còn’ Aqua City của Tập đoàn Novaland (NVL).
Theo Báo Đồng Nai, UBND tỉnh vừa kiến nghị cần có quy định, hướng dẫn để tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, quy hoạch cho các dự án được tiếp tục triển khai.

Theo đánh giá của tỉnh, các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư đều tuân thủ quy định pháp luật về đất đai, xây dựng, đầu tư… Tuy nhiên, do các yếu tố như pháp luật qua từng thời kỳ thay đổi, công tác giải phóng mặt bằng chậm, nguồn lực tài chính của nhà đầu tư gặp vấn đề, thị trường bất động sản đóng băng nên dự án kéo dài, phải điều chỉnh chủ trương và gia hạn tiến độ.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đỗ Thành Phương cho rằng, về pháp lý, một số dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, đến thời điểm hiện tại, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư là UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, do văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư trước đây không ghi cụ thể tên nhà đầu tư, quy mô, tiến độ, tổng mức đầu tư… cho nên UBND tỉnh chưa có cơ sở để điều chỉnh.

Về quy hoạch, một số dự án thời điểm chấp thuận chủ trương đầu tư đảm bảo tính pháp lý nhưng qua các lần điều chỉnh quy hoạch chung, lập và điều chỉnh quy hoạch phân khu lại bị “vênh” quy hoạch.

Trong đó, dự án Aqua City của Tập đoàn Novaland (NVL) cũng đang gặp vướng mắc trong quy hoạch trong 2 năm trở lại đây. Ông Nguyễn Trọng Tấn, Giám đốc điều hành dự án cho biết, thời điểm Novaland nhận chuyển nhượng, dự án đã được chấp thuận chủ trương, được phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500, giao đất, cho thuê đất.

Sau đó, đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Biên Hòa vào tháng 7/2014 và quy hoạch Phân khu C4 được phê duyệt vào tháng 9/2016 lại chưa cập nhật đầy đủ hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500 của dự án được phê duyệt trước đó, dẫn đến không đồng bộ các cấp độ quy hoạch và phải tạm ngưng xây dựng, kinh doanh.

Theo đó, Novaland mong muốn các đơn vị liên quan sớm tháo gỡ vướng mắc để dự án này và một số dự án khác tại Khu đô thị sinh thái kinh tế mở Long Hưng tiếp tục được triển khai.


Dự án Aqua City tại tỉnh Đồng Nai đang gặp nhiều vướng mắc

Giám đốc Sở Xây dựng Hồ Văn Hà cho biết Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn thực hiện hồ sơ điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 TP. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Đây là tiền đề để hoàn thiện hồ sơ, sớm hoàn tất thủ tục phê duyệt đồ án điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung TP. Biên Hòa, cũng như tiếp tục triển khai các dự án, trong đó có dự án Aqua City.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo tỉnh Đồng Nai và các nhà đầu tư cũng đang kỳ vọng các luật liên quan trực tiếp đến thị trường bất động sản như Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh BĐS năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 sẽ tháo gỡ cơ bản các tồn tại.

Do vậy, tỉnh Đồng Nai kiến nghị đoàn giám sát của Quốc hội báo cáo, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định theo hướng linh hoạt trong điều chỉnh các quy định, nhất là điều chỉnh quy hoạch cục bộ để gỡ vướng cho dự án bất động sản, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.

2 Likes

PVS ‘mắc kẹt’ hơn 320 tỷ đồng tại siêu dự án nhiệt điện 1,5 tỷ USD

Ánh Nguyệt • 26/07/2024 - 13:41

PVS mang về hơn 9.200 tỷ đồng doanh thu trong nửa đầu năm 2024, trong đó đóng góp chủ yếu là hoạt động dịch vụ cơ khí và xây lắp.
Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 với doanh thu thuần đạt 5.578 tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ.

Cùng chiều, giá vốn hàng vốn tăng 820 tỷ đồng tương ứng tăng 18% lên mức 5.347 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 33% lên mức 303 tỷ đồng. Kết quả, PVS mang về 207,9 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 11% so với cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty mang về 9.288 tỷ đồng doanh thu, tăng 10,3% so với cùng kỳ Trong đó, hoạt động dịch vụ cơ khí, đóng mới và xây lắp mang về doanh thu nhiều nhất với 4.403 tỷ đồng, chiếm 47%. Ngoài ra, doanh thu trong mảng dịch vụ tàu kỹ thuật dầu khí đạt 1.054 tỷ đồng và dịch vụ cung ứng kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô đạt 1.111 tỷ đồng.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong nửa đầu năm 2024 của PVS đạt 512,7 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ.

Tại thời điểm ngày 30/6, quy mô công ty đạt 26.918 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,9% so với đầu năm. Trong đó, PVS đang nắm giữ 9.939 tỷ đồng tiền gửi và các khoản tương đương. Nợ phải trả ghi nhận ở mức 13.008 tỷ đồng với tổng nợ vay đạt 1.863 tỷ đồng.

Theo ghi nhận, chi phí xây dựng dở dang dài hạn của PVS đạt 371 tỷ đồng trong đó công ty ‘mắc kẹt’ hơn 301 tỷ đồng vào dự án Long Phú 1 và không có khả năng thu hồi do gặp nhiều vướng mắc. Bên cạnh đó, PVS cũng ghi nhận 19,5 tỷ đồng tại khoản mục chi phí xây dựng dở dang ở hàng tồn kho. Theo đó, doanh nghiệp đã bỏ ra hơn 320 tỷ đồng cho dự án này.

PVS ‘mắc kẹt’ hơn 320 tỷ đồng tại siêu dự án nhiệt điện 1,5 tỷ USD
PVS có khả năng không thể thu hồi số tiền bỏ ra tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1

Được biết, vào cuối tháng 5 vừa qua, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết dự án nhiệt điện Long Phú 1 đang được đàm phán, xử lý vướng mắc để sớm tái khởi động trong thời gian tới.

Dự án này có công suất 1.200MW, tổng vốn đầu tư ban đầu là 1,5 tỷ USD và được khởi công xây dựng vào tháng 9/2015. Tổng thầu là liên danh nhà thầu Power Machines (PM, Nga) - Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS).

Theo hợp đồng EPC, dự án kết thúc và vận hành vào năm 2019. Tuy nhiên vào năm 2018, nhà thầu chính PM vướng cấm vận của Mỹ và sau đó đã đơn phương tuyên bố dừng thực hiện hợp đồng. Đến nay, dự án vẫn gặp nhiều vướng mắc dẫn tới việc chậm trễ tiến độ thực hiện.

1 Likes

Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ khiếu nại HoSE về việc cổ phiếu HBC bị huỷ niêm yết bắt buộc

27/07/2024 lúc 15:56 (GMT)
Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã cổ phiếu HBC) cho biết việc HoSE huỷ niêm yết bắt buộc cổ phiếu HBC là “không hợp lý”.

Ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT Xây dựng Hòa Bình cho biết sẽ khiếu nại HoSE về việc huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HoSE) vừa quyết định hủy niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình do doanh nghiệp này đã lỗ 3 năm liên tiếp.

HoSE cho biết, theo Báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xây dựng Hòa Bình tính đến ngày 31/12/2023 là âm 3.240 tỷ đồng. Con số này vượt quá vốn điều lệ thực góp của công ty (2.741 tỷ đồng). Hai năm trước đó là 2021 và 2022, Xây dựng Hòa Bình cũng ghi nhận tình trạng lỗ.

Thông tin về vấn đề trên, ông Lê Viết Hải - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Xây dựng Hòa Bình cho biết, trước mắt sẽ khiếu nại quyết định của HoSE.

“Căn cứ để HoSE đưa ra áp dụng huỷ niêm yết cổ phiếu HBC là "lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ thực góp” đã được công ty khắc phục trong BCTC hợp nhất bán niên năm 2024. Song, HoSE vẫn huỷ niêm yết bắt buộc đối với cổ phiếu HBC căn cứ vào Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023”, Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình nhấn mạnh.

Cụ thể, Xây dựng Hoà Bình đã tăng vốn điều lệ bằng phương án phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ đối với nhà thầu phụ, nhà cung cấp. Theo phương án này, công ty đã phát hành thành công khoảng 73 triệu cổ phiếu, giúp tăng vốn điều lệ từ 2.741 tỷ đồng lên 3.472 tỷ đồng.

Ông Lê Viết Hải cũng cho biết, với việc tái cấu trúc toàn diện, kết quả kinh doanh của Xây dựng Hòa Bình đang dần phục hồi trở lại. Luỹ kế nửa đầu năm nay, công ty ghi nhận 3.811 tỷ đồng doanh thu và 740 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Qua đó, lỗ luỹ kế của Xây dựng Hòa Bình trên Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024 giảm từ 3.240 tỷ đồng xuống còn 2.498 tỷ đồng.

Diễn biến giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu HBC của Xây dựng Hòa Bình từ đầu năm 2024 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Xem thêm: “Xây dựng Hòa Bình (HBC): Lãi cao kỷ lục nhờ thanh lý tài sản và hoàn nhập dự phòng” trên Tạp chí Công Thương tại đây.

“Nếu căn cứ theo Báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2024, vốn điều lệ của công ty tăng trong khi đó lỗ luỹ kế giảm. Điều này cho thấy khả năng huỷ niêm yết do tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn điều lệ thực góp không còn tồn tại. Do đó, công ty muốn kiến nghị HoSE xem xét lại quyết định”, ông Lê Viết Hải nói.

Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình còn nhấn mạnh việc Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2023 đã được công ty công bố từ cuối tháng 3/2024 nhưng đến nay, tức sau gần 04 tháng, thì HoSE mới ra quyết định huỷ niêm yết, trong khi Báo cáo tài chính hợp nhất mới nhất thì lỗi đó đã được khắc phục. Do vậy, quyết định của HoSE là “bất hợp lý”.

Ông Lê Viết Hải cũng cho biết, trong trường hợp cổ phiếu HBC bị buộc phải huỷ niêm yết trên HoSE và phải chuyển qua giao dịch trên sàn UPCoM, công ty sẽ có kế hoạch đưa cổ phiếu HBC quay lại sàn HoSE ngay khi đủ điều kiện, không để cổ đông bị ảnh hưởng.

Đồng thời, Xây dựng Hòa Bình cũng cam kết vẫn thực hiện công bố thông tin như đã làm trên sàn HoSE, dù những quy định về công bố thông tin trên UpCOM không chặt chẽ bằng.

2 Likes

Hậu chạy đâu anh em :smiley:

1 Likes

2 Likes

Nhà thầu ‘ruột’ của Vingroup (VIC) báo lãi tăng 123% sau nửa năm, cổ phiếu tăng vọt 80% vẫn ‘cháy hàng’

Ánh Nguyệt • 27/07/2024 - 17:45

Doanh nghiệp này đã hợp tác thi công hàng loạt dự án với Tập đoàn Vingroup (VIC) trên cả 3 miền.
CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC (HoSE: HVH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 với doanh thu thuần đạt 116,6 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.

Theo giải trình, đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng của doanh thu đến từ doanh thu thi công công trình của Công ty TNHH Thiết bị vui chơi giải trí HVC Park - công ty con của HVH.

Cùng chiều, giá vốn hàng bán của công ty tăng 9 tỷ đồng tương ứng mức tăng 10% lên mức 97 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đạt gần 2,2 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ. Trong khi đó, HVH không phát sinh lãi vay trong quý này và ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 41%, đạt 5,3 tỷ đồng.

Kết quả, công ty mang về 9,8 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 36% so với cùng kỳ. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 220,8 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 19 tỷ đồng, lần lượt tăng 56% và 123% so với cùng kỳ.

Nhà thầu ‘ruột’ của Vingroup (VIC) báo lãi tăng 123% sau nửa năm, cổ phiếu tăng vọt 80% vẫn ‘cháy hàng’
HVH chi hơn 128 tỷ đồng cho dự án biệt thự quy mô 29ha tại Hòa Bình

Tại thời điểm ngày 30/6, quy mô tài sản của công ty đạt 688,4 tỷ đồng, tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ. Tiền và các khoản tương đương chiếm hơn 13%, đạt 94,5 tỷ đồng.

Đáng chú ý, công ty hiện đang ghi nhận hơn 128 tỷ đồng mua dự án bất động sản đầu tư quy mô gần 29ha tại xóm Nước Hang, xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.

Theo thông tin tìm hiểu, dự án này có tổng mức đầu tư dự kiến 791,8 tỷ đồng, tiến độ thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2026. Dự án có thời gian sử dụng đất ở lâu dài với 263 căn biệt thự và thời hạn 50 năm đối với đất thương mại, dịch vụ kể từ ngày có quyết định giao đất. Chủ đầu tư thực hiện dự án là Công ty TNHH Đầu tư HVC và Hồ Gươm Hòa Bình (trong đó HVC Group nắm giữ 70% cổ phần).

Trên thị trường chứng khoán, thị giá HVH tăng hết biên độ lên mức 9.090 đồng/cp trong phiên ngày 26/7 với hơn 200.000 cổ phiếu dư mua giá trần. Nhìn rộng hơn, HVH có mức tăng ấn tượng hơn 80% trong vòng 3 tháng trở lại đây. Thanh khoản cổ phiếu gia tăng rõ rệt với khối lượng trung bình 20 phiên đạt 826.000 đơn vị giao dịch - tăng gấp 5 lần so với thời điểm đầu năm.


Cổ phiếu HVH tăng hơn 80% chỉ trong 3 tháng

Được biết, CTCP Đầu tư và Công nghệ HVC là công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế, thi công, cung cấp lắp đặt các thiết bị vui chơi giải trí cao cấp với nhiều dự án thi công cho Tập đoàn Vingroup(VIC).

Tại miền Bắc, các công trình HVC Group thực hiện được điểm mặt ở các tỉnh thành như: Vincom Lạng Sơn; Vincom Thanh Hóa; Vincom Hà Nam; Vinhomes Gardenia, Vinhomes Greenbay Mễ Trì, Vinhomes Skylake Phạm Hùng… Trong đó, nổi bật là dự án khu đô thị Vinhomes The Harmony Riverside Long Biên (Hà Nội) và Vinhomes Imperia Hải Phòng.

Tại miền Trung và miền Nam, HVC Group đã ghi dấu nhiều cái “nhất” với sân trượt băng lớn nhất Việt Nam (Vinhomes Central Park – TP.HCM), công viên nước lớn nhất Nam Trung Bộ (Vinpearl Land Hội An).

Bên cạnh đó, các dự án Vincom Tây Ninh, Vincom Hùng Vương - Huế, Vinpearl Discovery Cửa Sót - Hà Tĩnh, Condotel Lê Thánh Tôn (Nha Trang- Khánh Hòa), Vinpearl Đà Nẵng, Vincom Quảng Bình, Vinhomes Golden River (TP. HCM)… đều có sự hợp tác, đồng hành của HVC Group với Tập đoàn Vingroup.

2 Likes

DIC Corp (DIG) báo lãi tăng 1.280% trong quý II

Ánh Nguyệt • 27/07/2024 - 21:04

DIC Corp (DIG) ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan nhờ vào nguồn thu từ hoạt động xây lắp và kinh doanh bất động sản.

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp - DIG) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 với doanh thu thuần 821 tỷ đồng, tăng gần 410% so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh thu hoạt động xây lắp ghi nhận mức tăng gấp 15 lần so với cùng kỳ, đạt 492,9 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh bất động sản mang về kết quả tích cực, đạt 269 tỷ đồng, tăng 715% so với quý II/2023.

Cùng chiều, giá vốn hàng bán tăng 487 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 374% lên mức 617 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đạt hơn 13 tỷ đồng, tăng 44%; chi phí quản lý doanh nghiệp đạt 45 tỷ đồng; tăng 32% trong khi chi phí lãi vay ghi nhận mức giảm 35%, đạt 11 tỷ đồng.

Kết quả, DIC Corp mang về 125,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 1.281% so với quý II/2023. Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt 821,7 tỷ đồng, tăng 113% và lãi sau thuế đạt 3,9 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ.

Trong năm 2024, DIG đặt mục tiêu mang về 2.300 tỷ đồng doanh thu hợp nhất (tăng 72%) và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.010 tỷ đồng (tăng 508,9%). Như vậy, sau nửa năm, công ty đạt 36% kế hoạch doanh thu và gần 5% kế hoạch lợi nhuận năm.

DIC Corp (DIG) báo lãi tăng 1.280% trong quý II
DIG Corp (DIG) báo lãi tăng 1.280% so với cùng kỳ nhờ vào nguồn thu từ hoạt động xây lắp và kinh doanh bất động sản

Tại thời điểm ngày 30/6, quy mô tài sản của công ty đạt 18.444 tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm. Trong đó, DIG đang nắm giữ 2.975 tỷ đồng tiền gửi và các khoản tương đương.

Chiếm phần lớn trong tổng tài sản là các khoản phải thu ngắn hạn (5.874 tỷ đồng) và hàng tồn kho (7.654 tỷ đồng).

Đáng chú ý, doanh nghiệp này đang bỏ ra 3.824 tỷ đồng tạm ứng đền bù loạt dự án bất động sản như dự án Long Tân (2.401 tỷ đồng), dự án Bắc Vũng Tàu (851 tỷ đồng), dự án Chí Linh (140 tỷ đồng)…

Tính đến cuối quý II/2024, DIC Corp đã rót 2.414 tỷ đồng cho dự án KĐT du lịch sinh thái Đại Phước, tăng 83% so với con số ghi nhận ở đầu năm. Tiếp đến là các dự án như KĐT mới Nam Vĩnh Yên (2.026 tỷ đồng), khu dân cư P4 Hậu Giang (956 tỷ đồng), khu du lịch Long Tân, Nhơn Trạch (753 tỷ đồng)…

Về phần nguồn vốn, nợ phải trả của công ty ghi nhận ở mức 8.174 tỷ đồng, tăng 5% so với đầu năm. Trong con số này, nợ vay tài chính chiếm 53% tổng nợ, đạt 4.325 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu đạt 7.889 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến cuối kỳ này ghi nhận 405 tỷ đồng.

2 Likes

FPT sắp chi hơn 1.460 tỷ đồng trả cổ tức bằng tiền

Ánh Nguyệt • 27/07/2024 - 12:09

Tập đoàn FPT dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 10% vào quý IV/2024.
CTCP FPT (HoSE: FPT) vừa thông qua phương án tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2024 bằng tiền với tỷ lệ 10% (tương ứng 1 cổ phiếu nhận về 1.000 đồng). Thời gian thanh toán dự kiến là quý IV/2024.

Với hơn 1,46 triệu cổ phiếu đang lưu hành, FPT dự kiến bỏ ra hơn 1.460 tỷ đồng để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.

Về tình hình kinh doanh, trong 6 tháng đầu năm, doanh thu của FPT đạt 29.338 tỷ đồng (khoảng 1,178 USD) và lợi nhuận trước thuế đạt 5.198 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,4% và 19,8% so với cùng kỳ.

Như vậy tính riêng trong quý II, lợi nhuận trước thuế của FPT đạt 2.664 tỷ đồng, tăng trưởng 20,1% so với cùng kỳ. Lãi ròng tăng mạnh 24% so với cùng kỳ lên mức 1.874 tỷ đồng.

Năm nay, FPT lên kế hoạch kinh doanh cao kỷ lục với doanh thu 61.850 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD) và lợi nhuận trước thuế 10.875 tỷ đồng, đều tăng khoảng 18% so với kết quả thực hiện năm 2023. Với kết quả đạt được sau nửa đầu năm, Tập đoàn đã thực hiện 47% kế hoạch doanh thu và 48% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

2 Likes

Lý do gì Chủ tịch HĐQT Vinaconex từ nhiệm?

1 ngày • 2 phút đọc

image

Mới đây, HĐQT của Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG) đã công bố nghị quyết thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT của ông Đào Ngọc Thanh kể từ ngày 26/7.

Trước đó, ông Thanh đã có đơn xin từ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân vì tuổi cao và phải điều trị bệnh dài ngày.

Thay vào đó, HĐQT bổ nhiệm ông Nguyễn Hữu Tới, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc của Vinaconex làm Chủ tịch HĐQT công ty, thay thế vị trí của ông Thanh.

Cùng ngày, Vinaconex đã ban hành nghị quyết thông qua việc thành lập Hội đồng chiến lược, do ông Đào Ngọc Thanh, làm Chủ tịch Hội đồng. Theo Vinaconex, Hội đồng Chiến lược có chức năng nghiên cứu, đánh giá toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty; đề xuất các nội dung liên quan đến chiến lược, định hướng phát triển tổng công ty.

Theo giới thiệu, ông Đào Ngọc Thanh sinh năm 1946, quê quán Hải Dương, tốt nghiệp Đại học Xây dựng, với hơn 50 năm kinh nghiệm công tác, trong đó có 33 năm giảng dạy và quản lý tại Đại học Xây dựng.

Trước khi về Vinaconex, ông Thanh đảm nhận vị trí quản lý, điều hành tại nhiều doanh nghiệp: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Cotana, Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng… Đồng thời ông vẫn tham gia công tác giáo dục trên cương vị thành viên Hội đồng Trường Đại học Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Giáo dục Lý Thái Tổ.

Về tân Chủ tịch Nguyễn Hữu Tới, ông Tới được bầu vào HĐQT của Vinaconex đầu năm 2019 và có 40 năm kinh nghiệm tại nhiều đơn vị. Ông Nguyễn Hữu Tới từng được HĐQT phân công trực tiếp chỉ đạo thực hiện các dự án xây lắp có vốn đầu tư công mà Vinaconex tham gia.

Đọc bài gốc tại đây.

PS: bài câu view thôi anh chị em, cũng chẳng có thông tin gì mới và vẫn chưa trả lời được đúng câu hỏi đã đặt ra ở đầu bài.

Đoạn này nhiều lãnh đạo các công ty bất động sản từ nhiệm, cũng chưa rõ có vấn để gì. Tôi sẽ cập nhật sớm cho anh chị em theo dõi topic này được rõ.

2 Likes

24 năm sàn chứng khoán “khớp lệnh”: Hàng nghìn doanh nghiệp cùng triệu nhà đầu tư “đổ bộ” vào thị trường, quy mô vốn hóa vượt 270 tỷ USD

image

Từ một thị trường sơ khai, non trẻ, chứng khoán Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt với hàng nghìn doanh nghiệp niêm yết và đưa cổ phiếu lên giao dịch, vốn hóa tăng vượt bậc, thu hút đồng đảo nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tròn 24 năm trước, vào ngày 28/7/2000, phiên giao dịch đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam được diễn ra với hai mã chứng khoán là REE của REE Corp và SAM của SAM Holdings. Sự kiện mang tính lịch sử đánh dấu bước ngoặt mở ra giai đoạn mới cho sự phát triển của kinh tế Việt Nam nói chung và ngành chứng khoán nói riêng.

Thực tế, chứng khoán Việt Nam đã “chập chững” những bước đi đầu tiên từ 4 năm trước đó khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996. Đến năm 1998, Trung tâm giao dịch Chứng khoán TP.HCM, tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) được thành lập và sau đó chính thức khai trương vào ngày 20/7/2000.


Trải qua gần 3 thập kỷ, từ một thị trường sơ khai, non trẻ, chứng khoán Việt Nam đã phát triển vượt bậc về nhiều mặt. Với làn sóng các doanh nghiệp niêm yết và đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chứng khoán, từ 2 mã chứng khoán ban đầu, đến thời điểm hiện tại, thị trường có đến 729 mã cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên HoSE và HNX, cùng 878 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị niêm yết và đăng ký giao dịch xấp xỉ 2,28 triệu tỷ đồng, tương đương 22% GDP năm 2023. Tổng giá trị vốn hóa thị trường của các doanh nghiệp trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM lên đến 6,9 triệu tỷ đồng (270 tỷ USD), tăng 16% từ đầu 2024 và tương đương 67% GDP năm 2023. Trong đó, có đến 49 doanh nghiệp tỷ USD cùng hàng trăm cái tên có vốn hóa trên 10.000 tỷ đồng.

photo-1722006328391

Tuy nhiên, chặng đường đi lên không bằng phẳng, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng trải qua nhiều thăng trầm kể từ khi đi vào hoạt động cách đây 24 năm. Từ vạch xuất phát 100 điểm, VN-Index từng có những giai đoạn tăng rất sốc (2005-2007) nhưng giảm cũng đầy khốc liệt, đặc biệt là thời kỳ đầu khi thị trường còn non trẻ, các cơ chế vận hành chưa hoàn thiện.

Từ sau giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu (2008-2009), thị trường chứng khoán Việt Nam đã ổn định hơn. VN-Index đi lên bền bỉ và lần đầu trở lại đỉnh 1.200 điểm vào đầu 2018, tức là sau hơn 1 thập kỷ. Thị trường sau đó giảm mạnh trước khi nhận cú sốc từ Covid-19 và rơi sâu về đáy dài hạn vào tháng 3/2020.

Từ đây, chứng khoán Việt Nam bước sang một chương mới với làn sóng nhà đầu tư mới tham gia “ồ ạt” trong bối cảnh tiền rẻ do chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ nền kinh tế. Dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước liên tục đổ vào thị trường đẩy thanh khoản lên rất cao, có thời điểm đạt hơn 2 tỷ USD trong một phiên. Tiền vào cuồn cuộn đẩy VN-Index liên tục công phá các mốc điểm chưa từng thấy như 1.300, 1.400 và đỉnh cao là 1.500 hồi cuối 2021 đầu 2022.

photo-1722006342472

Sau giao đoạn phát triển quá nóng cả trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu, những biện pháp siết chặt kỷ cương của cơ quan quản lý đã đưa chứng khoán Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng ổn định và bền vững hơn. Giao dịch trên thị trường vẫn sôi động, thanh khoản dù không còn bùng nổ nhưng vẫn cao hơn nhiều so với thời kỳ trước Covid.

photo-1722006359108

Có được kết quả như ngày nay, chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều cột mốc quan trọng. Có thể kể đến như việc tăng số phiên giao dịch từ 3 lên 5 phiên/tuần từ năm 2002, qua đó tạo ra nhịp đập thị trường đều đặn và thường xuyên, góp phần làm gia tăng mức độ phổ biến của chứng khoán trong công chúng.

Một năm sau, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tại tổ chức niêm yết được nâng từ 20 lên 30% và sau đó tiếp tục được nâng lên 49% vào năm 2005. Quyết định quan trọng này giúp thị trường chứng khoán đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế Giới (WTO) vào năm 2007.

Cũng trong năm 2005, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có thêm bước tiến mới với sự ra mắt của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (tiền thân của HNX), hoạt động theo mô hình thị trường phi tập trung (OTC), tổ chức thị trường thứ cấp cho các chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế thỏa thuận và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) vào năm 2006.

Năm 2007, phương thức khớp lệnh liên tục được áp dụng tạo ra cú huých lớn góp phần thu hút thêm dòng tiền chảy vào thị trường. Sau đó, giao dịch trực tuyến, giao dịch ký quỹ cũng lần lượt được triển khai vào các năm 2009 và 2011. Đến năm 2012, chỉ số VN30 ra đời, lệnh thị trường MP cũng được áp dụng và thời gian giao dịch được kéo dài sang buổi chiều.

Sau đó một năm, HoSE nâng biên độ dao động một phiên từ 5% lên 7% như hiện nay. Đến năm 2016, chu kỳ thanh toán chứng khoán vào ngày T+2 được áp dụng. 6 năm sau, chu kỳ giao dịch chứng khoán chính thức được rút ngắn từ T+3 xuống còn T+1,5 vào năm 2022 góp phần làm gia tăng sự linh hoạt trong đầu tư chứng khoán.

photo-1722006385228


Cùng với sự phát triển của thị trường, các sản phẩm đầu tư cũng ngày càng được đa dạng hoá. Năm 2003, Công ty quản lý quỹ tại Việt Nam VFM ra đời, đánh dấu sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức chuyên nghiệp trong nước đầu tiên, đồng thời mở đầu cho một dạng đầu tư tập thể mới trên thị trường.

Sau 2 thập kỷ phát triển, quy mô tổng tài sản quản lý (AUM) của các quỹ đầu tư ở Việt Nam đã tăng vọt lên đến 639.000 tỷ đồng vào cuối năm 2023. Số lượng quỹ đầu tư tại Việt Nam cũng tăng vọt lên mức 107 với đa dạng các loại hình như quỹ trái phiếu, quỹ cân bằng, quỹ cổ phiếu, quỹ ETF, quỹ hưu trí…

Năm 2014, chứng chỉ quỹ ETF đầu tiên niêm yết và giao dịch (E1VFVN30 – DCVFM VN30 ETF) ghi dấu cột mốc đáng nhớ với thị trường chứng chỉ quỹ. Sau đó, nhiều chứng chỉ quỹ như DCVFM VNDiamond ETF (FUEVFVND), SSIAM VNFinLead ETF (FUESSVFL), Kim Growth FinSelect ETF (FUEKIVFS),…cũng niêm yết mang đến thêm nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư.

Đến năm 2017, thị trường chứng khoán phái sinh được đưa vào vận hành tiếp tục đa dạng thêm danh mục sản phẩm đầu tư, đồng thời cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro, cải thiện cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức, thúc đẩy thanh khoản trên thị trường chứng khoán cơ sở. Việc ra đời chứng khoán phái sinh đã tạo một bước ngoặt mới cho thị trường chứng khoán.

2 năm sau, HoSE khai trương chứng quyền có đảm bảo (CW) mang lại làn gió mới cho nhà đầu tư với những đặc tính và cơ chế linh hoạt. Ngoài việc đem lại cơ hội sinh lời hai chiều cho giới đầu tư, CW còn góp phần làm giảm bớt áp lực nới room đối với các doanh nghiệp niêm yết nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư của khối ngoại.

photo-1722006426593

Để tạo ra môi trường phát triển thuận lợi, khuôn khổ pháp lý là điều kiện tối quan trọng. Sự ra đời của Luật Chứng khoán đầu tiên vào năm 2006, có hiệu lực từ 1/7/2007, đã tạo cơ sở cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh, ổn định và đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, tạo điều kiện để hội nhập sâu rộng với các thị trường vốn quốc tế và khu vực, cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam trong lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế,…

Luật Chứng khoán năm 2006 đã hình thành khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh toàn diện, đáp ứng được yêu cầu về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đảm bảo các doanh nghiệp tham gia trên thị trường phải hoạt động công khai, minh bạch, từ đó góp phần làm minh bạch hoá nền kinh tế. Tuy nhiên, theo thời gian, khó tránh khỏi một số bất cập, đặc biệt trước sự phát triển quá nhanh của thị trường chứng khoán.

Để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý, giám sát và điều hành, nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của thị trường chứng khoán và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nước ta, Luật Chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010 và gần đây nhất là sự ra đời của Luật Chứng khoán số 62/2019/QH14, có hiệu lực từ 1/1/2021 với nhiều điểm mới mang tính đột phá, thay thế cho Luật cũ.

Cùng với đó là hệ thống các văn bản quy phạm dưới Luật cũng được sửa đổi, bổ sung, góp phần ngày càng hoàn thiện khung pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Nhờ đó, thị trường chứng khoán ngày càng trở thành kênh thu hút vốn đầu tư dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, tăng cường vốn đầu tư xã hội.

Về mặt nội dung, Luật tập trung sửa đổi ở một số vấn đề cơ bản như nâng điều kiện để trở thành công ty đại chúng, làm rõ điều kiện chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) và chào bán thêm ra công chúng; mở rộng một số định nghĩa, hướng tới Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và một số vấn đề khác. Những điểm mới được kỳ vọng sẽ góp phần tạo nên môi trường đầu tư lành mạnh, ngày càng minh bạch, tạo động lực thúc đẩy thị trường, qua đó thu hút thêm nhà đầu tư trong và ngoài nước.

photo-1722006446140

Thị trường chứng khoán ngày càng phát triển và hoàn thiện thu hút đông đảo nhà đầu tư mới tham gia. Không chỉ đóng vai trò là một kênh huy động vốn cho nền kinh tế, chứng khoán từ một kênh đầu tư ít được chú ý nay đã trở nên rất phổ biến với hàng triệu nhà đầu tư và 8 triệu tài khoản chứng khoán (tính đến cuối tháng 6). Trong đó, nhà đầu tư cá nhân có hơn 7,98 triệu tài khoản, tương đương khoảng 8% dân số Việt Nam.

photo-1722006459062

Theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030, Việt Nam hướng đến mục tiêu đạt mốc 9 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư trên TTCK vào năm 2025 và 11 triệu tài khoản vào năm 2030. Trong đó, Chính phủ yêu cầu tập trung phát triển nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp và thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.

Thực tế, dòng vốn ngoại từng có giai đoạn “ồ ạt” đổ vào chứng khoán Việt Nam nhưng đã đảo chiều rút ròng mạnh những năm gần đây. Tính từ đầu năm 2024, khối ngoại đã bán ròng đến gần 60.000 tỷ đồng trên HoSE, vượt qua mức kỷ lục của năm 2021. Con số này đẩy giá trị mua ròng luỹ kế từ khi chứng khoán Việt Nam hoạt động năm 2000 đến nay chỉ còn khoảng 6.700 tỷ đồng.

photo-1722006473333

Để thu hút dòng vốn ngoại trở lại, một trong những nhiệm vụ quan trọng là hoàn thiện các tiêu chí để nâng hạng thị trường từ cận biên lên mới nổi. Thời gian qua, Chính phủ, các cơ quan quản lý, thành viên thị trường đã có nhiều nỗ lực nhằm tháo gỡ những nút thắt quan trọng qua đó đưa Việt Nam tiến gần hơn đến đích nâng hạng.

Chứng khoán BSC nhận định FTSE sẽ có kỳ đánh giá và đến tháng 9/2024, khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam được xem xét nâng hạng chính thức lần này. Với MSCI, bộ phận phân tích kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được xem xét đưa vào danh sách theo dõi trong tương lai gần, vào tháng 6/2025.

Nếu được nâng hạng, thị trường Việt Nam có cơ hội đón dòng vốn rất lớn từ các quỹ đầu tư lấy MSCI Emerging Market Index làm tham chiếu và đồng thời tái định giá thị trường với mức P/E cao hơn. Theo ước tính, vốn hóa của MSCI Vietnam Investable Market Index (MSCI Vietnam IMI) đạt 32 tỷ USD tại ngày 31/5/2024 trong khi vốn hóa MSCI Emerging IMI lên tới 7.239 tỷ USD.

Hà Linh

An ninh Tiền tệ

PS: Hôm nay 28/7/2024 đúng tròn 24 năm thị trường chứng khoán Việt Nam. Tôi chúc anh em chứng sĩ luôn vững tin với con đường đã chọn. Mạnh mẽ vượt qua mọi khó khăn hoàn thành mọi mục tiêu đã đặt ra.

3 Likes

Thắng được không anh chị em?

1 Likes