The Return of The King

,

Kỳ vọng gì ở Ngân Hàng ?

Trước tình hình kinh tế khó khăn như hiện tại, gần như tất cả các doanh nghiệp từ bé đến lớn đều gặp khó khăn. Chính vì kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nên trong thời gian tới, ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ chủ động triển khai phân bổ hạn mức tín dụng một cách hợp lý nhất dựa trên nhiều yếu tố, đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, cắt giảm các loại phí không cần thiết hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cả năm 2023 phù hợp với tình hình thực tiễn, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tăng khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, người dân, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Dự kiến ngày 26/11, Thủ tướng Chính phủ đã ký công điện về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023.

Theo đó, Chính phủ, Thường trực Chính phủ yêu cầu NHNN xác định hạn mức tăng trưởng tín dụng cần thiết, hợp lý trong năm nay, phân bổ hết hạn mức tín dụng và thông báo công khai ngay để tổ các tổ chức tín dụng chủ động mở rộng tín dụng từ nay đến hết năm chú ý đến tín dụng bất động sản và tín dụng sản xuất kinh doanh nhằm hỗ trợ thị trường, góp phần khôi phục và khơi thông dòng vốn đầu tư và kinh doanh cho nền kinh tế.

Với điều hành tăng trưởng tín dụng lần này NHNN sẽ khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế , từng ngành, từng lĩnh vực để có thể cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng , tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.

NHNN đề nghị TCTD cố gắng nhất có thể để tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.

→ Nhìn chung vẫn là cuộc họp mang tính hành chính, các vấn đệ chính để gỡ nút thắt tăng trưởng tín dụng vẫn chưa được giải quyết (NHNN vẫn kiên quyết giữ đúng lệ trình hạ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn về 30% điều này làm hạn chế điều kiện cấp tín dụng đặc biệt đối với các BANK đang chậm trần tỷ lệ này.

Vậy từ những thông tin tức cực đó liệu ngành Ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ Q4/2023 hay không ?

*Cơ cấu lại danh mục nhóm NH:

  • STB: Khuyến nghị khả quan

1. Kết quả kinh doanh:
Trong quý III/2023, STB ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 2,1 nghìn tỷ đồng (tăng 36% so với cùng kỳ), thấp hơn kỳ vọng của SSI do NIM giảm mạnh (giảm 78 điểm cơ bản so với quý trước hay -123 điểm cơ bản so với cùng kỳ) và thu nhập ngoài lãi suy giảm (giảm 16,8% so với cùng kỳ). Dự phòng tín dụng giảm 66% so với cùng kỳ do chi phí trích lập dự phòng trái phiếu VAMC trong quý III/2023 ít hơn dự kiến, chỉ ở mức 500 tỷ đồng. Như vậy, số dư trái phiếu VAMC tại quý III/2023 là 3,9 nghìn tỷ đồng. Kết thúc quý III/2023, tăng trưởng tín dụng đạt 7,6% so với đầu năm, trong khi tăng trưởng huy động đạt 11,3% so với đầu năm.

Dự báo cho Q4/2023 LNTT Q4/2023 sẽ đạt 2,7 nghìn tỷ đồng (tăng 40,75% svck) do NIM phục hồi và dự phòng tín dụng giảm so với Q4/2022.

Dự báo cho năm 2024 , kỳ vọng LNTT sẽ đạt 12,7 nghìn tỷ đồng (tăng 33,5% svck), bởi những yếu tố sau đây:
+Kỳ vọng KCN Phong Phú sẽ được bán trong năm 2024 thay vì năm 2023 → điều này sẽ giúp STB hoàn nhập khoản dự phòng tăng gấp đôi so với dự kiến trước đó.
+NIM giảm 2 điểm cơ bản so với dự báo trước đó xuống mức 4,10%.


Nhìn chung , NIM trong quý 3/2023 chỉ là tạm thời và sẽ hồi phục trong Q4/2023 do tiền gửi lãi suất cao của khách hàng sẽ đáo hạn và được huy động lại với mức lãi suất thấp hơn, trong khi lãi suất cho vay của một số khoản vay có thể sẽ quay trở lại mức lãi suất bình thường.

2. Đánh giá các tiêu chí báo cáo tài chính STB:
Do áp lực từ việc tái cơ cấu ngân hàng, tốc độ tăng trưởng của STB trong quá khứ có phần khá chậm khi so với các ngân hàng tương quan. Trong 5 năm trở lại, STB chỉ đạt tốc độ tăng trưởng tổng tài sản kép CAGR ở mức 9,9%/năm.

Tuy nhiên, do đã chuẩn bị hoàn thành tái cơ cấu, áp lực trích lập dự phòng của STB giảm mạnh, hỗ trợ tăng trưởng KQKD cho giai đoạn 2023 - 2024. Cụ thể, tính đến hết 1H 2023, STB có tổng thu hoạt động và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 13.577 tỷ (+20% YoY) và 4.755 tỷ (+63,5% YoY). Với năm 2024, nếu theo đúng kế hoạch, LNTT của STB cả năm có thể đạt 16,500 tỷ, tiếp tục tăng trưởng hơn 70% so với năm 2023.

3. Định giá cổ phiếu STB:


Kết phiên 04/10/2023, STB đang giao dịch ở mức P/B 1,36, cao hơn đáng kể so với mức trung bình lịch sử của cổ phiếu là 1,1 lần, nhưng thấp hơn trung bình ngành là 1,5 lần. Cần chú ý STB đang ở cuối của chu kỳ tái cơ cấu ngân hàng. Trong năm 2024, khi ngân hàng không còn chịu áp lực trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu VAMC, và có thể ghi nhận lợi nhuận bất thường từ bán KCN Phong Phú, bán 32,5% vốn tại VAMC, tổng thu hoạt động, lợi nhuận và giá trị sổ sách của STB sẽ tăng trưởng rất mạnh. Do đó, định giá hiện tại của STB đang ở mức khá hợp lý, phù hợp để đầu tư nắm giữ dài hạn.

  • HDB: “chào đón bình minh” - khuyến nghị mua

1. Kết quả kinh doanh:
LNTT hợp nhất Q3/23 tăng 16% svck do thu nhập ngoài lãi tăng và chi phí dự phòng giảm. NIM +0,5 điểm % svck. CIR Q3/23 vẫn ở mức 37,8%, tăng nhẹ so với mức 37,1% trong Q3/22. Kể từ Q2/22, tỷ lệ NPL bắt đầu tăng và đến Q3/23, NPL +0,1 điểm % sv quý trước

Nhu cầu tín dụng tại HDB bắt đầu phục hồi trở lại khi tăng trưởng cho vay đến cuối Q3/23 đạt 10,6% sv đầu năm từ mức 8,9% sv đầu năm vào cuối Q2/23. Mức tăng trưởng này cao hơn mức tăng trưởng tín dụng hệ thống đến cuối Q3/23 (~7% sv đầu năm) nhưng thấp hơn nhiều so với hạn mức tín dụng 25% vào năm 2023.

2. Luận điểm đầu tư:
Dự báo tăng trưởng tín dụng của HDB sẽ đạt khoảng trên 20% sv đầu năm vào cuối từ Q4/23 từ mức 11,5% sv đầu năm vào cuối Q3/23, nhờ vào:

1) Nhu cầu tín dụng từ khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ :
Trong Q3/23, dư nợ tín dụng tăng 2,0% so với quý trước, do trái phiếu doanh nghiệp (+27,6% so với quý trước; chiếm 2,5% tổng dư nợ) và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (+4,0% so với quý trước; chiếm 48,6% tổng dư nợ). Chuỗi giá trị nông nghiệp là một phần quan trọng của mô hình kinh doanh của HDB (~37% trong tỷ lệ dư nợ). Trong Q3/23, ngành nông nghiệp tăng 3,75% so với cùng kỳ năm trước (so với +3,67% so với cùng kỳ năm trước). Do đó, chúng tôi tin rằng tăng trưởng tín dụng của HDB sẽ hồi phục trong Q4/23 nhờ vào ngành Nông nghiệp cũng như nhu cầu của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đối với dự báo năm 2024, chúng tôi dự kiến dư nợ tín dụng của HDB sẽ tăng hơn 20%, tương đương với kế hoạch của NH.
2) Tỷ lệ LDR : LDR giảm đáng kể xuống còn 67,4% vào cuối Q3/23 so với 76,6% vào cuối năm 2022 (dưới ngưỡng quy định là 85%). Tỷ lệ LDR thấp mang lại lợi thế cho ngân hàng, cho phép tăng dư nợ tín dụng trong các quý tiếp theo.
3) Hạn mức tín dụng còn lại lớn nhất trong Q4/23: HDB đã được cấp hạn mức tín dụng mới là 29% vào cuối T9/23. Tuy nhiên, qua đến cuối Q3/23, họ chỉ sử dụng 11,5% của hạn mức. Do đó, HDB có hạn mức tín dụng tối đa là 17,5% cho những tháng còn lại của năm 2023.


P/B hiện tại tương đương các NH khác nhưng thấp hơn trung bình 5 năm
P/B hiện tại là 1,3 lần, bằng với trung bình của các NH khác. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng tăng giá cho hầu hết các ngân hàng. Trung bình P/B 5 năm của HDB là 1,46 lần và là một mục tiêu phù hợp hơn. Chúng tôi kỳ vọng sự phục hồi của nền kinh tế cùng với nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ thúc đẩy NIM mở rộng, giảm NPL và tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm 2024.

Vậy từ những chính sách NN đã và đang chuẩn bị hỗ trợ NH , sự kỳ vọng nhóm ngành NH sẽ có những bước đi vượt trôi hơn so với những năm qua. Ngành NH có thể được coi là nhóm chủ lực chính để thúc đẩy nền kinh tế nói chung và thị trường nói riêng. Kỳ vọng từ Q4/2023 ngành NH sẽ lấy lại được vị thế riêng.

Về ptkt, vị thế mua em sẽ cập nhật hằng ngày trên pic này
Thân mời quý anh/chị nhà đầu tư có hứng thú về ngành ngành Ngân hàng, có những thông tin về ngành NH cần trao đổi, bình luận cùng em

4 Likes

Trong phiên sáng nay khối ngoại tiếp tục với xu hướng bán ròng , tính đến nay là phiên thứ 11 liên tiếp. Tuy nhiên , điểm sáng ở chỗ tuy bán ròng chiếm 55%(835 tỷ) nhưng mua vào lại chiếm tới 76% với 530 tỷ. Đây là phiên sáng có mức độ giải ngân cao nhất 16 phiên

4 Likes

Thị trường mở cửa đầu tuần ảm đạm quá nhỉ , có thể sẽ đi quanh vùng ma200 để tạo đà tăng lên những mốc cao hơn
Đoạn này ad ưu tiên nắm giữ và cơ cấu lại danh mục nhé

3 Likes

VNI đang giao động trong biên độ hẹp , sau phiên hôm qua đa số các cổ phiếu đang chững lại đi ngang với VOL thấp
Sau những phiên rũ bỏ ở tuần trước có lẽ thị trường cần thêm thời gian để hấp thụ nguồn cung trước khi xác nhận được xu hướng trong thời gian tới

3 Likes

3 Likes

HDB khoảng này VOL vẫn còn thấp không có đà để kỳ vọng tăng tiếp, ad kn nên chờ về hỗ trợ 18.0-18.48 thì mình vào là ổn.
RSI cũng đang ở mức trung tính

3 Likes

3 Likes

Nhóm NH hiện thanh khoản thấp, kì vọng bứt phá trong tương lai → thị trường có sóng tăng thì ưu tiên nhóm này trước

3 Likes

3 Likes

STB em khuyến nghị mở vị thế quanh 27
Target: (+11%)
SL: (-4,6%)

3 Likes

STB VOL đang thấp , tuy nhiên do đây là tình hình chung của nhóm NH hiện tại

3 Likes

AD có khuyến nghị KH gom NH từ cuối tháng 12. CTG, ACB, STB hôm nay chốt lời được một phần hết rồi

3 Likes

Sóng ngân hàng đang thực sự rất mạnh. Đã rất lâu Ngân hàng mới quay trở lại mạnh mẽ như vậy

3 Likes

Room tư vấn hằng ngày
Cập nhật những tin tức về thị trường trước giờ giao dịch, tổng kết phiên mỗi ngày

2 Likes

The cash is king now?

:joy: :joy:

:grinning:

1 Likes

Kịch bản TT: Có thể sideway từ đây đến qua tết trước khi 2 thông tin trên thực sự xảy ra. Do vậy chiến lược sẽ thay đổi.

Chiến lược: Vùng giá mua nắm giữ dài đã qua và độ hấp dẫn đã giảm dần đến hiện tại. Cho nên giai đoạn này ACE nên trading (vì có thể sideway nên sẽ mua hỗ trợ - bán tại kháng cự)

→ Tóm lại là, thay đổi chiến lược từ hold sang trading, nghĩa là với danh mục chúng ta đang có thì ACE cứ giữ, mở mua mới thì ACE nên nghĩ đến trading

2 Likes

2 Likes

Sóng NH đang yếu dần , tuy nhiên vẫn là nhóm chủ lực giữ điểm thị trường.

2 Likes