Theo chân Index - Cơ hội đầu tư

, , , , , , , , ,

Nhận định thị trường

Xin chào buổi sáng mọi người ạ,

Thị trường có phiên giảm điểm mạnh bất ngờ, một loạt lệnh MP khó hiểu vào giờ thị trường bán mạnh.

Xét về thị trường, tình hình tiền tệ trong nước hiện tại có nhiều tiểm tích cực. Điểm tích cực nhất kể tới là trạng thái USD trong hệ thông ngân hàng đăng dương khá lớn. Tỷ giá còn tiếp thục giảm trong các phiên tới. Thanh khoản hệ thống dư thừa khi số dư Citad đang ở mức cao.

Hệ thống chính trị ổn định, rủi ro có những biến cố lớn trong chính trị VN là thấp ạ.
Trên thế giới, không có biến động tiêu cực gì cho thị trường Việt Nam.

Như vậy, những vấn đề tiêu cực cho thị trường chứng khoán tới từ yếu tố tiền tệ là không có, thậm chí còn nhiều yếu tố hỗ trợ khi lợi tức trái phiếu CP của Việt Nam và Mỹ đều giảm mạnh.

Về góc độ kỹ thuật, Vnindex có vùng hỗ trợ 1255 - 1260. Với sự hỗ trợ tích cực khả năng theo quán tính thị trường chỉ giảm về vùng 1260 rồi đi lên. Xét về thời gian và sóng, nhịp tăng lần này của index sẽ lên vùng 1350 cho tới tháng 9.

Chiến lược hành động, mua những mã có kỳ vọng báo cáo kết quả KD quý 2 tốt. Tránh những cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua.
Những cổ phiếu như : VOS, SMC… LN đều không tới từ mảng kinh doanh cốt lõi.
Những CP bị định giá đắt : LAS, BFC, TTA …. định giá quá cao, mà giá cp được kéo dựng đứng.
Những cp này có rủi ro sẽ về vùng giá trước khi được kéo.

Một số bình luận kỹ thuật mới nhất trong ngày

+ BMP: Mặc dù thông tin về kết quả kinh doanh đã giúp BMP sớm bật tăng trong phiên sáng cùng thanh khoản cải thiện để lấy lại đường SMA 200 ngày. Tuy nhiên, áp lực bán tại đường SMA 20 ngày đã nhanh chóng thu hẹp sắc xanh, qua đó chứng tỏ áp lực bán đối với BMP vẫn ở mức cao và thanh khoản vượt trội của phiên nay sẽ tạo áp lực cho giá cổ phiếu trong 2 phiên tiếp theo.

+ CTG: CTG tiếp tục tăng giá nhưng nhanh chóng bị cản khi kiểm tra lại vùng 33,5 - 34 và hạ nhiệt. Thanh khoản tăng cao kèm bóng nến trên dài, cho thấy nguồn cung đang chủ động chốt lời. Tín hiệu này có thể sẽ gây sức ép cho CTG trong thời gian tới. Do vậy, nên cân nhắc vùng giá tốt để chốt lời ngắn hạn đối với CTG.

+ MSN: MSN rơi khỏi đường SMA 100 ngày lần đầu tiên kể từ tháng tháng 04/2024 để mở ra xu hướng lùi về đường SMA 200 ngày (quanh mức 69.9). Việc liên tục điều chỉnh trong 05 phiên liên tục và lần lượt đánh mất các đường MA quan trọng chứng tỏ lực cầu đang ở mức thấp. Do đó, nếu đánh mất chốt chặn cuối là đường SMA 200 ngày thì cổ phiếu có khả năng cường độ giảm sẽ gia tăng hơn nữa.

+ SIP: Khả năng nới rộng nhịp tăng của SIP thất bại và nhanh chóng lùi lại vùng 82. Vùng 82 có thể hỗ trợ và giúp SIP hồi phục nhưng tín hiệu đảo chiều này có thể gây ảnh hướng không tốt đến SIP trong thời gian tới. Do vậy, cần cân nhắc nhịp hồi phục của SIP, với vùng cản 85 - 86, để chốt lời ngắn hạn.

+ VCB: Một lần nữa, VCB lùi bước trước kháng cự quanh 89,5 (cụm đường SMA 100 và 200 ngày) bất chấp phiên nay có sự cải thiện về thanh khoản. Hình ảnh bóng nến trên liên tục xuất hiện tại đây phản ánh áp lực cung tại ở vùng cản vẫn ở mức cao. Việc liên tục thất bại trước kháng cự đã khiến rủi ro đối với VCB gia tăng. Hiện tại, đường SMA 20 ngày (quanh giá 87) đang đóng vai trò hỗ trợ gần nhất cho cổ phiếu.

+ VHM: VHM đánh mất trạng thái cân bằng tại vùng MA(20), vùng quanh 38. Cho thấy áp lực cung gia tăng và dòng tiền hỗ trợ đang kém hơn so với thời gian trước. Mặc dù VHM đang được hỗ trợ tại vùng 37 và có thể hồi phục nhưng diễn biến kém hiện tại, cùng với diễn biến tiêu cực của nhóm cổ phiếu Bất động sản, có thể sẽ gây sức ép cho VHM trong thời gian tới.

#VDSC

10 Likes

ĐIỂM NHẤN PHIÊN GIAO DỊCH 18/07/2024 – NỖ LỰC LẤY SẮC XANH

Largecaps tác động tích cực lên VNINDEX: PLX, BID, CTG, MWG, MBB

Largecaps tác động tiêu cực lên VNINDEX: FPT, HVN, MSN, CTR, DHG

CP giảm đáng chú ý: HVN

GTGD ngày 18/07: 21,688.40 tỷ đồng, -1.50% so với b/q 10 phiên trước đó

Trong đó GTGD trên HOSE: 19,109.40 tỷ đồng, -0.67% vs b/q 10 phiên trước đó

Mua/Bán ròng của khối ngoại trên HOSE: 974.03 tỷ đồng

Khối ngoại Mua ròng phiên thứ 2 liên tiếp trên sàn HOSE

Số ngành HOT hôm nay: 2

Sản xuất dầu khí: tổng số 6, 5 tăng giá b/q +5.47%/cp

Thiết bị và dịch vụ y tế: tổng số 7, 4 tăng giá b/q +5.46%/cp

Vị thế VNIndex hiện nay: tăng (kể từ đáy gần nhất 01/07)

CP dẫn dắt: PLX, MBB, CTG, BVH, ACB

Dòng tiền hôm nay (3 sàn): Vào (Tăng)

Dòng tiền hôm nay trên HOSE: Vào (Tăng)

Dòng tiền 5 phiên hôm nay (3 sàn): Vào (Giảm)

Dòng tiền 5 phiên hôm nay trên HOSE: Vào (Giảm)

Top dòng tiền VÀO: MBB, TCB, CTG, BVB, STB

Top dòng tiền RA: DIG, FPT, HVN, POW, VGI

Khối lượng giao dịch phái sinh của nước ngoài

Nước ngoài Long: 7,148

Nước ngoài Short: 10,288

Tổng khối lượng ròng: -3,140

NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG PHIÊN 19/07/2024

Xin chào buổi sáng mọi người ạ,

  • Về vĩ mô :

Thị trường có thông tin lý giải cho việc sụt giảm mạnh ngày hôm qua. Sau khi cơ cấu chính trị ổn định thì sự kiện này xảy ra ko tác động quá lớn tới thị trường.

Tuy nhiên, đây cũng ko phải là tín hiệu gì đó rất tích cực, thị trường có thể có những phiên giảm điểm tiếp do tâm lý vẫn còn e ngại.

  • Về tín hiệu kĩ thuật:

VN-Index tiếp tục được hỗ trợ tại vùng 1.255 – 1.260 điểm và hồi phục trở lại. Thanh khoản giảm so với phiên trước nhưng vẫn giũ được mức trung bình 20 phiên, cho thấy dòng tiền đang có nỗ lực hỗ trợ chỉ số trước áp lực cung.

Dự kiến VN-Index sẽ kiểm tra lại nguồn cung tại vùng 1.277 – 1.283 điểm trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần lưu ý khả năng bị cản tại vùng này và quay trở lại trạng thái thận trọng của chỉ số, do ảnh hưởng từ diễn biến bất ổn gần đây.

  • Chiến lược:

Cẩn trọng trong mua mới, giữ những cổ phiếu tốt có câu chuyện và kỳ vọng lợi nhuận tốt.

Một số bình luận kỹ thuật mới nhất trong ngày

+ FPT: Cường độ giảm của FPT đã gia tăng đáng kể sau khi đánh mất đường SMA 20 ngày ở phiên trước. Đây là hỗ trợ chính cho xu hướng tăng của FPT kể từ cuối 2023. Việc đóng của ở mức thấp nhất ngày kèm thanh khoản tiếp tục gia tăng phản ánh áp lực hiện tại đang ở mức cao. Do đó, FPT nhiều khả năng sẽ lùi về hỗ trợ gần nhất là đường SMA 50 ngày (quanh mức 125).

+ GVR: GVR được hỗ trợ tại vùng 35 và hồi phục trở lại, đồng thời giữ cân bằng tại vùng MA(20). Tín hiệu này có thể tác động hỗ trợ cho GVR. Tuy nhiên, GVR đã có tín hiệu tiêu cực sau khi giảm dưới ngưỡng cản vừa vượt qua trong thời gian gần đây, ngưỡng 37. Dự kiến GVR sẽ thận trọng tại vùng này và vẫn có rủi ro suy yếu ngắn hạn.

+ HAH: HAH được hỗ trợ tại vùng 41.5 và hồi phục trở lại nhưng nhìn chung diễn biến của HAH vẫn kém trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau khi giảm dưới đường MA(20), vùng gần 45. Dự kiến HAH sẽ thận trọng khi kiểm tra lại vùng cản gần 45 và có thể sẽ dao động thăm dò tại vùng 41 - 45 trong ngắn hạn.

+ MBB: MBB tiếp tục tăng và áp sát kháng cự quanh giá 25.5 (đỉnh lịch sử) với thanh khoản duy trì trên trung bình 20 phiên. Diễn biến này cho thấy thị trường đang kỳ vọng vào xu hướng tăng của cổ phiếu. Nếu thành công bứt phá khỏi cản trên, vùng giá quanh 27 sẽ là mục tiêu tiếp theo mà MBB hướng tới.

+ SCS: SMA 50 ngày (quanh giá 87.5) đang thể hiện tốt vai trò hỗ trợ cho SCS trong 1 tháng trở lại đây. Với điểm tựa này, cổ phiếu vẫn giữ nguyên cơ hội vượt đỉnh lịch sử (quanh giá 96). Tuy nhiên, SCS cần vượt qua kháng 92 trước khi hướng về mục tiêu trên.

+ VLB: VLB tiếp tục được hỗ trợ tại đường MA(200), vùng quanh 34, và tạo nến hỗ trợ Hammer với thanh khoản tích cực. Cho thấy dòng tiền vẫn đang nỗ lực hỗ trợ cho VLB. Dự kiến VLB sẽ có nhịp hồi phục để kiểm tra lại nguồn cung tại vùng 35 - 35.8.

#VDSC

1 Likes

ĐIỂM NHẤN PHIÊN GIAO DỊCH 19/07/2024 – DIỄN BIẾN TRẦM LẮNG

Largecaps tác động tích cực lên VNINDEX: MBB, VHM, ACB, SAB, OCB

Largecaps tác động tiêu cực lên VNINDEX: GVR, BID, HVN, VCB, FPT

CP giảm đáng chú ý: VGI, GVR, HVN, FOX, POW

GTGD ngày 19/07: 20,638.01 tỷ đồng, -7.32% so với b/q 10 phiên trước đó

Trong đó GTGD trên HOSE: 18,538.01 tỷ đồng, -4.90% vs b/q 10 phiên trước đó

Mua/Bán ròng của khối ngoại trên HOSE: -350.19 tỷ đồng

Số ngành HOT hôm nay: 1

Thuốc lá: tổng số 2, 1 tăng giá b/q +5.45%/cp

Vị thế VNIndex hiện nay: tăng (kể từ đáy gần nhất 01/07)

CP dẫn dắt: OCB, TPB, MBB, MSB, SSI

Dòng tiền hôm nay (3 sàn): Vào (Giảm)

Dòng tiền hôm nay trên HOSE: Vào (Giảm)

Dòng tiền 5 phiên hôm nay (3 sàn): Vào (Giảm)

Dòng tiền 5 phiên hôm nay trên HOSE: Vào (Giảm)

Top dòng tiền VÀO: MBB, TCB, ACB, TPB, CTG

Top dòng tiền RA: DIG, FPT, HVN, POW, TCH

Khối lượng giao dịch phái sinh của nước ngoài

Nước ngoài Long: 4,063

Nước ngoài Short: 4,645

Tổng khối lượng ròng: -582

Nhận định về VN-Index:

VN-Index thận trọng khi áp sát vùng cản 1.280 điểm và lùi bước trở lại. Thanh khoản tăng so với phiên trước, cho thấy nguồn cung vẫn đang gây sức ép cho chỉ số. Tuy nhiên, VN-Index vẫn đang được hỗ trợ tại vùng MA(100), vùng 1.260 điểm

Dự kiến chỉ số sẽ tiếp tục trạng thái giằng co trên vùng này để thăm dò cung cầu vào đầu tuần giao dịch mới. Tuy nhiên, tạm thời vẫn cần lưu ý trạng thái thận trọng và rủi ro của chỉ số, do ảnh hưởng từ diễn biến bất ổn gần đây.

Một số bình luận kỹ thuật mới nhất trong ngày

+ ACB: Với phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp, ACB đã áp sát vùng đỉnh lịch sử (quanh 25.3) với thanh khoản duy trì trên trung bình 20 phiên. Cần chú ý, phiên tăng tiệm cận cản mạnh diễn ra trong bối cảnh lượng hàng ngày 17/07/2024 được phép giao dịch. Kết quả trên phản ánh kỳ vọng của phe mua vào xu hướng tăng của ngân hàng này. Nếu thành công phá đỉnh lịch sử, vùng giá quanh 27 sẽ là mục tiêu mới của ACB.

+ ANV: Mặc dù chưa thành công vượt cản 36.5 (đỉnh tháng 03 và 06/2024) nhưng ANV vẫn đang thể hiện xung lực tăng tốt khi nhanh chóng phục hồi từ đường EMA7 ngay sau nhịp rũ bỏ mạnh trong phiên. Nếu thành công vượt cản ở tuần tiếp theo, ANV sẽ có cơ hội hướng về vùng đỉnh của năm 2023.

+ BID: Mặc dù áp lực cung chưa cao nhưng BID đang có động thái lùi dưới ngưỡng 48 mà BID vừa vượt qua trong thời gian gần đây. Kết hợp với tín hiệu cung tại vùng 49 - 50 trong phiên 17/07, BID đang dần đánh mất thế tăng giá và có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn.

+ GMD: GMD đang dần đánh mất vùng hỗ trợ 80, đồng thời áp lực nguồn cung cũng gia tăng trong ít phiên gần đây. Dự kiến GMD sẽ tiếp tục chịu áp lực cản từ vùng 80 và có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn để tìm vùng cân bằng mới.

+ MBB: MBB đã thành công vượt đỉnh lịch sử (quanh 25.5) với thanh khoản vẫn được duy trì trên trung bình 20 phiên. Đáng chú ý hơn, cổ phiếu đã phá đỉnh bất chấp áp lực cung của lượng hàng phiên thanh khoản khổng lồ (ngày 17/07/2024) về đến tài khoản. Diễn biến này cho thấy thị trường đang rất kỳ vọng vào xu hướng tăng của cổ phiếu. Hiện tại, vùng giá quanh 27.5 sẽ là mục tiêu tiếp theo mà MBB hướng tới.

+ SIP: SIP được hỗ trợ trên đường MA(20), vùng 81, nhưng diễn biến dòng tiền đang thận trọng, đặc biệt là sau tín hiệu vượt cản 86 bị thất bại. Do vậy, có khả năng SIP sẽ tiếp tục thận trọng trong thời gian tới và có rủi ro tiếp tục điều chỉnh nếu đánh mất vùng MA(20).

#VDSC

1 Likes

Xin chào buổi sáng mọi người ạ,

Thị trường có phiên bán mạnh do hàng loạt những tin xấu tiêu cực tới từ chính trị, và đặc biệt là thông tin tới từ margin khiến cho nhà đầu tư lo lắng.

1, Về vấn đề margin :

Xét theo báo cáo quý 2 thì rất nhiều cty cho vay margin giảm mạnh so với quý 1 như : BSI, VDS, SHS, CTS …
Nhưng có nhiếu công ty lại cho vay margin tăng tốt như: HCM, SSI, MBS, FTS.

Theo khảo sát thì dư nợ margin quý 2 tăng ở nhiều công ty CK lớn này chủ yếu tới từ các hoạt động cho vay deal của các doanh nghiệp và bank lớn như nhóm VIC, VPB,… và nhiều nhóm CP khác nhưng mức độ vay ko bằng VIC và VPB. Dư nợ từ 2 CP này trên thị trường là rất lớn.

Dư nợ vay margin như vậy ảnh hưởng tới thị trường như thế nào : Cá nhân nhỏ lẻ sử dụng margin không nhiều, hoạt động call margin trên thị trường khó diễn ra.

Với những deal vay margin nhiều như vậy thì hệ luỵ sẽ rất lớn trong trường hợp tín dụng và thanh khoản hệ thống có vấn đề. Còn trong trạng thái bình thường họ kiểm soát margin khá chặt chẽ và họ có nhiều cổ phiếu và tài sản đảm bảo để duy trì tỷ lệ tốt để ko bị call margin.

Như vây, áp lực call margin ở thị trường tạm thời chưa cần quá bận tâm.

2, Thị trường

Tạm thời VN-Index đang được hỗ trợ tại vùng 1.245 điểm nhưng nhìn chung vẫn đang thận trọng trước ngưỡng 1.260 điểm mà chỉ số vừa đánh mất. Dự kiến VN-Index sẽ tiếp tục thận trọng trước ngưỡng 1.260 điểm và vẫn tiềm ẩn rủi ro suy yếu.

Thị trường có sự phân hoá mạnh mẽ, với những CP có kết quả KD ko tốt bị định giá quá cao chịu áp lực bán mạnh. Với những cổ phiếu có kết quả KD tốt vẫn duy trì được giao dịch tích cực trên thị trường.

Nhóm bank là nhóm đang có sự phục hồi tốt đến từ kỳ vọng tăng trưởng tín dụng tốt trong những tháng cuối năm, và nhóm này cũng đang được định giá rẻ. Đây sẽ là nhóm ngành nâng đỡ thị trường trong giai đoạn tới. Giúp cho thị trường có điểm số tích cực.

Bên cạnh đó nhóm ngành có kết quả KD tốt được định giá rẻ sẽ là những cổ phiếu nâng đỡ thị trường.

3, Một số bình luận kỹ thuật mới nhất trong ngày

+ BMI: BMI tiếp tục đà giảm giá và chưa có tín hiệu dừng cụ thể. Tuy nhiên, diễn biến điều chỉnh khá nhanh và cũng đã lùi về gần vùng MA(200), vùng 23. Dự kiến BMI sẽ nhận được hỗ trợ tại vùng này và hồi phục trở lại để kiểm tra lại nguồn cung.

+ CTD: CTD có lần đầu tiên tiệm cận về đường SMA 200 ngày kể từ khi vượt cản này vào tháng 04/2023. Bên cạnh đó, việc đóng nến có biên độ lớn (hơn 4%) cùng thanh khoản gia tăng (trên trung bình 20 phiên) thể hiện sự áp đảo của phe bán. Do đó, nếu đánh mất hỗ trợ trên, CTD có khả năng lùi về vùng giá quanh 64.

+ FPT: Duy trì đà giảm, FPT đã xuyên thủng đường SMA 50 ngày (quanh mức 125) lần đầu tiên kể từ tháng 12/2023. Đây được xem là hỗ trợ đáng tin cậy nâng đỡ cho xu hướng bùng nổ của cổ phiếu trong thời gian dài vừa qua. Vì vậy, việc mất đi hỗ trợ này đã khiến xu hướng của FPT bị đảo ngược và vùng giá quanh 116 (đường SMA 100 ngày) sẽ là hỗ trợ tiếp theo của cổ phiếu.

+ MSN: MSN tiếp tục được hỗ trợ khi lùi về vùng gần MA(200), vùng 70, và có động thái hồi phục. Tuy nhiên nhìn chung dòng tiền hỗ trợ vẫn còn thận trọng sau khi MSN đánh mất vùng hỗ trợ 73,5. Dự kiến MSN sẽ bị cản khi tiến gần vùng này và có rủi ro lùi bước trở lại.

+ NLG: NLG đã có sự phản ứng nhanh chóng khi rút chân mạnh từ đường SMA 200 ngày trong phiên, qua đó cho thấy lực cầu nâng đỡ vẫn đang hiện diện tại đây. Tuy vậy, thanh khoản của phiên rút chân này lại có sự thận trọng vì nằm dưới mức trung bình 20 phiên. Do đó, trong trường hợp đường SMA cuối cùng bị phá vỡ, NLG sẽ có khả năng lùi về vùng đáy tháng 04/204 (quanh giá 36).

+ PVT: PVT tiếp tục đà giảm giá và chưa có tín hiệu dừng cụ thể. Tuy nhiên, PVT đang trong trạng thái quá bán và cũng đã lùi về gần vùng MA(200), vùng 26. Dự kiến PVT sẽ nhận được hỗ trợ gần vùng này và hồi phục trở lại để kiểm tra lại nguồn cung.

#VDSC

2 Likes

Bản tin thị trường phiên 01/08

:white_check_mark: Sau nỗ lực hồi phục vào cuối phiên trước, thị trường tiếp tục tăng điểm khi bước vào phiên giao dịch mới ngày hôm qua. Mức tăng điểm dần được nới rộng trong phiên giao dịch nhờ diễn biến tích cực của một số cổ phiếu có vốn hóa lớn như VNM, HDB, GAS … và đưa VNI đến vùng 1.255 điểm. Tuy nhiên, đà tăng đã chậm lại tại vùng này và có biến động thu hẹp số điểm tăng trong phiên chiều. Kết phiên, VNI tăng 6,45 điểm (+0,52%), đóng cửa tại 1.251,51 điểm. Thanh khoản khớp lệnh tăng với giá trị giao dịch đạt 17k tỷ trên sàn HOSE.

Với diễn biến tăng điểm khá tốt của thị trường, các nhóm cổ phiếu có diễn biến sôi động nhưng có trạng thái phân hóa khá rõ nét. Tác động tích cực đến thị trường là một số cổ phiếu có vốn hóa lớn trong nhóm Thực phẩm, nhóm Ngân hàng, nhóm Bán lẻ … Nhưng cũng có một số nhóm cổ phiếu kém sắc như nhóm Thép, nhóm Hóa chất, nhóm Vận tải.

:white_check_mark: Về VNINDEX

Thị trường tiếp tục diễn biến hồi phục và tiến vào vùng cản 1.255 điểm. Thanh khoản tăng so với phiên trước, cho thấy nguồn cung có động thái gia tăng khi thị trường tăng điểm nhưng vẫn chưa gây áp lực lớn cho thị trường. Tín hiệu hạ nhiệt từ vùng 1.255 điểm thể hiện trạng thái thận trọng của thị trường tại vùng cản. Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục chịu áp lực cản từ vùng cản này nhưng tạm thời sẽ chưa gây rủi ro cho thị trường.

:white_check_mark: Một số bình luận kỹ thuật mới nhất trong ngày

+ HPG: Đà phục hồi của HPG nhanh chóng bị phủ nhận bởi phiên điều chỉnh mạnh nhất kể từ tháng 05/2025, qua đó xuyên thủng vùng hỗ trợ quanh 27,3. Đáng nói hơn, nhịp chỉnh này diễn ra khi lượng hàng của phiên 29/07, ngày có sự hỗ trợ về thông tin Bộ Công thương chấp nhận điều tra chống bán giá HRC, được phép giao dịch. Với những diễn biến trên, HPG nhiều khả năng sẽ tiếp tục điều chỉnh về đường SMA 200 ngày.

+ MBB: Đà phục hồi từ đường SMA 20 ngày nhanh chóng chững lại khi MBB tiệm cận vùng giá quanh 24,5. Đây là mức kháng cự đã kìm hãm đà tăng của MBB kể từ đầu năm 2024 đến nay. Đáng nói hơn, phiên điều chỉnh này có thanh khoản tương đương ngày đảo chiều tích cực vừa qua, từ đó phản ánh áp lực cung tại đây vẫn ở mức cao. Với diễn biến trên, MBB nhiều khả năng sẽ điều chỉnh về hỗ trợ quanh 23 nếu không sớm vượt cản 24,5 trong những phiên tiếp theo.

+ PVT: PVT nới rộng nhịp hồi phục không thành và lùi bước từ vùng MA(20), vùng 29,25. Tín hiệu này có thể gây khó khăn cho PVT trong ngắn hạn. Dự kiến PVT sẽ tiếp tục bị cản và lùi bước ngắn hạn với vùng hỗ trợ 26 - 27.

+ VCB: VCB đã có lần đầu tiên đóng cửa trên SMA 200 ngày (quanh giá 89) kể từ tháng 06/2024. Bên cạnh đó, phiên tăng giá này thể hiện sự áp đảo của phe mua khi cổ phiếu đóng nến xanh lớn với giá đóng cửa cao nhất ngày kèm thanh khoản vượt trung bình 20 phiên. Do đó, nếu có thể tiếp tục nối dài đà tăng ở phiên tiếp theo, VCB sẽ có cơ hội hướng đến giá 96.

+ VPB: VPB có diễn biến bật tăng sau nhiều phiên cân bằng tại vùng MA(200) và có dòng tiền khởi sắc nhẹ trong phiên trước đó. Hiện tại VPB đang lưỡng lự tại ngưỡng 19 nhưng với đà tăng hiện có, có khả năng VPB sẽ nới rộng nhịp hồi phục và kiểm tra lại vùng cản 19,4 – 19,8. Trong ngắn hạn, VPB sẽ chịu áp lực cung từ vùng này nên có thể cân nhắc chốt lời ngắn hạn hoặc giảm tỷ trọng khi VPB tiến đến vùng này.

+ VRE: VRE tiếp tục thận trọng và bị cản khi hồi phục về ngưỡng 19,1. Đồng thời đóng cửa sát mức thấp nhất phiên, cho thấy VRE vẫn chưa có tín hiệu hỗ trợ rõ nét. Do vậy, tạm thời vẫn cần thận trọng và chờ vùng giá hỗ trợ hợp lý hơn đối với VRE.

#VDSC

Vài thông tin vĩ mô phiên đầu giao dịch tháng 8:

:white_check_mark: 1. Không bất ngờ khi FED tiếp tục giữ nguyên ls cuộc họp tháng 7 nhưng những phát biểu của chủ tịch FED cho thấy việc hạ ls trong tháng 9 gần như chắc chắn hơn bao giờ hết => chỉ số ck Mỹ tăng mạnh, thậm chí các chỉ số công nghệ còn có phiên tăng mạnh nhất từ T2/2024

:white_check_mark: 2. Việc thủ lĩnh tinh thần của Hamas bị sát hại ngay trên đất Iran làm xấu thể diện và mặt mũi của Iran => sớm hay muộn Iran cũng phải trả đũa, vấn đề là cách trả đũa và thời gian. Trong bối cảnh hiện tại thì có thể Mỹ cũng ko muốn cuộc chiến ở dải Gaza lan rộng vì sắp đến bầu cử + Israel thì đang phải đối đầu với nhiều lực lượng+ tiếp tục phải viện trợ vũ khí cho Ukraine. Điều này sẽ tác động tới giá Oil ạ

:white_check_mark: 3. Trong nước thì vĩ mô đang cải thiện theo chiều hướng tốt. PMI tiếp tục giữ vững ở mức lịch sử (54.7) cho thấy đơn hàng tiếp tục tăng mạnh phản ánh sức mua của thế giới đang phục hồi. Với việc các ngân hàng TW lớn của thế giới chuyển trạng thái từ thắt chặt sang nới lỏng + mùa mua sắm cuối năm thì xuất khẩu còn bủng nổ nữa. Nhóm dệt may và gỗ là nhóm cổ phiếu đáng lưu tâm. Nhóm thuỷ sản sẽ gặp khó vì bị ảnh hưởng nhiều bởi chi phí vận chuyển ạ.

:white_check_mark: 4. Với chuyến thăm của Thủ Tướng Phạm Minh Chính sang Ấn Độ những thông tin hiện có nhiều khả năng sẽ đón 1 làn sóng FDI đến từ Ấn => FDI vào mạnh thì tỷ giá sẽ còn giảm sâu nữa hiện tỷ giá liên ngân hàng đã về 25.200. Dự kiến Tỷ giá sẽ có thể về dưới vùng 25.000 ạ

:white_check_mark: 5. Khi Nhật Bản đang ngày càng cho thấy dấu hiệu thắt chặt dần những chính sách tiền tệ siêu lỏng khiến đồng yên tăng giá mạnh trở lại => lao động VN đang làm việc ở Nhật sẽ thấy vui hơn khi quy đổi sang tiền VND, các doanh nghiệp có tỷ trọng XK mạnh sang Nhật cũng vui như FPT FMC MPC…Còn ACV với dư nợ 63.5 tỷ yên sẽ gặp khó khăn ạ.

:white_check_mark: 6. Với những kỳ vọng trên nhóm ngành được coi là hưởng lợi trong bối cảnh hiện tại là Bank, xuất khẩu, du lịch, dầu khí và có thể 1 vài doanh nghiệp BDS KCN mà quỹ đất cho thuê lớn.

#VDSC

Nỗi lo suy thoái kinh tế quay trở lại sau hàng loạt dữ liệu kinh tế được công bố.

  • ISM PMI sản xuất chạm đáy 3 quý

  • Đơn xin trợ cấp thất nghiệp chạm mức cao nhất trong 12 tháng

  • Chi tiêu xây dựng sụt giảm theo tháng lần đầu trong 2 năm

  • Lạm phát đầu tiền lương tiếp tục đi xuống

  • Ngân hàng Anh cắt lãi suất, nâng dự báo lạm phát và tăng trưởng

  • Tỉ lệ thất nghiệp ở Châu Âu bất ngờ tăng trở lại

Về Vnindex:

Thị trường trong nước có phiên giao dịch tiêu cực, mặc dù dữ liệu sản xuất trong nước công bố tích cực. Đặc biệt phiên giao dịch ATC giá trị khớp lệnh lên tới 1385 tỷ. Điều này cho thấy tâm lý rất tiêu cực tới từ nhà đầu tư cá nhân.

Thị trường cần sự xuất hiện 1 tín hiệu rõ ràng hơn cùng với sự xuất hiện dòng dẫn thì mới xác định được việc tạo đáy thị trường.

#VDSC

Chào buổi sáng mọi người

Tóm tắt 3 lý do khiến thị trường chứng khoán giảm mạnh là :

  • Sự sụt giảm mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu chủ yếu xuất phát từ việc suy thoái kinh tế ở Mỹ
  • Việc Nhật Bản tăng lãi suất đã tạo ra hiệu ứng dây chuyền, dẫn đến sự đảo ngược lớn về lợi suất vốn toàn cầu.
  • Tình hình căng thẳng chính trị ở khu vực Trung Đông cũng làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư

Nhận định thị trường phiên 06/08/2024 :

Thị trường phiên qua giảm mạnh, đánh mất vùng hỗ trợ 1.215 điểm và giảm sâu dưới đường MA(200), vùng 1.202 điểm. Mốc hỗ trợ tiếp theo của thị trường là vùng 1170

Chỉ số NIKKEI chứng khoán Nhật Bản đang có phiên phục hồi đầu tiên sau nhịp giảm mạnh phiên hôm qua.

Kết hợp đó là dữ liệu rất quan trọng của Mỹ - PMI ngành dịch vụ mặc dù thấp hơn dự báo nhưng vẫn ở mức cao là 55 điểm. Ngành dịch vụ chiếm gần 70% GDP và chiếm tới 82% chi phí trả lương cho nước Mỹ cho thấy vẫn đang mở rộng, rủi ro suy thoái của Mỹ được giảm bớt.

Điều này tạm thời sẽ tạo cơ hội có 1 nhịp hồi cho thị trường chung toàn cầu.

TT trong nước có cơ hồi có nhịp hồi khi chạm vùng hỗ trợ quanh vùng 1170. Tuy nhiên rủi ro lớn vẫn còn. Cần xem xét thêm nhiều yếu tố. Chưa khẳng định thị trường tạo đáy.

Như dữ liệu margin đã công bố, dư nợ margin ở các cty chứng khoán hiện tạo đang rất cao. Tập trung chủ yếu tới từ các deal cho vay của DN. Với các Deal việc call sẽ khó xẩy ra hơn cá nhân, tuy nhiên nếu hiện tượng call từ các deal này xảy ra thì thị trường sẽ giảm rất mạnh. Đây là trường hợp xấu nhất có thể xẩy ra. Hi vọng tình trạng này sẽ ko xuất hiện, nhưng chúng ta vẫn cần chú ý phòng ngừa rủi ro.

Do đó, nếu TTCK có 1 nhịp hồi có thể đủ T+ và cho cơ hội cơ cấu tài khoản thì nên tranh thủ xử lý theo tình trạng của tình tài khoản.

#VDSC

TTCK Việt Nam hồi phục mạnh trong ngày 6/8 và giữ đà cho tới cuối phiên. Chỉ số VN-Index đóng cửa phiên tại 1.210,88 điểm với mức tăng 1,87%. Giao dịch khối ngoại là điểm trừ khi bán ròng với giá trị gần 755 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Tuy nhiên vẫn có vài yếu tố chưa đạt :

  • Thị trường kéo tăng điểm ngay từ đầu phiên chứ k có nhịp ép đầu như dự tính

  • Thanh khoản thị trường chưa đạt, cầu tiền vẫn đứng ngoài nhiều

  • Vấn đề về đồng Yên vẫn chưa giải quyết xong

—> Chưa thể xác nhận được đây là đáy của thị trường, đây vẫn chỉ coi là nhịp hồi kĩ thuật của thị trường

Kịch bản thị trường :

  • Kịch bản 1 :

Thị trường tiếp tục hồi phục từ sớm thì với trạng thái kẹt hàng thì nên thực hiện cơ cấu danh mục bán hàng ra và canh vùng giá tốt múc lại ( trong phiên hoặc phiên tới ) vì vấn đề thế giới chưa ổn định xong thì Vnindex chưa thể hoàn toàn đi lên được

  • Kịch bản 2 :

Vnindex backtest lại và vẫn giữ được quanh mốc thấp nhất phiên nay vùng 1186 thì khả năng nhịp hồi này vẫn sẽ duy trì được, có thể đủ T+ đến hết tuần và cần chờ theo dõi tiếp để đánh giá thị trường.

#VDSC