Fed đã phát tín hiệu cuộc chiến tiền tệ còn kéo dài đến hết 2023 mới xem xét giảm ls.
Vậy các nước cần chuẩn bị đối phó ra sao.
Tôi cho là TQ sẽ phản pháo đầu tiên
Hiện đến lượt TQ sẽ nới lỏng tiền tệ và khi họ trở lại vai trò là nhà xk hàng đầu thế giới thì đến lượt họ xk lạm phát cả thế giới.
Khả năng cao đầu 2023 TQ sẽ dỡ bỏ zero covid
Liệu có sớm hơn ví như khi xong ĐHĐ của họ ko bác?
Theo tôi nghĩ thì VN sẽ bị ảnh hưởng sau Mẽo vài tháng tới, lúc nào cũng vậy VN luôn đi sau từ 6 tháng - 1 năm, lạm phát của VN năm 2023 chắc chắn sẽ cao hơn 2022 và NHNN sẽ có chính sách kiềm chế lạm phát, hiện tại chỉ nên tham gia lại thị trường ở những pha giảm sâu, vào nhanh và ra nhanh. Không phải cố chấp đánh đố làm gì với thị trường, lĩnh vực tiền tệ và mục tiêu kiểm soát lạm phát rất khó kiểm soát, không đoán được chính sách của NHNN, chính sách linh hoạt kiểu này với TTCK rất may rủi, TTCK chỉ tăng mạnh khi có 1 chính sách nào đó đảo ngược tác động mạnh đến kinh tế, nhất là phải tháo gỡ được dòng tiền tắc nghẽn ở BĐS, hiện tại chưa thấy có.
Tín hiệu của Fed đưa ra là tăng lãi suất mạnh nữa, đỉnh có thể ở giữa năm 2023, duy trì độ cao ở 2024 và vẫn ở mức khá cao ở 2025, không dễ gì ngày 1 ngày 2 kết thúc. Với mức độ hiện tại thì tôi thấy có 2 điểm tham gia TTCK VN an toàn là sau khi Fed tăng lãi suất sau 3/11 xem diễn biến thị trường thế nào vì lần này Fed có thể tiếp tục 0,75%, tầm quý 2/2023 sẽ có cơ hội cho một con sóng dài hơi trên TTCK khi Fed nâng lãi suất lên đỉnh.
Tầm này giữ vốn quan trọng hơn lợi nhuận, vì dòng tiền trên TTCK VN đang yếu, cố phiếu khó có thể chạy xa, lợi nhuận không bù được cho rủi ro thua lỗ, không cẩn thận kẹt hàng là lại đu cả năm chỉ đợi về bờ. TTCK sẽ còn rung lắc nhiều, giờ là cắt từng tí mới khó chịu, lỡ đâu đến 1 thời điểm khi cổ phiếu xuyên đáy còn tiền để bắt đáy cổ phiếu không mới là vấn đề. Nên ai cầm tiền thì cứ cầm chắc, không phải vội vàng, cơ hội đến thì vọt nhanh hơn nhiều.
Xin nhận định IDC - VPG bác Bình ơi .
Bạn tham khảo góc nhìn cá nhân:
- IDC
1.1. Một số thông tin:
- Định giá: khoảng 44.8K
- Cơ cấu cổ đông: BLĐ: 0,20%; tổ chức:35.29%; nước ngoài:2%
- Giao dịch NN:
- Dòng tiền: chart RRG dòng tiền đang tích cực (dòng tiền lớn mới thoái)
1.2. Yếu tố kĩ thuật
1.2.1. Hỗ trợ
- Hiện nằm trên MA100 và dưới MA200
- Hỗ trợ gần nhất/rất mạnh: 51.3 - 52.8
- Hỗ trợ 2/rất mạnh: 42.9x - 43.2x
- Hỗ trợ 3: 38.4x - 38.9x
1.2.2. Kháng cự/target:
- Target 1: 57.37x 57.8x
- Target 2: 61x - 64.x
1.2.3. Chart tham khảo:
- VPG
2.1. Một số thông tin:
- Định giá: khoảng 35K
- Cơ cấu cổ đông: BLĐ: 34.1%; tổ chức: 0%; nước ngoài: 0.56%
- Giao dịch NN: bán ròng 7 phiên liên tiếp.
- Dòng tiền: chưa có dòng tiền lớn; dòng tiền RRG ở khu vực tích lũy và xu hướng đi xuống
2.2. Yếu tố kĩ thuật: giá nằm dưới MA50-100-200
1.2.1. Hỗ trợ:
- Hỗ trợ gần nhất/trung bình: 24x - 24.3x
- Hỗ trợ 2/mạnh: 21.7x - 22.5x
- Hỗ trợ 3/mạnh: 18.9x - 19.5x
1.2.2. Kháng cự/target:
- Target 1: 26.5x - 27.5x
- Target 2: 29.x - 32x
2.3. Chart tham khảo:
Bác Ngocbinh xem mã DXG giúp em nhé. FA có vụ trái phiếu chuyển đổi và mở bán Gem
Bạn đừng bg tinvao1game nào hết. Nhìn biểu đồ kỹ thuật phiên t6 sẽ còn giảm tiếp nhé. Bao giờ tt ổn định hãy mua
Anh Nam cho em xin view về mã CSC ạ! Đợt trc anh view hồi lên vùng 90~100 nhưng ko đủ lực anh ạ! Nay tình hình chung xấu anh cho em xin view với ạ! Em cảm ơn ạ!
Anh có dặn quan sát ở hai mũi tên anh đánh dấu, nó đang chạy sóng, đã kết thúc đâu. Nó đang trong quá trình tìm B, nó đang phản ứng ở hỗ trợ đầu, quan sát các mốc bên dưới để tìm điểm vào. Khu 70.5 đang là khu đánh nhau, đường đỏ bên trên là khu break để lên C.
Bác cho ít nhận định tt chung tuần sau để tĩnh tâm xử lý tk. Sao cho thiệt hại ít nhất. Cám ơn bác
Nhận định khó lắm, cuộc chiến lúc nào cũng xảy ra mà. Chỉ có cách theo dõi diễn biến tình hình từng giai đoạn để có chiến lược hành động phù hợp với tình hình thế giới và trong nước thôi.
Các vùng đánh dấu là vùng suy thoái, đường blue là đường lãi suất trái phiếu 10/2 năm của Mỹ. Hiện tại đã nghịch đảo hai lần và lẫn này vẫn chưa tạo đáy. Thanh đo số tuần bên dưới là từ lúc tạo đáy đến lúc suy thoái, thanh bên trên đo số tuần suy thoái. Mức nghịch đảo lợi tức trái phiếu đang ở tương đương giai đoạn 1990, 2001 và mất tổng cộng khoảng 85-105 tuần mới thoát suy thoái.
Vnindex giai đoạn đó không có dữ liệu nên không nhìn được cụ thể trên biểu đồ, nhưng mọi người nhìn giai đoạn đó của index sẽ hiểu nó chỉnh ra sao.
Giai đoạn 2007-2009 khá nặng nề, hiện tại ở VN đang không mắc phải như giai đoạn đó nhưng sự ảnh hưởng của thế giới chưa đánh giá được.
Trong năm trước, Nam kỳ vọng vào một sự suy thoái (thoái lui nhẹ) nhưng các biến số vĩ mô quá nặng nên phải có cái nhìn khác đi.
Hiện tại Mỹ đang ở gần giống như những năm 198x, kỳ vọng cách làm mượt mà hơn quá khứ và diễn biến vĩ mô thế giới thuận lợi (Mỹ-NATO, Nga, Trung, Ấn).
Khả năng bục 1200 và nhúng về khu 1178-1191 rồi bultrap lên khu vực 122x, lên 123x có khả năng nhưng khá nhỏ.
Cảm ơn bác
Các đường xanh là hỗ trợ, đỏ là kháng cự, vùng đánh dấu cây nến giảm 19/9 là vùng khó vượt qua trong giai đoạn này. Nhịp ngắn có thể chưa thủng được 1171.
Nó không thể kết thúc và luôn tồn tại. Cạnh tranh là để tiến lên, triệt tiêu cạnh tranh là hỏng động lực.
Tất nhiên cuộc chiến đó mỗi bên đều có giới hạn về vấn đề cốt lõi.
Khả năng cao TQ sẽ trở lại khi đồng minh lớn là Nga đạt mục đích trong cuộc chiến với U. Sáp nhập, lấy đất lấy dân xong rồi vào đàm phán.
ko có gì là tuyệt đối cả ấy bác. Phạm nguyên tắc là phải cắt thôi
Công thức nợ công mà anh nói mấy hôm trước đó. Giờ US không thể đẩy GDP vì bắt buộc phải bóp cung tiền M2 làm GDP suy giảm để chống lạm phát, buộc phải dùng cách khác để đẩy (nợ công / GDP) xuống vùng an toàn tránh vỡ nợ.