Theo nhịp VNINDEX: tháng 7-12/2022: đáy dài hạn, đáy sâu nhất chu kỳ?

,

Mỗi vết vá là 1 đáy gập gềnh à bác. Thế này thì đường về còn dài lắm.

2 Likes

:crazy_face::scream::partying_face::clinking_glasses::tea::peach::green_apple: sưu tầm facebook thui, ko có liên quan chart index hehe :grinning:

1 Likes

Ờ trên TTCK quan trọng nhất là niềm tin. Khi niềm tin đã mất đi thì người ta sẽ rời bỏ CK. Mà bất cứ ở đâu cũng vậy không riêng gì CK. Anh muốn đầu cơ hay muốn đầu tư thì phải có người tham gia, nếu không anh chơi với ai. Ở đây, những quyết sách không đúng, không phù hợp sẽ tạo điều kiện để bị lợi dụng và làm giàu cho số ít người. Chả giúp gì được cho ai, doanh nghiệp không có vốn mở rộng SX, nđt thì mất mát nền kinh tế không có tiền vì không huy động được lấy gì mà phát triển. Trước sau gì thì họ cũng phải điều chỉnh nếu nó không phù hợp có điều là khi đó đã bị tổn thất khá nhiều rồi…

4 Likes

Kết thúc sóng C là đi tự do he :rofl:

2 Likes

Ngẩng hay cúi bạn ơi

1 Likes


kk cứ nhìn dòng tiền mà đi thôi

2 Likes


Vẫn giữ nguyên nhận định theo chart ichimoku. Phiên hôm nay không bị bán tháo bằng mọi giá là điều tốt khi hàng bắt đáy tuần trước về. Còn bị giải chấp thì chịu thôi nhưng áp lực cũng không cao. Lực cung cũng giảm và cũng có lực cầu để hấp thụ. Chỉ hơi tiếc là TT bị nhiễu loạn vì 15 phút cuối.

3 Likes


Lực lượng vô hình. Ngươi là ai? Ai?..

2 Likes

From bác Hồ Quốc Tuấn:

Thị trường cổ phiếu không phải nền kinh tế, anh em à!

Anh em đọc cái chart tăng trưởng 2023 ở status trước vẫn cứ liên hệ giữa nền kinh tế với cổ phiếu. Khổ quá, tổng thống Mỹ dạy rồi, nền kinh tế với cổ phiếu không có bà con anh em gì với nhau hết. 😁

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốt hơn tất cả các nước trong OECD chart, nhưng người dân đi chốt hàng mua bất động sản ở đỉnh để đó giờ đang gồng thanh khoản, tăng trưởng do FDI ăn gần hết, tiền không vào cổ phiếu, margin tăng yếu, thì tăng bằng niềm tin.

Hồi sáng đã post cái bài “Thiếu tiền” và cuối tuần đã post bài về Liquidity rồi mà.

Đừng có mơ tưởng mối liên hệ giữa nền kinh tế và cổ phiếu nữa.

Điều mà bạn nên quan tâm là nếu các nền kinh tế như Indo, Ấn, Việt Nam, TQ boom lên, cái gì sẽ đầu tư được.

Commodity bạn à. Nói nôm na là điện và năng lượng á, sau đó là nguyên liệu thô cho thực phẩm (giàu lên ăn nhiều). Rồi cứ đó mà lan ra.

Long-term thì ông nào rẻ mà kinh tế đi lên thì earnings growth tương lai sẽ khá. Mua được earnings growth/P giá rẻ thì nên gom cật lực để đó ngủ.

Mà để có tiền gom thì việc đầu tiên là không nghe mấy ông DCA bậy bạ. Ngồi yên đó chờ liquidity trở thành một vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế, ai cũng than thở chán nản, thì vô lượm.

DCA tùm lum giờ này còn tiền đâu mà mua.

2 Likes

Ông này là ai mà phát biểu thế nhỉ? Doanh nghiệp niêm yết hoạt động trong nền kinh tế mà lại không liên quan?

4 Likes

bác ấy là lecturer của 1 trường đại học bên Anh ấy a Nam.
Em cũng hay đọc mấy bài của bác ấy

Bài viết ở link này: https://www.facebook.com/photo/?fbid=10161342459048268&set=a.10150136732863268

2 Likes

Không biết có mua bằng không hay là như thế nào? Đánh giá không khách quan hoặc chưa tìm hiểu.

4 Likes

image
Ráng lên mn nhé.

5 Likes

Nam có tổng hợp và viết một đoạn nhỏ về mối quan hệ chứng khoán với nền kinh tế, ai muốn tìm hiểu thì có nhiều nghiên cứu và định lượng hẳn hoi ở trên mạng.
Xét về tỉ lệ thuận giữa thị trường chứng khoán và kinh tế có một số điểm như sau:

Nếu không có thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư nhỏ lẻ không có đủ tiền để mua cổ phần một công ty niêm yết phát triển tốt, lớn. Điều này làm tăng trưởng kinh tế.

Trong hầu hết nền kinh tế, các hoạt động của chứng khoán đóng vai trò là chất xúc tác quan trọng cho việc phát triển của các hoạt động kinh tế

Thị trường tạo động lực cho doanh nghiệp ra chiến lược đầu tư hướng đến phát triển giá trị doanh nghiệp, làm gia tăng tài sản cho cổ đông

Thị trường chứng khoán tạo ra sự đa dạng hóa danh mục đầu tư, những nhà đầu tư lớn, cá nhân lớn có chuyên môn tham gia cùng doanh nghiệp, làm cho gia tăng giá trị doanh nghiệp

Thị trường phát triển và thanh khoản cao, hệ thống pháp lý được cải tiến, minh bạch, giảm thiểu rủi ro sẽ thu hút đầu tư nước ngoài qua thị trường chứng khoán, làm giảm các chi phí thu hút vốn.

Thị trường chứng khoán sẽ kích thích nền kinh tế phát triển dài hạn do được chuyên môn hóa và minh bạch thông tin với cộng đồng nhà đầu tư.

Khi thị trường chứng khoán phát triển cân bằng khu vực và vươn lên sánh bước cùng các nên kinh tế toàn cầu thì cơ hội hội nhập tài chính toàn cầu sẽ kích thích đầu tư vào nơi sinh lợi tốt nhất.

Thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn, giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp gia tăng, giảm chi phí tài chính trung gian, gia tăng tỉ suất sinh lời,… dẫn đến thu hút đầu tư kéo theo tăng trưởng kinh tế.

=> Thị trường chứng khoán là điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế

Xét về tỉ lệ nghịch giữa thị trường chứng khoán và kinh tế có một số điểm:

Tình trạng đầu cơ, cổ phiểu lởm chạy tít, lái,… làm cho nhà đầu dễ hưng phấn, tuyệt vọng, ăn sổi nên tác động ngược chiều đến nền kinh tế, không phải đầu tư vào giá trị doanh nghiệp. Đặc biệt khi đầu cơ quá mức sẽ dẫn đến bong bóng, ảnh hưởng đến những doanh nghiệp giá trị.

Đa dạng hóa cổ đông sẽ ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp, mất thời gian do những đấu đá, ý kiến trái chiều, trong khi đó cần tập trung cho việc cải tiến, phát triển doanh nghiệp.

Sòng bạc hợp pháp hóa có những mối nguy khi đầu cơ tài chính quá mức, dẫn đến sự kém phát triển so với khu vực và thế giới, sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Nhìn nhận thời gian qua, dòng vốn gián tiếp nước ngoài cũng mang tính đầu cơ, lướt sóng, sẽ có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

=> Phải cải thiện những vấn đề về kiểm soát, quản lý,… như định hướng đã được đề ra để xây dựng chiến lược ngành đang được xây dựng cho 2021-2030.

Xét về sự không liên kết giữa chứng khoán và kinh tế:

Những nước đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều bất cập và yếu kém, các doanh nghiệp thường có qui mô nhỏ, thị trường mới hình thành và đang trong giai đoạn phát triển. Mức độ lên xuống thất thường, nên nhà đầu tư phân bổ vốn kém hiệu quả. Vì vậy, đánh giá thị trường và kinh tế không có mối liên hệ nào. Tiền vào túi những người đầu cơ có vốn lớn.

Việc đầu cơ cổ phiếu gia tăng, thổi phồng giá cổ phiếu làm cho thị trường chứng khoán sôi động nhưng lại không tác động gì đến GDP, vốn hóa khó được xác định ảnh hưởng như thế nào đến GDP. Nên việc này xếp vào mục không có sự liên kết với nhau.

10 Likes

Sao kỳ dzậy? Bài này nói là có sự liên quan giữa nền kinh tế và cổ phiếu???

3 Likes

Ông này thường xuyên được hỏi ý kiến và bình luận trên VTV.

3 Likes

https://www.facebook.com/photo/?fbid=10161342459048268&set=a.10150136732863268

Link bài trên facebook bác @Vacheron dẫn ở đây bác ui. :clinking_glasses::tea:

1 Likes
3 Likes

Tiêu đề và nội dung thôi, nội dung trên trang Nasaq thì đúng. Thông điệp của người viết ra trên face không rõ ràng, gây hiểu nhầm, cố tình hoặc vô tình hoặc không hiểu biết. Trong GDP có tính đến các khoản đầu tư của các nhà kinh doanh (cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã,…) để sản xuất kinh doanh. Vốn huy động trên thị trường, doanh nghiệp mang ra đầu tư để sản xuất kinh doanh tạo lợi nhuận. Việc đắt rẻ của cổ phiếu lại là mảng khác. Đánh đồng như thế để giải thích một chuyện về giá cổ phiếu thì không nên, nhất là người có học thức. Bạn đọc có người hiểu, có người không, gây ra một tâm lý xấu có chủ đích hoặc vô tình (tự mọi người đánh giá được).

Phần vốn huy động để rút ruột lại là một chuyện khác, khi chưa đưa vào đầu tư cho doanh nghiệp xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh thì chưa được tính vào GDP, nó mang tính chất đầu cơ, vụ lợi.

5 Likes

Vâng a, e có mò lên nasdaq đọc bài viết.
Nó chỉ ko liên quan khi so sánh về:

  • Thời điểm
  • Kích thước của nền kinh tế và capitalization của tất cả các công ty niêm yết
  • Tổng số các công ty đang hoạt động trong 1 nền kinh tế là rất nhiều so với số ít các công ty trên sàn
  • GDP growth positive không phải lúc nào cũng phản ánh cho thị trường đi lên và ngược lại

Cảm ơn a Nam đã cung cấp kiến thức cho F0 tụi em :))))

3 Likes