Kịch bàn này là dao động trong box 2-3 con sóng nữa tới gần giữa 2023 ạ
a Nam viết dài thế ạ :))
Cấu trúc sóng thì muôn hình vạn trạng, vấn đề chính là ở chỗ tính chu kỳ, chu kỳ ở đây chưa thể tách rời VN với các nền kinh tế lớn (TQ down trong khi thế giới tăng, Nhật giữ trong khi thế giới giảm,…). Mấu chốt ở tách mẫu (mẫu lớn - tháng, mẫu nhỏ hơn- tuần, mẫu nhỏ hơn nữa - ngày,…) để nghiên cứu gắn liền với chu kỳ kinh tế trong và ngoài nước để chọn một cấu trúc phù hợp với giai đoạn mình tham gia thị trường. Trong trường hợp sau, mình có thể đếm sóng như sau:
Một mẫu khác, giai đoạn trước là một thị trường non trẻ và nó chưa phản ánh đầy đủ, người ta chọn mẫu này để xem xét:
Các mẫu nhỏ hơn tương tự.
Về kinh tế, theo nghiên cứu của National Bureau of Economic Research (NBER), chu kỳ mở rộng cơ bản đã kết thúc và đang vào chu ky suy thoái, thực tế đang là như vậy, nền kinh tế toàn cầu đang thoái lui, còn kết quả nặng nhẹ ra sao thì chúng ta cần chờ.
Hay như có bạn nói sóng 5 lớn sắp tới, cấu trúc mẫu này thì chưa khẳng đỉnh sai, AO đang đỏ nhưng chưa âm nhưng kết quả so với đỉnh thì sao, đã âm tài khoản xa lắm và xác suất rõ ràng gần như không thể.
Nhưng nếu xem mẫu tuần, sóng đang giảm, thanh AO đang xanh (quá trình giảm đã bớt áp lực hay có thể gọi là hồi).
Mẫu ngày thì sao? Thanh AO đã xuống dưới 0, quá trình giảm đang diễn ra mạnh hơn nhưng không mạnh như giai đoạn trước, thanh AO có độ lệch không lớn.
Hii dạ cháu cảm ơn chú, cách nhìn vấn đề của hai chú cháu mình thường thường có độ lệch nhau, nhưng có thể bổ sung, thêm góc nhìn đa chiều
Thay mặt ace pic cảm ơn nhận định, chia sẻ cá nhân của chú hi
Thay mặt ace pic, cảm ơn anh Nam đã ghé chơi chia sẻ kiến thức, nhận định. Em đồng tình anh và em rất quan tâm đến tính chu kỳ của cp nói riêng, VNI nói chung.
Anh Nam có thể chia sẻ thêm về tính chu nói chung và chu kỳ trong sóng Elliot.
Món chu kỳ em thấy cũng khá khó anh ạ.
Chu kỳ kinh tế có 4 giai đoạn: Suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh và tùy theo định nghĩa vĩ mô của mỗi nước quy định mà có cơ chế riêng để điều hành nền kinh tế nước đó. Thực tế ý nghĩa thuật ngữ thì có 3 giai đoạn cơ bản: Suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Khủng hoảng chỉ là chỉ mức độ suy thoái nặng, giai đoạn này có thể gọi là giảm phát. Bạn có thể tham khảo thêm khi truy cập đường link này và tải tài liệu. CRS Search Results
Các giai đoạn của suy thoái:
Giai đoạn 1: Lạm phát cao dẫn đến thay đổi chính sách tiền tệ, một số nước có hai quý âm liên tiếp thì người ta gọi là suy thoái kỹ thuật. Chính sách tiền tệ thì thể hiện ở lãi suất (tăng), room tín dụng (ở mức cao, thường ở nước mình thì nó gấp đôi gấp 3 GDP là vùng báo động với thị trường chứng khoán), trái phiếu (hút tiền về thì phát hành trái phiếu)
Giai đoạn 2: Hàng hóa bắt đầu hạ nhiệt, tồn kho hàng hóa bắt đầu tăng và các nhà sản xuất kinh doanh bắt đầu cắt giảm vì nhu cầu giảm (ví dụ một yếu tố đánh giá: đầu tư FDI vào nước ta, năm trước covid có số vốn đăng ký tăng, thực hiện ít do covid nhưng đến năm nay, số vốn đăng ký đang giảm dần, chỉ có số vốn thực hiện là đang tăng). Các doanh nghiệp bắt đầu bị giảm thu nhập cơ bản, tỉ lệ thất nghiệp bắt đầu tăng lên,…Tăng trưởng GDP cuối giai đoạn này bắt đầu tăng trưởng chậm, đi ngang, biến động không nhiều. Cầu ít, cung nhiều dẫn đến tồn kho tăng cao tạo đỉnh.
Giai đoạn 3: Nguy cơ giảm phát dẫn đến khủng hoảng, sự điều hành chính sách tiền tệ các nước bắt đầu nới lỏng, kích cầu,…
Khi đó đáy của chứng khoán là khu vực cuối giai đoạn 2 và cả giai đoạn 3, để tạo đáy thành công thì nguy cơ giảm phát là một xác suất cực nhỏ mới dám khẳng định vùng đáy ở giai đoạn này.
Chu kỳ sóng Elliott cơ bản đã có lý thuyết và hướng dẫn cụ thể. Mọi người có thể tìm hiểu các tài liệu tiếng Việt hoặc tiếng Anh tìm kiếm trên mạng.
Em đang cầm 2 mã GEX giá vốn 23.0, SKG giá vốn 19, bác Bình xem có ổn không. Dự tính GEX rớt mốc 21, SKG 18 cutloss hết nghỉ ngơi, khi nào tt ổn vào lại.
Rất rõ ràng, khá dễ hiểu kể cả với người ko có kiến thức kinh tế như em.
Vậy là nền kinh tế đang ở giai đoạn 1 và dự báo lâu nữa ko thì sẽ đến giai đoạn 3 vậy anh?
Dự đoán được thời điểm là cực khó, các nhà kinh tế tài chính hàng đầu thế giới cũng không dám chắc chắn khoảng thời gian nào, chỉ có dữ liệu lịch sử để tính trung bình, ví dụ như đoạn sau trong nghiên cứu mới nhất của NBER
Vậy để đánh giá được thì cần vận dụng nhiều yếu tố trong nền kinh tế trong và ngoài nước để đánh giá đang ở giai đoạn nào để có chiến lược hành động với kế hoạch phòng ngừa rủi ro.
Cảm ơn anh Nam với những chia sẻ ngắn gọn, dễ hiểu về chu kỳ kinh tế.
Theo chia sẻ của anh Nam thì đoán ra cũng phải mất 1-2-3 năm nữa mới kết thúc chu kỳ cũ, khởi chu kỳ mới tốt đẹp hơn ^0^
Ace có câu hỏi gì về vĩ-vi mô, kinh tế tài chính chứng khoán cứ mạnh dạn hỏi nhờ anh Nam tư vấn, chia sẻ hiiii
Nếu dự đoán thì hãy xem một yếu tố quan trọng tác động đến đó là cuộc bầu cử Mỹ mùa thu năm 2024. Để trúng cử …?
Đến giờ cơm trưa rùi các bác. Mời các bác cốc trà quế uống cho ấm bụng thơm miệng dễ tiêu nghen.
Ăn uống cũng cần có tạo lập. Liên hệ rộng ra chút chúng ta sẽ có những nắm bắt được tạo lập có mặt ở trong mọi ngõ ngách cuộc sống và tạo lập nào quyết định, trọng tâm.
Cảm ơn bác, cái đó phải mất mát nhiều và đủ trải nghiệm sống mới ngộ ra được đấy
Kết thúc năm 2021 khi đang là đỉnh cao của chứng khoán và các tài sản rủi ro, VN có 72.135 người có tài sản ròng trên 1tr đô (trên 22 tỉ đồng), 1234 người có tài sản ròng trên 30tr đô (khoảng 700 tỉ đồng). Vậy mà trên F có một đống rồi.
Thực tế chắc có nhiều hơn á bác.
Những vùng có KCN dày đặc như quanh nhà iêm, thì giá đất tăng từng ngày. Ở quê những mảnh 5 tỷ 10 tỷ k còn hiếm nữa đâu ah.
Các vùng quê lại bắt đầu hành trình của HN ngày trước, nhưng dân quê giờ họ có kinh nghiệm hơn nhiều rùi nên k bán lúa non như dân HN chia thổ ngày xưa đâu ah.
Thực ra, ai có nhiều xèng thì cũng k quan tâm lắm, vì có quen biết gì đâu hihi. Trên F này, gặp được các bác để trò truyện, chia sẻ và có thể giúp đỡ nhau là vui rùi kkk.