Theo nhịp VNINDEX: tháng 7-12/2022: đáy dài hạn, đáy sâu nhất chu kỳ?

,
  1. Khi Mỹ rút, nới lỏng vai trò ở các tổ chức phạm vi toàn thế giới, thế giới đa cực đang phân hóa và đấu tranh ác liệt về tiền tệ, vị trí bá chủ thế giới… cuộc đấu còn dài dài;

  2. Thế giới đang được cho là tác động lớn bởi Big Phrama, Big Media, Big Tech… sau họ là giới siêu tỉ phú $ và các cường quốc thao túng phía sau.

  3. Nếu đơn giản là tác động của FED thì 2023, 2024 kinh tế thế giới sẽ hồi phục. Dự quý 1, 2 năm 2023 thế giới sẽ có miễn dịch cộng đồng covid- thời điểm công bố khống chế và “hết dịch” (là suy đoán: ko phải thông tin chức thức từ nhà nước, WHO…).

  4. Nhưng… nếu nhận diện đây là khởi đầu chu kỳ suy thoái 10 năm trên toàn thế giới thì e rằng phải đến 2027, 2028, 2030… thế giới mới êm đẹp. :clinking_glasses::tea::milk_glass::bread:

2 Likes

sáng xớm mà như vậy thì toi rồi.

2 Likes

VNI giảm sớm chưa chắc là xấu nhé bác, tâm lý ai cũng bán hết, short hết, chiều các anh cho Long, và gom hàng giá thấp hơn, nằm im thôi

4 Likes

Kinh tế trong nước vẫn đang rất tốt, mọi thứ đang bị bôi xấu vô lý bởi nước ngoài

PMI tháng 9: Sản lượng tiếp tục tăng mạnh khi áp lực lạm phát giảm

59 phút trước [ 1](javascript:void(0))

03-10-2022 08:45:00+07:00

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (Purchasing Managers’ Index) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 52.5 điểm trong tháng 9, thấp hơn một chút so với 52.7 điểm trong của tháng 8 nhưng vẫn báo hiệu mức cải thiện liên tục của các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất. Các điều kiện hoạt động đã cải thiện hơn trong suốt 12 tháng qua.

Ngành sản xuất của Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng vào cuối quý 3 của năm. Số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng hỗ trợ cho tăng sản lượng, việc làm và hoạt động mua hàng. Trong khi đó, tồn kho cả hàng hóa đầu vào và hàng thành phẩm đều tăng. Tốc độ lạm phát đã chậm lại trong tháng 9, trong khi các công ty cũng được hỗ trợ bởi sự ổn định của thời gian giao hàng của nhà cung cấp. Tương tự như vậy, thời kỳ tăng số lượng đơn đặt hàng mới hiện nay cũng đã kéo dài thành một năm khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh trong tháng 9 với các báo cáo cho biết nhu cầu khách hàng cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã chậm lại so với tháng 8.

Điều này cũng xảy ra đối với số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới khi một số người trả lời khảo sát nhắc tới các dấu hiệu nhu cầu yếu đi ở các thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài là chậm nhất trong mười tháng. Với tổng số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, các nhà sản xuất đã tăng sản xuất. Tốc độ tăng hầu như ngang bằng với tháng trước.

Tương tự, việc làm và hoạt động mua hàng cũng tiếp tục tăng mạnh vào cuối quý 3. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu sản xuất cao hơn, các công ty cũng tăng số lượng nhân viên để hỗ trợ các dây chuyền sản xuất mới. Việc tăng công suất đã cho phép các công ty giải quyết được khối lượng công việc cần thực hiện bất kể số lượng đơn đặt hàng mới tăng, với bằng chứng là lượng công việc tồn đọng đã giảm lần thứ hai liên tiếp. Cũng giống như tháng 8, áp lực chi phí đã giảm nhẹ trong tháng 9 với mức lạm phát thấp hơn nhiều so với các tháng trước. Một số người trả lời khảo sát cho biết giá dầu giảm đã giúp họ giảm gánh nặng chi phí, mặc dù vẫn có những báo cáo cho biết giá nguyên vật liệu tăng. Tương tự, giá cả đầu ra đã chỉ tăng nhẹ trong tháng khi một số công ty giảm giá cho khách hàng trong bối cảnh tốc độ tăng chi phí chậm lại .

Trong khi đó, thời gian giao hàng của nhà cung cấp chỉ thay đổi một chút sau khi có sự cải thiện năng lực của người bán hàng trong kỳ khảo sát trước. Điều này một lần nữa cho thấy một bức tranh cải thiện hơn nhiều so với các tháng trước. Hàng tồn kho ngành sản xuất tiếp tục tăng trong tháng 9. Tồn kho hàng mua tăng lần đầu tiên trong sáu tháng, và nguyên nhân là do số lượng đơn đặt hàng mới tăng cùng với hoạt động mua hàng tăng. Tương tự, tồn kho thành phẩm tăng lần đầu tiên kể từ tháng 2 và mức tăng là cao nhất trong gần một năm rưỡi. Một số người trả lời khảo sát cho biết tồn kho hàng thành phẩm đã tăng do doanh số bán hàng trong tháng đạt dưới mức kỳ vọng. Hy vọng nhu cầu thị trường và số lượng đơn đặt hàng mới cải thiện, cùng với niềm tin đại dịch COVID-19 sẽ vẫn được kiểm soát, đã củng cố tinh thần lạc quan về triển vọng sản lượng trong năm tới. Trên thực tế, tâm lý kinh doanh trong tháng 9 đã tăng thành mức cao nhất trong bốn tháng và đây là mức cao hơn trung bình của lịch sử chỉ số.

Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói:

“Ngành sản xuất Việt Nam tiếp tục vận hành tốt vào cuối quý 3 với chỉ số PMI đến nay đã phản ánh tình trạng tăng tổng thể trong suốt năm qua. Tình trạng giá cả và nguồn cung ổn định hơn nhiều đang hỗ trợ cho ngành sản xuất, trong khi nhu cầu cũng tiếp tục cải thiện trong tháng 9. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu tạm thời cho thấy số lượng đơn đặt hàng mới đang tăng chậm lại, đặc biệt là đơn đặt hàng nhập khẩu. Đây là một nhân tố khiến tồn kho thành phẩm tiếp tục tăng khi một số công ty bán được lượng hàng ít hơn dự kiến. Điều này có thể khiến các nhà sản xuất hạn chế tăng sản lượng trong tháng 10, nhưng niềm tin kinh doanh vẫn mạnh mẽ và do đó viễn cảnh cho ba tháng cuối năm nhìn chung là tích cực”.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam (The Nikkei Vietnam Manufacturing PMI) dựa theo dữ liệu khảo sát hàng tháng được gửi đến các nhà quản trị mua hàng của hơn 400 doanh nghiệp ngành công nghiệp (industrial companies). Bảng dữ liệu được phân loại theo GDP và quy mô lực lượng lao động doanh nghiệp. Lĩnh vực sản xuất (manufacturing sector) được chia thành 8 mảng: Kim loại (basic metals), hóa chất và nhựa (chemicals & plastics), điện và quang học (electrical & optical), thực phẩm và đồ uống (food & drink), kỹ thuật cơ khí (mechanical engineering), dệt và may mặc (textiles & clothing), giấy và gỗ (timber & paper), vận chuyển (transport).

2 Likes

DGC ai bắt đáy ăn 20% rồi

1 Likes

Chắc là được định hướng trước hoặc bản thân là mẫu người lạc quan, luôn nhìn vấn đề theo hướng tích cực.

Phần nữa là các cty ck có bản báo cáo nhận định - nghiên cứu thị trường theo hướng tích cực, định giá cp dựa vào tiềm năng tăng trưởng.

Vd HPG, nhiều cty định giá 42-44K, trong khi giới ptkt, vĩ mô nhìn nhận đã vào pha giảm- suy thoái hihi :clinking_glasses::beers:

2 Likes

Vâng bác, về nền 2019, chưa biết chừng còn sâu hơn nhiều nữa. Hiiii :clinking_glasses::beers:

1 Likes

nhớ không nhầm thì lên topic vni 16xx vào tháng 4/5-2022 :))))
xong sau đó thì khóa mẹ topic luôn :))))))

2 Likes

Bộ đôi nhà tỉ phú số 1, con thì phá đáy covid, con thì thủng nền 2019 sâu về gần đáy covid nên không gì là không thể.
Khi dòng tiền lớn rút mạnh, thủy triều xuống nhanh.

3 Likes

Nói vậy thôi chứ vùng này thì quan sát thêm cách xử lý của tay to.

2 Likes

đắng và cay bác ạ :)))
blue chưa giảm nhiều giờ nó giảm thị trường thiên về giảm và có nhiều cú hồi giả :)))

3 Likes

:clinking_glasses::beers: cầm cash yên tâm rùi còn zì hihi, các bạn kẹt vùng cao lo lắng lắm bác ạ.

1 Likes

Trước tôi nói rằng rồi anh nào cũng như anh nào thôi.
Đều sẽ chia đôi, chia xx lần tk của nhà đầu toi.
Không thể có con trong 1 tháng bằng cách chịch 9 người phụ nữ.
Đứa nào đẻ nhất định là đổ vỏ

2 Likes

Dạ bác, lạc quan như anh Tuyền bây giờ cũng đã hạ vùng cân bằng xuống quanh 1.020 rùi hihi :blush::clinking_glasses::beers::tea:

1 Likes

tùy từng giai đoạn thị trg thôi bác ạ :)))
giai đoạn giảm thì càng cố càng chết và cụt sâu vào vốn :)))
2007 cũng 1100 và 2022 cũng vẫn 1100 quan trọng là ai hiểu thị trg này nó thế nào thôi :))

2 Likes

Vùng đỉnh thì muôn vàn lý do mua, vùng đáy muôn vàn lý do bán

2 Likes

Vâng bác, xu hướng còn giảm nữa. Em cũng có tính rồi, nhưng ko post, m.n chửi phiền não lắm hehe :grinning::tea:

1 Likes

Nhưng chứng khoán Vịt ngan đang thuộc dạng giảm mạnh nhất thế giới dù những cái như lạm phát, suy thoái không có, giá xanh thì liên tục giảm

2 Likes

Đến tầm này thì gà mới cũng lờ mờ hiểu được nguy hiểm.
Còn không hiểu thì nhất định là bị thịt

2 Likes

giờ thịt sẵn rồi, thị nữa cũng vậy thôi bác. Cái người ta muốn gỡ lại là múc con như DGC hồi 20% kìa

2 Likes