VN cũng như Indo hưởng lợi từ thế giới bây giờ (GDP tăng mạnh nhất) nhưng trong khi chứng khoán Indo thì vượt đỉnh, chứng vịt ngan lại rơi sâu. Cơ hội tạo ra từ sự vô lý của thị trường như thế
Thành công bất ngờ của Indonesia: Chứng khoán tăng, lạm phát thấp, xuất khẩu nhảy vọt
11:03 | 21/09/2022[Chia sẻ](javascript:
Ở thời điểm mà hầu như cả thế giới đang chao đảo vì cuộc xung đột Ukraine và khủng hoảng năng lượng, lương thực, khí hậu, Indonesia nổi lên như một ngoại lệ, với nền kinh tế năng động và chính trị ổn định.
20-09-2022Rủi ro từ Fed thúc đẩy giới đầu tư rút vốn khỏi các thị trường mới nổi châu Á
14-09-2022Dự trữ ngoại hối sa sút gây ra rủi ro cho nhiều nền kinh tế châu Á mới nổi
08-09-2022Gió đã đổi chiều: ‘Nạn nhân’ của đồng USD đắt đỏ không còn là các nền kinh tế mới nổi
01-08-2022Giới đầu tư quốc tế thoái vốn khỏi các thị trường mới nổi
25-04-2022Thiếu lương thực và năng lượng chỉ là sự khởi đầu cho khủng hoảng tại các nền kinh tế mới nổi
Theo Financial Times, vào năm 2013, ngân hàng Morgan Stanley cho rằng Indonesia thuộc “5 quốc gia mong manh, tức là nhóm các nền kinh tế mới nổi đặc biệt chịu nhiều rủi ro khi Mỹ nâng lãi suất.
Một thập kỷ sau, mặc cho lãi suất của Mỹ tăng cao chóng mặt, nền kinh tế Indonesia vẫn tiến về phía trước.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia tăng trưởng 5,4% trong quý II, cao hơn nhiều so với dự báo. Tỷ lệ lạm phát vào tháng 8 chỉ là 4,7%, mức tương đối thấp so với toàn cầu. Rupiah là một trong những đồng tiền châu Á mạnh nhất trong năm nay. Đồng thời thị trường chứng khoán Indonesia liên tiếp phá kỷ lục.
Trái ngược với đa số các nước, thị trường chứng khoán Indonesia đang đi lên trong năm 2022.
Quốc đảo giàu tài nguyên nằm ở Đông Nam Á với 276 triệu dân đang hưởng lợi từ giá hàng hóa cao. Xuất khẩu hàng hóa tháng 8 tăng 30,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức kỷ lục 27,9 tỷ USD.
Nhiều thành công của Indonesia có sự đóng góp của Tổng thống Joko Widodo. Một cuộc thăm dò ý kiến của Indikator Politik Indonesia cho thấy 62,6% người dân nước này ủng hộ Tổng thống, giảm 10 điểm phần trăm so với trước khi trợ cấp nhiên liệu bị cắt. Tuy nhiên, ông Widodo vẫn là một trong những nhà lãnh đạo dân chủ được ủng hộ nhiều nhất.
Nền chính trị ổn định
Tổng thống Widodo ủng hộ các liên minh lớn, đưa cả đồng đội và đối thủ vào trong nội các của mình. Ông George Yeo, cựu Ngoại trưởng Singapore gọi chiến lược này là “dân chủ với dấu ấn Đảo Java”. Chính việc thành lập được một liên minh lớn đã dẫn đến sự ổn định như hiện nay của Indonesia.
Các nhà đầu tư cho rằng ổn định chính trị đã giúp đỡ nền kinh tế Indonesia. Với lạm phát tương đối thấp, ngân hàng trung ương nước này chỉ nâng lãi suất đúng một lần trong vòng 3 năm, vào hồi tháng 8, lên mức 3,75%.
Lạm phát Indonesia tương đối thấp so với các nước G20.
Các ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay, và xuất khẩu đang bùng nổ, không chỉ trong lĩnh vực hàng hóa. Chính sách cải cách toàn diện của Tổng thống Widodo đã nới lỏng các quy định về việc làm, thúc đẩy đầu tư nước ngoài.
“Indonesia đang xuất khẩu đủ loại mặt hàng, từ dệt may, quần áo, giày dép, máy móc, nội thất, điện tử và xe hơi … những thứ tạo ra công việc và thu nhập. Đây là năm thứ hai có tăng trưởng hai con số”, nhà phân tích Kevin O’Rourke nói.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cũng cảnh báo rằng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Indonesia, chẳng hạn như than và dầu cọ, vẫn “đóng vai trò quan trọng” trong thúc đẩy tăng trưởng.
Theo ông David Sumual, nhà kinh tế trưởng của Bank Central Asia, giá hàng hóa có thể sẽ giảm vào năm nay khi các nền kinh tế châu Âu tăng trưởng chậm lại. “Năm sau sẽ đầy thử thách”, ông nói. “Bởi vậy tôi đã hạ dự báo tăng trưởng xuống chỉ còn 5%”.
Theo nhà kinh tế trưởng khu vực Đông Nam Á của Oxford Economics, bà Priyanka Kishore, lạm phát có thể nhanh chóng chạm ngưỡng 8% vào tháng 10 khi trợ cấp nhiên liệu hết hiệu lực. “Ngân hàng trung ương đang chậm chân trong cuộc đua tăng lãi suất, và Indonesia sẽ phải thắt chặt nhiều hơn, nhanh hơn để giải quyết lạm phát”, bà nói.
Indonesia cũng đã đưa ra những hạn chế với một số loại hàng hóa, bao gồm cả thuế than và nickel (hay còn gọi là kền), khiến cho thị trường chao đảo. Nhưng đồng thời, những hạn chế này giúp phát triển lĩnh vực chế biến trong nước.
Lợi thế từ tài nguyên thiên nhiên
Một trong những thành tựu chính của Tổng thống Widodo chính là mở rộng hệ thống cơ sở hạ tầng của Indonesia, quốc gia có 17.000 hòn đảo, lên quy mô chưa từng có tiền lệ.
Chính phủ của ông đã xây dựng 2.042 km đường cao tốc trong 8 năm, so với 780 km trong vòng 40 năm trước đó. Indonesia cũng xây dựng thêm 16 sân bay, 18 cảng biển và 38 đập nước. Mặc dù một số dự án đã bị đội chi phí gấp nhiều lần, nhưng nhìn chung, bộ mặt của Indonesia đã thay đổi nhanh chóng.
Chính sách công nghiệp trọng tâm của Tổng thống Widodo trong nhiệm kỳ thứ hai là sử dụng nguồn tài nguyên nickel khổng lồ để tạo nên ngành công nghiệp xe điện trong nước. Vào năm 2020, chính phủ đã cấm xuất khẩu quặng nickel, buộc các công ty nước ngoài, bắt đầu phải tinh chế quặng ngay tại Indonesia.