Đến cả khả năng sử dụng vốn còn không tính được thì thôi khỏi phải nói mất công. Chi phí cơ hội là gì còn không biết nghĩ mà chán, như ông chắc ông mở quán ngay dưới tầng 1 nhà ông kinh doanh 1 tháng được 7 triệu chắc ông tính luôn 7 triệu đấy là tiền lời của ông luôn, người hiểu biết thì người ta sẽ nghĩ vứt tầng 1 cho người khác thuê được 5 triệu, mình đi làm việc khác cũng được 7 triệu, tổng lợi nhuận thu về sẽ được 12 triệu.
Cũng tăng được 9 lần như bác nói mà, cũng không phải quá ít đâu. Nếu người nào chơi cp hoặc mua đất theo kiểu lướt sóng giỏi thì hơn chứ ai mà không chuyên thì cứ mua đất như vậy cho an toàn.
9 lần còn ít, múc đất Hòa Lạc ở HN vào 2010 có khi x30 lần ấy bác. Chi phí cơ hội rõ ràng bị mất đi rất nhiều. Tiền mất giá thì BĐS mới tăng, chứ không phải tự nhiên BĐS tăng.
Đầu tư gì thì mỗi người một mảng phù hợp với khả năng, chúng ta đang tính cái có sẵn mà không tính đến hiệu quả đầu tư. Một chủ doanh nghiệp vốn hàng trăm tỉ đồng, nếu mua bất động sản và không quay vòng được thì họ vay lãi ăn hay như thế nào? Chưa kể người vốn to vốn nhỏ. Ông chủ doanh nghiệp chỉ có 4 tỉ, ông làm mảng buôn bán, vòng quay vốn 25 lần trong năm cũng tương đương ông có 100 tỉ, mỗi vòng quay vốn ông ấy lãi 5%, tính ra xem một năm ông ấy lợi nhuận bao nhiêu? So sánh vốn khập khiễng.
Giờ một ông nông dân có rau bán giá tốt, cả xóm bắt đầu đi trồng rau, tương lai giá sẽ giảm chứ không phải ngày mai sẽ giảm. Lấy tương lai giảm mà áp vào ngày mai ngày kia thì không phù hợp, rau trồng nhanh cũng phải 15 ngày. Ví dụ như thế, đừng lấy phần hồn nhát phần tính.
Cổ phiếu thì có dữ liệu lịch sử, mỗi nhịp hồi xem nó hồi được bao nhiêu? Giảm 50% cần 100% hồi mới huề vốn, mỗi lần giảm 50% thì đa số các mã nội tại cơ bản, giá tốt cũng hồi trên 30%, có mã thì trên 50%, có mã 100%, nên cần có sự quan sát để đưa ra hành động phù hợp.
So thị giá lại cũng không thể hiện gì. Sau 10 năm stb vẫn nguyên thị giá nói lỗ nói lãi đều phải có dẫn chứng. Phải xem trong thời gian đó stb có in thêm giấy, tỉ lệ in thêm là bn sau đó tính ra nav rồi so với gửi tk và tốc độ lạm phát.
Với kinh tế đầu tư, mức độ sinh lợi tối thiểu phải hơn lãi gửi tk
STB nó liên quan đến vấn đề nội tại doanh nghiệp, chuyện quá khứ mãi chưa giải quyết xong. Ở trên biểu đồ nó đã điều chỉnh theo các lần chia rồi nếu nó chia. Người mua ở đỉnh khác người mua ở đáy nên mang một cái xấu ra để so sánh cũng khó, nó chỉ đại diện cho việc xem xét nếu chúng ta lựa chọn sai thì sẽ ra sao?
Đầu tư gì cũng vậy, đều có rủi ro cả, rủi ro ít nhiều là do chiến lược mỗi người vạch ra và phù hợp với khả năng tài chính nữa, vay nợ hay không vay nợ và mỗi mảng lại có những ưu nhược điểm của mảng đó.
Nó không thần thánh quá đâu, chỉ là một yếu tố để xét cùng với các yếu tố khác, hành động giá mỗi phiên kế tiếp mạnh yếu như thế nào thì cách di chuyển của nó sẽ khác đi, MA ngắn hạn thì càng có độ sai lệch lớn, MA dài thì độ chính xác cao hơn.
Lãi giả lỗ thật, lãi sổ sách lỗ kinh tế.
Nếu ai muốn đầu tư theo trường phải giá trị phải rõ điều này.
Tôi vd ngành xd, nhà nước cho lãi định mức 6%. Đấu thầu phải chiết khấu giảm giá so với dự toán.
Chưa tính chi A, chi Gs.
Giả sử có được nguồn vl rẻ thì vào túi blđ cổ đông ko đc gì vì người ta sẽ lấy hóa đơn đủ theo hđ giao thầu.
Chưa kể bàn giao xong book doanh thu, ln trước nhưng cđt găm ko thanh toán tiền thì ln là ảo vì 3,5 năm sau đòi được tiền thì mất hết ln tài chính.
Ttck cũng vậy, đầu tư sai thời điểm là lỗ tài chính chứ 10 năm về bờ dù có lãi nhẹ cũng vẫn là lỗ tài chính và cũng chả ý nghĩa nếu mất đi cơ hội khác.
Cuối năm ngoái và đầu năm nay tôi có nói về thị trường đầu cơ.
2023 - 2024 sẽ là thời điểm tốt cho thị trường đầu tư.
Câu chuyện này thì nhiều rồi, ví dụ một tập đoàn nợ 10 nhà thầu, mỗi nhà thầu sau khi thanh toán giai đoạn, đến khi quyết toán bị nợ 10 tỉ, mỗi năm hành lên hành xuống giấy tờ nọ kia rồi trả mỗi năm 1 tỉ để lấy 1 tỉ đó lại phải chia chác, 10 năm trả xong nợ thì nhà thầu coi như mất hết lãi, âm vào vốn. Nó là cách chiếm dụng vốn. Ngược lại nhà thầu bị nợ rồi thì có những cách hành xử trong thi công làm giảm chất lượng, đôn giá lên khi thầu, quân xanh quân đỏ… Trong hoạt động thì nó còn nhiều cái khác nữa mà không tiện nói ra. Việc chuyên môn hay đầu tư ở mảng nào thì nên phân tích sâu ở mảng đó để đánh giá lựa chọn để sao cho sự lựa chọn ít sai nhất.
Cái góc nhìn dài hạn về thị trường sẽ khác nhìn ngắn hạn về các cú nảy hồi kĩ thuật. Ttck nó set game lớn uptrend như 2020-2021 mất 10 năm. Không dễ lặp lại vì nuôi 1 lứa cừu để có tiền đổ vào sòng hay quên đi các bài học đau đớn trong quá khứ. Người ta cứ nghĩ chỉ vài phiên là gom xong đủ hàng chúng đã phân phối ròng gần 2 năm. Tiền vào chợ ngày càng khó khăn, dân đầu cơ bị vét sạch, giờ kéo lên bán cho ai hay để đội bắt dao rơi vừa rồi chốt vào đầu.
Nam nghĩ thế này, nhắc nhở mọi người thì nên chọn khi thấy hưng phấn hoặc nó có những yếu tố kỹ thuật mình nhận diện được mức độ nguy hiểm sắp đến. Còn đến lúc nó có xác suất nhịp hồi thì nên khuyên mọi người có những quan sát, hành xử tốt nhất để bảo vệ tài khoản, chờ đợi thời cơ lấy lại sau. Hiện giờ chẳng có gì bấu vứu ngoài kỹ thuật, các yếu tố xấu thì tràn lan. Nhịp hồi nếu có cũng đang ở nhịp đầu, chưa nhận diện được cách đi sóng như thế nào, nhưng cơ bản vùng này có nhịp hồi là phù hợp với các yếu tố đã và sắp diễn ra. Còn yếu tố đột biến xấu thì khó có người biết trước được. Lạm phát Mỹ ra cũng có thể tính toán được mức họ sẽ tăng lãi suất, sau đó thì tháng 1 năm sau mới có quyết định tiếp sau khi theo dõi hơn 2 tháng sau khi tăng lãi suất vào 2/11.
Nhiều đối tượng xấu còn lợi dụng những lúc xấu để đánh lừa nhà đầu tư để vơ vét, như bạn nào đó nói về công ty nào đó thông báo FS mấy hôm trước, Nam nói không tin cơ sở FS mà chỉ tin phái sinh FS , đúng là hôm đó thị trường xanh mạnh và short giữ qua đêm đều đi cả.
VTP hay THM nó cũng chỉ là 1 góc của đa cấp tài chính bị lộ thôi.
Chúng không muốn bị đốt thì phải nhanh chóng hoàn kho tiền, và ts lỏng là cp là cách nhanh nhất.
Từ tháng 4, tháng 5 tôi có cảnh báo chúng sẽ rút ra trả nợ.
Sẽ khó và rất khó cho dòng tiền vì thanh khoản hệ thống mới là sống còn.
NHNN chỉ bơm hơn 100k tỏi để cải thiện thanh khoản là $ vọt lên.
Khó của Nam Cường
Đệch cụ! Cụ giỏi thật. Nếu nói về chi phí cơ hội thì thì cụ ăn được 9 lần. Nhưng với số tiền 200 tr thời đó nếu người trade chứng giỏi hoặc kinh doanh giỏi thì họ ăn gấp 10 gấp 100 lần cụ. Cụ vỗ ngực xưng tên 10 năm cụ ăn được 9 lần vậy cũng khoe??? Cơ với chả hội. Giỏi cái mồm như cái đít vịt
Tiền ít thì họ phân dòng ra đánh như nhịp ABC trước chẳng hạn. Có nhiều cách để họ xử lý và thường khi xử lý xong chúng ta mới biết, mới có các yếu tố tác động đánh xuống tiếp. Khi không thấy tiền vào thì họ đánh xuống để thu hút thêm lực tiền vào…
Tại thời điểm ls vay bank có 10-12%/năm mà có dn huy động tpdn lên 14-18%/năm.
Có mà buôn mai thúy mới trả được cái ls cắt cổ đó.
Vừa rồi bạn hướng dương nói về 1 bạn, tôi từng tranh luận với bạn đó khi giới thiệu tpdn bằng $ ls 10%/NĂM.
uống thuốc độc giải khát thì trả mấy về lòng đất.
Đa cấp tài chính khi gãy chuỗi ponzi rất khủng khiếp
Việc đó là lòng tham của nhà đầu tư thôi, ai có hiểu biết mà gặp vấn đề thì phân tích dẫn chứng cụ thể, còn quyết định như thế nào là của nhà đầu tư đó đọc và nhận định riêng của cá nhân họ. Vui cùng thì tốt, không vui cũng chẳng sao, cố gắng công tâm và bình tĩnh nhất có thể.