TỔNG QUAN VĨ MÔ THÁNG 8:
Số liệu vĩ mô tháng 8 tiếp tục cho thấy xu hướng hồi phục luân phiên:
1. Lạm phát giảm: CPI tháng 8 xóa đi phần nào lo ngại về tác động của cải cách tiền lương lên lạm phát, khi CPI ổn định so với tháng 7 (+0,0%). Nhờ vậy, chỉ số giá tiêu dùng ghi nhận mức tăng trưởng 3,45% svck, giảm từ mức 4,4% trong tháng 7 và lạm phát bình quân vẫn trong vùng kiểm soát (4,04% svck). Lạm phát cơ bản tương tự cũng hạ nhiệt so với tháng 7 (tăng 0,24%, so với mức 0,36% trong tháng 7).
2. Sản xuất : Chỉ số IIP ngành sản xuất tăng 9,5% svck (chế biến chế tạo: +10,6% svck), được xác nhận bởi i) Tăng trưởng xuất khẩu 14,5% svck với mức xuất siêu 19 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm, và ii) mức tăng của số lao động làm việc trong ngành công nghiệp (+4,5% svck). Tuy nhiên, hiệu ứng mức nền thấp sẽ không còn rõ rệt trong nửa cuối năm và so vậy tốc độ tăng trưởng trong ngành sản xuất được kỳ vọng sẽ hạ nhiệt dần.
3. Tiêu dùng: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chưa ghi nhận sự bứt phá trong tháng 8, khi tăng 7,9% svck và 8,5% cho 8 tháng đầu năm (tăng 5,3% nếu loại trừ yếu tố giá).
4. Đầu tư: FDI tiếp tục xu hướng tích cực (giải ngân tăng 8,0% svck), và trong khi giải ngân đầu tư công trong tháng 7 có sự cải thiện nhưng vẫn giảm 8,9% svck
KẾT LUẬN: Tăng trưởng GDP có khả năng vượt mục tiêu của chính phủ, và trọng tâm chính sách có thể tập trung hơn vào ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tiêu dùng nội địa. Đáng chú ý, NHNN gần đây đã phát những tín hiệu tích cực đối với việc điều hành chính sách tiền tệ khi áp lực tỷ giá hạ nhiệt