Thép chạy!

, ,

TRIỂN VỌNG NGÀNH THÉP TRONG NĂM 2024

1. GIÁ THÉP TRUNG QUỐC: TIẾP TỤC DUY TRÌ MẶT BẰNG GIÁ THẤP TỚI HẾT NỬA ĐẦU NĂM 2024

Kỳ vọng giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng giá thấp quanh 3,600-4,200 USD/Tấn như hiện nay cho tới ít nhất nửa đầu 2024 do

  • Nhu cầu thép chưa hồi phục do thị trường nhà ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu ấm lên với số nhà xây mới liên tục sụt giảm bởi nguồn vốn để phát triển dự án vẫn còn nhiều vướng mắc tại đây
  • Niềm tin người mua nhà tại Trung Quốc suy yếu và chưa có nhiều động lực để quay trở lại
  • Các chính sách hỗ trợ cho thị trường bất động sản cần thêm nhiều thời gian để thẩm thấu giúp thị trường hồi phục thực sự. VCBS cho rằng việc cắt giảm nguồn cung thép và các gói chính sách đưa ra của chính phủ sẽ chưa thể mang lại hiệu quả rõ ràng trong ngắn hạn.

Dựa theo chỉ số RMI (chỉ số BĐS Trung Quốc) vốn có tương quan khá sát với biến động giá thép, khả năng chu kỳ giá thép dò đáy ít nhất sẽ cần 6 tháng tới. Hiện nay RMI đang ở dưới mốc 100 (RMI ở mức 93.44 – thấp ngang khủng hoảng BĐS TQ năm 2014-2015) cho thấy ngành BĐS

=> Trung Quốc vẫn ở giai đoạn rất yếu. Quá trình hồi phục từ đáy thường mất từ 6 tháng tới 1 năm sau những chính sách kích thích của chính phủ.

2. GIÁ THÉP MỸ VÀ EU

Theo thống kê tương quan lịch sử, biến động xu hướng của giá thép Trung Quốc và giá thép EU, Mỹ có sự tương quan chặt chẽ.

Giá thép HRC tại Mỹ và EU thời gian gần đây có sự đầu cơ tăng giá mạnh mẽ trước những kỳ vọng hồi phục của nền kinh tế và những thông tin hỗ trợ từ Trung Quốc. Giá thép tại Trung Quốc khó có thể đi vào một xu hướng tăng trong nửa năm tới và gặp nhiều lực cản làm cho giá thép duy trì vùng giá thấp.

=> Vì vậy, việc đầu cơ giá thép tại Mỹ và EU có thể sẽ sớm kết thúc và giá thép HRC có thể sớm quay lại điều chỉnh trong bối cảnh nguồn cung thép giá rẻ tại Châu Á sẽ sớm bù đắp phần thiếu hụt tại 2 khu vực này.

3. GIÁ THÉP VIỆT NAM: GIÁ THÉP NỘI ĐỊA ĐÃ TẠO ĐÁY, SONG KHÓ TĂNG MẠNH

Giá thép thanh tại Việt Nam sau đà giảm liên tiếp đã đi ngang ở mốc 13,5 triệu đồng/tấn (thấp nhất) đã hồi phục nhẹ lên mức 14 triệu đồng/Tấn. Tình trạng này đến từ việc:

  • Áp lực giảm giá theo giá thép thế giới
  • Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có mức sụt giảm mạnh trong Q3/2023 làm các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy bán hàng tồn kho
  • Cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc. Ngoài ra, giá thép thanh trong nước hiện tại đã thấp ngang với giá Trung Quốc nhập khẩu nên tiềm năng giảm giá là không nhiều. Tuy nhiên, chu kỳ giá thép sẽ có biến động tương quan với giá thép Trung Quốc như đã nhận định ở phần trước đó và khó có thể tăng giá mạnh trong thời gian tới.

Giai đoạn vừa qua giá thép có sự hồi phục chủ yếu do những kỳ vọng ngắn hạn từ các gói chính sách của chính phủ Trung Quốc và giá đầu vào tăng cao. Kỳ vọng giá thép
thanh duy trì ở mức 14,000-15,000 triệu đồng/Tấn cho đến hết nửa đầu năm 2024 trước khi có những sóng tăng giá sau đó.

4. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU: NHU CẦU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU TIẾP TỤC TÍCH CỰC TRONG 2024

Theo dự báo của WSA (Hiệp hội Thép thế giới), nhu cầu tiêu thụ thép toàn thế giới trong năm 2023 hồi phục nhẹ ở mức 1.8% và tăng trưởng 1.9% vào năm 2024. Trong đó, sự hồi phục đáng kể ở đa phần các quốc gia như Châu Âu, Châu Á, Mỹ…. Quốc gia chiếm trọng số lớn nhất và thiếu động lực tăng trưởng trong 2024 là Trung Quốc với dự phóng tăng trưởng tiêu thụ thép chỉ ở mức 0%.

Nhu cầu nhập khẩu thép tại các quốc gia chủ lực như Mỹ, EU có tốc độ hồi phục tốt trong 9M.2023 tính từ đáy Q4.2022. Nhu cầu nhập khẩu được kỳ vọng có thể tiếp tục quán tính duy trì tích cực trong các quý tiếp theo trong bối cảnh chênh lệch giá bán nội địa EU và Mỹ và khu vực Châu Á đang ở mức cao.


5. SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ: KỲ VỌNG HỒI PHỤC

Đầu tư công tạo ra nhu cầu đối với thép. Năm 2023, giải ngân đầu tư công chậm tiến độ khá nhiều do. Kỳ vọng năm 2024, đầu tư công sẽ bứt phá bởi:

  • Giải ngân cho các dự án tồn đọng từ 2023 chuyển sang,
  • Gói kích thích kinh tế bổ sung của chính phủ. Tuy nhiên, chúng tôi cũng cần lưu ý, tỷ trọng của thép trong đầu tư công là không nhiều, bởi vậy đóng góp chưa thực sự đáng kể.

Ngành BĐS nội địa dần phục hồi là bệ đỡ cho nhu cầu ngành vào 2024.

  • Thị trường xây dựng BĐS (chiếm 60% nhu cầu thép) đang dần được tháo gỡ khó khăn nhờ những chính sách sửa đổi. Số dự án đang triển khai cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt tại miền Bắc và có sự phục hồi tại khu vực miền Nam => Điều này giúp cho nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng có thể hồi phục trong các quý tới. Điểm tiêu cực đến từ việc số dự án được cấp phép mới ngày càng suy giảm và ở mức rất thấp.

CỔ PHIẾU KHUYẾN NGHỊ

1. CTCP TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT (HPG):

1.1. KQKD Q3.2023:
Doanh thu thuần và lợi nhuận trong Q3.2022 của HPG cho thấy sự phục hồi so với cùng kỳ và quý liền trước.

Nguyên nhân chủ yếu tới từ:

  • Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép tăng trưởng 2% so với nền thấp cùng kỳ
  • Biên lợi nhuận phục hồi tới từ việc gia tăng hiệu suất hoạt động
  • Giảm mạnh lỗ tỷ giá so với cùng kỳ.

1.2. TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP: TIẾP TỤC CỦNG CỐ VỊ THẾ

Thị trường xây dựng nội địa kém khởi sắc là khó khăn lớn nhất. Tăng trưởng diện tích xây dựng tại Việt Nam được chúng tôi dự báo sẽ giảm tốc trong 2023 với mức tăng trưởng khoảng 2,4% - tương đương mức thấp năm 2020 khi xảy ra Covid-19, chủ yếu đến từ sự sụt giảm của nhóm xây dựng dự án nhà ở dân dụng vốn chiếm tới 2/3 sản lượng ngành.

Đánh giá cao khả năng HPG khó có thể mở lại các lò cao tại Dung Quất trong quý 1, thậm chí quý 2 bởi:

  • Tồn kho HRC tại Trung Quốc tiếp tục gia tăng đầu năm nay
  • Thị trường tôn mạ Việt Nam được dự báo tiếp tục khó khăn.

Áp lực từ tỷ giá giảm bớt. Nhìn chung, với những doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu với hàng tồn kho dự trữ lớn như HPG sẽ phát sinh chi phí chênh lệch tỷ giá khi đồng USD biến động mạnh trong thời gian ngắn. Chúng tôi cho rằng năm 2023 mặc dù VND tiếp tục trượt giá so với USD, song biến động mạnh trong 1-2 tháng như quý 4.2022 sẽ khó xảy ra. Theo đó, chúng tôi cho rằng lỗ chênh lệch tỷ giá sẽ không phát sinh lớn như năm 2022.

Khởi động lại mảng BĐS. HPG gần đây đã có những bước tái khởi động lại các dự án BĐS nhà ở với việc trúng 2 dự án đô thị tại Hưng Yên và Phú Thọ với tổng mức đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, chúng tôi dự báo năm 2025 mới là điểm rơi lợi nhuận đối với các dự án này.

2. CTCP TẬP ĐOÀN HOA SEN (HSG):

1.1. KQKD Q4.2022:

Doanh thu thuần và lợi nhuận của HSG trong Q4.2022 tụt dốc so với cùng kỳ với lợi nhuận âm quý thứ 2.

Nguyên nhân chủ yếu tới từ việc:

  • Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép sụt giảm mạnh 47% so với cùng kỳ, đặc biệt tại thị trường xuất khẩu
  • Giá bán giảm 12% so với cùng kỳ
  • Biên lợi nhuận sụt giảm do nhập lượng lớn hàng tồn kho giá cao ở đỉnh

1.2. TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP: THÁCH THỨC TRÊN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU

Sản lượng tiêu thụ của HSG được dự báo gặp nhiều khó khăn do

  • Các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU suy yếu trong môi trường lãi suất cao
  • Thị trường BĐS nội địa chưa cho thấy dấu hiệu hồi phục.

Dự báo sự phục hồi vào thời điểm cuối năm 2023 khi mặt bằng lãisuất có dấu hiệu điều chỉnh và thị trường bất động sản nội địa ấm dần lên.

Điểm sáng duy nhất là HSG đã giảm được hàng tồn kho xuống mức rất thấp, giảm thiểu áp lực trích lập dự phòng khi giá thép được dự báo có thể giảm tiếp.

Mảng nhựa tăng trưởng tích cực song không đáng kể. Giá hạt nhựa PVC duy trì ở mức thấp tạo điều kiện cho mảng nhựa tăng trưởng. Song mức đóng góp là chưa đáng kể so với mức sụt giảm của mảng tôn.

3. CTCP THÉP NAM KIM (NKG)

1.1. KQKD Q4.2022:

Doanh thu thuần và lợi nhuận trong Q4.2022 của HSG cho thấy con số rất tiêu cực. Nguyên nhân chủ yếu tới từ

  • Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép sụt giảm mạnh 40% so với cùng kỳ làm giảm hiệu quả kinh doanh
  • Giá bán giảm 9% so với cùng kỳ
  • Biên lợi nhuận sụt giảm do chi phí đầu vào tăng cao và lỗ tỷ giá trong nửa cuối năm.

1.2. TRIỂN VỌNG DOANH NGHIỆP: CHỊU TÁC ĐỘNG NHIỀU HƠN TỪ CHÂU ÂU. NỖ LỰC GIẢM HÀNG TỒN KHO

NKG tập trung xuất khẩu vào thị trường Mỹ và đặc biệt là Châu Âu, nơi có triển vọng kinh tế không mấy tích cực. Với tỷ trọng doanh thu cao vào châu Âu (lên tới 50%), chúng tôi cho rằng doanh số xuất khẩu của NKG sẽ chịu nhiều áp lực trong năm 2023.

Tuy nhiên, với việc được SMC hỗ trợ phân phối đầu ra, chúng tôi cho rằng sản lượng tiêu thụ nội địa của NKG có thể duy trì khá ổn định, tuy nhiên sẽ phải đánh đổi bằng biên lợi nhuận.

Tương tự HSG, NKG đã nỗ lực giảm mạnh hàng tồn kho nhằm tránh phải gia tăng trích lập trong năm nay khi giá thép tiếp tục giảm.

3 Likes

Nhu cầu thép toàn cầu được kỳ vọng sẽ tăng 3-4% trong năm 2024

Thép chạy rồi

Hôm nay bên mua đã theo kịp bên cung rồi

Screenshot Capture - 2024-05-15 - 13-16-23

Tín hiệu kỹ thuật đều tích cực đà tăng của HPG vẫn sẽ tiếp tục trong thời gian tới có thể vượt trên mức kháng cự 31.3

Dự án Dung Quất 2 của Tập đoàn Hoà Phát có thể hoạt động từ cuối năm nay

HPG dẫn đầu đà tăng nhóm thép

Sắc xanh lan toả trên toàn TT. Đặc biệt có HPG
Liệu có phá đỉnh được không cả nhà !! :thinking:

Break khỏi 31 là chạy tít thôi

Ad đã khuyến nghị HSG từ nền giá 20.5 hôm nay dòng tiền trên diện rộng đa phần các mã đều xanh. Ngành thép chạy nổi bật với HPG, HSG cũng không kém cạnh +~4%

không phải cứ break khỏi 31 là sẽ chạy. HPG chạy đơn giản là nội tại DN có câu chuyện + Tiềm năng ngành + kĩ thuật tốt
=> Thông qua những yếu tố đó mới cho ra kết luận là HPG sẽ chạy tốt trong tương lai hay không

1 Likes

Doanh nghiệp thép có nhiều động lực

  • Nhu cầu nội địa tăng nhờ đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và xây dựng dân dụng

  • Xuất khẩu sẽ là động lực tăng trưởng, nhu cầu thép toàn cầu dự kiến tăng

  • Giá nguyên vật liệu được dự báo giảm, giá thép được dự báo hồi phục

1 Likes