Thị trường Chứng khoán Mỹ và Việt Nam

  • TTCK Mỹ giảm mạnh phiên thứ Sáu, Nasdaq -0,39%, S&P 500 -0,16% trong khi DJIA +0,12% theo tuần. Số liệu CPI và Doanh số bán lẻ tháng 8 cho tín hiệu trái chiều về lạm phát; dù vậy vẫn không ảnh hưởng đến dự đoán về xác suất FED giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp 20/9 sắp tới.
  • Dầu Brent đi lên tuần thứ 3 liên tiếp, đạt ngưỡng cao nhất kể từ giữa tháng 11/2022.
  • TTCK Việt Nam có tuần biến động mạnh với 4/5 phiên dao động trong biên rộng. VNIndex không thể vượt qua mức 1.255 và đã lần đầu giảm điểm sau chuỗi tăng trưởng kéo dài, kết tuần tại 1.227,4 điểm.
  • Xu hướng tăng chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sức mạnh thu hẹp của các chỉ báo kỹ thuật cũng như thanh khoản cao vừa qua, tuy nhiên RSI và ADX thể hiện tín hiệu suy yếu ở khung biểu đồ trung hạn.
  • Theo đó, VN-Index sẽ tiếp tục dao động trong vùng 1.215 – 1.260 điểm trong tuần này trước khi hình thành xu hướng rõ ràng.
  • Nhận Định Thị Trường
    Thị trường trong ngắn hạn đang trong nhịp điều chỉnh thứ 2 quanh ngưỡng cản 1.250 điểm và diễn biến điều chỉnh và tạo nền có thể còn kéo dài và cần thiết để thị trường tích lũy nội lực cho nhịp tăng tiếp theo. Nhà đầu tư tiếp tục tận dụng biến động để tái cơ cấu danh mục, chỉ nên nắm giữ các cổ phiếu giữ được trạng thái tích cực và tránh các cổ phiếu đánh mất nền giá ngắn hạn.

Khoảng 1 triệu tỷ đồng “khẩu phần” tín dụng chờ bơm vào nền kinh tế Kỳ Phong - Theo Ngân hàng Nhà nước, trong 4 tháng cuối năm 2023, toàn hệ thống còn khoảng 9% để tăng trưởng tín dụng, tương đương khoảng 1 triệu tỷ đồng… Tăng trưởng tín dụng chật vật trong bối cảnh năng lực hấp thụ của nền kinh tế yếu. Tăng trưởng tín dụng chật vật trong bối cảnh năng lực hấp thụ của nền kinh tế yếu. Ngày 7/9/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì cuộc họp về giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Trình bày báo cáo tại cuộc họp, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho rằng chưa bao giờ công tác điều hành chính sách tiền tệ khó khăn như bây giờ. Dù Ngân hàng Nhà nước cùng với toàn hệ thống tín dụng liên tục tổ chức các hội nghị nhằm kết nối ngân hàng với doanh nghiệp trên toàn quốc, để lắng nghe ý kiến, rà soát, hoàn thiện thể chế pháp luật trong hoạt động cấp tín dụng; thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận tín dụng trong lĩnh vực bất động sản, các mặt hàng nông sản chủ lực (lúa gạo, thủy sản, cà phê); ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ; triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất; giảm lãi suất cho vay, đẩy mạnh công tác truyền thông… nhưng việc cung cấp tín dụng cho nền kinh tế vẫn khó khăn. “Lý do là doanh nghiệp không hấp thụ được vốn, không muốn vay, đây là vấn đề rất khó!”, ông Tú cho biết. Báo cáo cụ thể của Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến ngày 29/8/2023, tín dụng nền kinh tế đạt khoảng 12,56 triệu tỷ đồng, tăng 5,33% so với cuối năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,87%).