Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam: Từng Kiên Trì vs “Những Bậc Thềm 520-630, 900 -1050, 1100 -1300 và "Bậc Thềm" Tiếp Theo là......bao nhiêu cho năm 2028-2030”

, , , ,

"Quen mắt" với chỉ số VN-index 1100-1300 “Bậc Thềm Quen Thuộc” trong 5 năm qua, thậm trí cách đây 16 năm trước VN-index đã chạm tới mốc này trong đợt bong bóng chứng khoán của thị trường Việt Nam.
image
Chúng ta thường nghe về những sự phát triển vượt bậc, những con sóng thần của thị trường chứng khoán hay sự tăng trưởng “thần tốc”. Nhưng thực tế, không có gì có thể tăng trưởng vững vàng nếu thiếu sự kiên nhẫn, tích lũy, xây dựng nền tảng vững chắc và gặp thử thách rồi mới tăng trưởng. Thị trường chứng khoán Việt Nam, trong suốt 25 năm phát triển, đã chứng minh điều đó qua các giai đoạn thăng trầm, điều này chỉ làm nổi bật hơn nữa dấu ấn của những “bậc thềm phát triển” mà chúng ta đang xây dựng qua từng thời kỳ.

  • 2000-2005 rất ít người biết và quan tâm chứ không nói đến đầu tư chứng khoán vì đất nước ta khi đó còn nghèo, chỉ vừa mở cửa, tư tưởng chúng ta có thể nó là “mới hé chứ còn lâu mới mở”, chỉ số ở mức 144đ-300đ.
  • 2007-2008 là giai đoạn sơ khai, đầu tư theo trào lưu chiếm 99%, thị trường bùng nổ từ 500đ lên 1150đ mà thiếu nền tảng, dẫn đến cú sập vào năm 2008-2009 về mức 236 đ, khi đó 80% nhà đầu tư đã mãi mãi không thể gượng dậy được. Giảm điểm chỉ số từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất của thời kỳ này là -85%
  • 2010-2011 đánh dấu sự hồi phục mạnh mẽ - con sóng tăng này bắt đầu có câu chuyện rõ ràng hơn - bắt đầu có “chất xám” và đông đảo các doanh nghiệp hơn, chỉ số lúc này “dao động quen mắt tại 350đ-560đ” . Sau đó thị trường thoái trào kéo dài đến 2012-2013
  • 2014-2016, khi mà thị trường nằm ở mức đỉnh của 2011-2013, từ 480 - 640 điểm. lúc này thị trường tạo tâm lý nghi ngờ. Nếu bây giờ nhìn lại chúng ta đã có thể dễ dàng đánh giá được đó là thời kỳ hồi phục mạnh mẽ nhất của nền kinh tế “sau khi ốm dây”.
  • 2017-2018 chứng kiến một sự đột phá, khi thị trường tăng trưởng phi mã, nhà đầu tư chứng khoán bền vững đã gặt hái lợi nhuận từ những chiến lược đầu tư đúng đắn khi chỉ số lần đầu quay lại mốc 1100đ-1200đ từ mức 650 năm 2016. Giảm điểm chỉ số từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất của thời kỳ này là -45%
  • 2018-2020 là giai đoạn thoái trào tiếp theo, nhưng sự xuất hiện của Covid-19 lại mang đến một cú huých vô cùng mạnh mẽ cho thị trường khi chỉ số có lúc trở về mức 880đ
  • 2020-2022, thị trường tăng trưởng mạnh mẽ, vượt qua mốc 1500 điểm, chứng minh khả năng phục hồi mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam. Giảm điểm chỉ số từ mức cao nhất xuống mức thấp nhất của thời kỳ này là -30%
  • 2023-2024 là một giai đoạn dao động, từ 1100-1300 điểm, nhưng chúng ta lại đứng trước một cơ hội bùng nổ lớn trong tương lai.

Nhìn vào bức tranh thị trường 25 năm qua của dễ thấy sự trưởng thành của chỉ số, dù nhiều Cô Chú Anh Chị “châm biếm không sai”. VN-index mãi không lớn. Nhưng nếu nhìn vào các điều chỉnh sau này, sức khỏe, nhận thức của NĐT, thanh khoản, mức độ khủng hoảng thấp đi, gần đây chúng ta "xằng phẳng dùng tiền nội đỡ lượng hàng 85.000 tỷ “khối ngoại trả lại cổ phiếu”. Chúng tôi có thể khẳng định Thị trường đang mạnh mẽ và rất bản lĩnh so với 5 năm trước đây rồi. Chúng ta xứng đáng được “quen mắt với những bậc thềm chỉ số tiếp theo”

Bậc thềm tiếp theo 1500-1800đ – Cơ hội trong giai đoạn 2024-2026:

Trong năm 2024, chúng ta đang chứng kiến sự tái cấu trúc và định giá lại của thị trường. Mốc 1200-1300 điểm đang hình thành một “bậc thềm” vững chắc, là điểm tựa cho những đợt bùng nổ tiếp theo. Sự thoái vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này là cơ hội quý báu để các nhà đầu tư trong nước tích lũy cổ phiếu ở mức giá hợp lý, chuẩn bị cho sự tăng trưởng dài hạn.
image
P/E thị trường giảm trong khi giá không giảm cho thấy thu nhập của các DN niêm yết tăng trở lại lần đầu tiên trong 2 năm qua

Đặc biệt, sự hấp thụ mạnh mẽ lượng cổ phiếu trị giá lên đến 85.000 tỷ của nhà đầu tư nội địa đã cho thấy sức mạnh và sự trưởng thành của nền kinh tế trong nước. Chính điều này sẽ là động lực cho những “bậc thềm” tiếp theo, và trong vài năm nữa, tài sản này có thể đạt mức 200.000 tỷ. Khi bậc thềm mới hình thành tôi tin tưởng sẽ ở mức 1500-1800 trong thời gian đó.(dự kiến 3 năm tới 2027)

Thị trường chứng khoán không phải là nơi để tìm kiếm những cú nhảy vọt nhanh chóng, mà là một chặng đường dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và chiến lược đầu tư đúng đắn. Các nhà đầu tư chiến lược, những người hiểu rõ về những bậc thềm phát triển của thị trường, sẽ là những người thu hoạch lợi nhuận bền vững trong tương lai.

Hãy nhìn về tương lai của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 3 năm tới, nơi mà chúng ta có thể kỳ vọng vào một sự tăng trưởng mạnh mẽ từ nền tảng vững chắc. Thị trường sẽ có những bước đi từng bậc thềm, và chính chúng ta, những nhà đầu tư kiên trì, sẽ là người hưởng lợi từ những thành quả này.

Khó khăn hay cơ hội?

Những biến động ngắn hạn trong năm 2024 là điều không thể tránh khỏi, nhưng nếu nhìn xa hơn, chúng ta sẽ nhận ra đây là cơ hội để tích lũy cổ phiếu ở mức giá hợp lý và xây dựng chiến lược dài hạn. Đừng để những biến động ngắn hạn làm bạn phân tâm. Kiên nhẫn, kiên trì, và nhìn về tương lai sáng lạn của thị trường chứng khoán Việt Nam là chìa khóa để đầu tư thành công.

" Những năm vừa qua đã khẳng định một chân lý: Doanh nghiệp cơ bản tốt sẽ tỏa sáng khi thị trường hồi phục. Chúng tôi đặt niềm tin vào các cổ phiếu có nền tảng tài chính vững mạnh như PAN – với tốc độ tăng trưởng tài sản trung bình 18% mỗi năm, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng 20% mỗi năm. Những cổ phiếu từng tạo kỳ tích như VCS, PTB, CTD, KSB vào giai đoạn 2015-2017 đã chứng minh rằng: khi thị trường “ốm dậy,” các doanh nghiệp mid-cap cơ bản tốt sẽ tăng trưởng vượt bậc."

Niềm tin vào những cái tên tiêu biểu

Chúng tôi đặc biệt chú trọng những cổ phiếu:

  1. PAN: Tăng trưởng ổn định nhờ vào nền tảng kinh doanh bền vững.
  2. VLB, CTI: Sở hữu các mỏ đá lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ – trọng điểm đầu tư công trong 3 năm tới.
  3. VGI: Sau năm 2024 với kết quả kinh doanh ấn tượng, dự kiến sẽ bứt phá hơn khi các khoản dự phòng tại Myanmar đã hoàn tất.
  4. HHV: Gây tranh cãi nhưng vẫn duy trì được phong độ thi công vượt tiến độ. Cao tốc Bắc – Nam, đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn trị giá 20.400 tỷ đồng, dự kiến vượt tiến độ 8 tháng, tiếp tục khẳng định năng lực của doanh nghiệp.

Hãy cùng chờ đợi và chuẩn bị cho những “bậc thềm” phát triển tiếp theo. Cơ hội đang ở trước mắt chúng tôi và các bạn.

6 Likes

VNI là đứa trẻ không bao giờ lớn, hội chứng VN mình cũng kiên nhẫn phết

1 Likes

Mỗi thời kỳ mỗi nước có luật chứng khoán mỗi khác nhau. Thị trường Việt Nam ưu điểm là không đánh thuế thu nhập cao từ buôn bán cổ phiếu - chế độ ổn định - cũng có chất riêng của nó - ít thay đổi thì người cũ cũng bớt phải cập nhật, nhược điểm là khiến thanh khoản thị trường tại tài sản cơ sở lớn - ưu thế trong tay tạo lập nhiề.
Nhà đầu tư tay mơ cần học về kinh nghiệm nhiều hơn là chỉ đọc sách và kiến thức trường học từ thị trường tư bản!

1 Likes

Nếu chỉ nhìn chỉ số và AE mình so sánh với năm 2008 thì đúng là “không lớn”
Nhưng đi theo năm tháng thì mỗi chu kỳ thị trường đã trưởng thành hơn nhiều rồi đó bác
2014-2015 thị trương lớn hơn 2012-2014
2016-2018 thị trường chuyên nghiệp hơn 2014-2012 rất nhiều, thanh khoản bắt đầu cải thiện, dần xóa đi định kiến của người nghe về thị trường chứng khoán do những năm 2008 tạo ra.
2019-2020 thiệt hại của nhà đầu tư thấp hơn rất nhiều dù covid 19 diễn ra khiến chỉ số xuống thấp/
Nếu 2008 tỷ lệ đi bụi từ người tham gia vào thị trường chứng khoán là 98% thì đợt sụp đổ 2022 từ 15xx về 1000 tỷ lệ thời nay thấp hơn rất nhiều chỉ ở mức 5-10% và phần đông phục hồi lại “tài sản và tâm lý” chỉ sau mỗi 2 năm, cho thấy Nhà Đầu Tư và tạo lập thị trường đã “lớn và trưởng thành” lên nhiều rồi…

Nên tôi nghĩ nói VNindex không lớn thì không sai, nhưng thị trường, cách chơi, suy nghĩ, tài sản chứng khoán và cổ phiếu thì đang lớn nhanh như thổi đó bác! hiiii :grinning: :sweat_smile:

2 Likes

thị trường mình còn rất non đầu cơ là chính chúng ta không cần kỳ vọng nhiều :))

múc múc

1 Likes

giờ khác xưa nhiều lắm robot nhiều

1 Likes

hay quá a

1 Likes

thong tin huu ích

PAN Group – Câu chuyện của “ông trùm ‘khác’ của ông trùm tài chính” tiềm năng thị trường xuất khẩu.
Gửi lại AE về PAN (chủ đề thảo luận “vẫn còn sống”) cổ phiếu vẫn còn nhiều tiềm năng trong khi “bậc thềm mới của thị trường” hình thành.

giá cả vẫn “còn mát mẻ, dễ chịu”!

1 Likes

kaka, bro lướt được cứ lướt
Cái hay của thị trường gần đây là giá trị giao dịch mỗi phiên cũng gần tỷ USD rồi, đợt nào cao thì hơn tỷ USD
Còn nhớ hồi 2016-2015 thanh khoản toàn nói chuyện với nhau ở mức 2500 tỷ/phiên (cả hội trường hay diễn đàn nào đó lại lao xao)
Lại nhớ những giai đoạn giai đoạn trước đây, ngồi đọc sách của bọn “tây” nhiều chỗ không hiểu nổi, công cụ kỹ thuật chỉ có thể áp dụng MA. Vì thị trường có sản phẩm, thanh khoản, và có “kho đòn bẩy uy tín đủ đâu” mà áp dụng các chiến lược này chiến lược kia?
Bây giờ tại MBS - mỗi nhà đầu tư bắt đầu được cấp đòn bẩy 3:7 trên tài khoản cá nhân rồi đấy! Nhìn chung thị trường phát triển dần dần “từng bậc thềm”.

1 Likes

Robot tôi nghĩ là xu hướng rồi, khó tránh né mà cập nhật để làm quen thôi. AE giờ làm cái gì cũng bị bọn này theo dõi, đề xuất, tạo nội dung…

Nếu trước năm 2008 đặt lệnh bằng cơm(phiếu lệnh), năm 2012-2014 đặt lệnh bằng điện thoại, 2018-2022 đặt lệnh bằng app…2024 - 2026 tạo lập đặt lệnh bằng robot thì chắc 2026-2028 sẽ phổ cập đến cá nhân…

Quan trọng là xu hướng của thị trường sẽ ngày càng tăng trưởng về thanh khoản, tư duy và robot tôi cho rằng nó vẫn chỉ là công cụ thôi, tạo nên những “bậc thềm mới hơn và cao hơn” là điều quan trọng và không thể tránh khỏi. Ngành khác tôi không nói nhưng tại một thị trường như cổ phiếu và chứng khoán vẫn phải dựa trên doanh thu và lợi nhuận khả năng chiếm lĩnh thị phần thị trường cạnh tranh của các doanh nghiệp…

Nên AE ta cập nhật là cần thiết cơ mà vẫn phải tập trung vào doanh nghiệp, con người của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp, tài chính - lợi nhuận - doanh thu của doanh nghiệp mới là quan trọng nhất!

Kịch bản nào cho index cuối tuần này, đầu tuần sau.
Xong buổi sáng, ngồi chơi đợi chỉnh thôi.

Đánh giá tình hình thị trường hiện nay, gần Tết nên dòng tiền sẽ không vào mạnh và lan rộng, nên chú ý:

  1. Ngoại trừ nhóm ngân hàng năm nay sẽ chịu áp lực giải ngân cuối năm, khả năng cao sẽ tự tạo nhu cầu bằng mua chính ngân hàng mình, nên ngành ngân hàng chúng tôi rất đáng lưu tâm, ngoài ra chọn lựa nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ sẽ hợp lý hơn. Danh mục đáng chú ý thêm vào dự kiến là: **B
  2. Kịch bản thị trường trong 3 tháng cuối năm thường khá đặc biệt, vì bất khả kháng nên nhiều NĐT sẽ không thể quan tâm đến thị trường, ngược lại thị trường đoạn này thường dễ xuất hiện cơ hội “ngon ăn” hơn. Tết cổ truyền trở ra - lúc này tâm lý và vận thể cả nước đều lên, tâm lý hưng phấn, nên là lúc chúng ta canh bán chứ không còn “ngon ăn” nữa.
  3. Vùng dự kiến thị trường sẽ về 1250đ(±5) xác định đây là giai đoạn giải ngân có chọn lọc kỹ.
    image

hữu ích

Nếu áp thuế trên Lợi nhuận, thay vì áp thuế “đồng giá 0.1% giá trị bán”.
Sẽ là 1 bước tiến lớn góp phần thay đổi tư duy đầu tư chứng khoán tại Việt Nam.

Đừng vội ‘bắt đáy’ cổ phiếu ngành chứng khoán khi giá chưa điều chỉnh đủ sâu (20-30%). Chi phí cạnh tranh gia tăng, lợi nhuận ngành chứng khoán đang chịu áp lực nặng nề. Nhà đầu tư nên thận trọng hơn!

Vậy là chỉ số thị trường đang đi đúng hướng, với sự thiếu hụt dòng tiền trong giai đoạn nghỉ lễ này thị trường sẽ rất khó xảy ra khả năng chỉnh sâu hoặc tăng điểm quá mạnh.
Với sự tích cực của các cổ phiếu lớn như CTG BCM FPT HPG… chúng tôi dự báo rằng chỉ số sẽ tiếp tục “chậm dãi” hướng lên mốc 1300dd kéo theo “sự ngỡ ngàng và hoài nghi của các chứng sỹ 2024”. Đặc biệt trong thời gian 1 tháng tới là thời gian NDT tại Việt Nam sẽ chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán nhiều hơn và bớt sự tập trung đến thị trường, điều này sẽ làm giảm “sự đu bám”. Chính vì vậy nên chúng tôi tin tưởng vào kịch bản này sẽ xảy ra.

Trên thị trường những cổ phiếu của chúng tôi đều tăng tốt, và chúng tôi cũng đã hạ bớt tỷ trọng sau khi tận hưởng được thành quả từ những “vị thế mua trước đó của mình”. Và giờ chúng tôi “ăn nho” và vui vẻ dù thị trường có diễn biến thế nào "khi Tumb 47 lên nhậm chức.

Chúc Cả Nhà Giáng Sinh vui vẻ!

Các bạn nếu đầu tư một thời gian sẽ trải qua cảm giác la chúng t vừa bán xong thì cổ phiếu và thị trường chung tăng mạnh, vì sao?

  1. Khi bán xong thì chúng ta bớt ngóng trông cổ phiếu đó tăng điều này giống như cảm giác cùng “đọan đường như khi đi chúng ta thấy xa hơn khi đi về”. Đã chọn đúng doanh nghiệp tốt thì bớt lo lắng về thị trường, các động thái “quá đà” của thị trường xảy ra chúng ta cũng chỉ nên giảm tỷ trọng. Thời điểm này thị trường vẫn đang thấp hơn tiềm năng của nền kinh tế, chỉ cần để lại 30% tiền mặt chuẩn bị cho các cơ hội bất ngờ. (Gian đoạn này chúng tôi vẫn tích cực cơ cấu danh mục yếu kém cho Khách hàng mới đến với chúng tôi, lúc thị trường nghi ngờ là lúc mà giá cả phải chăng nhất)
  2. Lý do mà chúng ta bán đi là vì tạo lập và các nhà đầu tư lớn họ luôn chọn những thời điểm mà nhiều Nhà Đầu Tư bán hàng ra xong rồi, trong đó có chúng ta, tại những giai đoạn thị trường khù khoằm nhất để tạo những nhịp tăng điểm, ví dụ như Tết, ví dụ như Covid, hay nửa cuối của tháng cô hồn…

ngon

1 Likes