Thị trường giảm trước tết - cơ hội hay rủi ro

, , , ,

THỊ TRƯỜNG GIẢM TRƯỚC TẾT - CƠ HỘI HAY RỦI RO

Thị trường gần đây sụt giảm liên tục kèm với đó là thanh khoản rất thấp sinh ra một thị trường ảm đạm làm tâm lý nhà đầu tư cảm thấy chán nản, hơn hết nữa đây cũng là thời điểm rất cận kề với Tết Nguyên đán kéo theo tâm lý là nghỉ ăn Tết. Tuy rằng Vnindex giảm chỉ mới 3% nhưng đa phần các cổ phiếu đã giảm khá sâu từ 10-15%. Trước hết thì chúng ta phải hiểu rõ những lý do ảnh hưởng đến thị trường lúc này.

Thị trường trước Tết có gì:

• Trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán thì chúng ta phải thừa nhận việc tâm lý nghỉ ăn Tết là luôn có trên thị trường tạo nên thanh khoản rất thấp

• Rất gần với ngày ông Trump lên nhận chức Tổng Thống (theo thường lệ ngày 20/01 là ngày Tổng Thống Mỹ lên nhận chức sau khi thắng cử), càng làm gia tăng nổi lo là việc ông Trump sẽ đánh thuế lên Việt Nam như Trung Quốc với mức thuế là 60-100% vì Việt Nam cũng là một nước có thặng dư thương mại rất lớn đối với Mỹ chỉ sau Trung Quốc và Mexico (dữ liệu năm 2022).

• Dần dần hé lộ KQKD Q4 của các doanh nghiệp niêm yết, đến hiện tại thì chưa khả quan mấy

• Những dự báo rằng FED sẽ không hạ lãi suất vào cuộc họp tháng 1 này

  • Đánh giá về các vấn đề trên

• Thanh khoản thấp thị trường chán nản ảnh hưởng bởi tâm lý ‘Nghỉ Tết’

• Việt Nam hiện đã ký Đối tác Chiến lược Toàn diện với Mỹ trong chuyến thăm của ông Joe Biden vào ngày 10/9/2023, nên việc đánh thuế như vậy đối với Việt Nam khác nào ‘tự tạt nước vào mặt mình’, đồng thời khi Mỹ đã áp thuế Trung Quốc là quốc gia có lượng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ (số liệu năm 2022) trong khi đó nội tại của Mỹ hiện nay cũng chưa đủ mạnh nên nếu đánh thuế các nước nhập khẩu lớn thì việc giá cả tăng cao đồng thời sức tiêu dùng người dân chưa đủ mạnh thì sẽ là một rủi ro lớn cho Mỹ.

• KQKD Q4 sẽ có sự phân hóa khá lớn, cái gì tốt sẽ tiếp tục tốt còn cái gì xấu sẽ tiếp tục xấu. Chúng ta hoàn toàn có sự lựa chọn.

• Nhìn lại quá khứ một chút thì khi ông Trump lên nhận chức Tổng Thống Hoa Kỳ cũng là lúc chỉ số DXY đạt đỉnh, tìm hiểu bối cảnh lúc đó thì đó cũng là thời điểm FED bắt đầu tăng lãi suất, nhưng nhìn vào yếu tố nội tại Mỹ thì lúc đó cũng là lúc chưa giải quyết được vấn đề thâm hụt ngân sách, nợ công tăng khá cao làm dấy lên lo ngại về tác động dài hạn và đồng USD đã bị suy yếu phần nào, kèm theo đó là về ECB (Ngân hàng Trung Ương Châu Âu) mặc dù vẫn duy trì mặt bằng lãi suất thấp nhưng đã thu hẹp chương trình mua Trái phiếu và sự hồi phục trong nền kinh tế cũng giúp đồng EUR cải thiện giá trị hơn so với USD, đối với Nhật Bản cũng thế nền kinh tế có phần phục hồi tốt hơn so với Mỹ. Từ đó làm cho Chỉ số sức mạnh đồng USD tạo đỉnh và bắt đầu suy giảm mặc dù FED liền tục tăng lãi suất.