Thị trường hàng hóa

Để Mị nói cho mà nghe!

Điều kì quặc đang xảy ra : cả WTI và DJ đều tăng. Thời gian qua bộ đôi này đã li dị với nhau. Cái này tăng thì cái kia giảm. Thế nhưng đêm nay 7/7 chúng lại song hành. Mọi người cho rằng nguyên nhân là do số thất nghiệp của mĩ tăng trong tuần vừa rồi. Điều đó có thể là tín hiệu khiến FED sẽ hãm bớt đà tăng lãi suất. Đại vớ vỉn.

Thứ nhất là dự báo 230k, công bố là 235k đơn thất nghiệp mới. Con số chênh có 5000 đơn là quá nhỏ để gây ra mức biến động nhớn như thế ở cả DJ và WTI. Thứ 2 là tuần trước vướng ngày nghỉ lễ quốc khánh nên có hiện tượng dồn toa dữ liệu của 2 tuần gộp làm một. Tức dữ liệu tuần này đã bị bóp méo. Thứ 3 chúng ta tin hơn vào báo cáo việc làm sẽ được công bố vào đêm mai 8/7.

Túm váy lại: có mùi nhà cái động chân động tay vào chợ. Thôi thì để sáng mai xem media nói gì

2 Likes

Sao mà đoán chắc được, phận nhỏ lẻ mà đoán trúng được vài lần may mắn thôi, trúng nhiều thì đi chơi hàng hoá hơn chơi cổ

Để Mị nói cho mà nghe!

Vốn chúng ta ko coi trọng lắm dữ liệu thất nghiệp tuần này. Bởi thông lệ nước mĩ sau kì nghỉ quốc khánh thì hàng loạt nhà máy sẽ đại tu dây chuyền sản xuất để chuyển sang phục vụ mùa đông. Ngành ô tô,hàng gia dụng chẳng hạn. Để tiết kiệm chi phí thì bọn họ sẽ cho một phần lực lượng lao động nghỉ việc. Những người này nhanh chóng đi xin việc ở 2 nơi, mục đích là để đạt chỉ tiêu thất bại 2 lần khi tìm việc sau đó được lĩnh trợ cấp thất nghiệp. Chứ bọn họ đâu thực sự muốn đi làm ở chỗ mới.Vậy nên tuần này số thất nghiệp gia tăng là thành thông lệ. Thế nhưng nhà cái lại bơm thổi rằng điều đó sẽ khiến FED ngại ngần hơn trong việc tăng lãi suất, qua đó đẩy DJ lên. Sặc mùi lùa gà

2 Likes

Để Mị nói cho mà nghe!

Ở pic này chúng ta vẫn nói thị trường hiện có 2 đội. Đội do Bank of America cầm đầu chuyên bú FED , cho rằng phàm là FED nói gì làm gì cũng đúng. Đây là cánh “phàm là”. Băng đảng thứ 2 do Goldman Sachs phất cờ cho rằng FED đang quá diều hâu, cần phải gõ cho FED tỉnh táo lại. Đây là đội vẫn được gọi là “cảnh sát tình nguyện”. Lúc này bọn họ soi vào đâu? Nợ ngắn hạn và lợi suất trái phiếu 10 năm ạ.

Ngày 31/3/2022 nợ ngắn hạn dưới 1 năm của nước mĩ là 4890.50 tỏi trump. Đến 30/6/2022 con số này đã là 7366.80 trump. Đây quả là tốc độ tăng kinh hồn chưa từng thấy trong 70 năm qua.

Điều này nói lên cái gì? Rằng thời gian đếm ngược đến khủng hoảng có thể ngắn hơn rất nhiều chứ ko phải là 12-24 tháng như quen thuộc. Và đêm qua đám cảnh sát tình nguyện lại ra chân đạp túi bụi khiến lợi suất trái phiếu 10 năm vượt ngưỡng 3% ( tức mất giá).

Vậy cánh Goldman Sachs sợ gì và muốn gì? Bọn họ sợ rằng thị trường sẽ có biến trước khi FED kịp hoàn thành các bước trấn áp lạm phát của mình. Bọn họ muốn rằng FED nên thận trọng dừng các đợt tăng lãi suất, chớ có manh động.

Túm váy lại: rất có thể sau 15/7 chúng ta sẽ được chứng kiến cái gì đó trên chợ chứng

3 Likes

Hồi hộp quá, huyền nêu quan điểm cá nhân được không, sau 15/7 là gì, là sụp đổ hay bùng nổ?
Ps: Quan điểm của mình sắp có cái gì đó bùng nổ liên quan đến công nghệ, không biết nổ theo kiểu gì nhỉ???

1 Likes

Vni sao mợ fed thế thì vni sao

Thực ra giá hàng hoá, nhất là giá oil cực kỳ khó đoán, đúng được đôi lần là giỏi rồi.
Còn đúng hết chắc lên bàn thờ ngồi bóc chuối cả nải kakaka.

1 Likes

Đoán 100 lần mà đúng đc đôi lần thì có đc gọi là giỏi ko bác? Pic này hơn 400 com rồi đó

Phân tích-Báo cáo việc làm mạnh mẽ của Hoa Kỳ không làm dịu đi sự lo lắng ở Phố Wall

Nền kinh tế 7 giờ trước (08/07/2022 03:41 PM ET)
"NEW YORK (Reuters) - Một báo cáo việc làm tốt hơn mong đợi của Hoa Kỳ đã làm giảm bớt một số lo lắng về một cuộc suy thoái sắp xảy ra nhưng cũng củng cố trường hợp Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục tăng lãi suất mạnh mẽ, đe dọa thêm sự hỗn loạn đối với giá tài sản trong năm nay.

Hy vọng rằng một nền kinh tế suy yếu có thể thúc đẩy Fed giảm hoặc ngừng tăng lãi suất sớm hơn dự kiến ​​trước đó đã củng cố cổ phiếu và trái phiếu trong những ngày gần đây. Chỉ số S&P 500 đã phục hồi 6% so với mức thấp nhất trong tháng 6 trong khi lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm , tỷ lệ nghịch với giá, chạm mức thấp 2,75% trong tuần này."

Đêm qua đội cảnh sát tình nguyện của Goldman Sachs lại tiếp tục đạp giá trái phiếu xuống để ngăn chặn FED tăng lãi suất sau khi dữ liệu việc làm tốt hơn mong đợi được công bố. Lợi suất 10Y đã tăng lên đến 3.080%. Và điều này sẽ dẫn tới sự hỗn loạn trên 3 sàn DJ vào tuần sau trong bối cảnh CPI tháng 6 sắp được công bố vào ngày 13/6.

6 tháng đầu năm nay, đường sắt cao tốc ĐSCT của trung quốc vẫn lỗ tiếp 100 tỏi CNY ( 15 tỉ đô). Lượng hành khách cùng thời điểm là 1.995 tỉ người cũng ko cứu nổi mức lỗ ghê hồn như vậy. Đó là vì chi phí vận hành ĐSCT gồm: chi phí biến đổi trực tiếp như điện, lương, bảo trì. Loại tiếp theo là chi phí khấu hao và cuối cùng là trả lãi vay.

Tuyến ĐSCT dài 2000km cần nguồn vốn 120 tỏi CNY, mặc dù lãi suất ngân hàng trung quốc khá thấp ( áng chừng 2%/năm) thì khoản tiền lãi cũng ko nhỏ. Nếu gánh lãi suất >5% như ở VN thỉ ĐSCT chính là con nghiện trong nhà.

Do nhiều khi mỗi toa chỉ có một vài hành khách mà ĐSCT vẫn phải chạy nên trung quốc điều chỉnh mật độ chạy theo giờ . Và đặc biệt là điều chỉnh giá vé. Thời kì giá vé rẻ cố định đã qua, sau giai đoạn khuyến mại ĐSCT trung quốc bắt đầu chặt chém với việc nâng giá vé từ 1/7/2022. Chỉ qua một tuần mà các netizen ( giang cư mận) đã hỏi nhau sao đắt dữ vậy. Cụ thể là toa hạng nhất có mức 0.3366 CNY/người/km, toa hạng hai là 0.2805 CNY/người/km. Vậy nếu tàu để trống chỗ tới 50% thì sao?

1 Likes

Để Mị nói cho mà nghe!

Căn cứ bản phát hành H4.1 hôm qua của FED, trong tuần 4-8/7 FED đã hút về 19.6 tỏi trump chứng khoán. Đây đều là chứng khoán của chính phủ mĩ nên FED vãn chưa động tới danh mục đầu tư chứng khoán của mình. Khi nào FED xả khoản này ra thì DJ mới đổ dốc.

Đống thời đêm qua 8/7 FED cũng bơm ra chợ 28 tỏi trump thông qua đường RRP. Hậu quả là DJ ko biết đi đường nào, lúc tăng lúc giảm trong phiên 8/7. Nhưng tuần sau đã đến lượt báo cáo tài chính quí 2 của các mã cầm chịch rồi nên chúng ta ko cần để ý động thái này của FED tới DJ nữa.

Chúng ta đang trong thời buổi “tin tốt là tin xấu”. Tuần này thị trường dự báo ADP là 268k, kết quả có tới 381.000 việc làm mới được tạo ra. Thế là thị trường lăn ra ốm. Ko ốm sao được khi tỉ lệ thất nghiệp vẫn là 3.6%. Quá ít người thất nghiệp thì chi phí tuyển mộ phải tăng, kết quả là tuần vừa rồi mức lương tằng tới 5% có nghĩa là cao hơn 2% so với trung bình .

Điều đáng chết là ở chỗ: hàng hoá tăng thì còn có cơ giảm khiến lạm phát sẽ có cửa xuống. Thế nhưng lương tăng thì khác, đố ai dám giảm lương nếu ko có khủng hoảng. Tức lương tăng gây ra lạm phát vĩnh viễn.

Chính vì thế hôm thứ 5 7/7 tỉ lệ FED tăng 75 điểm vào tháng 9 mới chỉ là 15.5%, sau khi có dữ liệu việc làm thì xác suất này đã tăng gần gấp đôi lên 28%. Nếu FED thực sự tăng 150 điểm trong 2 phiên họp tiếp theo thì DJ lăn quay ra ốm nặng vì điều này chưa phản ánh vào giá. Và “tin tốt lại là tin xấu” như thế đó

Kinh, thế này thì lạm phát khó kiểm soát rồi

Để Mị nói cho mà nghe!

Kì hạn 31/8 mới là lúc cuộc chơi chính thức bắt đầu. Bởi vì vào ngày này các hỗ trợ đại dịch kết thúc. Điều đó có nghĩa là các sinh viên bắt đầu phải trả lãi và gốc của khoản vay 1500 tỏi trump. Vậy là mỗi năm có hơn 100 tỏi đuọc rút khỏi mảng tiêu dùng.

Tệ hại hơn, bắt đầu từ 1/9 các chủ nhà có thể trục xuất người thuê nhà nợ tiền thuê. Được biết tháng 4 có 28% số doanh nghiệp vừa và nhỏ ko trả được tiền thuê nhà, sang tháng 5 con số này đã tăng thành 33% và chúng ta đang chờ dữ liệu tháng 6. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuê hơn 50% lực lượng lao động nước mĩ, khi bọn họ phải tăng thêm chi phí giữa cơn bão lạm phát thì kết quả kinh doanh sẽ ra sao là điều khỏi cần phải bàn.

Vào lúc này, mùi thịt nướng lan toả khắp nước mĩ. Đương nhiên trong mùa nướng thịt thì tôm cá các loại cũng được bán chạy. Tuy nhiên 3 tháng 7, 8, 9 lại là giai đoạn hàng thuỷ sản nhập khẩu của mĩ chậm hẳn lại. Bởi vì các doanh nghiệp ưu tiên xả hàng từ kho đông lạnh hơn. Dù sao tiền điện đông lạnh vào lúc giá Henry Hub cao thế này cũng ko phải thứ rẻ rúng gì

Túm váy lại: đồ rằng kết quả quí 3 của khối thuỷ sản sẽ ko được như ý

P/S con trâu trắng

1 Likes

Để các bác hiểu rõ hơn cảnh sát tình nguyện là gì, cách thức hoạt động của nó em xin post lại topic cũ

Câu chuyện cuối tuần 59 (cũ)
Cảnh sát tính nguyện

Khi Wall Street (DJ) liên tục phá hết đỉnh lịch sử này tới đỉnh khác, khi thời gian tăng trưởng kinh tế mĩ cũng lập kỉ lục kéo dài mới, hàng loạt chuyên gia nhảy ra hô hoán :“Con bò này đã già rồi, nó sắp nghẻo rồi, suy thoái tới nơi rồi”. Có điều bọn họ đã quên nhìn tới hiện tượng chăn bò kiểu Úc. Đúng vậy, kinh tế Úc đã tăng trưởng suốt từ năm 1992 tới nay, ròng rã đến năm thứ 28 rồi. Ngay cả trong khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, thời bong bóng dot.com 2000 hay khủng hoảng tài chính 2008 thì kinh tế Úc vẫn tăng trưởng, cho dù là với tốc độ nhỏ hơn.

Vừa qua trung quốc tiến hành chống ô nhiễm khí hậu, điều đó mang đến 2 hiệu ứng cho kinh tế Úc là quặng sắt và khí đốt. Quặng sắt chiếm 34% xuất khẩu của Úc sang trung quốc. Do hàm lượng lưu huỳnh trong quặng sắt của Úc chỉ bằng 1/5 quặng trung quốc nên độ ô nhiễm chỉ là 1/5. Do đó các nhà máy sắt trung quốc muốn duy trì sản xuất mà không vi phạm luật môi trường thì chỉ còn cách nhập khẩu quặng Úc hay Brazil. Ngoài ra trung quốc cũng cần tăng lượng khí đốt nhập khẩu để sưởi ấm thay than nên càng cần tới nước Úc.

Với giá quặng sắt đang loanh quanh 100 trump/ tấn và mỏ khí đốt mới đưa vào khai thác, kự báo kinh tế Úc sẽ còn tăng trưởng ít nhất 5 năm nữa. Vậy là con bò của nước Úc sẽ còn sống khỏe đến tuổi 33 thậm chí cao hơn nữa. Vậy thì tại sao con bò phố Uôn lại phải chết già ở năm thứ 11 đây?

Chiến tranh thương mại thì đã sao? Đường cong lợi suất nghich đảo thì đã sao? Chả lẽ mr trump lại tự vác đá ghè chân mình khi đẩy thương chiến mĩ trung lên tới độ cao không có điểm dừng như vậy? Ở đây chúng ta phải nhìn thấy mấu chốt tác động tới cuộc chiến. Nếu ở trung quốc, giá nhà không bị đổ dốc là mọi người vẫn giữ được sự sung túc tương đối nào đó thì với người dân mĩ, miễn rằng DJ còn tăng là mọi người đều thấy ổn. Bởi vì người mĩ không có thói quen gửi tiết kiệm ngân hàng, trái lại họ mua cổ phiếu để có tiền dưỡng già nên cứ DJ tăng thì mọi chuyện vẫn ổn. Dưới thời mr trump, DJ tăng 60% từ 16.000 điểm lên 26.000 điểm thì tài khoản người dân mĩ vẫn tăng, vậy còn đòi hỏi gì nữa đây? Lại nữa, Media hô hoán hết cỡ rằng thương chiến sẽ móc túi người tiêu dùng, nhưng một năm áp thuế nhập khẩu 25% đã trôi qua mà lạm phát vẫn không sao chịu đạt mốc 2%, thậm chí có xu hướng còn giảm đi. Đây chính là thành quả lớn nhất của mr trump trong thương chiến. Đúng vậy, việc áp thuế đã mang lại một cục tiền lớn cho ngân khố mĩ mà lại không làm tăng lạm phát, vậy thì tội gì không đánh thuế tiếp.

Có điều trong khuôn khổ cuối tuần này, chúng ta không luận về thương chiến mà bàn về việc khác, đó là các thế lực tác động tới DJ. Dễ thấy nhất có 3 lực lượng tác động tới DJ: mr Market, tổng thống và FED. 3 lực lượng này tạo thành thế chân vạc, là cái kiềng 3 chân giữ cho nền kinh tế mĩ tăng trưởng. Có điều là mục đích của 3 thế lực này không phải lúc nào cũng đồng nhất. Bởi vì ngài thị trường và tổng thổng đều thích tăng trưởng, ngài thị trường là vì túi tiền của mình còn tổng thống là theo đuổi thành tích của bản thân. Còn với FED, tăng trưởng không phải mục đích cao nhất. Mục tiêu tối thượng của FED là đề phòng nền kinh tế rơi vào suy thoái và đảm bảo việc làm. FED sẵn lòng chấp nhận hạ thấp mục tiêu tăng trưởng đề ngăn ngừa mây đen suy thoái xuất hiện ở chân trời. Chính điều này khiến FED khác biệt với 2 thế lực kia, do đó hình thành cuộc đối đầu. “Hai đánh một chẳng chột cũng què”, để ngăn ngừa tình trạng này mà trên phố Uôn xuất hiện thành phần thứ tư : cảnh sát tình nguyện. Do đó cuộc đấu trở thành 2 đánh 2 , vậy là ổn.

Thực trạng nền chính trị mĩ cũng khá phù hợp với điều này. Bởi vì có 2 đảng Dân chủ hay Cộng hòa thay phiên nhau nắm quyền. Đảng Cộng hòa là của đám lái súng hay dầu mỏ, còn đảng Dân chủ là do các ông chủ tư bản kinh doanh hàng tiêu dùng, Hollywood hay thung lũng silicon chống lưng. Khi người của đảng Cộng hòa ngồi trong Nhà trắng, các ông trùm tư bản phe đảng Dân chủ sẵn lòng đứng ra gõ tổng thống và ngược lại. Tất nhiên cách gõ hiệu quả nhất mà không mắc tội phạm thượng khi quân chính là đạp DJ rơi xuống, qua đó đánh vào thành tích của tổng thống và làm ảnh hưởng tới triển vọng thắng lợi trong kì bầu cử tiếp theo. Lực lượng này được mọi người gọi là “cảnh sát tình nguyện”.

Có thể thấy thành phần của cảnh sát tình nguyện cũng ko phải cố định theo thời gian, tùy theo ai ngồi trong nhà trắng, tùy từng thời điểm mà lực lượng tập hợp những thành phần khác nhau. Nhưng cho đến năm 2016 thì đối tượng và mục đích của cảnh sát tình nguyện luôn không đổi : thi thoảng gõ cho tống thống vài cái, để ông ta biết điều đừng có làm gì quá đáng.

Năm 2016, mr trump ngồi vào nhà trắng. Vốn là ông trùm tư bản nên mr trump toàn làm những điều mà các ông trùm tư bản khác mong muốn. Nào là giảm thuế, nào là phàn nàn lãi suất cao, nào là đòi nới lỏng định lượng QE …, vậy là các cảnh sát tình nguyện rơi vào cảnh thất nghiệp. Không chịu ăn không ngồi rồi,cuối năm 2017 thì các cảnh sát tình nguyện đã tìm cho mình mục tiêu mới, đó là FED. Vậy là cuộc đấu 2 đánh 2 đã trở thành “tam anh chiến Lã Bố” trong truyền thuyết.

Cách mr trump hành hạ FED ra sao thì chúng ta đã rõ, ông ta bắn tweet. Từ chuyện phàn nàn lãi suất cao tới hăm he đòi thay chủ tịch FED, thậm chí gần đây còn phong làm kẻ thù khi hỏi bàn dân thiên thiên hạ xem giữa a Tập và chủ tịch FED ai là kẻ thù nguy hiểm hơn.

Còn việc mr Market đấu FED là chuyện thường ngày ở huyện. Đám đệ tử CEO ngân hàng hay các tập đoàn đa quốc gia đều gánh vác trọng trách mang lại lợi nhuận cho ông chủ đã thuê mình. Bọn họ chỉ lăm lăm đẩy lợi nhuận lên cao nhất, còn chuyện gì khác để nói sau. Chả thế mà mấy năm ngay trước khủng hoảng tài chính 2008 cũng chính là giai đoạn lợi nhuận ở Wall Street đạt mức cao nhất, tiền thưởng cuối năm dành cho broker phải tính theo triệu đô la.

Thế nhưng FED mặc dù cũng thích tăng trưởng, bọn họ lại gánh trọng trách phòng ngừa rủi ro, hãm phanh khi nền kinh tế trở nên quá nóng. Vậy là giữa FED và mr Market nảy sinh xung đột, thế là mr Market xắn váy quai cồng nhảy lambada mà đấu FED. Nào là bỏ tiền thuê media công kích đường lối của FED, nào là dọa nạt suy thoái khi FED muốn tăng lãi suất. Thế nhưng vũ khí mạnh nhất của mr Market chính là đạp cho DJ ngã lăn quay.

Có điều trong tay FED lại sở hữu hàng loạt chỉ số để bắt bệnh cho nền kinh tế như tăng trưởng GDP và việc làm, như lạm phát, như cán cân giữa đơn hàng dài hạn và ngắn hạn …., chỉ số DJ chỉ là một thành phần nho nhỏ trong đó. Vì thế đa phần FED khoanh tay mặc kệ cho mr Market cào mặt ăn vạ ra sao, chỉ trong những trường hợp nghiêm trọng như “thứ sáu đen”, “thứ ba đen tối” thì FED mới đứng ra trấn an thị trường.

Riêng đám “cảnh sát tình nguyện” xưa nay chuyên nhằm vào gõ tổng thống, cho nên thời điểm bọn họ ra tay là gần sát các kì bầu cử hay sau khi tổng thống ban hành chính sách nào đó. Còn ra mặt ứng phó lúc đang bàn bạc về thay đổi qui định chính sách thì đó là chuyện của mr Market .

Chỉ sau khi mr trump ngồi vào Nhà trắng, đám cảnh sát tình nguyện mới chuyển khẩu vị của mình sang FED. Thông thường trong đám cảnh sát tình nguyện đều có mặt của ngân hàng nào đó trong số top3 ngân hàng lớn nhất nước mĩ. Có thể nhận ra Bank of America cầm đầu đám cảnh sát tình nguyện ra tay đạp chợ DJ trong phiên 7/8/2019.

Lần 3 đánh 1 gần đây nhất là cuối năm 2018, khi đó DJ nhảy vực từ 26.000 điểm về 21.000 điểm, mất tiêu hơn 20% trong khi thất nghiệp thì giảm và tăng trưởng kinh tế vẫn khả quan. Vậy mà vẫn không ép được FED ngừng tăng lãi suất, thế nhưng cũng đánh sụp ý chí tăng lãi suất của các quan chức FED.

Lần các cảnh sát tình nguyện ra tay đơn đả độc đấu rõ rệt nhất với FED là hồi tháng 2/2018. Bọn họ ra tay theo kiểu sấm sét giữa trời quang, tự nhiên DJ bổ nhào gần 13% đúng như sách giáo khoa. Đợt đó đã khiến đà tăng của VNI bị gãy ở đỉnh 1200 khiến ối bác trong chúng ta khóc hận ngay trước tết Mậu Tuất.

Thông thường khi cảnh sát tình nguyện ra tay thường không kéo dài quá 5 phiên. Có rất nhiều điểm đặc trưng theo kiểu mặt rô dằn mặt, không thèm che dấu hay kiêng nể gì ai, quả là phong thái COCC “có biết ta là ai không”. Lần gần đây nhất là phiên 7/8/2019, các cảnh sát tình nguyện đã đạp cho DJ ngồi bệt. Thế nhưng ngay sau khi cảnh sát tình nguyện thu tay, chúng ta lại chứng kiến mr Market ra đòn, đạp cho DJ mất tiêu 800 điểm vào đêm thứ 5 tuần trước. Đây thực sự là xa luân chiến, bác nào để ý có thể nhận ra sự khác biệt trong chiêu số giữa cảnh sát tình nguyện và mr Market dù kết quả đều là DJ rớt thảm.

Món khoái khẩu của đám cảnh sát tình nguyện chính là lợi suất trái phiếu chính phủ mĩ kì hạn 10 năm. Mỗi tuần kho bạc mĩ thường đem ra đấu thầu 30-60 tỏi trump. Đám cảnh sát tình nguyện chỉ cần mua 1/3 đến một nửa số đó là đủ đè lãi suất xuống. Ai muốn mua trái phiếu kho bạc 10 năm trong tuần đó đành phải chấp nhận lãi suất thấp hơn. Với việc đè lợi suất kì hạn 10 năm phải nhảy vực, đám cảnh sát tình nguyện đã khiến đường cong lãi suất dẹt ra hay thậm chí bị đảo ngược ngắn hạn như hồi đầu tháng 8. Tất nhiên đến kì kho bạc mĩ bán trái phiếu trong tuần tiếp theo, nếu đám cảnh sát ko ra tay tiếp thì lợi suất kho bạc 10 năm lại phục hồi. Đó chính là nguyên nhân khiến tác động của đám cảnh sát tình nguyện thường không kéo dài quá 5 phiên. Thế nhưng chỉ cần lợi suất trái phiếu 10 năm bị sập là đủ rồi, việc sau đó là của mr Market.

Một trong những lí do khiến FED liên tục bị gõ là vừa rồi 4 cựu chủ tịch FED đồng kí thư liên danh gửi Mr trump, đề nghị giữ sự độc lập của FED. Giang hồ đang kháo nhau ầm ĩ : nếu FED đánh mất sự độc lập, dòng vốn sẽ tháo chạy khỏi nước mĩ. Chính vì thế mà vừa rồi mr trump phải xuống thang không áp thuế ngay từ ngày 1/9 và phải lui sang 15/12.

Túm váy lại : giang hồ đồn đại đúng sai chưa biết, nhưng kịch bản là FED không hạ lãi suất trong phiên họp tháng 9

Để Mị nói cho mà nghe!

Tuần tới sẽ có 2 nhân tố quan trọng. Đó là CPI tháng 6 của mĩ sẽ ảnh hưởng tới DJ và cuộc viếng thăm Trung Đông của Vừa Bí Vừa Đần ảnh hưởng tới giá dầu. Chúng ta đã có còm về việc tại sao 1 tháng qua chúng ta đạp giá dầu. Thực ra 1 con bé ngồi xó nhà làm sao đạp nổi WTI, nhưng đó là xu thế. Xu thế đã khiến WTI có lúc giảm 20% trong tháng 6, còn cổ phiếu dầu khí lao dốc mất tiêu 25% kể từ ngày 9/6. Điều đáng chết là với xu thế chung như vậy mà đám lùa gà dòng P lại hô hào các bác F0 đua dòng P để rồi đu đỉnh hay cắt lỗ. Đến như ẻm GAS cũng thường xuyên sắm vai ô sin đi lau sàn. Giờ thì tới DJ.

Trở lại chuyện cũ, tháng 10/2020 chúng ta có hô hào dòng than và tuyên bố cả 3 sàn VNI chỉ có 2 mã tuyệt đỉnh là L14 và HPG. Với việc phân bổ mỗi mã 30% tài khoản, đến tháng 10/2021 chúng ta bắt đầu chốt lời 2 mã này và chúng đã nhân 3 tài khoản. Số cổ phiếu còn lại trở thành lương khô ăn dần.

Sau đó chúng ta đứng ngoài thị trường với lời hứa chỉ khi nào VNI thủng 1200 thì mới quay lại. Kết quả chúng ta phải ngồi chơi suốt 7 tháng trời. Lúc đầu rất người chê cười chúng ta nhát, nhưng sau 7 tháng chúng ta còn nguyên khoản lãi và các bác vẫn mua mua bán bán suốt 7 tháng đó ra sao thì mọi người chắc đoán được. Dựa vào đâu chúng ta có quyết định đó? Ở trong topic này chúng ta đã có giải thik 1 phần, hôm nay xin nói rõ thêm 1 chút.

DJ tăng giảm phụ thuộc 3 yếu tố : QT hay QE, RRP và số dư dự trữ RB. Từ tháng 10 năm ngoái chúng ta đã nhận thấy nới lỏng thanh khoản QE sắp sửa bị repo ngược RRP vượt mặt. Tức trên thực tế là FED sắp rút tiền. Đó là lí do khiến chúng ta quyết định chốt lời để bảo vệ thành quả.

Về điểm số DJ thì các bác cứ xem lại nhận định về nó trong topic này để xem độ chính xác của nó. Sở dĩ đạt được tỉ lệ cao như vậy là phụ thuộc 2 yếu tố: RRP tác động đến T+. Tức repo qua đêm tác động ngay tới điểm số DJ trong phiên đó. Còn RB lại xác định xu hướng của DJ trong 15-20 ngày sau.

Từ đầu năm đến nay DJ liên tục trượt dốc vì bị FED rút về 2144 tỏi trump ( tính đến 8/7/2022) qua cửa RRP. Hơn nữa RB cũng liên tục giảm từ đỉnh 4275.806 tỏi vào ngày 8/12/2021 xuống còn 3223 vào ngày 8/7/2022. Điều đáng nói là RB đạt đỉnh vào ngày 8/12 thì DJ cũng đạt đỉnh vào ngày 3/1/2022 tức muộn chừng 20 ngày.

diễn biến RB trong năm 2022

Gần đây nhất RB tăng từ 3306 vào ngày 1/6 lên 3339 ngày 8/6. Vậy là tuần vừa rồi DJ có tăng cũng lấy gì làm lạ vì đủ chậm 20 ngày. Tuy nhiên từ 8/6 DJ lại giảm tới ngày 29/6 chỉ còn 3119 tỏi. Từ 29/6 tới 8/7 RB tăng lên thành 3223 tỏi vào ngày 8/7.

Vậy chúng ta có thể phiên dịch tín hiệu của RB thành DJ có xu thế giảm trong 2 tuần tới, chỉ đến tuần 25-29/7 nó mới tăng trở lại. Nếu như tuần tới mà ko có báo cáo thu nhập thì xu thế này sẽ đúng tới 90%, còn bị báo cáo tài chính làm nhiễu thì em cũng ko biết ạ.

Túm váy lại: trên Forbes, WST, Financial Time, Bloomberg, Bussiness Inside có rất nhiều thông tin hay ho đủ để chúng ta biết về xu thế DJ, WTI cũng như hàng hoá các loại. Hôm nay em chia sẻ tạm vài chi tiết, còn nhiều cái hay ho nữa. Tại sao các bác cứ phải nghe đám lùa gà dụ dỗ?

1 Likes

Đọc topic mà thấy kiến thức là đại dương vô tận , cám ơn bạn rất nhiều

Để Mị nói cho mà nghe!

Cập nhật tình hình than

Ảnh hưởng U cà mọi người nói nhiều rùi, chúng ta ko chém về nó nữa. Trước mắt có 2 nhân tố tác động giá than là thời tiết và sản xuất. Về thời tiết, ngày 26/6 Chiết Giang hết mưa, ngày 1/7 thượng hải tạnh ráo. Do đó giá than thế giới tăng từ 29/6 cũng ko có gì là lạ. Hiện nhiệt độ mới chỉ là 36-38 độ, đến 14/7 mới chính thức bước vào mùa nóng và nó kéo dài 40 ngày. Đây là giai đoạn nhu cầu than nhiệt tăng mạnh.

Hơn nữa, các nhà máy đang tăng tốc sản xuất nên nhu cầu điện lớn đòi hỏi nhà máy điện tăng công suất. Mặc dù khối này còn than tồn kho khá nhiều nên chưa có nhu cầu nhập thêm hàng, tuy nhiên bọn họ ko dám chờ đến tháng 9 lúc than rẻ hơn để mua. Dự là tuần cuối cùng của tháng 7 thì ngành điện cũng tham gia náo nhiệt.

Túm váy lại: giá than tăng đến 15/8

1 Likes

Hsbc sắp đc ăn 7 tỏi rồi kìa. Ngon lành quá, kể mà kèo 1 usd ăn 1.05 Eur thì kinh khủng hơn. Tỷ lên DXY lên 110 khá cao

Để Mị nói cho mà nghe!

Tuần này đến mùa báo cáo thu nhập. Hôm nay có mỗi Pepsi là đáng chú ý. Phải tới thứ 5 thứ 6 mới có mấy ngân hàng nhớn lên sân khấu. Sang tuần sau sẽ có các cánh chim đầu đàn của từng lĩnh vực tham gia náo nhiệt. Đếm qua FED lại rút về 20 tỏi nữa, khiến DJ Futures chìm trong sắc đỏ.

Lúc này xác xuất FED tăng 75 điểm đã là 95%, tăng 100 điểm là 4%. Còn tháng 9 thì chờ đêm nay. Thị trường đã nâng kịch bản CPI tháng 6 từ 8.7 lên 8.8%. Còn chúng ta vẫn là 8.9%. Thôi thì cùng chờ xem kịch vui

Để Mị nói cho mà nghe!

Có 1 tình huống kì quặc xảy ra. Nửa đầu năm đồng bằng Châu Giang và Dương Tử dính dịch cúm. Vậy là ngành sắt phía nam trung quốc phải tăng công suất để hỗ trợ GDP địa phương, điều đó khiến giá sắt giảm làm ngành thépnuowcs ta dính đòn theo. Trong khi đó phía bắc trung quốc ít tiếp xúc với bệnh dịch hơn thì lại giảm sản lượng. kết quả nửa đầu năm trung quốc giảm khối lượng sắt thép 30 triệu tấn.

Hiện mọi người đang chờ quota 2022 thế nào. Nếu chỉ cắt giảm 25 triệu tấn so với 2021 thì vô dụng vì đã bớt rồi. Nhưng nếu tiết chế đi 50 triệu tấn thì vô cùng có tác dụng. Bởi nó sẽ đè cả giá quặng sắt đầu vào lẫn nâng giá đầu ra.

Còn lúc này chúng ta thấy 1 màn vô cùng hài hước : cả làng đều khóc. Số là trong tháng 6 ngành sắt than lỗ 400 CNY/tấn. Khối luyện cốc cũng lỗ hơn 100 CNY/tấn. Sau khi giá than béo giảm 500 CNY/tấn thì đến lượt than béo cũng than lỗ 200 CNY/tấn, tức chả có ai lãi cả.

Rõ ràng đây là chiêu khóc cho người Úc xem. Bởi than cốc và sắt đều lỗ thì quặng sắt phải giảm xuóng để chia sẻ gánh nặng. Tất nhiên màn khóc lóc này được trình diễn trong bối cảnh lượng quặng tại cảng là 122 triệu tấn, cao hơn trung bình tới 10 triệu tấn nên giá quặng phải giảm.

Như vậy tuần đầu tháng 7 giá quặng sắt giảm 43 CNY/tấn so với tuần trước đó và bớt 125 CNY/tấn so với tháng trước. Còn than cốc giảm trung bình 22 CNY/tấn tính theo tuần và giảm 81 CNY/tấn so với tháng trước. Đây là tiền đề để tuần sau khối sắt thép trung quốc đi vào lãnh thổ dương. Còn bao giờ nó lan toả sang VN thì em ko biết ạ

Túm váy lại: mặc kệ màn hài kịch cả làng đều khóc đang được trình diễn, NBC lãi đậm

lúc nào bán thí chủ phải hô đấy nha.

1 Likes