Để Mị nói cho mà nghe!
Thị trường phân bón
Năm nay có nhiều nhân tố tác động đến thị trường phân bón như chiến tranh Ucraina, khủng hoảng năng lượng. Chúng ta thử điểm qua ảnh hưởng tới thị trường phân bón như thế nào.
1.Phân đạm:
Phân đạm được sản xuất từ khí tự nhiên và than đá. Cơ sở sản xuất phân tán khắp các quốc gia và khu vực. Các nơi xuất khẩu hàng đầu là Nga, EU, trung quốc, Qatar, Saudi chiếm tới 60% thị phần.Có thể thấy loại phân này chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ các tác động bên ngoài. Nga thì bị cấm vận, còn các cơ sở EU lần lượt đóng cửa dưới gánh nặng đầu vào quá cao, giá thành khí đốt còn lớn hơn cả giá phân đạm xuất xưởng.
Tiêu thụ phân đạm đạt đỉnh năm 2020 ở mức 114 triệu tấn, năm 2021 còn 112,8 triệu tấn. Năm 2022 do giá phân đạm tăng vọt nên nông dân giảm diện tích trồng trọt hoặc chuyển sang trồng họ đậu ko cần nhiều phân đạm. Dự kiến nhu cầu giảm tiếp 5.7 triệu tấn. Năm 2023 dự kiến tăng lên 113.4 triệu tấn và đến 2026 sẽ đạt 120 triệu tấn.
Thế nhưng đó là kịch bản lạc quan. Còn do giá phân đạm hiện quá cao nên kịch bản bị quan là tới năm 2020 nhu cầu chỉ đạt 114 triệu tấn. Điều đó khiến trong 5 năm tới chúng ta sẽ được thấy cung vượt cầu trong mảng phân bón khiến giá ure sẽ phải giảm dần. Đại khái nếu giá ure chỉ giảm 40% so với lúc này thì giám đốc các nhà máy phân đạm đã phải thắp hương tạ ơn tổ tiên 18 đời rồi. Bởi giá 500 trump/tấn tuy là giảm 40% so với bây giờ, nhưng vẫn là tăng 75% so với giá 280 của tháng 12/2020.
2.Phân kali
Nếu như phân đạm có thể sản suất ở khắp nơi thì phân Kali lại phụ thuộc nặng vào các quốc gia có mỏ. Do đó Nga, Belarus, Canada chiếm tới 70% thị trường xuất khẩu kali. Vì thế đây là loại phân bón chịu tác động nặng nề nhất từ lệnh cấm vận Nga. Đồng thời 80% sự tăng công suất của phân kali trong 10 năm tới do Nga đảm nhận. Rốt cuộc người mĩ đành nhẹ nhàng uỷ quyền cho Thổ Nhĩ Kì và Liên hợp quốc đàm phán để dỡ bỏ cấm vận phân bón của Nga vào tháng 7/2022.
Năm 2021 sản lượng kali là 43.2 triệu tấn tương tương 67.5 triệu tấn phân KCl. Năm 2022 sản lượng kali là 39.2 triệu tấn, 2023 tụt hoẵng xuống 34.1 triệu tấn do vẫn còn cấm vận Belarus. Do các mỏ mới ở Canada sớm nhất phải tới năm 2026 mới đi vào sản xuất nên người ta dự tính sản lượng kali tới năm 2026 chỉ phục hòi lên 43.2 triệu tấn tức 67.5 triệu tấn KCl tương đương với năm 2021.
Nhu cầu phân KCl năm 2022 là 64.2 triệu tấn, đến năm 2026 là 80 triệu tấn, CAGR đạt 5.7%, riêng Đông nam Á có CAGR còn cao hơn ở mức 6.9%. Tức là hụt cung phân kali hàng năm đạt tới con số 12.5 triệu tấn. Có thể thấy 5 năm tới mã nào có phân kali sẽ lên hương
3.Phân lân
Photphor là nguồn tài nguyên ko tái sinh được, dùng tới đâu là mất tới đó. Maroco chiếm hơn 70% trữ lượng apatit trên thế giới. Trung quốc tuy chỉ chiếm 4.5% apatit nhưng lại sản xuất hơn 50% lượng phân lân trên thế giới. Năm nơi xuất khẩu phân lân hàng đầu là trung quốc , Nga, EU, Maroco và mĩ. Do việc tăng công suất 5 năm tới hoàn toàn nằm ở châu Phi và Đông Á nên thị trường phân lân ko bị đe doạ bởi cấm vận.
Năm 2021 sản lượng phân lân là 50.7 triệu tấn, năm 2022 do giá năng lượng cao và chiến tranh nên chỉ còn 49.5 triệu tấn. Dự kiến năm 2026 sẽ tăng lên thành 52.7 triệu tấn.
Do apatit bị dính vào sản xuất pin xe điện nên giá phân lân trở nên quá cao, khiến nhu cầu giảm mạnh. Vì thế kịch bản giá phân lân sẽ phải đi kèm triển vọng thị trường pin LFP hay phốt pho vàng P4, cái đó để còm sau sẽ nói. Theo kịch bản lạc quan thì năm 2026 nhu cầu phân lân mới tăng lên bằng mức của năm 2021.