Thị trường hàng hóa

Bác bỏ bên otofun rồi à. Mấy ngày ni tìm bác

Bên đó xóa topic của em ko 1 lời giải thik, rất ko đàng hoàng. Viết mà để MOD xóa thì ở lại làm chi?

Giá oil tăng đã khiến các cơ sở lọc dầu ấm trà lâm vào cảnh lưỡng đầu thọ địch. Sản phẩm chủ lực là xăng và diesel bị nhà nước khống chế đầu ra. Sản phẩm hóa dầu là chuỗi polyolefin và glycol ethylene thì hạ nguồn vẫn chưa tăng giá theo kịp giá dầu thô. Do đó các ấm trà chỉ còn có thể cắt giảm sản lượng để hạn chế lỗ. Đồng thời, biện pháp tiết cung này sẽ dần dần ngấm vào hạ nguồn khiến giá các loại chất dẻo PP,PA,PE sẽ nhích dần lên. Ngoài ra các sản phẩm benzen, paraxylen, chất thơm, chất phủ, dung môi cũng giảm bớt lượng tồn kho. Nếu có cách nào nắm được lượng hàng tồn kho thì có thể vẽ ra kịch bản cho các mặt hàng này cũng như giá của cơ sở lọc hóa dầu

3 Likes

Giá khí TTF của châu Âu đang là 112 Euro/ MWh, giảm 11% so với tuần trước. Đó là vì Nga chưa cắt khí đốt. Tuy nhiên hôm 1-4 nước Nga đã gửi văn bản cho khách hàng thông báo phải mở tài khoản tiền ruble tại Gazprom bank, chuyển tiền vào đó thì mới được nhận khí đốt. Như thế khách mua khí đốt của Nga có mấy cách. Thứ nhất là chuyển vàng cho Nga để Nga bán ruble cho. Thứ 2 là xuất hàng sang Nga, chờ bán hết hàng thì dùng đồng ruble thu được đó mà mua khí đốt. Lúc này phương tây mới thấy hối tiếc vì đã ép đám Coca, Pepsi, KFC, McDonnald, Nike, Lui Vuiton, Mẹc, BMW … rút lui khỏi Nga. Nếu như đám đó vẫn còn bán hàng bình thường ở Nga thì Tây Âu đâu thiếu đồng ruble.

Vậy là châu Âu chỉ còn nước ngoan ngoãn mở tài khoản ruble rồi mua ruble do Gazprom bán. Khả năng nhớn là ngân hàng Nga này sẽ ko bán quá đắt, vỉ về lâu dài người Nga sẽ bán hàng bằng ruble nên ko muốn để nó có ấn tượng xấu. tuy nhiên trước nhu cầu lớn thì đồng ruble vẫn mạnh lên ở mức nào đó. Còn khi người Nga bắt mua lúa mì, ngô, kim loại bằng ruble thì có lẽ chúng ta sẽ thấy 1 đồng bạc xanh ăn dưới 50 ruble. Có điều đồng ruble đắt lên thì hàng xuất khẩu của Nga cũng khó cạnh tranh, cho nên ko loại trừ xuất hiện khả năng 2 tỉ giá.

Châu Âu ko còn cửa để mua khí từ nơi khác vì lí do rất đơn giản: gần như 100% khí đốt từ các nguồn khác được bán theo hợp đồng dài hạn, chỉ còn khí từ Nga và mĩ là chưa có khách hàng

Túm váy lại: chúng ta sẽ được chứng kiến giá khí bế giá oil lên mạnh theo từ sau 15/4

2 Likes

Lúc này đã 10 h sáng, nhưng thanh khoản sàn oil mới được 15 triệu thùng. Điều đó chứng tỏ mọi thứ đã trở lại bình thường, và giá oil cũng vậy. Mặc dù mĩ xả kho 180 triệu thùng, IEA chủ trì các nước khác bán tiếp 120 triệu thùng nữa. Thế nhưng tháo cống 300 triệu thùng mà chỉ đè giá oil được 2 phiên.

Tranh thủ 2 phiên đó, có lẽ City đã tháo chạy nốt khỏi các hợp đồng gần như CLK2, CLM2. Các tay chơi cũng đang dồn dần về hợp đồng xa như CLZ2, CLM3,CLZ3. Cuộc chơi ngày càng thú vị. Sau 2 tháng nữa, thỏa thuận ngừng bắn giữa Houthi và Saudi nhân dịp tháng Ramadan sẽ hết hạn. Lúc đó chúng ta thi thoảng lại thấy giá oil đi tàu lượn siêu tốc với những cuộc trao đổi tên lửa giữa 2 bên trong cuọc

4 Likes

Giá vàng tăng trong dài hạn với bản vị vàng của Nga.

Hôm 25/3 NHTW Nga tuyên bố mua vàng từ các ngân hàng Nga với giá 5000 ruble/gram. Theo tỉ giá 100 ruble/trump vào hôm đó thì giá vàng qui đổi là 1940 trump/oz. Đến 5/4 tỉ giá là 83 ruble/ 1 trump và khả năng rất nhớn sẽ thủng 80 về mức 75/1. Như thế giá mua vào của NHTW Nga sẽ thành 2500 trump/oz. Và mọi người sẽ hỏi Zelenski :sao mày ko thua đi để bon tao còn kiếm xèng

2 Likes

Giá oil ko thể tăng theo đường thẳng được, nó sẽ có lên có xuống. Tháng này kịch bản ban đầu của chúng ta là ngày 14/4 sẽ rơi 3%. Thế nhưng đêm qua nó đã tạm ứng cú rơi đó nên ngày 14/4 nếu WTI điều chỉnh thì sẽ ko đáng kể nữa.

Về cơ bản nước Nga ko thể áp dụng chế độ bản vị vàng ngay, mà mới sử dụng cho các ngân hàng nội địa. Nó có mấy lí do

-Hạn chế M2: chế độ bản vị vàng sẽ khiến NHTW ko dám bơm ra nhiều tiền để tránh tỉ giá thay đổi. Thế nhưng M2 của nước Nga năm 2008 là 222 ngàn tỉ ruble, đến năm 2021 đã là 666 ngàn tỉ ruble. Nếu hạn chế bơm tiền sẽ làm kinh tế suy sụp.

-Nga vẫn rén sát chiêu mà nước lạ hay dùng. Đó là gom cả đống tiền bản địa ko cho lưu thông. Khi ko thấy tiền về thì NHTW đành phải in tiên mới để giảm căng thẳng tăng lãi suất. Chỉ chờ có vậy đống tiền om kia lại tràn ra thị trường phá rối dẫn đến nền kinh tế bung bét, rồi media lại hô hoán “giải cứu ngân hàng, giải cứu bất động sản”

Tuy nhiên việc công bố mức mua vào 5000 ruble/oz vẫn có ý nghĩa. Hiện do NHTW Nga bị cắt khỏi hệ thống SWIPT nên chẳng có giao dịch ngoại hối nào cả. Do đó cũng sẽ ko có tỉ giá đổi tiền trên cơ sở cung cầu của thị trường. Như vậy dựa trên giá vàng thế giới và định mức mua vàng của NHTW Nga mà người ta có thể xác định tỉ giá hoán đổi ruble với đô la hay euro. Vàng tăng làm đồng ruble mạnh, vàng giảm thì ruble mất giá

Túm váy lại: Nga phi đô la hóa, cột đồng ruble vào vàng

3 Likes

Vào ngày 5/1/2022, cước phí trung bình thuê container tuyến Đông Á- châu Âu là 14.896 trump/con. Đến ngày 5/4 cước phí rớt xuống còn 11.434 trump/con ở chiều Đông Á –Châu Âu, còn chiều ngược lại từ châu Âu đi Đông Á chỉ có 1.021 trump/con. Tuy nhiên, do cuộc chiến Ucraina nổ ra ngày 24/2, đến giờ sắp được 2 tháng nên ảnh hưởng của nó mới bắt đầu ngấm vào mảng logistic khiến cước phí tăng. Dự báo năm 2022 này cước phí thuê bao dài hạn sẽ tăng gấp đôi. Nửa cuối tháng 4 hàng năm là rất quan trọng với logistic, bởi đó là thời điểm kí kết lại các hợp đồng dài hạn.

Chiến tranh đã đảo lộn chuỗi cung ứng châu Âu, đồng thời tình trạng thiếu tài xế khiến các lô hàng chất đống ở cảng. Rồi thì lượng lớn container được sử dụng làm chỗ ở cho người tị nạn.Cước quá thấp nên người ta ko muốn đưa vỏ container từ châu Âu về nữa.

Túm váy lại: tình trạng thiếu vỏ container còn kéo dài tới 2024-2025. HPG hưởng lợi

1 Likes

Trong giai đoạn 2017-2019 chúng ta đã chứng kiến hiện tượng vô cùng kì quái : giá dầu thì cứ giảm nhưng đám đá phiến lại liên tục tăng sản lượng dù giá thành hòa vốn của chúng cao ngất ngưởng. Ko phải shale oil muốn tăng sản lượng mà là vì bị ép buộc. Đám shale oil về cơ bản là tay ko bắt giặc, vay thật nhiều để tăng sản lượng.

Lúc giá có lãi thì ko sao, lúc giá lỗ mới lâm vào tình trạng thiếu tiền để trả lãi vay. Vậy là ngân hàng ép phải tăng sản lượng để có tiền trả lãi. Giá càng giảm thì càng phải hút nhiều dầu lên, càng nhiều dầu thì giá càng rơi và thế là lại tăng sản lượng tiếp. Cái vòng xoáy trôn ốc xuống vực đó đã khiến hàng trăm cti shale oil phải phá sản.

Tình trạng doanh nghiệp nuôi lợn bên trung quốc lúc này cũng vậy. Do đầu tư hàng trăm triệu CNY vào làm chuồng trại nên bọn họ phải nuôi nhiều lợn. Nhiều lợn thì giá càng rơi, vậy là bọn họ xoay sang nuôi lợn nái để ăn khúc lợn giống thôi nhằm chóng quay vòng vốn. Hàng loạt ông khôn lỏi như thế khiến đầu lợn nái tăng phi mã, tổng đàn lợn tăng theo. Kết quả là lụt thị trường nên giá thịt đi xuống bằng thang máy.

Được cái cứ bán mỗi con lợn lại lỗ 700 CNY ( hơn 2 triệu VNĐ) nên các hộ nông dân cá thể bắt đầu bỏ trống chuồng. Và đàn lợn sẽ từ từ giảm số lượng cho đến khi bắt đầu chu kì mới. Lúc này chính là đáy của giá lợn

Dầu 100 đô la có bền vững không?

Bởi Irina Slav - ngày 12 tháng 4 năm 2022, 6 giờ chiều theo CDT

Một câu nói phổ biến trong ngành công nghiệp dầu mỏ nói rằng cách chữa duy nhất cho giá dầu cao là giá dầu cao. Với một cuộc chiến ở châu Âu, nguồn cung toàn cầu eo hẹp sắp thắt chặt hơn nữa, tình trạng khóa cửa ở Trung Quốc và sự bất ổn kinh tế đầy rẫy, giá dầu cuối cùng có thể đã trở nên quá cao để có thể bền vững. Trong khi giá phục hồi phần nào vào thứ Ba, dầu thô Brent đầu tuần này lần đầu tiên giảm xuống dưới 100 USD trong nhiều tuần do lo ngại về nhu cầu của Trung Quốc đè nặng lên các tiêu chuẩn quốc tế. Và nó có thể trở nên tồi tệ hơn nếu sự lây lan của coronavirus tiếp tục, CNBC đưa tin , dẫn lời Andy Lipow từ Lipow and Associates.

Lúc này đã 4h chiều, thế nhưng thanh khoản sàn oil mới được nhõn 45 triệu thùng. Đúng là phiên chợ chiều. Thực ra vừa rồi nhỏ lẻ có xúm vào bắt dao rơi ở giá 100-101 với con số hơn 100 triệu thùng. Ko biết trong số đó đã bao nhiêu chạy thoát, bao nhiêu bị kẹt và bao nhiêu kiên quyết chờ đến cuối kì hạn hợp đồng CLK 2 mới chốt lời.

Còn tay to quyết đấu với nhau ở hợp đồng CLZ 2 và CLM 3 là chính. Tình trạng 2 phe ngân hàng vẫn ko thay đổi. Bên đội sọc có City Bank và Barklays. Còn phía Long thì đông hơn với Goldman Sachs, Bank of America BoA, 4 công ty kinh doanh dầu lớn nhất GVTG. City thì đưa ra con số WTI sẽ về 65, Goldman Sachs nói oil lên 140, thậm chí BoA còn nêu lên ngưỡng 150 trump/thùng. Vừa rồi có bác nào chắc làm ở quĩ ngàn tỏi đi theo City Bank nên xỏ nhầm giày bị bảng điện cho trượt vỏ chuối.

Túm váy lại: nhỏ lẻ diễn đàn oil chả coi mấy nguyên nhân oil tăng giảm mà media đưa ra có tí trọng lượng nào, toàn là bịp bợm vuốt đuôi bảng điện. Bọn họ chỉ nhìn vào FED. FED quay lại bơm tiền thì WTI vượt 150, FED tiếp tục lộ trình QT thì oil chỉ lên 125. Vậy là mọi người chỉ ngó sang bên khối phái sinh xem đội này cho đường cong lợi suất tăng hay giảm. Lúc nào chúng ta kể chi tiết hơn trong câu chuyện cuối tuần vậy

2 Likes

Giờ ông City còn bảo giá dầu về 65 sau khi Nga bị cấm vận thì ngáo à. Khách hàng nên rời bỏ cty này ngay lập tức. Oil vẫn cứ tăng còn P trong nc vẫn cứ giảm dù lần đầu tiên Pvd full việc.

Vừa rồi oil tăng liên tục 2 phiên vì tổng kết của IEA rằng kho dầu thế giới đã giảm suốt 14 tháng ròng. Ngoài ra IEA cũng ước lượng cấm vận đã khiến sản lượng Nga giảm 2 triệu thùng/ngày, sang đến tháng 5 sẽ giảm tới 3 triệu thùng/ngày. Nếu kể cả các nước khác là Iran, Kazachstan, Nigeria thì con số thiếu hụt có thể lên tới 5 triệu thùng/ngày. Với mức hụt cung như vậy thì việc xả kho dự trữ hoàn toàn vô nghĩa. Bởi vì chỉ cần hụt 1 tháng là mất cung 150 triệu thùng, hụt 45 ngày là cân bằng con số xả kho. Trong khi đó nước Nga vẫn bị cấm vận dài dài. Đồ rằng cuộc chiến sẽ còn kéo dài 2 năm cho tới khi Ucraina đầu hàng

1 Likes

Thực ra cuộc đấu giữa Goldman Sachs và City Group ko liên quan mấy tới giá oil trước mắt. Bởi vì City và Barclays đã nhận thua , chấp nhận lỗ 590 triệu trump để thanh lí vị thế ngắn hạn. Trận đấu này có tâm điểm là hợp đồng CLZ 2 và CLM 3. Với hợp đồng CLZ2 của tháng 12/2022 thì City cũng đã đóng bớt vị thế nên quyết chiến điểm sẽ là hợp đồng CLM 3 vào tháng 6/2023.

Điều thú vị là trận đấu này ko chỉ liên quan tới giá WTI mà chủ yếu là nhìn vào “bác sĩ lang băm FED”. City đưa ra mức giá WTI =65 là vì cho rằng bác sĩ lang băm FED sẽ khiến kinh tế mĩ rơi vào suy thoái quanh tháng 6/2023, đây là hậu quả lộ trình tăng lãi suất của FED. Do đó nhu cầu oil sẽ giảm và dư cung sẽ đè giá oil xuống.

Còn Goldman Sachs lại cho rằng sau mấy lần tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát thì FED sẽ lại nới lỏng định lượng và ngừng tăng lãi suất. Bơm tiền ra ắt khiến giá hàng hóa tăng, và WTI sẽ cầm cờ đi trước và chắc chắn sẽ cắm ở mốc 120. Còn có tới 150 hay ko là yếu tố Nhân Hòa tác động.

Túm váy lại: cho dù liên quan tới FED hay ko thì chúng ta vẫn tin rằng giá hàng hóa sẽ tiếp tục tăng. Bởi chu kì tăng giá hàng hóa này liên quan tới giai đoạn 10 năm mặt trời hoạt động với cường độ yếu. Đó là Thiên Thời

2 Likes

Ngày 9/3, hãng tình báo năng lượng Rystad đã đưa ra phép tính : trong trường hợp xấu nhất là dầu khí Nga bị cấm vận toàn diện thì WTI sẽ chạm tới con số 240. Vừa rồi EU đã bấm thời gian 120 ngày để cấm vận dầu Nga. Chúng ta chưa biết cụ thể lệnh cấm này sẽ khoanh vùng tới đâu. Nhưng người Nga chắc chắn sẽ tìm cách lách, chỉ chưa biết mức độ bảo đảm nguồn thu ra sao

2 Likes

Đúng là chợ chiều. Bây giờ đã 7h tối, vậy mà thanh khoản hợp đồng CLK2 mới chỉ 18 triệu thùng, còn volume hợp đồng CLM 2 đạt nhõn 55 triệu thùng. Cũng bởi vì đêm mai là phiên giao dịch cuối cùng của hợp đồng CLK 2 nên tay to vẫn đè giá oil ko cho tăng. Khả năng sớm thì sau 2h đêm mai WTI mới bật lên, thậm chí muộn thì đêm thứ 4 mới hết thời hạn đè giá.

Đó là kịch bản thuần tuý theo quan hệ cung cầu, còn nếu xuất hiện yếu tố bất ngờ thì ko tính. Có điều gần như các yếu tố bất ngờ đè giá oil đã hiên ra hết, giờ chỉ còn 2 là trung quốc lại phong tỏa nửa nước và kí thoả thuận Iran.

Túm váy lại: khi thanh khoản còn dồi dào thì có khi nhà cái tha bổng cho 50 triệu thùng cuối. Còn bây giờ thì 30 triệu thùng vẫn được tính “ mỡ muỗi cũng là thịt”

Giá ngô đêm qua đóng cửa ở mưc 8.07/thùng và đang trên con đường phá kỉ lục 8.13 trump/thùng được thiết lập ngày 8/3/2012. Sở dĩ có thể nói như vậy là vì chiến tranh khiến Ucraina giảm 40% diện tích trồng ngô. Giá phân bón cao cũng khiến người nông dân chuyển sang trồng đậu nành vốn là loại cây ít nhu cầu hơn với phân bón. Thời tiết mĩ vừa có đợt chịu lạnh nên nhiệt độ ấm lên của đất chậm hơn thường lệ khiến tốc độ gieo ngô giảm đi một nửa. Còn Nam Mĩ gặp vấn đề về hạn hán nên sản lượng ngô ko như kì vọng.

Đêm qua thanh khoản hợp đồng CLK 2 đạt mức 78 triệu thùng. Như vậy tay to thành công vớt được 50 triệu thùng, coi như kiếm được hơn 200 triệu trump/phiên. Quả là ko tệ. Chỉ còn hơn 20 triệu thùng của hợp đồng CLK 2 kiên trì chờ đến hạn của Ngày Lăn Chốt. Media thì nói rằng do IEA bơm tin gì đó về kinh tế chậm phát triển làm WTI sụp hố. Thế nhưng việc lên tiếng đúng vào lúc cần đè giá cho thấy tổ chức năng lượng thế giới IEA giờ ko chỉ là con điếm chính trị mà còn đóng vai mõ làng, là cái loa cho đám tài phiệt phương tây.

Túm váy lại: đè giá tát ao xong thì giá oil tăng

Quả bom trái phiếu Bds của e phát nổ rồi kìa. Công tôn dự về được bao nhiêu em?

Juve đã tuyển đủ quân đâu mà vẽ kịch bản anh ơi, các cầu thủ chủ chốt vẫn chưa gia nhập đội hình đâu. Nhưng dù sao hôm thứ 3 em cũng giải ngân 10% rồi. Nếu thấy lại tuyển thêm quân thì em quăng dép, còn như ko kí hợp đồng mới thì kiếm được 50%. Giờ xem danh mục của Nam Tào Bắc Đẩu mà sợ lúc điểm danh nhắm, hi vọng mấy vị táo quân ấy đánh mất tờ sớ

1 Likes

Nay a mới giải ngân. Hi vọng có tí cháo =))

1 Likes

Lót gạch hihi

1 Likes

Đêm qua mr Powell ra điều trần trước quốc hội với hình thái diều hâu khi đòi tăng lãi suất lên 50 điểm trong phiên họp ngày 3-4/5 của FOMC. Điều đó đã khiến DJ lập tức quay đầu sa hố và oil cũng ko ngoại lệ. Đội Long WTI đã chấp nhận hình thức tự trừng phạt khi ko ủn giá lên nữa. Mục tiêu rất đơn giản : để giá oil thấp vài ngày, sau đó nó lan toả sang các mặt hàng khác khiến kìm hãm đà tăng của hàng hoá lẫn dịch vụ trước phiên họp. Qua đó tạo ấn tượng CPI tháng 3 đã đật đỉnh nên FED ko nhất thiết phải tăng tốc nâng lãi suất lên nữa.

Túm váy lại: sang tuần thì WTI lại tăng. Chả lẽ mâm bát đã sẵn sàng, món ngon được dọn lên mà ko ăn thì ngại chết đi được

2 Likes