Chỉ là đi theo khoai tây thôi bác ơi. Còn mấy anh lái nhà ta chơi khét lẹt nhắm, em ko chịu thấu.
Đợt nắng nóng khủng khiếp ở Nam Á khiến Ấn độ ngừng xuất khẩu lúa mì đẩy giá mặt hàng này phá đỉnh lịch sử. Về khía cạnh khác, nhu cầu điều hoà tăng vọt cũng khiến ngành điện Ấn độ đối mặt với khủng hoảng 6 năm đã đẩy giá than thế giới đi tìm kiếm đỉnh lịch sử mới.
Để đảm bảo điện, một mặt hôm qua 21/5 chính phủ Ấn độ tuyên bố các nhà máy điện sử dụng than nhập khảu sẽ ko chịu trách nhiệm phá sản, coi như là gián tiếp kí bảo lãnh để nhập khẩu thêm than. Mặt khác ngành đường sắt ưu tiên chở than đến các nhà máy điện, cắt bỏ các chuyến tàu hàng khác ở mức tối đa. Bởi vì hôm qua đã có 3 bang phải cắt điện luân phiên giữa lò lửa mùa hè.
Còn ở trung quốc, hôm thứ 6 tuyến Đại Tần đã bảo dưỡng xong và trưa qua 21/5 bắt đầu vận hành bình thường. Điều đó khiến giá than sàn thượng hải giảm trong phiên thứ 6.Nhưng mức giảm chỉ có 0.05%, bởi mọi người hi vọng sau khi các thành phố mở cửa trở lại trong tháng 6 thì nhu cầu than sẽ tăng vọt. Hiện dự trữ than ở các nhà máy điện ven biển đủ cho 19 ngày, ko cao cũng ko thấp. Bãi than ở cảng Bột Hải, Cao Phi Điện, Kinh Đường, Tần Hoàng Đảo đang tăng. Về cơ bản giá than trung quốc còn dư địa để tăng, cái mọi người chờ là dịch bệnh giảm bớt để các nhà máy mở cửa trở lại.
Túm váy lại: chúng ta sẽ thấy giá than thế giới liên tiếp lập kỉ lục mới trong tháng 6
Xuống thì xuống hẳn 29000 chứ 30k nó chênh vênh lắm cũng ko phải ngưỡng hỗ trợ mạnh gì. Mà e cũng chỉ căn cứ DJ nó đang xuống và còn biên độ xuống mạnh nên VNI muốn tạo đáy ngược trend dòng tiền nó ko ủng hộ đâu. Tiền lớn rút ra khỏi xới rồi
Bác hỏi hay. Chính quyền Morison vừa thất cử vì quá ủng hộ ngành than, ko chú ý môi trường nên phải gánh tội sau khi các bang liên tiếp chịu hoả hoạn và lũ lụt. Chính quyền mới sẽ kiềm chế chặt chẽ hơn nữa với việc khai thác nhiên liệu hoá thạch nói riêng và ngành mỏ nói chung của Úc. Tác động lên giá tới đâu thì chúng ta còn chờ văn bản cụ thể đã.
Ngày 22/5, chính phủ Ấn độ bất ngờ thông báo tăng giá quặng sắt và bauxite lên 45-50% tuỳ theo mặt hàng. Quặng sắt XK của Ấn độ chủ yếu là loại từ 58% trở xuống nên đương nhiên trước hết chúng cũng sẽ ảnh hưởng tới chủng loại này, sau đó mới nâng cả mặt bằng quặng sắt nói chung. Đồng thời thuế xuất xuất khẩu thép cán nóng cán nguội và thép cuộn trên 600 mm cũng tăng từ 0 lên 15%.
Hợp đồng tương lai quặng sắt sàn thượng hải đã tăng từ 511 CNY/tấn vào tháng 11/2021 lên tới 843 CNY/tấn hiện nay. Vậy là nó sẽ còn tăng nữa dưới ảnh hưởng lệnh cấm của Ấn độ. Do đó sự cạnh tranh của sắt thép trung quốc xuất khẩu sẽ giảm bớt.
Đến lúc này chúng ta mới biết các nhà máy điẹn than Ấn độ chỉ còn hàng đủ chạy 6 ngày , trong khi theo qui định chung thì phải trữ cho 24 ngày. Thảo nào chính phủ Ấn độ đột nhiên cho các nhà máy điện than có nguồn nguyên liệu nhạp khẩu được miễn án vỡ nợ. Cứ có điện hết mức thì khỏi lo phá sản dù nợ tới đâu
Bác đọc chart mà không thấy chúng nó lái theo quy luật à? Rồi tử đó mà quy ra theo ngành của từng sàn (từng nước) rồi đánh. Ngành nào, stock nào thì lại là kỹ nghệ rồi Vứt media đi, tất cả là chim lợn hết. Tôi theo H từ otof sang đây vì thấy phân tích về mảng mining có lý nên đọc…chứ không biết và không chơi sàn VN.
Năm 2021 sản lượng thép trung quốc là 1.032,79 triệu tấn, bình quân 86.07 triệu tấn/tháng. Quí 1 2022 sản lượng bình quân 82.085 triệu tấn /tháng, giảm 5% so với cùng kì năm trước. Để đạt mục tiêu giảm 30 triệu tấn năm nay thì quí 2 và 3 còn phải giảm tiếp, sang quí 4 mới tăng sản lượng được.
Trong khi đó Ucraina xuất khảu mỗi năm 44 triệu tấn quặng, chiến tranh đã khiến nguồn cung này bị mất đi. Ấn độ cấm xuất khẩu nữa càng khiến hụt cung. Về phía 4 chị em thì Vale năm nay giảm sản lượng 30 triệu tấn sau sự cố vỡ đập năm ngoái.Rio Tinto, Biliton và Fortescue đều ko tăng sản lượng.
Túm váy lại: năm nay quặng sắt tiếp tục hụt cung, giá ko giảm
E chưa tính đến cầu à? Cung giảm nhưng Lạm phát khiến mọi thứ hàng hoá đều tăng giá nên các dự án sẽ bị Delay hoặc phải đợi điều chỉnh giá chứ dẫn đến hụt cầu. Hôm qua a Long có nói trong cuộc họp là tình hình quý 2,3 sẽ thấy rõ ràng ngành thép đang gặp khó, mà a nghĩ a Long ko biết nói đùa hay chiêu trò gì.
A Long khôn bỏ xừ, nhè đúng lúc đáy để thốt ra câu đó. Ở trên em chỉ nói tới quặng. Còn phân tích nhu cầu thép theo các nhóm chính như xây dựng, cong nghiệp, ô tô, hàng gia dụng … thì dài nhắm. Có đến 3 câu chiện cuối tuần mới kể hết được
Vì sao vừa rồi DIG, CEO đổ dốc như thế?
Có 1 nguyên lí khá đơn giản trên thị trường chứng khoán mà khoai tây rất hay áp dụng, và chúng ta cũng chỉ đơn giản là bám theo khoai tây mà thôi. Nguyên lí ấy nói gì? Khi sự chênh lệch giữa nhóm ngành tốt nhất và xấu nhất vượt 1 ngưỡng nào đó thì bắt đầu bấm đồng hồ. Sau 3 tháng kể từ lúc đó nhóm ngành xấu nhất sẽ vươn lên khả dĩ hơn nhóm ngành tốt nhất lúc trước. Cụ thể ở đây DIG đạt đỉnh 11/1, CEO là 07/1, L14 là 12/1. Do đó tháng 4 chính là thời điểm tệ hại nhất với bộ 3 trên, chim nhợn bay rợp trời.Cho dù ko có vụ Him Lam xả hàng thì cũng sẽ có lí do khác để các cồ trên phải uốn cong.
Sau 6 tháng tới lượt nhóm ngành xấu nhất ban đầu đạt đỉnh và đi đến điểm uốn. Đó là nhóm ngành nào thì các bác tự tìm hiểu, em ko muốn gây khó dễ cho họ. Và rồi sau 12 tháng thì mọi thứ trở lại trật tự ban đầu. Nhóm tốt nhất lại chễm trệ trên đỉnh, nhóm xấu nhất thì lặn hụp dưới đáy. Chu kì này hay được media giải thích bằng cụm từ chốt lời, tát ao gì gì đó. Thuần tuý đó là hoạt động của dòng tiền thông minh, trong vô thức nhỏ lẻ cứ đặt lệnh mua bán theo tâm trạng của mình. Cứ theo lộ trình trên thì tháng 7 sẽ lại thấy bộ 3 DIG,CEO,L14 đi trên con đường phi vượt đỉnh cũ.
Các bác nhớ nhé : tính theo mức chênh lệch vượt giá trị nào đó chứ ko phải tính theo giá trên bảng điện
Túm váy lại: vừa rồi chúng ta thoát ra hơi sớm nên mới phải chờ đợi tới 7 tháng như vây. Cũng 1 phần là FED ngoan cố quá, nâng lãi suất chậm tới 9 tháng so với kịch bản của chúng ta
Ngày 25/5 chính phủ Ấn độ đã dừng xuất khẩu đường. Nói chính xác hơn thì quốc gia xuất khẩu số 2 này đặt ra hạn ngạch xuất khẩu nhằm khống chế lượng đường ra khỏi nước để đảm bảo tồn kho giữ ở mức nào đó. Vậy là giá đường ngừng giảm và lại bắt đầu tăng.
Trước đó ethanol tăng giá 25% từ ngày 3 tháng 2 tới nay để ăn theo giá dầu lên. Vậy là các nhà máy ép mía của Brazil xoay ra chế mía thành ethanol. Và điều này đã khiến giá đường thế giới vượt 20 cents/lb. Sau khi Ấn độ dừng xuất khẩu thì một lần nữa giá đường lại vượt ngưỡng 20 này, và ngô lại có lí do tăng giá theo
Phải công nhận lần này mấy anh lái VNI phản ứng cực nhanh. Quốc gia xuất khẩu đường số 1 vừa thông báo ko đủ hàng để XK, còn nước số 2 cấm XK là mấy ảnh bế các mã đường lên cao. Bravo.
Đêm qua DJ đã vượt ngưỡng 33 k, còn S&P 500 leo qua xà 4100 điểm. Theo kịch bản của chúng ta thì tuần sau mấy sàn mĩ sẽ tăng ít giảm nhiều. Trong giai đoạn này DJ chạm 33.500 là quay đầu, còn S&P 500 thì lên tơi 4200 lại bún chả. Có điều nếu chúng giảm thì cũng chỉ về 31k hay 3900 điểm. Trái phiếu mĩ 10 năm thủng 2.750 là bức tranh minh hoạ của điều đó
Cuộc họp sắp tới của FED rất quan trọng bởi có thể nó sẽ quyết định FED chống lạm phát bằng cách nào. Hoặc FED nâng lãi suất lên để hạn chế sức mua và chờ lạm phát dần giảm xuống, đó là hạ cánh mềm. Hoặc FED vừa nâng lãi suất đồng thời gây nhiều thiệt hại cho người nắm giữ cổ phiếu và trái phiếu. Đó là lời phát biểu tuần này của mr Bill Dudley cựu phó chủ tịch FED.Nếu FED thực hiện ý định như lời mr Dudley thì DJ còn giảm 30% nữa
Túm váy lại: Từ giờ đến 15/8 lái VNI ko nên nhìn diễn biến DJ nữa, cód thể quay sang sàn thượng hải
Tuần 16-20/5 có ngày chốt quyền chọn. Vậy là đội sọc tranh thủ hết sức để đạp cho DJ thủng 8 tuần liên tiếp và tạo nên tình trạng quá bán. Sàng tuần 23-27/5 vừa rồi, sau khi biên bản FED ko phát sinh bất ngờ thái quá thì đội sọc vội vàng cover nên DJ tăng kha khá. Hôm nay sàn DJ nghỉ nhân ngày Lễ Tưởng niệm. Cho nên đêm mai chúng ta mới thấy DJ đã hết đà tăng, còn hôm nay DJ Futures biến động ra sao đều ko phải ý chí của người mĩ