Tổng quan tình hình Kinh tế Việt Nam những tháng ngày tiếp theo sau khi Donald J. Trump lên nắm chức vụ Tổng Thống Mỹ có lẽ là 2 gam màu sáng và sẫm đan xen lẫn nhau, khi nhìn lại nhiều chính sách mà ông Trump đã đề ra trong chiến dịch vận động tranh cử nếu lên làm Tổng thống. Một trong những chính sách nổi bật nhất là áp dụng thuế quan toàn diện, tăng thuế từ 10-20% đối với tất cả các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ. Chính sách này sẽ ảnh hưởng đến cả 2 mặt cho Việt Nam, Chiến thắng của Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, cùng với “làn sóng đỏ” của Đảng Cộng hòa khi nắm giữ cả Hạ viện và Thượng viện, đã làm gia tăng lo ngại về khả năng trở lại của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, về lập trường cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc và dựa vào vị trí chiến lượt của mình, Việt Nam có thể hưởng lợi từ việc dịch chuyển của dòng vốn FDI, mà điều này vốn dĩ đã được chứng kiến trong thời kỳ căng thẳng thương mại 2017-2020.
Chính vì vậy mình đánh giá
- Tích cực đối với nhóm ngành Bất động sản khu công nghiệp và hàng không.
- Trung lập với nhóm ngành ngân hàng, nhà ở, năng lượng và bán lẻ.
- Tiêu cực đối với nhóm ngành dầu khí, vật liệu xây dựng và dệt may.
Và câu chuyện chính, nên mua gì và giữ gì?
Bất động sản khu công nghiệp
- KBC (MUA) Giá mục tiêu 28,850
- SIP (MUA) Giá mục tiêu 93,562
- BCM (MUA) Giá mục tiêu 83,200
Thủy sản
- VHC (MUA) Giá mục tiêu 88,400
- ANV (MUA) Giá mục tiêu 19,200
- IDI (NẮM GIỮ)
Nhà ở
- VHM (MUA) Giá mục tiêu 93,050
- KDH (MUA) Giá mục tiêu 37,500
- NLG (MUA) Giá mục tiêu 44,500
Ngoài ra những cổ phiếu khác có thể nắm giữ như: Điện (NT2, POW); Bán lẻ (MWG); Ngân hàng (BID, VCB, TCB).