Thị trường sập rồi - các kịch bản giao dịch!

, , , ,

Thị trường đi lên liên tục trong 6-7 tuần sau nhịp chỉnh tháng 4/2023- Chỉ đúng 1 phiên thứ 6 (18.8) lấy đi ít nhất thành quả của 4 tuần tăng giá. Với gần 300 mã nằm sàn trên tam sàn chứng khoán - Như vậy thì chúng ta, những nhà đầu tư còn trên tàu thì nên làm gì? Những nhà đầu tư cầm tiền thì khi nào mua lại được?

Thì trong bài viết review tuần này, Quang sẽ đưa đến anh chị một số kịch bản cho tuần mới hậu nhịp sập sàn này nhé:

Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart tuần

  • Thị trường đạp 1 phát duy nhất -55 điểm, thay vì giảm “cưa chân bàn” như giai đoạn 2022. Nhiều nhà đầu tư cho rằng đây là XẤU, nhưng xét về kỹ thuật đó là RẤT TỐT. Vì chúng ta chỉ phải trả giá một phiên sàn -7% thì tất cả đều rơi về 1 vùng thấp nhất định. Chỉ số cũng về 1 vùng thấp nhất định, dù là cơ bản tốt - siêu tốt - tăng trưởng đều - cũng sàn!

- Như vậy thì mặt bằng sẽ tự động được hạ xuống, với các hỗ trợ của thị trường là:

  • 116x - Vùng MA50
  • 114x - Vùng nền cũ cuối tháng 6
  • 1100 - Vùng đỉnh cũ tháng 1

Hiện tại chúng ta đang ở 1177 - sát vùng target 116x rồi, rơi 1 tí là chạm hỗ trợ với nhiều cổ phiếu cũng đến hỗ trợ lớn. Thế thì giờ bán ra có nên không? bán tháo tiếp giá sàn? hay mua vào thì mua sao cho ổn?

Chúng ta cũng có nhịp “giảm sock” bằng 2 ngày cuối tuần cho tâm lý ổn định, người có tiền thì đi gom tiền mua bắt đáy. Thì liệu có rơi nữa không? không mua nó tăng trần không?

Rất khó khăn trong việc quyết định. Việc phân tích cũng thế, thì ở đây khác với các tuần trước. Quang sẽ đề ra các “kịch bản” nhé, vì ai biết được ngày mai xanh hay sàn là thần rồi, nhất là sau 1 phiên -55đ. Nên buộc phải ghi nhiều trường hợp:

1 - Kịch bản 1: hồi phục mạnh ngay từ sớm

Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày kịch bản 1

Với cái tâm lý bắt đáy, chuẩn bị tiền trước, cảm giác đâu cũng sàn là hợp lý và ngon - Thì việc mở đầu ATO đã hồi mạnh khả năng diễn ra cũng không phải là thấp. Ngoài ra, việc rất nhiều vị thế Short sẽ chốt lãi (vào Long) cũng sẽ tạo xung lực cho 1 đợt hồi từ 20 ~ 30đ ngay trong phiên khá cao.

Như vậy, khi hồi mạnh như lên 1200 ~ 1210 thì sao? Thì khả năng các mã nằm sàn (~300 mã) cũng sẽ hồi từ +3% ~ +5% là ít với mức tăng tương ứng khoản +20 +30 điểm hồi. Cần lưu ý:

  • Chiều bán, kẹt hàng: Lợi dụng nhịp hồi mạnh thoát bớt phần margin (nếu còn gồng margin) - Nếu 100% hàng thì cũng cân nhắc thoát bớt 50% số đó (theo hình thức rải lệnh) để khi thị trường test lại thì mua lại cover sau. Tránh tình trạng bị động full hàng như 2022.
  • Chiều mua: Trong trường hợp 1 này thì lời khuyên của Quang là không nên đua lệnh mua ở giá xanh 2 ~ 4% này. Vì như vậy giá sẽ khá cao so với giá sàn thứ 6, mua vào khác gì trước đó đâu. Nhịp test lại dễ lỗ!

Trong trường hợp 1, nói chung kẹt hàng sẽ dễ bán ra hơn, nhưng chiều mua sẽ không thể mua. Vì hồi mạnh bao nhiêu thì áp lực gãy lần nữa luôn tồn tại: “bạn không bán thì người khác cũng bán”.

2 - Kịch bản 2: lình xình không tăng không giảm

Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày kịch bản 2

Kịch bản này sẽ nương theo kịch bản 1 bên trên. Nếu ai cũng bắt đáy, ai cũng đổ tiền vào mạnh mà chỉ lình xình ở 1 vùng giá nhỏ. Các cổ phiếu bên trong cũng thế, không hồi mạnh chỉ quanh quanh tham chiếu thì cần làm sao?

+ Chiều bán, kẹt hàng: vẫn phải hạ margin, nếu hạ trường hợp này bắt buộc sẽ có lỗ. Nhưng để đảm bảo vốn và quản trị rủi ro thì phải hạ ở 1 số lần kéo nhưng kẹt kẹt trong phiên. Phần gốc có thể cược quan sát nhưng cẩn thận gãy đáy lần nữa (đáy chart 1h)

+ Chiều mua: cần kiên nhẫn chờ đợi điểm break out trong chart nhỏ 1 giờ, 4 giờ để xác nhận xu thế sống hồi.

Ở đây không khác nhiều, nhưng có 1 điều lưu ý là chiều MUA sẽ khá bị cám dỗ mua vào khi giá cứ lình xình như vậy, nếu mua ở đây mà xui nó đạp thêm nữa là về luôn 114x cũng lỗ chả khác gì người ta. Vì lực tiền bắt nhiều lần tạch thì nó sẽ cuốn “quả cầu tuyết” đi thêm,

3 - Kịch bản 3: tiếp diễn xu thế gãy

Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày kịch bản 3

Đây có thể nói là kịch bản nên được diễn ra nhất và dễ nhất! Vì sao? Vì thị trường chỉ còn 1 tí nữa thôi sẽ về đến hỗ trợ lớn 114x, hơn nữa các mã cổ phiếu chỉ thêm 1 đợt liên tục thì tính từ chóp đỉnh sẽ -10% trở lên, vừa đúng vào vùng “chiết khấu” luôn rồi.

  • Chiều bán, kẹt hàng: tiếp tục nắm giữ, không nên bán tháo.
  • Chiều mua: canh các nhịp đạp mạnh, nhúng sâu thì có thể cân nhắc gom hàng bắt cho nhịp hồi khi chạm vùng hỗ trợ thấp 114x.

Khi đã kẹt hàng, thì rơi tiếp cũng chỉ lỗ thêm -3% -4% nhưng chỉ cần nhúng 1 cái rút chân được thì xác suất nhịp hồi sẽ diễn ra liên tục, có khi đến cả đỉnh cũ và chạy tiếp luôn như hình dưới. Do lực ép trong ngắn hạn là đủ để NĐT cutloss, hoảng loạn bán tháo.

Đồ thị Vnindex kèm các đường kẻ kỹ thuật chart ngày tháng 10/2020

Chiều mua cũng an toàn hơn vì việc ép thẳng xuống sẽ ép mức “chiết khấu” xuống -10% hoặc -15% tuỳ mã, có mã như TAR, TNG, ANV,… đã gãy trước đó thì mức chiết khấu đã gần hoặc vượt -20%. Trong ngắn hạn ép cực mạnh sẽ giúp tàu sạch hàng và dễ bật liên tục.

Sở dĩ khác 2 kịch bản 1, 2 và tốt hơn là ở điểm không hồi ngay mạnh. Hồi mạnh sẽ dẫn đến nhiều NĐT đua lại sớm (thay vì sợ hãi) dẫn đến tàu nó nặng hơn nhiều và dễ có thêm 1 nhịp rơi “bồi” vào nữa xuống 114x 1100. Nhưng nếu rơi luôn thì sẽ tránh được tình trạng này khi hồi (xác suất thấp hơn).

Với 3 kịch bản này thì bao hàm tất cả những gì có thể diễn ra ngày mai, quan trọng là lúc vào phiên nó diễn ra theo hướng nào để có cách “ứng đối” phù hợp nhất. Hiển nhiên ở kịch bản 1 và 2 sẽ rất khó xử cho A/c cầm hàng cần bán ra. Vì bán ra thì sợ mất hàng, sợ tăng tiếp, sợ lỗ. Nhưng đầu tư thì cần phải nhớ: ăn được thì lỗ được, lỗ trong phạm vi chấp nhận được thì nên ưu tiên quản trị rủi ro. Tuy nhiên, cũng không phải bán hết toàn bộ, khi thị trường ổn thì chúng ta có thể cover lại hàng tại những điểm mua mới.

Những A/c KH VIP bên Quang thì lưu ý sau bài này tầm 2 3 giờ nữa Quang sẽ gởi thêm 1 bài viết phân tích các mã trong danh mục cụ thể từng lưu ý. Mã nào nên ra toàn bộ, mã nào chỉ nên ra ½ để A/c kết hợp thêm với 3 kịch bản trên mà xử lý. Chứ cũng không phải mù mờ mò mẫm nhé.

Những A/c là KH cộng đồng có thể xem buổi livestream lúc 21h30 tối nay (20.8) để có phương pháp xử lý tối ưu nhất theo kỹ thuật đối với cổ phiếu của mình nhé!

Ngoài ra, thị trường này thì vấn đề cảm xúc sẽ lên cao nhất, những tin tức tốt cũng ra khá nhiều sau khi sập thì thường sẽ “bơm oxy” cho NĐT rất nhiều để “củng cố tin thần all in full margin không cần bán”. Quang thì Quang đánh giá đã gãy, đã vi phạm thì vẫn nên an toàn 1 phần tài sản. Để khi mà nó có test 2 đáy hoặc 3 đáy có mà mua, hơn nữa là chưa hẳn thị trường sẽ rơi mạnh nhưng cổ phiếu có thể vẫn rơi tiếp thêm 1 2 đợt sau nhịp hồi đầu tiên.

Nói chung cần phải tuân thủ kỷ luật, cơ hội và rủi ro song hành nhưng cần làm “đúng chiều xe” hơn là đã tăng hồi mạnh đua vào xong nó rơi lỗ. Hay nó rơi gướng luôn thì cố gắng bán tháo chạy rồi nó hồi lại bán ngay đáy. Cần hợp lý mọi thứ để vừa có thể an toàn mà vừa không mất cơ hội.