Thị trường sẽ ra sao trong tuần tới?

, , , , , , ,

Kết thúc tuần từ ngày 27/2 đến 3/3, Vnindex giao dịch ảm đạm khi có đến 4 phiên giảm điểm, chỉ có 1 phiên hồi phục mạnh vào ngày thứ 4. Ở phiên cuối tuần, Vnindex giảm hơn 12 điểm và phủ định hoàn toàn việc tạo đáy trong phiên giao dịch trước đó, lực bán xuất hiện ồ ạt hơn khi lực cầu gần như mất hút.

=> Vậy, câu hỏi đặt ra là thị trường đã tạo đáy hay chưa?

Trong bài viết này, SimpleInvest sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi này. Đồng thời đưa ra góc nhìn để nhà đầu tư có chiến lược giao dịch trong bối cảnh thị trường yếu như hiện tại.

I. THANH KHOẢN MẤT HÚT

  • Hiện tại, thị trường giao dịch rất chán nản khi thanh khoản các phiên gần đây chỉ ở mức 6000 tỷ, so với đỉnh lịch sử gần 1 năm trước là 25,000 – 30,000 tỷ thì hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam gặp vô vàn khó khăn khi thị trường thiếu tiền trầm trọng.

  • Các tin tức xấu đã khiến nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc tham gia thị trường, cụ thể:

  1. FED tiếp tục tăng lãi suất
  • FED tiếp tục tăng lãi suất 0.25% và tiến về mốc 5% trong năm nay. Bên cạnh đó, lạm phát Mỹ vẫn chưa cho thấy dấu hiệu giảm mạnh trong bối cảnh hiện tại.

  1. Áp lực bán đến từ khối ngoại
  • Khối ngoại tiếp tục chốt lời các phiên gần đây do lo ngại tỷ giá USD/VND sẽ tăng trở lại từ mốc 23.400 lên 23.800

  • Giai đoạn hồi phục mạnh mẽ trong tháng 11 vừa rồi phần lớn nhờ vào lực đỡ thị trường đến từ khối ngoại. Ngược lại, ở thời điểm hiện tại họ lại đang bán ròng dẫn đến thị trường không có cầu mạnh để đẩy tiếp tục tăng.

  1. Các tin tức xấu về nhóm bất động sản

Một số tin tức xấu về nhóm BĐS như NVL không thể trả nợ lô trái phiếu 1000 tỷ đáo hạn hiện tại, dẫn đến hơn 20,000 nghìn tỷ trái phiếu tới hạn trong quý 2 và quý 3 làm cho doanh nghiệp càng khó khăn, rủi ro mất thanh khoản khá cao. Ngoài ra, thông tin thanh tra công ty DIG về việc thoái vốn…

=> Các tin tức xấu như vậy đã làm cho tình hình các doanh nghiệp BĐS ngày càng khó khăn.

THEO BẠN, CÒN YẾU TỐ NÀO TÁC ĐỘNG KHIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN MẤT THANH KHOẢN NHƯ HIỆN TẠI NỮA HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

II. PHÂN LOẠI CÁC NHÓM CỔ PHIẾU THEO CƠ HỘI ĐẦU TƯ

Với hơn 17 ngành nghề trên thị trường trong bối cảnh hiện tại, ngành nào đang tốt, đang xấu như thế nào? SimpleInvest sẽ phân loại giúp nhà đầu tư thấy được bức tranh tổng thể các nhóm ngành hiện tại để đầu tư hiệu quả hơn.

NHÓM 1: Các nhóm ngành đang dẫn đầu thị trường. Bên cạnh đó, xét trên góc độ phân tích kỹ thuật thì các nhóm ngành này đều trên MA20 và đang trong xu hướng tăng

  1. Nhóm Đầu tư công
  • Đây được xem là nhóm ngành hot và thu hút dòng tiền trong bối cảnh hiện tại. Yếu tố kỳ vọng lớn của nhóm ngành này là gói giải ngân đầu tư công hơn 700 nghìn tỷ của chính phủ.

  • Cổ phiếu tiêu biểu: PLC, KSB, LCG

  1. Nhóm Thép
  • Với việc giá thép thế giới tiếp tục tăng cao khi nhu cầu thép từ Thổ Nhĩ Kỳ đang cần rất nhiều để sửa sang nhà cửa và đường xá sau trận động đất lớn. Ngoài ra, Trung Quốc mở cửa trở lại cũng đã giúp nhóm ngành này có giá bán hồi phục rất tốt.

  • Cổ phiếu tiêu biểu: HSG, NKG

  1. Nhóm Dầu khí
  • Trung Quốc mở cửa trở lại đã giúp cho giá dầu neo cao ở mốc 80 USD. Ngoài ra, lô B Ô Môn đang được chính phủ thông qua giúp cho các cổ phiếu thượng nguồn về thăm dò và khoan hưởng lợi rất lớn

  • Cổ phiếu tiêu biểu: PVC, PVD, PVT

NHÓM 2: Các nhóm ngành đang trong nhịp tích lũy và câu chuyện chưa rõ ràng

  • Nhóm này phụ thuộc vào yếu tố thị trường chung nên đang tích lũy biên độ hẹp. Nếu thị trường chung tốt thì nhóm này sẽ có sóng 5% - 10%, còn thị trường chung giảm thì nhóm này cũng sẽ bị ảnh hưởng giảm theo.

  • Bao gồm các ngành nghề: Chứng khoán, Ngân hàng, Bán lẻ

NHÓM 3: Nhóm các cổ phiếu đang gặp thông tin xấu, giảm liên tục và đang gặp khó khăn rất lớn

  • Đại diện nhóm 3 là các công ty Bất động sản và Xây dựng

  • Năm nay là năm khó khăn của doanh nghiệp BĐS khi lãi suất vẫn còn tăng cao và 1 số doanh nghiệp tới hạn trái phiếu đang mất khả năng thanh toán, vậy nên nhóm này đang bị bán tháo liên tục.

THEO BẠN, NHÓM CỔ PHIẾU NÀO TRONG SỐ CÁC NHÓM NÊU TRÊN CÒN CÓ THỂ THAM GIA ĐẦU TƯ TRONG NGẮN HẠN? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

III. VNINDEX SẼ GIẢM ĐẾN ĐÂU

Vậy, sau khi phân tích các nhóm cổ phiếu trên thị trường ta thấy được:

  • Nhóm 1 đang có dấu hiệu chững lại và lực bán đang tăng dần thể hiện qua khối lượng ngày càng tăng.

  • Nhóm 2 và Nhóm 3 chưa có chính sách hay thông tin hỗ trợ để có thể tăng mạnh trở lại.

  • Kết thúc phiên giao dịch thứ 6, VNINDEX đóng cửa ở mức 1024 điểm và đang kiểm định lại vùng hỗ trợ 1020. Với diễn biến thị trường liên tục giảm điểm như vậy, SimpleInvest nhận định 2 kịch bản thị trường có thể xảy ra trong giai đoạn tới như sau:

KỊCH BẢN 1: Nếu trong 2 phiên đầu tuần tới, thị trường vẫn giữ được vùng 1020 thì sẽ có nhịp tăng ngắn hạn hướng về vùng 1080 điểm, giống như giai đoạn tháng 7/2022

KỊCH BẢN 2: Nếu thị trường thủng mốc 1020 điểm thì Vnindex sẽ tiến về vùng hỗ trợ mạnh 980. Lúc này, chỉ báo RSI cũng sẽ tiến về vùng 30, tức là vùng quá bán của thị trường thì lực cầu sẽ vào mạnh mẽ hơn và biên lợi nhuận lớn hơn.

THEO BẠN, KỊCH BẢN THỊ TRƯỜNG NÀO SẼ DIỄN RA TRONG TUẦN TỚI? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest TẠI ĐÂY NHÉ!

=> Tùy vào diễn biến chính xác của thị trường mà SimpleInvest sẽ có các chiến lược đầu tư hiệu quả nhất dành cho nhà đầu tư. Bạn cần được hỗ trợ đầu tư hiệu quả nhất thì hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được tư vấn chi tiết nhé!

Quý anh/chị nhà đầu tư có nhu cầu được hỗ trợ cụ thể và hiệu quả hơn vui lòng liên hệ đội ngũ SimpleInvest.

=> THEO DÕI TÀI KHOẢN CỦA SimpleInvest ĐỂ THAM KHẢO NHIỀU BÀI PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG, CỔ PHIẾU CHUYÊN SÂU HƠN NỮA NHÉ!

CHÚC NHÀ ĐẦU TƯ CHIẾN THẮNG MỌI THỊ TRƯỜNG!

NGHỊ ĐỊNH 08 MỚI VỀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU CÓ GIÚP NVL THOÁT KHỎI NGUY CƠ PHÁ SẢN KHÔNG?


  • Gần đây, câu chuyện không thể trả được nợ trái phiếu tới hạn 1000 tỷ của NVL, hay câu chuyện DIG bị thanh tra… đã làm cho nhóm Bất động sản ngày càng gặp khó khăn. Từ đó, thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng lớn và có nguy cơ lủng đáy 1000 điểm.

  • Với việc các khoản trái phiếu ngắn hạn khủng sắp đến hạn vào quý 2 và quý 3 tới thì áp lực càng lớn đối với nhóm BĐS nói chung và NVL nói riêng.

  • Tuy nhiên, trong lúc khó khăn nhất thì chính phủ đã đưa ra chính sách sửa nghị định 65 liên quan đến thị trường trái phiếu.

=> Vậy, nghị định mới này nói về vấn đề gì, và giúp NVL như thế nào? SimpleInvest sẽ đưa ra góc nhìn trong bài viết hôm nay.

I. VẤN ĐỀ CỦA NVL HIỆN TẠI

1. Áp lực thanh toán nợ cao trong năm 2023

  • Tính đến cuối năm 2022, tổng nợ vay ngân hàng của NVL là 64,577 tỷ đồng, tương đương 39,5%. Trong đó, khoảng sẽ đáo hạn trong 12 tháng tới với phần lớn là trái phiếu.

  • Nhìn vào biểu đồ thống kê ta thấy được phần lớn trái phiếu đến hạn thanh toán của NVL cao điểm nhất vào quý 2/2023, lên tới 11,660 tỷ đồng, quý 3/2023 là 10,520 tỷ đồng.

  • Với tình hình hiện tại của NVL thì sẽ rất căng thẳng khi đối diện với giá trị đáo hạn khổng lồ vào quý 2 và quý 3 tới đây.

2. Khoản trái phiếu 1000 tỷ đến hạn NVL hiện tại không có khả năng chi trả

  • Vừa qua, NVL vừa tới hạn thanh toán khoản trái phiếu 1000 tỷ đồng nhưng NVL hiện nay chỉ mới thanh toán phần lãi, không có khả năng chi trả phần gốc.

=> Như vậy , với khoản trái phiếu 1000 tỷ gần đây mà NVL đã không có khả năng chi trả thì bước sang các quý 2,3 với khoản trái phiếu khổng lồ như SimpleInvest vừa nhắc ở trên thì rất khó có khả năng thanh toán.

3. Hàng tồn kho tăng cao

- Lượng hàng tồn kho tăng cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn vào chuyện bán hàng, tức là không bán được hàng mà còn dùng tiền mặt để bổ sung thêm lượng hàng tồn kho dẫn đến dòng tiền doanh nghiệp tiếp tục bị điêu đứng, các khoản nợ khổng lồ không có khả năng thanh toán.

  • Tiền và các khoản tương đương tiền của NVL (bao gồm các khoản đầu tư tiền gửi ngắn hạn) giảm còn 8,900 tỷ đồng, tương đương giảm 60% so với cuối quý 3/2022.

=> SimpleInvest đã có bài viết phân tích rất sâu về tình hình của NVL hiện tại được đăng tải ngày 25/2 vừa qua. Nhà đầu tư có thể tham khảo lại bài viết để hiểu sâu hơn về trạng thái của DN

**THEO BẠN, NVL CÒN ĐANG GẶP VẤN ĐỀ NÀO KHÁC NỮA HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest

II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 08/2023/NĐ-CP SẼ GIÚP NVL VƯỢT QUA KHỦNG HOẢNG NHƯ THẾ NÀO?

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 08/2023/NĐ-CP nhằm sửa đổi, bổ sung và ngưng hiệu lực thi hành một số điều tại các Nghị định quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành (5/3/2023), bao gồm các nội dung sau:

1. THỨ NHẤT: Cho phép doanh nghiệp thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác. Cụ thể, đối với trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, trường hợp doanh nghiệp phát hành không thể thanh toán đầy đủ, đúng hạn nợ gốc, lãi trái phiếu bằng tiền đồng Việt Nam, doanh nghiệp có thể đàm phán với người sở hữu trái phiếu để thanh toán bằng tài sản khác.

  • Ngày 21/2/2023, NVL có 1 lô trái phiếu trị giá 1000 tỷ đến hạn từ công ty chứng khoán PSI đến hạn nhưng không khả năng chi trả. NVL có đề xuất gia hạn thêm bằng cách bổ sung tài sản, nhưng PSI không chịu phương án trên, dẫn đến tình trạng NVL rất khó khăn.

  • Tuy nhiên, với việc thông tư 08 đưa ra, dựa trên cơ sở pháp lý và được nhà nước bảo hộ thì NVL có thể dựa vào văn bản này để thương lượng với PSI và các trái chủ được tốt hơn. Ngoài ra, NVL đang có hơn 120 nghìn tỷ hàng tồn kho, nếu như được thanh toán nợ trái phiếu bằng BĐS sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong lúc vượt qua khó khăn này.

2. THỨ HAI: Cho phép kéo dài kỳ hạn trái phiếu tối đa không quá 2 năm. Tuy nhiên, trong trường hợp người sở hữu trái phiếu không chấp thuận thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu thì doanh nghiệp phát hành có trách nhiệm đàm phán để đảm bảo quyền lợi của nhà đầu tư.

  • Hiện tại có thể thấy NVL có gần 20 nghìn tỷ trái phiếu sắp đáo hạn quý 2 và quý 3/2023, áp lực rất lớn về việc trả nợ sắp tới. Tuy nhiên, với việc nghị định 08 đề xuất việc cho kéo dài thời hạn trái phiếu sẽ giúp NVL vượt qua được giai đoạn khó khăn ngắn hạn. Theo đó, chuyển nợ xấu về tương lai và không bị chuyển thành nợ xấu tại ngân hàng, các ngân hàng cũng không cần trích lập dự phòng lớn.

3. THỨ BA: Hoãn quy định về nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, thời gian phân phối trái phiếu của từng đợt phát hành và yêu cầu kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến 31/12/2023.

III. ĐÁNH GIÁ CỦA SimpleInvest

Theo góc nhìn của SimpleInvest, với thông tin sửa đổi nghị định 65 bằng nghị định 08 giúp cho NVL có cơ sở pháp lý để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn khi thời gian đáo hạn trái phiếu sắp đến. Những quy định này sẽ giảm bớt phần nào áp lực cho thị trường Trái phiếu doanh nghiệp thời gian tới. Dù vậy, để gỡ bỏ hoàn toàn nút thắt của NVL thì vẫn cần thêm nhiều giải pháp. SimpleInvest bổ sung thêm 1 số giải pháp ngắn hạn như sau:

  1. Chính phủ tích cực gỡ vấn đề về pháp lý, từ đó thuận lợi cho ngân hàng tái tài trợ, tái cơ cấu / kéo dài 2 năm như trên, huy động mới/ phát hành Trái phiếu doanh nghiệp trở lại, chuyển nhượng, M&A … để khối lượng 400 nghìn tỷ TPDN BĐS được “hạ cánh mềm”. Theo chủ tịch NVL cho biết, công ty đang có 10,000 tỷ bị phong tỏa trong ngân hàng do dính pháp lý, nếu như pháp lý thuận lợi thì NVL sẽ vượt qua khủng hoảng.

  2. Kỳ vọng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ triển khai không hạ nhóm nợ đối với Trái phiếu doanh nghiệp do ngân hàng cấp tín dụng nữa, đây cũng sẽ là điều tích cực cho vấn đề Trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng BĐS

**THEO BẠN, NVL CÓ THOÁT KHỎI NGUY CƠ PHÁ SẢN SAU KHI CÓ THÔNG TIN SỬA ĐỔI NGHỊ 65 THÀNH NGHỊ ĐỊNH 08 NÀY HAY KHÔNG? TRAO ĐỔI Ý KIẾN CỦA BẠN TRỰC TIẾP VỚI ĐỘI NGŨ CHUYÊN GIA CỦA SimpleInvest

Với thông tin tích cực như trên, thị trường chứng khoán chắc chắn sẽ tươi sáng hơn, mở ra nhiều cơ hội đầu tư an toàn hơn. Vậy nên, anh chị nhà đầu tư nào cần được hỗ trợ đầu tư hiệu quả nhất thì hãy liên hệ ngay với SimpleInvest để được tư vấn chi tiết nhé!

SVB phá sản - Chứng khoán Việt Nam ngỡ xấu mà tốt

Ngân hàng lớn thứ 16 của Mỹ Silicon Valley Bank tuyên bố phá sản. Mới đây thông tin ngân hàng này phá sản đã được công bố chính thức, nhiều nhà đầu tư quan tâm liệu rằng thông tin này có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam hay không? Nhà đầu tư tham khảo bài viết hôm nay của SimpleInvest để có góc nhìn đa chiều và tận dụng được cơ hội để đầu tư tốt hơn.

SVB phá sản - Chứng khoán Việt Nam ngỡ xấu mà tốt

1. Nguyên nhân SVB Phá Sản

SVB là ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính cho những công ty khởi nghiệp công nghệ. Trong thời gian đại dịch, SVB đã thu về rất nhiều tiền gửi của khách hàng, con số lên tới 200 tỷ USD vào thời điểm quý 1/2022

SVB đầu tư vào 2 loại tài sản chính là Trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn dài hạn và các chứng khoán đảm bảo băng tài sản thế chấp được chính phủ hậu thuẫn.

Tuy nhiên, vì FED chiến đấu với lạm phát và lãi suất tăng, tiền gửi trở nên đắt đỏ hơn, chi phí tiền gửi đã tăng mạnh. Trong khi đó lợi suất trái phiếu Chính Phủ dài hạn lại không nhúc nhích dẫn đến biên lợi nhuận sẽ bị sụt giảm.

Vì vậy SVB đã bán một số trái phiếu dài hạn để tái đầu tư với kỳ hạn ngắn hơn và lợi suất cao hơn. Những tổn thất từ việc bán lỗ sẽ được bù đắp bằng khoản vốn đầu tư mới

Tuy nhiên khi nghe thông tin như vậy các khách hàng vội vã rút tiền của họ, khi đồng loạt yêu cầu rút như vậy thì con số rất lớn lên tới 42 tỷ USD chỉ trong 24 giờ - buộc công ty Bảo hiểm Ký thác Liên bang vào cuộc và tuyên bố SVB phá sản.

2. Tác động đến thị trường Mỹ

SVB là vụ sụp đổ ngân hàng thương mại lớn thứ nhì trong lịch sử nước Mỹ, sau vụ ngân hàng Washington Mutual (WaMu) sụp đổ năm 2008 vào thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Trước đây, niềm tin của nhà đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng đã bị lung lay sau vụ sụp đổ của Sivergate Capital, ngân hàng này cũng đầu tư trái phiếu thua lỗ vì áp lực tăng lãi suất.

Thông tin SVB phá sản đã làm cho chỉ số DowJone của Mỹ giảm mạnh, phần lớn là do các cổ phiếu ngân hàng tác động đến chỉ số. Cổ phiếu của một số ngân hàng cỡ trung như First Republic Bank và Signature Bank đã bị tạm ngừng giao dịch vì giảm giá quá sâu.

Nhìn chung, SimpleInvest đánh giá thông tin này tác động chủ yếu lên các cổ phiếu ngân hàng làm chỉ số DJ giảm mạnh, các cổ phiếu khác không bị ảnh hưởng nhiều nên đây không phải là một thông tin quá xấu để ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Việt Nam

3. Tác động đến thị trường Việt Nam

SimpleInvest nhận định thông tin SVB phá sản chưa hẳn đã là một thông tin tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam mà có thể đây lại là thông tin tốt nếu nhìn theo khía cạnh mà SimpleInvest phân tích dưới đây. Nhà đầu tư có quan điểm thế nào có thể lại bình luận chia sẻ và trao đổi nhé.

  • SVB phá sản sẽ tác động đến quyết định tăng lãi suất của FED

Việc SVB phá sản được coi là tín hiệu cảnh báo về tác động của quá trình Fed nâng lãi hơn một năm qua. Khi lãi suất còn quanh 0%, các ngân hàng tích cực mua vào trái phiếu chính phủ kỳ hạn dài, rủi ro thấp. Tuy nhiên, khi Fed nâng lãi để đối phó lạm phát, giá trị số trái phiếu này giảm theo, khiến các ngân hàng phải gánh khoản lỗ khổng lồ trên giấy tờ.

FED đã dự tính tiếp tục nâng lãi thêm 50 điểm cơ bản chính vì vậy qua vụ này Fed có thể sẽ cân nhắc lại. Khi FED thắt chặt khá mạnh tay dẫn đến hậu quả ngân hàng lớn như SVB phá sản, nếu FED tiếp tục tăng lãi suất mạnh tay thì sẽ có thêm nhiều hậu quả tương tự xảy ra.

*Nguyên nhân cốt lõi làm thị trường chứng khoán giảm mạnh:

Nguyên nhân cốt lõi khiến thị trường chứng khoán giảm mạnh là do Lãi suất tăng.

Bóc tách 2 lần tăng lãi suất hiện tại của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, ta thấy chủ yếu là do sức ép tỷ giá, khi đồng Dolar Index tăng cao tỷ giá VND ngay lập tức mất hơn 9% giá trị so với đầu năm.

Nếu không tăng lãi suất thì tỷ giá sẽ tiếp tục tăng, điều này sẽ khiến cho dòng FDI rút khỏi Việt Nam, tác động tiêu cực đến nền kinh tế khi mà Việt Nam là một trong các quốc gia có độ mở cao, hợp tác toàn cầu. Chính vì vậy mà NHNN đã tăng lãi suất khiến thị trưởng giảm mạnh

Tuy nhiên, khi SVB phá sản sẽ khiến FED thận trọng hơn trong quyết định tăng lãi suất, có thể sẽ tăng nhẹ hơn hoặc ngừng tăng. Nhưng ít nhất điều này cũng có lợi cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Bởi nếu Fed tăng ít hơn hoặc ngừng tăng thì vấn đề tỷ giá sẽ không còn gây áp lực lên Việt Nam, NHNN sẽ ngừng tăng lãi suất dần dần ổn định và hạ lãi suất.

Vì vậy SimpleInvest nhận định rằng thông tin SVB phá sản không phải là thông tin xấu mà là thông tin tốt đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Nhà đầu tư nếu có bất kỳ vấn đề hoặc thắc mắc nào cần được hỗ trợ hãy để lại bình luận phía bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với SimpleInvest để được hỗ tốt nhất. Theo dõi tài khoản của SimpleInvest để tham khảo nhiều bài phân tích thị trường, cổ phiếu chuyên sâu hơn nữa nhé!

CREDIT SUISSE CÓ NGUY CƠ PHÁ SẢN – NVL SẼ CÀNG THÊM KHÓ KHĂN


1. Thông tin Credit Suisse có nguy cơ phá sản

  • Credit Suisse đang trải qua giai đoạn đầy khó khăn khi tin đồn bủa vây ngân hàng Thuỵ Sĩ diễn ra vào đúng thời điểm tâm lý của nhà đầu tư trên khắp Thế giới đặc biệt nhạy cảm trước đà lao dốc của chứng khoán, tiền kỹ thuật số…

  • Mấy ngày trước, Credit Suisse đã nỗ lực tìm cách xoa dịu tâm lý lo lắng của nhà đầu tư trước những đồn đoán về sức khoẻ tài chính của ngân hàng này trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, vừa mới đây, cổ phiếu Credit Suisse lao xuống mức thấp kỷ lục trong ngày 15/03, giảm hơn 20% khi có thông tin ngân hàng Ả-rập Xê - út nói sẽ ngừng bơm thêm vốn.

  • Hiện nay, nhà đầu tư lớn nhất của Credit Suisse là ngân hàng Ả-rập Xê - út (SNB) không thể hỗ trợ tài chính cho ngân hàng Thụy Sĩ, chính vì vậy mà cổ phiếu Credit Suisse giảm mạnh, tiếp tục làm tăng lên sự lo lắng về nhóm Ngân Hàng

  • Tiền gửi của khách hàng tại Credit Suisse hiện vẫn ở mức thấp sau đợt rút mạnh vào cuối năm ngoái.

  • Cổ phiếu Credit Suisse đã giảm tới 15% chỉ trong 2 ngày, mức giảm mạnh nhất trong số các nhà băng lớn ở châu Âu do bị ảnh hưởng bởi vụ sụp đổ của ngân hàng SVB

=> Như vậy, đây đang là một thông tin tiêu cực cho thị trường chứng khoán dẫn đến chỉ số Dowjones giảm mạnh trong tối nay.

2. Sự tác động đến Novaland (NVL)

  • Năm 2022, Novaland thế chấp toàn bộ Cổ phần, các Tài khoản, các Khoản phải thu trong Công ty CP Đầu tư Phát triển Địa ốc Vạn Phát và Công ty TNHH The Forest City để đảm bảo cho khoản vay 100 triệu USD, được cấp bởi Tập đoàn Credit Suisse AG, Singapore Branch và các bên cho vay hợp vốn khác

  • NVL hiện tại cũng đang gặp rất nhiều khó khăn (nhà đầu tư tham khảo lại bài viết về tình trạng khó khăn của NVL TẠI ĐÂY), nên khi có thêm thông tin này sẽ là tác động xấu đến cổ phiếu NVL.

  • Cụ thể, NVL hiện tại đang muốn gia hạn trái phiếu thêm 2 năm như ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời điểm Credit Suisse làm ăn thuận lợi thì có thể sẽ chấp nhận, nhưng hiện tại Credit Suisse đang bị khủng hoảng gặp khó khăn thì khả năng Credit Suisse chấp nhận là không thể xảy ra.

  • Hoặc trong trường hợp NVL muốn phát hành thêm cho đối tác quốc tế thì cũng không khả thi bởi đối tác chính là Credit Suisse đang bước vào nguy cơ phá sản.

=> Như vậy NVL khó khăn sẽ càng thêm khó khăn .

Bài viết hôm nay SimpleInvest cập nhật nhanh tin tức về các thông tin tiêu cực của thị trường chứng khoán thế giới có thể tác động đến tâm lý thị trường chứng khoán Việt Nam, đặc biệt là các cổ phiếu liên quan.

  1. Nhận định thị trường phiên 6/4

Vnindex kết phiên tại vùng 1070 điểm tương ứng giảm 9.95 điểm. Về phân bổ dòng tiền ngày hôm nay có 194 mã xanh, 47 mã tham chiếu và 209 mã sàn. Thanh khoản ngày hôm nay khá lớn, đạt hơn 15,700 tỷ đồng

Vào lúc 14h15 thị trường có nhịp rũ bất ngờ bắt nguồn từ các cổ phiếu đầu cơ, cổ phiếu họ Apec bị chốt lời, dẫn đến các cổ phiếu khác cũng bị chốt lời theo. Đặc biệt là nhóm BĐS, Chứng khoán bởi gần đây 2 nhóm ngành này là 2 nhóm chính dẫn dắt thị trường và có mức lợi nhuận rất tốt, nên việc NĐT chốt lãi là chuyện bình thường.

Đánh giá: SimpleInvest đánh giá phiên giao dịch hôm nay là phiên phân phối đầu tiên và thị trường bắt đầu phát ra tín hiệu rủi ro. Tuy nhiên, theo thống kê trong quá khứ, thị trường sẽ không giảm liên tục mà sẽ có các nhịp hồi kỹ thuật để tạo mô hình 2 đỉnh hoặc vùng phân phối.

  1. Nhận định thị trường phiên cuối tuần ngày 7/4
  • Kịch bản 1: Dự kiến phiên giao dịch ngày 7/4 Vnindex giảm đầu phiên để lấp Gap tăng 1067 và sau đó sẽ có lực cầu mua vào để cân bằng. Nếu kịch bản này xảy ra, nhà đầu tư không nên hoảng loạn đầu phiên mà nên giữ bình tĩnh chờ thị trường cân bằng lại, lúc đó hành động mua/bán tùy từng vị thế NĐT để đưa ra quyết định hợp lý

  • Kịch bản 2: Vnindex xanh đầu phiên

Trong trường hợp nếu xảy ra kịch bản xanh tốt đầu phiên, NĐT ưu tiên bán hạ các cổ phiếu đã tăng nóng hoặc có mức sinh lời cao để hiện thực hóa lợi nhuận.

  1. Chiến lược đối với từng nhóm ngành:
  • Nhóm chứng khoán: HCM, SSI, VND, SHS…

Đây là nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường thời gian qua với câu chuyện chính là hưởng lợi khi ngân hàng nhà nước hạ lãi suất. Nhóm chứng khoán SimpleInvest đánh giá là nhóm rất khỏe cả về cơ bản lẫn kỹ thuật.

Vì vậy NĐT đang giữ nhóm này tiếp tục giữ, nhóm này sẽ có các nhịp bật tăng trở lại thì chốt lãi.

Trong trường hợp khi thị trường điều chỉnh, các cổ phiếu chứng khoán giảm sâu về hỗ trợ NĐT có thể tham gia mua lướt T+ và bán ra khi hàng về (ưu tiên các NDT đã có kinh nghiệm trading ngắn)

  • Nhóm BĐS: CEO, DIG, NVL,…

Nhóm BĐS được hưởng lợi khi lãi suất ngân hàng liên tục giảm kèm theo một số tin tức hỗ trợ ngắn hạn.

SimpleInvest đánh giá đây là nhóm ngành khỏe và hệ thống vẫn đang nắm giữ 50% tỷ trọng. Chiến lược tiếp tục nắm giữ chờ nhịp kéo tăng và chốt lời, không bán khi hoảng loạn giảm đỏ.

  • Nhóm KCN: SZC, KBC, PHR, IDC,…

SimpleInvest đánh giá tích cực đối với nhóm ngành này, hiện tại hệ thống vẫn đang nắm giữ và chiến lược tiếp tục nắm giữ đối với nhóm cổ phiếu khu công nghiệp. Trong kịch bản cổ phiếu giảm về hỗ trợ có thể gia tăng tỷ trọng.

  • Nhóm Thép: HPG, HSG, NKG,…

Hiện tại các thông tin hỗ trợ đều đã phản ánh vào giá cả. SimpleInvest đánh giá không cao nhóm Thép ở thời điểm hiện tại và nhận định nhóm Thép đang thiếu động lực tăng giá trong ngắn hạn.

Chiến lược: NĐT nắm giữ nhóm ngành này theo vị thế ngắn hạn ưu tiên khi thị trường kéo nên chốt hạ tỷ trọng dần và bán hết nhóm ngành này.

  • Nhóm Đầu tư công: VCG, HHV, KSB, FCN,…

Nhóm đầu tư công đã tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua, hiện tại nhóm này đang cho thấy dấu hiệu phân phối rõ nét. NĐT còn nắm giữ nhóm ngành này lưu ý, nên tranh thủ hạ tỷ trọng và bán hết nhóm cổ phiếu thuộc nhóm này

Trên đây là chia sẻ quan điểm về thị trường và một số nhóm ngành của SimpleInvest gửi đến nhà đầu tư, anh chị nhà đầu tư có quan điểm khác có thể lại bình luận cùng trao đổi.

Nhà đầu tư có thắc mắc về từng cổ phiếu cụ thể hoặc các nhóm ngành khác để lại bình luận hoặc liên hệ với đội ngũ SimpleInvest để được hỗ trợ chi tiết. Đừng quên nhấn theo dõi kênh để nhận được các bài viết kịp thời nhé.