Thị Trường Sideway Biên Độ Hẹp, Phân Tích Các Dòng CP Tiềm Năng, Cập Nhật Tin Tức Thị Trường

Tin doanh nghiệp

SGT - CTCP Công nghệ - Viễn thông Sài Gòn – Đã thông qua phương án phát hành hơn 74 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 1:1, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2021.

HHS - CTCP Đầu tư dịch vụ Hoàng Huy - Ngày 22/12 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức 2020 và cổ phiếu thưởng, ngày đăng ký cuối cùng là 23/12. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 25:3 (cổ đông sở hữu 25 cổ phiếu được nhận 3 cổ phiếu mới. Cổ phiếu thưởng chia theo tỷ lệ 20:1 (cổ đông sở hữu 20 cổ phiếu được nhận 1 cổ phiếu mới).

DHP - CTCP Điện cơ Hải Phòng - Ngày 05/1/2022 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2021, ngày đăng ký cuối cùng là 06/1. Theo đó, cổ tức sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 5%, thanh toán bắt đầu từ ngày 21/1/2022.

SD9 - Công ty cổ phần Sông Đà 9 - Thông báo lùi thời gian thanh toán cổ tức năm 2017 đến 31/12/2022. Được biết, công ty dự kiến trả cổ tức năm 2017 bằng tiền với tỷ lệ 10%, tương ứng hơn 34 tỷ đồng cho cổ đông.

AAA - CTCP Nhựa An Phát Xanh - Sẽ chào bán 100 triệu cổ phiếu với giá khởi điểm 12.000 đồng/cp ra công chúng trong năm 2022 theo phương thức đấu giá công khai qua SGDCK TP. Hồ Chí Minh.

JVC - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật - Từ năm 2022, JVC sẽ dần chuyển đổi thành công ty đầu tư chuyên ngành y tế. Theo đó, tên gọi - pháp nhân của JVC cũng sẽ được làm thủ tục chuyển đổi từ CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật thành CTCP Đầu tư và Phát triển Y tế Việt Nhật để phù hợp hơn với các lĩnh vực mà Công ty sẽ hướng tới.

Ngoài ra, Công ty đã thông qua phương án phát hành 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho tổ chức, cá nhân trong nước và nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Tỷ lệ là 17,8%, giá chào bán là 10.000 đồng/CP, tổng giá trị huy động dự kiến đạt 200 tỷ đồng.

AAV - CTCP Việt Tiên Sơn Địa ốc - Đã mua thêm 6,66 triệu cổ phiếu tại CTCP AAV Land với giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng 66,6 tỷ đồng, thời gian thực hiện mua vào từ 30/11 đến 16/12/2021.

Kết quả giao dịch cổ phiếu của cổ đông

NBB - CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy - CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), Công ty mẹ đã bán ra 3,1 triệu cổ phiếu NBB từ ngày 24/11 đến 14/12 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Sau giao dịch, CII đã giảm sở hữu tại NBB xuống còn hơn hơn 65,42 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 65,32%.

NTP - CTCP Nhựa Thiếu niên – Tiền Phong - Ông Chu Văn Phương, Tổng giám đốc đã bán toàn bộ hơn 960.000 cổ phiếu NTP sở hữu, tỷ lệ 0,82%. Giao dịch đã thực hiện từ ngày 17/11 đến 15/12.

HID - CTCP Halcom Việt Nam - Ông Nguyễn Việt Dũng, Thành viên HĐQT đã bán ra 515.000 cổ phiếu HID từ ngày 22/11 đến 17/12 theo phương thức khớp lệnh. Sau giao dịch, ông Dũng chỉ còn nắm giữ hơn 14.200 cổ phiếu HID.

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ của ông Cao Tấn Thạch – Thành viên HĐQT của NLG đã bán ra 200.000 cổ phiếu NLG từ ngày 03/12 đến 27/12, qua đó, giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 2,5 triệu cổ phiếu.

VNE - Tổng CTCP Xây dựng Điện Việt Nam - Bà La Mỹ Phượng, cổ đông đã bán ra 200.000 cổ phiếu VNE trong ngày 16/12. Sau giao dịch, bà Phượng đã giảm sở hữu tại VNE xuống còn hơn 6,39 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 7,81%.

KDH - CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền - Ông Huỳnh Chí Tâm, người phụ trách Quản trị công ty, thư ký HĐQT và đồng thời là người được ủy quyền công bố thông tin đã bán ra 69.300 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 132.305 cổ phiếu, tương đương 0,02% vốn điều lệ về còn 63.005 cổ phiếu, tương đương 0,01% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/12.

Ông Lê Hoàng Khởi, Phó tổng giám đốc công ty đã bán ra 77.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 846.000 cổ phiếu, tương đương 0,13% vốn điều lệ về còn 769.000 cổ phiếu, chiếm 0,12% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện ngày 17/12.

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long - Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp, cổ đông đăng ký bán 800.000 cổ phiếu NLG từ ngày 24/12 đến 22/1/2022 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch thành công, cổ đông trên sẽ giảm sở hữu tại NLG xuống còn hơn 1,39 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 0,4%.

PTD - CTCP Thiết kế xây dựng Thương mại Phúc Thịnh - Ông Bùi Quang Huân, Ủy viên HĐQT đăng ký bán 320.000 cổ phiếu PTD từ ngày 22/12 đến 31/12 theo phương thức thỏa thuận. Hiện tại, ông Huân đang nắm giữ 384.000 cổ phiếu PTD, tỷ lệ 12%.

PMB - CTCP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc - Tổng CTCP Vật tư nông nghiệp Nghệ An, tổ chức đầu tư đã mua vào 720.000 cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ sở hữu 6%. Trước giao dịch, tổ chức trên chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu PMB nào.

CTCP FPT (FPT): Hanoi Investments Holdings Limited đã mua 206.500 cp, nâng lượng sở hữu cả nhóm gồm 14 quỹ liên quan từ 45.293.845 cp (tỷ lệ 4,9912%) lên 45.500.345 cp (tỷ lệ 5,013%) và trở thành nhóm cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 20/12/2021.

CTCP Hưng Thịnh Incons (HTN): CTCP Hưng Thịnh Land đăng ký bán 11.902.500 cp, trong tổng số 21.424.500 cp (tỷ lệ 24,04%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/12/2021 đến 20/1/2022.

CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (NBB): CTCP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật Tp HCM đã bán 3,1 triệu cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 65.421.332 cp (tỷ lệ 65,32%). Giao dịch thực hiện từ 24/11 đến 14/12/2021.

CTCP Đầu tư Nam Long (NLG): Bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ ông Cao Tấn Thạch – Thành viên HĐQT – đã bán 200.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 2.500.013 cp. Giao dịch thực hiện từ 3/12 đến 17/12/2021.

Cũng liên quan đến cổ phiếu NLG, Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp đã bán 700.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 2.195.606 cp (tỷ lệ 0,64%). Giao dịch thực hiện từ 1/12 đến 15/12/2021. Tiếp đó Công ty Tân Hiệp đăng ký bán thêm 800.000 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 24/12/2021 đến 22/1/2022.

Tổng CTCP Xây dựng điện Việt Nam (VNE): Bà La Mỹ Phượng, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 200.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 6.396.789 cp (tỷ lệ 7,81%). Giao dịch thực hiện ngày 16/12/2021.

CTCP TM và khai thác khoáng sản Dương Hiếu (DHM): Ông Trương Quang Thắng, nhà đầ tư cá nhân, đã mua 1.250.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.710.000 cp (tỷ lệ 5,4%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 26/11/2021.

CTCP Đầu tư phát triển Sài Gòn 3 Group (SGI): Ông Tạ Hoàng Sơn, Kế toán trưởng, đăng ký bán 600.000 cp trong tổng số 660.939 cp (tỷ lệ 0,88%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/12/2021 đến 21/1/2022.

CTCP CENCON Việt Nam (CEN): Ông Lê Văn Bình, Giám đốc, đã bán toàn bộ 900.000 cp (tỷ lệ 7,88%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện từ 10/12 đến 14/12/2021.

CTCP Phân bón và hóa chất dầu khí Miền Bắc (PMB): Tổng CTCP Vật tư nông nghiệp Nghệ An đã mua 720.000 cp (tỷ lệ 6%) và trở thành cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện ngày 14/12/2021.

CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP): Ông Chu Văn Phương, Tổng Giám đốc, đã bán toàn bộ 960.623 cp (tỷ lệ 0,82%) đang sở hữu. Giao dịch thực hiện từ 17/11 đến 15/12/2021.

Cũng liên quan đến cổ phiếu NTP, cùng thời gian, Công đoàn công ty đã mua 415.000 cp, annag lượng sở hữu sau giao dịch lên 1.967.400 cp (tỷ lệ 1,67%).

CTCP Thiết kế xây dựng thương mại Phúc Thịnh (PTD): Ông Bùi Quang Huân, Ủy vên HĐQT, đăng ký bán 320.000 cp trong tổng số 384.000 cp (tỷ lệ 12%) đang sở hữu,. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/12 đến 31/12/2021.

CTCP Khoáng sản và VLXD Lâm Đồng (LBM): Ông Trần Hùng Phương, Thành viên BKS, đã bán 100.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 300.130 cp (tỷ lệ 3,0013%). Giao dịch thực hiện từ 16/12 đến 20/12/2021.

CTCP Halcom Việt Nam (HID): Ông Nguyễn Việt Dũng, Thành viên HĐQT, đã bán 515.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 14.276 cp (tỷ lệ 0,024%). Giao dịch thực hiện từ 22/11 đến 17/12/2021.

CTCP Chứng khoán Thiên Việt (TVS): Ông Phan Thanh Diện, anh trai ông Phan Minh Tâm – Thành viên HĐQT, đã bán 101.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 1.271.940 cp (tỷ lệ 1,3%). Giao dịch thực hiện từ 24/11 đến 17/12/2021.

Tiếp đó ông Phan Thanh Diện đăng ký bán thêm 110.000 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 22/12/2021 đến 20/1/2022.

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG): Bà Hồ Thị Kim Chi, Phó Tổng Giám đốc, đã mua 250.000 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 395.159 cp (tỷ lệ 0,04%). Giao dịch dự kiến thực hiện ngày 17/12/2021.

CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (PVR): CTCP Tập đoàn Đại Dương đã bán 1.075.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 6.769.200 cp (tỷ lệ 13,04%). Giao dịch thực hiện ngày 10/12/2021.

CTCP Địa ốc Sài Gòn (SGR): Công đoàn công ty đã bán 120.000 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 779.977 cp (tỷ lệ 1,3%). Giao dịch thực hiện từ 18-19/11/2021.

CTCP Dược Lâm Đồng (LDP): CTCP Louis Capital đã mua 1,3 triệu cp (tỷ lệ 10,23%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch Louis Capital không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện ngày 8/12/2021.

Cũng liên quan đến cổ phiếu LDP, cùng ngày, CTCP Louis Holdings đã mua 1.320.225 cp (tỷ lệ 10,39%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch Louis Holdings không sở hữu cổ phiếu nào.

CTCP Nhựa Sài Gòn (SPP): Ông Đỗ Thanh Sửu, nhà đầu tư cá nhân, đã bán 885.900 cp, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 2.521.505 cp (tỷ lệ 10,04%). Giao dịch thực hiện ngày 10/12/2021.

CTCP Đầu tư phát triển Thành Đạt (DTD): Ông Nguyễn Quang Trí, Phó Tổng Giám đốc, đăng ký mua 100.000 cp. Trước giao dịch ông Trí ở hữu 1.512.877 cp (tỷ lệ 4,92%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 23/12/2021 đến 21/1/2022.

CTCP Thương mại và dịch vụ Tiến Thành (TTH): Ông Nguyễn Hữu Trường, Ủy viên HĐQT, đã bán toàn bộ 4 triệu cp (tỷ lệ 10,7%) và không còn là cổ đông lớn. Giao dịch thực hiện từ 6/12 đến 13/12/2021.

CTCP Sông Đà 8 (SD8): Ông Lê Văn Phước, tổng Giám đốc, đăng ký bán 100.000c cp trong tổng số 600.000 cp (tỷ lệ 21,34%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 20/12/2021 đến 17/1/2022.

CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT (KTT): Ông Nguyễn Đức Hiếu, Chủ tịch HĐQT, đã mua 186.200 cp (tỷ lệ 6,3%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch ông Hiếu không sở hữu cổ phiếu này,. Giao dịch thực hiện từ 16/11 đến 15/12/2021.

Cũng liên quan đến cổ phiếu KTT, cùng thời gian, bà Đặng Thùy Dương, Tổng Giám đốc, đã mua 351.200 cp (tỷ lệ 11,88%) và trở thành cổ đông lớn. Trước giao dịch bà Dương không sở hữu cổ phiếu nào.

  1. PTL: Tái cấu trúc mạnh mẽ, Petroland đưa mục tiêu vốn hóa tỷ đô

  2. 😎 GVR: Cao su Chư Păh đấu giá hơn 126 ha cao su để tái canh

  3. FLC: Tập đoàn FLC muốn đầu tư loạt dự án ở Cà Mau, cổ phiếu họ FLC kéo dài đà tăng

  4. PNJ: Lãi sau thuế riêng tháng 11 của PNJ đạt 140 tỷ đồng, tăng 18%. Sau 11 tháng lãi 837 tỷ đồng, hoàn thành 68% kế hoạch năm 2021

  5. ACB: Lợi nhuận ACB được dự báo đạt 11.700 tỷ đồng trong năm 2022 (+25%), thu phí bảo hiểm là động lực chính

  1. FRT: Vượt cả đỉnh lịch sử, chuyện gì đang diễn ra tại công ty sở hữu chuỗi Nhà thuốc Long Châu?

  2. GKM: Khang Minh Group - nhân tố mới của ngành Nhôm Việt Nam

😎 HVN: Vietnam Airlines tái cơ cấu toàn diện để vượt khó

  1. HPG: Hòa Phát bán hơn 1 triệu tấn S95 năm 2021, đầu tư nâng tổng sản lượng trên 2,7 triệu tấn

_

=> MUA BÁN/ PHÁT HÀNH

  1. KDH: Nhà Khang Điền (KDH) - 2 lãnh đạo vừa bán ra cổ phiếu
  1. NBB: Cổ phiếu lập đỉnh lịch sử, công ty mẹ CII tiếp tục bán thêm 3,1 triệu cổ phiếu

  2. CII liên tiếp tăng trần, quỹ ngoại Singapore hoàn tất bán ra 5,5 triệu cổ phiếu, thu về 165 tỷ đồng

  3. NTP: Nhựa Thiếu niên - Tiền Phong - Tổng Giám đốc vừa bán ra toàn bộ 960.623 cổ phiếu

  4. PBC: Dược phẩm Pharbaco đã phân phối 20 triệu cổ phiếu cho Vận tải Thủy bộ Hải Hà, giá 10.000 đồng/CP

  5. PRT: Protrade - Tổ chức liên quan lãnh đạo đăng ký bán toàn bộ 3 triệu cổ phiếu

  1. Ống thép Việt Đức VGPIPE (VGS): Chủ tịch đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu

  2. DGC: Vinachem muốn thoái nốt hơn 6 triệu cổ phiếu Hóa Chất Đức Giang

  3. PRT: Tăng 150% từ đầu năm, công ty liên quan đến lãnh đạo XNK Bình Dương đăng ký bán 3 triệu cổ phiếu

  4. Cựu Chủ tịch FLC Faros mua bán cổ phiếu ROS

  5. An Quý Hưng muốn chuyển toàn bộ 278 triệu cổ phần tại Vinaconex sang cho Pacific Holdings “để góp vốn bằng cổ phần vào doanh nghiệp”

  1. Vingroup muốn phát hành 1,5 tỷ USD trái phiếu quốc tế nhằm đầu tư vào dự án ô tô VinFast, dư kiến thực hiện quý 1/2022

  2. CRE: CenLand muốn chào bán gần 202 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu giá 10.000 đồng, phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 30%

  3. GEX: GELEX muốn huy động 1.500 tỷ đồng từ trái phiếu

  4. SGT: Saigontel dự kiến phát hành cổ phiếu nâng vốn lên 1.480 tỷ đồng

  5. HBC: Phát hành 3,25 triệu cổ phiếu ESOP với giá chỉ 10.000 đồng/cp

  1. IPA: Dự kiến chào bán cổ phiếu tỷ lệ 100%, giá 10.000 đồng/cp

  2. DL1: 200 tỉ đồng trái phiếu ‘giá’ mềm đổ về Anpha Seven

_

=> CỔ TỨC

  1. VCP: Xây dựng và Năng lượng VCP dự kiến trả cổ tức năm 2020 với tỷ lệ gần 11,4%

  2. SAB: Sabeco chuẩn bị tạm ứng cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 20%

  3. SD9: Tiếp tục kéo dài thời gian trả cổ tức năm 2017 với tỷ lệ 10%

  1. TNG: Đầu tư và Thương mại TNG thực hiện tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt, tỷ lệ 4%

  2. RAL, TLG, TBC, DHN, HAN, NBT vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền.

  3. AAS: Chứng khoán Smart Invest: Cổ tức 2021 tỷ lệ 50% và dự kiến niêm yết trên sở GD TPHCM năm 2022

  1. Hiện nay, một số ngân hàng như: ABBank, LienVietPostBank, HDBank… lên kế hoạch phát hành cổ phiếu ESOP với giá thấp hơn rất nhiều giá thị trường dành cho các nhân viên có đóng góp cho ngân hàng. Chính vì vậy, các chương trình ESOP thời gian qua đã vấp phải sự phản ứng của một số cổ đông trước sự hoài nghi tiền của ngân hàng đang “chảy” vào túi cá nhân nội bộ thông qua con đường ESOP.

  2. Cổ phiếu xây dựng “ăn theo” kỳ vọng về gói đầu tư công

  1. 13 quỹ ETF ghi nhận dòng tiền vào ròng 4.700 tỷ đồng năm 2021, tập trung chủ yếu ở quỹ nội

_

  1. Lãi suất bắt đầu “nóng dần” trên liên ngân hàng

  2. Kho bạc Nhà nước liên tiếp chào mua, ngân hàng đồng loạt giảm mạnh giá USD

  3. Hơn 18.000 tỷ đồng sẽ được bơm ra thị trường khi Kho bạc mua vào ngoại tệ

_

=> VIỆT NAM

  1. Sức cầu nhà đất ngày một tăng
  1. Tiền vẫn ‘đổ’ mạnh vào bất động sản, chứng khoán

  2. Sắp xây dựng đường Vành đai 4 đi qua 3 tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh

  3. VCCI đề nghị xem xét lại một số quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo

  4. Thủ tướng phê duyệt Dự án đầu tư sân bay Quảng Trị trị giá 5.822 tỷ đồng

  5. Chưa năm nào như 2021, nông sản xuất khẩu hết tắc nghẽn trên đường ra cảng biển lại ùn ứ ở các cửa khẩu. Song, thế mạnh này của Việt Nam vẫn tạo nên kỳ tích chưa từng có, kim ngạch xuất khẩu đạt tới hơn 47 tỷ USD.

  1. Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi lần đầu vượt mốc 1 tỷ USD

  2. Sau nhiều lần tăng, từ đầu tháng 12/2021 đến nay các doanh nghiệp sản xuất sắt, thép xây dựng đã đồng loạt điều chỉnh giảm giá bán sản phẩm.

  3. Để dệt may, da giày Việt Nam tiến sâu vào thị trường Hàn Quốc

  4. Phải bàn giao mặt bằng 1.810 ha của Dự án sân bay Long Thành trước 31/12

  5. Đầu tư hơn 5.800 tỷ đồng xây sân bay Quảng Trị theo hình thức PPP

  1. Vận tải và hàng hóa qua cảng biển vẫn giữ đà tăng dù có COVID-19

  2. Ngành than vượt khó khăn với việc thực hiện thành công mục tiêu kép

  3. Năm 2021: Ngành hồ tiêu hồi sinh

  4. MoMo chính thức trở thành kỳ lân mới của Việt Nam, định giá công ty 2 tỷ USD

  5. Bộ Y tế công bố mẫu và quy trình cấp hộ chiếu vắc xin COVID-19

  1. Phố Wall khởi đầu tuần mới với một phiên bán tháo trên diện rộng vào thứ Hai (20/12) khi nỗi lo dịch bệnh đeo bám nhà đầu tư, S&P 500 mất mốc MA50.

  2. Đổ 30 tỷ USD để bắt đáy, nhà đầu tư Mỹ ‘bầm dập’ vì đi sai hướng

  3. Tỷ lệ mắc COVID-19 trong tuần qua trên toàn nước Mỹ tăng lên 60.000 người/ngày, cao hơn 57% so với thời điểm đầu tháng 12 trong khi số người nhập viện tăng 26% trong tháng.

  4. Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) hôm thứ Hai cũng cho biết, biến chủng Omicron chiếm 73,2% các trường hợp mắc mới trong tuần qua, chính thức là biến thể thống trị ở Mỹ.

  5. IEA: Tiêu thụ than đá lập kỷ lục mới ở Ấn Độ và Trung Quốc

  1. Trong khi đó, tại châu Âu, Anh cho biết sẽ thực hiện nhiều biện pháp thắt chặt hơn nữa để làm chậm sự lây lan của biến thể Omicron nếu cần, sau khi Hà Lan bắt đầu đợt phong toả lần thứ tư và nhiều nước châu Âu khác cũng xem xét áp dụng các biện pháp giãn cách trở lại.

  2. Nhà đầu tư đánh giá lại rủi ro của biến thể Omicron, Chứng khoán châu Á tăng. Nikkei 225 tăng 2%, chứng khoán châu Âu phục hồi

  3. Theo Bank of America, kể từ khi đại dịch bắt đầu, các ngân hàng trung ương đã bơm 32.000 tỷ USD vào các thị trường trên toàn thế giới, tương đương với việc mua 800 triệu USD tài sản tài chính mỗi giờ trong 20 tháng qua. Cũng trong thời gian này, giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng thêm 60.000 tỷ USD.

  4. Hãng dược phẩm Nhật Shionogi công bố thuốc điều trị COVID-19 chủng Omicron

  5. Thị trường M&A toàn cầu lập đỉnh mới, vượt qua mốc 5.000 tỷ USD, phá vỡ mọi kỷ lục trước đó và thậm chí dễ dàng vượt qua mức đỉnh thiết lập gần 15 năm trước.

  1. BNP Paribas bán chi nhánh tại Mỹ với giá hơn 16 tỷ USD

  2. Grab mở rộng kinh doanh, thâu tóm chuỗi siêu thị cao cấp của Malaysia

  3. Công ty chủ quản của TikTok - ByteDance trở thành siêu kỳ lân giá trị nhất thế giới, cao hơn cả Ant Group và SpaceX cộng lại

_

=> VÀNG/ CRYPTO/ HÀNG HÓA

  1. SHIB tăng vọt 8% khi Cá voi mua 4 nghìn tỷ Shiba Inu Tokens

  2. Trung tâm Thương mại Thế giới Dubai chuẩn bị ra mắt trung tâm tiền kỹ thuật số

  1. Blockchaian Onyx của JPMorgan hợp tác cùng Siemens về thanh toán

  2. Tiền kỹ thuật số thu hút khoảng 30 tỷ USD vốn đầu tư trong năm 2021

_

  1. Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,37 USD (+0,54%), lên 68,98 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,22 USD (+0,31%), lên 71,74 USD/thùng.

_

  1. Nỗi lo sợ mang tên Omicron quét qua thị trường tài chính khiến vàng, USD lao dốc

  2. Vàng là một trong những loại tài sản hoạt động kém nhất vào năm 2021 mặc dù lạm phát đang gia tăng và tính hấp dẫn của kim loại quý cũng đã suy giảm so với Bit.coin.