Thiên thời là gì

Hieu la giau

Ả Rập Xê-út tăng giá dầu hợp đồng dài hạn ở châu Á

(VTC News) -

Ả Rập Xê-út đã tăng giá dầu hợp đồng dài hạn tại thị trường châu Á trong bối cảnh nhu cầu tăng cao sau khi các nước gỡ bỏ hạn chế chống dịch COVID-19.

Kể từ tháng 6, tập đoàn năng lượng quốc doanh Ả Rập Xê-út Aramco tăng giá dầu thô Arab Light tại châu Á thêm 2,10 USD/thùng, lên mức 6,50 USD/thùng.

Theo kết quả khảo sát của Bloomberg, trước đó thị trường năng lượng kỳ vọng Aramco chỉ tăng giá thêm 1,50 USD.

Ả Rập Xê-út là nhà xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, nước này đã tăng giá các đơn hàng dầu được bán theo hợp đồng dài hạn. Giá dầu thô thế giới cũng tăng hơn 50% lên gần 120 USD/thùng.

Vào ngày 2/6, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh giá mặt hàng này leo thang và Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga. Theo đó, các bộ trưởng của OPEC+ “nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường cân bằng và ổn định với dầu thô và các sản phẩm tinh chế”.

Cùng ngày, Nhà Trắng cho biết Mỹ hoan nghênh quyết định mới nhất của OPEC+ về việc tăng sản lượng. Washington cũng khẳng định vai trò quan trọng của Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Kuwait và Iraq trong việc thúc đẩy quyết định này.

Tuy nhiên, các chuyên gia ngành năng lượng vẫn nghi ngờ việc OPEC+ có thể nhanh chóng góp phần hạ giá năng lượng hay không. Đặc biệt là khi lệnh cấm vận dầu của Nga có thể loại tới 2 triệu thùng dầu/ngày khỏi thị trường thế giới.

OPEC+ từ lâu đã lên kế hoạch tăng sản lượng hơn 400.000 thùng/ngày vào tháng 7/2022 và động thái đó được đưa vào dự báo giá năng lượng. Quyết định nâng lên 648.000 thùng/ngày không đủ để lấp đầy khoảng trống mà năng lượng Nga để lại.

Hiện 8 trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tuyên bố loại bỏ dầu của Nga, thắt chặt nguồn cung và buộc các nhà môi giới dầu phải định hướng lại hoạt động xuất khẩu của Nga trên toàn cầu.

Ả Rập Xê-út đã chuyển hơn 60% lượng dầu thô xuất khẩu của mình sang châu Á. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ là những khách hàng lớn nhất.

Bộ trường Tài chính Mỹ: Tôi đã sai về lạm phát

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận sai lầm trong quá khứ khi đưa ra nhận định về diễn biến tương lai của lạm phát. Bà cho biết kiểm soát đà tăng giá hiện là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Joe Biden và ông hoàn toàn ủng hộ những quyết định của Fed nhằm sớm kéo giảm lạm phát.

Trong cuộc phỏng vấn với CNN, khi được hỏi về những nhận định thiếu chính xác về lạm phát trong quá khứ, bà Yellen trả lời: “Tôi đã sai khi dự báo về diễn biến lạm phát trong tương lai”.

hbeuoqpwjfmthaunfrpwn7jvru-1252-16540784
Bà Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ. Ảnh: Reuters.

“Như tôi đã đề cập, có nhiều cú sốc lớn, bất ngờ tác động tới nền kinh tế, khiến giá năng lượng và thực phẩm tăng cao, đồng thời tạo ra những nút thắt mới đối với chuỗi cung ứng, và ở thời điểm đó, tôi không thể lường trước được viễn cảnh này”, bà chia sẻ. Những cú sốc đó bao gồm cuộc xung đột Nga-Ukraine và lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19 tại Trung Quốc, bà bổ sung.

“Ở thời điểm hiện tại, lạm phát chính là mối bận tâm lớn nhất của Tổng thống Biden”, bà nói.

Tổng thống “hoàn toàn tin tưởng và ủng hộ những quyết định của Fed” nhằm kéo giảm lạm phát, bà chia sẻ. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện đang tiệm cận ngưỡng thấp nhất kể từ sau Thế chiến II.

Trước đó, trong ngày 31/5, Tổng thống Joe Biden có cuộc gặp với Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ, ông khẳng định tôn trọng tính độc lập của của cơ quan này, theo thông tin từ Nhà Trắng.

Bà Yellen cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang có những động thái cần thiết nhằm hỗ trợ nỗ lực kiểm soát lạm phát của Fed như giảm giá thuốc, dịch vụ y tế và sẽ sớm đệ trình một bản dự thảo cơ chế khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo lên Quốc hội, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Lạm phát cơ bản giảm trong tháng trước là một dấu hiệu khả quan, tuy nhiên, giá dầu vẫn ở ngưỡng cao và châu Âu đang tìm mọi cách để cấm dầu nhập khẩu từ Nga, bà chia sẻ.

“Chúng ta không thể loại trừ trường hợp những cú sốc tương tự sẽ xuất hiện trong thời gian tới”, bà nhận định.

Hieu la giau

Hieu la giau

Giá xăng dầu hôm nay (6-6): Dầu Brent tăng vượt 121 USD/thùng

Nhanh chóng bỏ túi tới gần 2 USD, cả Brent và WTI đều tiếp tục chặng đường tìm lại những điểm cao về giá.

Giá xăng dầu thế giới

Theo oilprice, lúc 6 giờ ngày 6-6 (giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 120,7 USD/thùng, tăng 1,78 USD, tương đương 1,50%.

Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent giao tháng 8 được giao dịch ở mức 121,6 USD/thùng, tăng 1,87 USD, tương đương 1,56%.

Cả hai mặt hàng dầu thô Brent và WTI đã bắt đầu tuần giao dịch mới với đà tăng của tuần trước.


Giá dầu tiếp đà tăng. Ảnh minh họa: Vanguardngr

Trong tuần trước, giá dầu WTI đã tăng 3,3%, còn Brent dịch chuyển nhẹ lên gần 120 USD/thùng. Tuy nhiên, đã có thời điểm trong tuần, giá dầu thô Brent giao tháng 7 đã tăng vọt lên hơn 124 USD/thùng khi thị trường tiếp nhận thông tin các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý cấm nhập khẩu 90% dầu thô của Nga vào cuối năm nay trong khuôn khổ gói trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga kể từ khi Moscow thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Kiev hồi cuối tháng 2. Đây là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất của EU áp lên Nga vì đã đưa quân vào Ukraine.

10% còn lại sẽ tạm thời được miễn lệnh cấm vận để Hungary, quốc gia không giáp biển cùng với Slovakia và Séc tiếp tục tiếp nhận dầu Nga qua đường ống Druzhba cho tới khi tìm được nguồn cung thay thế.

EU nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 27% dầu từ Nga. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Ả Rập Xê-út, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai sau Ả Rập Xê-út.

Hossein Askari, giáo sư tại Khoa Kinh doanh, Đại học George Washington nhận xét, những gì đang diễn ra hiện nay sẽ thay đổi thương mại dầu-khí đốt tự nhiên trong tương lai.

Giá “vàng đen” đã liên tục leo dốc trong tuần trước bởi được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố khác. Đó là sự nới lỏng các biện pháp hạn chế Covid-19 tại trung tâm tài chính Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới, làm dấy lên hy vọng rằng nhu cầu dầu sẽ tăng trở lại ở quốc gia Đông Á này. Thêm vào đó, chính phủ Trung Quốc cũng đã tuyên bố sẽ kích thích nền kinh tế.

Giá dầu tăng tốc còn bởi dữ liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 5,1 triệu thùng trong tuần trước, tồn kho dầu thô thương mại giảm và dự trữ xăng cũng giảm. Ngoài ra, mùa lái xe mùa hè ở Mỹ đã bắt đầu cũng đẩy giá dầu leo dốc.

Cũng trong tuần trước, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã quyết định tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8 thay vì 432.000 thùng/ngày như đã áp dụng với những tháng trước đó. Tuy nhiên, mức tăng này chỉ như “muối bỏ bể” và chỉ đáp ứng 0,4% nhu cầu toàn cầu trong tháng 7 và 8, trong khi nguồn cầu đang ngày một tăng sau sự mở cửa trở lại ở một số thành phố lớn của Trung Quốc.


Giá dầu đã liên tục tăng trong thời gian qua. Ảnh minh họa: Reuters

OPEC+ đã dần dần bơm vào thị trường gần 10 triệu thùng/ngày mà họ đã cắt giảm vào tháng 4-2020 khi đại dịch Covid-19 phá hủy nhu cầu tiêu thụ, khiến giá mỗi thùng dầu về âm (tức người bán phải trả tiền cho người mua). Những tháng gần đây, mỗi tháng nhóm này đã nâng dần sản lượng từ 400.000 đến 432.000 thùng/ngày.

Dù OPEC+ đã cam kết tăng sản lượng nhưng vẫn tồn tại những nghi ngờ liệu OPEC+ có thể hoàn thành mức tăng đã cam kết hay không do nhiều thành viên đã và đang phải vật lộn để đạt được hạn ngạch của mình.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 6-6 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 30.235 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 31.578 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.394 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.346 đồng/lít và dầu mazut không quá 20.901 đồng/kg.

Vì sao DIG CEO sập nặng và khó lòng ngóc đầu

Cuối năm ngoái do tin đấu giá Thủ Thiêm cao ngất ngưỡng mà DIG CEO và hàng loạt cổ BĐS tăng mút chỉ, nhưng sau đó Tân Hoàng Minh bỏ cọc làm các cp này quay đầu giảm thảm hại. Nếu xem xét kỹ thì sẽ thấy sự tăng giá đó là vô lý:

  • Với mức giá đất 2,4 tỷ đồng/m2, giá bán căn hộ tại Thủ Thiêm dự kiến sẽ đắt ngang ngửa với giá căn hộ ở New York, Tokyo, đắt hơn cả Thượng Hải, London, Paris… và không dành cho 99,98% dân số.

  • Theo Savills, Monaco có giá cao nhất là 57.120 USD/m2, tương đương 1,3 tỷ VND/m2. Hong Kong xếp ở vị trí tiếp theo với 47.520 USD/m2, tương đương 1,08 tỷ VND/m2 và New York theo sau với 26.640 USD/m2, tương đương 604 triệu VND/m2.

  • Khi so sánh về mức giá 1m2 nhà ở trên GDP bình quân đầu người, mức giá ở Thủ Thiêm cũng cao một cách bất thường. Nếu như ở các thành phố phát triển cao như New York, Sydney, Paris, giá 1m2 nhà chỉ tương đương khoảng 40% GDP bình quân đầu người, cá biệt là Thượng Hải cũng chỉ đến 199% thì Thủ Thiêm lên tới tương đương 952%.

Vì vô lý nên nó đã sập thảm hại. DIG CEO đã giảm 40% trong năm 2022 và khó lòng ngóc đầu lên được nữa, vì trên thị trường chứng khoán, dòng tiền thông minh luôn chảy về chỗ trũng nhất, hấp dẫn nhất, ngon nhất, tiềm năng mạnh nhất. Và hiện tại đó là các dòng năng lượng, dầu khí, lương thực, phân bón.

BĐS ngon nhất khi lạm phát thấp và xu hướng lãi suất giảm. Lúc đó tiền chảy vào BĐS mạnh. Tuy nhiên giờ là thời kỳ tăng lãi suất, lạm phát xu hướng tăng. Thổ Nhĩ Kỳ vừa báo cáo lạm phát 73%, lương thực tăng 91%, thì BĐS tăng kém hơn làm sao hút tiền trên TTCK đc? Phân bón 2 năm qua tăng hơn 250%, giá đất bình quân ở VN kg tăng bằng như thế.

Ray Dalio, chủ quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới quản lý 140 tỷ USD đã nói thế giới đang vào thời kỳ đình đốn lạm phát (stagflation) như giai đoạn 1970, lúc đó khủng hoảng năng lượng, suốt chu kỳ chục năm cổ phiếu dầu khí tăng mạnh nhất.

Những nhà đầu tư kiệt xuất nhất thế giới qua mọi thời đại như Warren Buffett, Daniel Loeb, Stanley Druckenmiller đều đang rót tiền mạnh vào dầu khí, năng lượng. Nhìn lại lịch sử mua dầu khí của Buffett:

  • Buffett đã mua cổ phiếu PetroChina trong khoảng thời gian từ 2002-2003 với giá ước tính 488 triệu USD, và bán ra trong năm 2007 thu về gần 4 tỷ USD, tính ra Berkshire Hathaway đã đạt lợi nhuận gấp 8 lần trong khoản đầu tư này, tương ứng khoảng 55%/năm trong giai đoạn từ 2002 đến 2007.

OPEC đang ở vị thế mạnh nhất trong lịch sử. Họ kg dại gì tăng cường sản xuất dầu để giữ giá cao ngất, bất chấp sức ép từ Tổng thống Biden và Châu Âu. Nhìn nhận sự thật là dù có muốn tăng sản lượng cũng phải tốn vài năm vì khai thác dầu kg phải cứ muốn tăng sản lượng là tăng mà phải tốn thời gian đầu tư rất lâu mới thu hoạch được.

Do đó dòng tiền thông minh đã chảy vào nơi trũng nhất, ngon nhất, hấp dẫn nhất. Trong năm 2022, HAH tăng 85%, VHC tăng 82%, DGC tăng 56%, GAS tăng 29%, DPM tăng 28%. Trong khi đó CII giảm 54%, TCH giảm 49%, DIG giảm 40% và CEO giảm 39.6%. Thị trường chứng khoán đã phản ánh đúng bản chất vấn đề.

Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm 2022 của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn-CTCP (mã chứng khoán BSR) ước đạt 6.764 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch 1.295 tỷ đồng được giao.

hieu kg

Cổ dầu khí tăng mạnh quá

Giá xăng dầu hôm nay 6.6.2022: Tiếp đà tăng, lên 121 USD/thùng

Cả hai loại dầu thô WTI và Brent bắt đầu tuần mới tăng hơn 1,5%, tiếp đà tăng từ tuần trước.

Ngày 6.6, cả hai hợp đồng dầu thô mở phiên đầu tuần đều tăng gần 2 USD, dầu thô WTI giao dịch trên ngưỡng 120 USD/thùng, dầu Brent chuẩn toàn cầu trên mốc 121 USD/thùng.


Giá dầu được dự báo tiếp đà tăng

REUTERS

Giá “vàng đen” tiếp tục leo dốc trong phiên đầu tuần, theo đà tăng hơn 3% từ tuần trước. Các phân tích cho thấy, nhiều yếu tố thúc đẩy giá dầu tăng trong tuần này, bất chấp quyết định tăng sản lượng “khiêm tốn” từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). Cụ thể, lệnh cấm nhập khẩu 90% dầu từ Nga của Liên minh châu Âu (EU) đến cuối năm nay; các biện pháp hạn chế chống Covid-19 của Trung Quốc tại trung tâm tài chính Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh đã được nới lỏng; dự trữ dầu thô tại Mỹ giảm hơn 5 triệu thùng, tồn kho thương mại và dự trữ xăng cũng giảm mạnh…

Ngoài ra, giá dầu thế giới hôm nay (6.6) được dự báo giữ đà tăng do Ả Rập Xê Út vừa cho tăng giá bán dầu sang các thị trường châu Á. Bên cạnh đó, các nước châu Âu, Trung Quốc… đẩy mạnh mở cửa, phục hồi kinh tế. Một số nhà phân tích cho rằng, nhu cầu dường như chưa phản ứng với đà tăng của giá năng lượng. Mọi người di chuyển nhiều hơn và dường như “vô cảm” với giá năng lượng. Trên CNBC, Công ty tư vấn Sankey Research dự kiến các ​​giao dịch dầu mỏ sẽ ở mức từ 100 - 150 USD/thùng cho đến khi tình hình ở Ukraine được giải quyết. Thậm chí, trong mùa hè này và có thể kéo dài sau đó, giá dầu dao động quanh mức 110 - 150 USD/thùng.

Trong nước, giá xăng dầu tại TP.HCM hôm nay 6.6 phổ biến ở mức sau: xăng RON 95-V 32.170 đồng/lít, xăng E5 RON 92-II 30.230 đồng/lít, dầu diesel 27.190 đồng/lít, dầu hỏa 25.340 đồng/lít, dầu mazut 20.900 đồng/kg.

Hieu kg

Hieu thi giau

Giá dầu châu Á tăng hơn 2 USD sáng 6/6 sau khi Saudi Arabia nâng giá dầu thô

Giá dầu châu Á tăng hơn 2 USD trong phiên sáng 6/6 sau khi Saudi Arabia tăng mạnh giá dầu giao trong tháng Bảy. Động thái này cho thấy nguồn cung bị thắt chặt ngay cả sau khi Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác, hay còn gọi là OPEC+ đồng ý tăng nhanh sản lượng trong hai tháng tới.

Giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 1,80 USD (1,5%) lên 121,52 USD/thùng sau khi có lúc chạm mức 121,95 USD/thùng, tiếp tục tăng 1,8% so với hôm 3/6.

Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,63 USD (1,4%) lên 120,50 USD/thùng sau khi chạm mức cao nhất trong ba tháng là 120,99 USD/thùng. Giá dầu WTI đã tăng 1,7% vào ngày 3/6.

Saudi Arabia đã nâng giá bán chính thức (OSP) trong tháng 7 đối với loại dầu thô nhẹ hàng đầu của Arab sang châu Á lên 6,5 USD cộng với giá tham chiếu của dầu chuẩn Oman và Dubai, tăng so với mức 4,40 USD hồi tháng Sáu, theo tập đoàn năng lượng quốc doanh Saudi Aramco.

Động thái này được đưa ra vào tuần trước bất chấp quyết định của OPEC+ nhằm tăng sản lượng trong tháng 7-8/2022 thêm 648.000 thùng/ngày, hay tăng 50% so với kế hoạch trước đó.

Động thái tăng sản lượng của OPEC+ được cho là không thể đáp ứng đủ nhu cầu do một số nước thành viên, bao gồm cả Nga, không thể tăng sản lượng. Trong khi đó, nhu cầu ở Mỹ tăng vọt trong bối cảnh sắp bước vào cao điểm nghỉ Hè và Trung Quốc đang nới lỏng các biện pháp phong tỏa phòng chống đại dịch COVID-19.

Nhà phân tích Vivek Dhar của Commonwealth Bank cho biết: “Mặc dù tăng sản lượng là rất cần thiết, nhưng vẫn không đáp ứng được kỳ vọng nhu cầu tăng, đặc biệt là lệnh cấm một phần của Liên minh châu Âu (EU) đối với nhập khẩu dầu của Nga cũng được đưa vào”.

Hieu la giau…

Giá dầu ‘bay cao’, cổ phiếu dầu khí lập đỉnh mới

Thị trường chứng khoán có phiên giao dịch đầu tuần khởi sắc về thanh khoản, nhưng vẫn “lỡ hẹn” mốc 1.300 điểm. Cổ phiếu lớn, đặc biệt là các mã bất động sản bị bán mạnh. Trong khi đó, nhóm dầu khí, hoá chất, phân bón đua nhau tăng giá, lập đỉnh mới.

Dù có thời điểm vượt 1.300 điểm trong phiên sáng, nhưng lực bán ở vùng giá cao, áp lực chốt lời lại tiếp tục đẩy VN-Index giảm điểm. Các nhóm cổ phiếu lớn phân hoá mạnh, chỉ số VN30 đóng cửa lùi về giá đỏ.

Thị trường chưa có được sự đồng thuận các mã lớn ngân hàng, bất động sản. Trên HoSE, chỉ có VCB, MSB, VIB là các mã ngân hàng giữ được sắc xanh. Ở nhóm bất động sản, cổ phiếu bị bán mạnh, như DIG, DXG, SJF “nằm sàn”. Các mã lớn như VIC, VHM, NVL… cũng là một trong như đầu kéo chỉ số đi lùi.

Ở chiều ngược lại, điểm sáng trong phiên hôm nay là cổ phiếu dầu khí và các nhóm liên quan. Đây đồng thời là tâm điểm mua ròng của khối ngoại.

Với việc giá dầu tiếp đà tăng, neo ở mức đỉnh 14 năm, phiên hôm nay, cổ phiếu dầu khí tiếp tục “dậy sóng”. GAS là mã đóng góp tích cực nhất cho chỉ số, kéo VN-Index tăng hơn 2,7 điểm. Phiên hôm nay, với việc tăng 4,5% lên 129.900 đồng/cổ phiếu, GAS vượt đỉnh lịch sử. BSR cũng lập đỉnh 30.400 đồng/cổ phiếu. Hôm nay, BSR là mã tăng mạnh nhất trong “họ” dầu khí (10,1%). Các mã OIL, PLX, POW, PVS, PVC, PET cùng tăng giá.

Hôm nay, giá dầu thô tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng với dầu Brent đạt 121, USD/thùng, WTI đạt hơn 118 USD/thùng. Giá dầu tăng mạnh bất chấp kế hoạch nâng sản lượng mạnh hơn của OPEC+, tăng sản lượng 648,000 thùng/ngày trong tháng 7-8/2022 thay vì mức 432,000 thùng/ngày như trước đó. OPEC+ cũng đã lên kế hoạch triệu tập cuộc họp kế tiếp vào ngày 30/6 tới.

Các nhóm cổ phiếu liên quan như hoá chất, phân bón cũng đồng loạt tăng mạnh. DGC tiếp tục tăng 2,6% lên 118.100 đồng/cổ phiếu. DCM, DPM, BFC đều tăng trên dưới 6%. Các cổ phiếu đều có mức tăng nhanh, vượt tốc độ phục hồi của thị trường chung.

Đáng chú ý, cổ phiếu ngành điện bất ngờ “vụt sáng”. Trên HoSE, chỉ có 4 cổ phiếu tăng trần, thì 2 trong số đó là các mã ngành điện: PC1, NT2. Các mã khác như GEG, VSH, TMP, HDG, TV2, SHP, SJD … cùng tăng giá.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 2,03 điểm (0,16%) lên 1.290,01 điểm. HNX-Index giảm 3,67 điểm (-1,18%) xuống 306,81 điểm. UPCoM-Index giảm 0,27 điểm (-0,29%) xuống 93,9 điểm,

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 30,6% lên 15.299 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng 44 tỷ đồng ở sàn HoSE, tập trung vào DPM, BSR, DCM…

Hieu kg

Không ồn ào như dầu thô hay khí đốt, một cuộc khủng hoảng khác đang thầm lặng diễn ra - Việt Nam cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chơi này

Khủng hoảng lương thực đang ngày càng trở thành mối lo ngại lớn nhất của thế giới hiện nay, bên cạnh các vấn đề về năng lượng.

Khủng hoảng lương thực do đâu?

Sau khi giá khí đốt tăng, giá phân bón “lập tức tăng theo, bởi một số loại phân bón dùng khí đốt làm nguyên liệu”, theo Tổng thống Nga.

“Mọi thứ đều có mối liên quan tới nhau”, ông nói thêm. “Chúng tôi từng cảnh báo về các cuộc khủng hoảng đó và chúng không liên quan đến bất kỳ chiến dịch quân sự nào của Nga”.

Nhiều chuyên gia năng lượng lo ngại chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine có thể khiến thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng tương đương hoặc thậm chí tồi tệ hơn khủng hoảng dầu mỏ thập niên 1970-1980. Khủng hoảng lần này không chỉ giới hạn ở dầu thô, mà còn bao gồm cả khí đốt và điện.

Đến nay, kinh tế toàn cầu vẫn chống chịu được việc giá năng lượng tăng. Tuy nhiên, tình hình có thể tồi tệ hơn khi châu Âu quyết tâm đoạn tuyệt với dầu mỏ và khí đốt Nga. Nga không chỉ là một trong những nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, mà còn bên cung cấp khí đốt, than đá lớn.

Trong khi đó, các cảng ở Biển Đen của Ukraine, đặc biệt là cảng Odessa, đã bị phong tỏa kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự, khiến hơn 20 triệu tấn ngũ cốc ở nước này không thể xuất khẩu ra thế giới. Nga và Ukraine cung cấp khoảng 30% lúa mì cho toàn cầu. Liên Hợp Quốc cảnh báo việc thiếu lượng ngũ cốc xuất khẩu từ các cảng Ukraine có thể gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu trong vài tháng tới.

Các số liệu từ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) cho thấy, giá lương thực đã tăng 30% trong vòng một năm qua, khi dịch bệnh Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị thắt chặt. Vì vậy, để ứng phó, ngày càng nhiều quốc gia lựa chọn cắt giảm xuất khẩu và tăng cường tích trữ lương thực, thực phẩm – một động thái được đánh giá là có thể khiến cho tình hình càng trở nên tồi tệ hơn, khiến giá cả tiếp tục leo thang.

Các nước châu Á được coi là tâm điểm của làn sóng này. Hồi tháng 4, Indonesia đã khiến nhiều quốc gia đứng ngồi không yên khi tuyên bố tạm ngừng xuất khẩu dầu cọ – sản phẩm quan trọng của nước này, chiếm tới 60% sản lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Sang tháng 5, đến lượt Ấn Độ tuyên bố sẽ tạm ngừng xuất khẩu lúa mì và hạn chế xuất khẩu đường. Một quốc gia châu Á khác là Malaysia cũng cho biết sẽ tạm ngừng xuất khẩu thịt gà kể từ đầu tháng 6 “cho đến khi giá cả và nguồn cung trong nước ổn định trở lại”.

Những động thái tương tự cũng diễn ra tại nhiều khu vực khác. Hungary, Serbia, Kyrgyzstan và Kazakhstan đã lần lượt áp đặt các biện pháp hạn chế đối với xuất khẩu ngũ cốc, trong khi với Argentina là thịt bò, còn Iran là khoai tây.

Nga muốn tháo gỡ khủng hoảng nhưng Mỹ không dỡ bỏ trừng phạt

Báo Politico (Mỹ) dẫn lời các quan chức tại nước này cho biết Washington sẽ không dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga để hỗ trợ thông thương xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine.

Một quan chức Mỹ cho biết những lời kêu gọi từ phía Nga về việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt trong bối cảnh khủng hoảng lương thực toàn cầu không nhận được phản hồi tích cực phía Washington.

Theo quan chức này, Washington sẽ không đồng ý với thỏa thuận liên quan xuất khẩu ngũ cốc, trong đó bao gồm các bước dỡ bỏ trừng phạt Nga.

Trong khi đó, báo trên cũng dẫn lời một quan chức Liên hợp quốc phát biểu ngày 5/6 đánh giá các đề xuất của Nga làm “phức tạp” thêm các cuộc đàm phán vốn “mong manh” đang diễn ra giữa hai bên.

Hiện các quan chức Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán giữa Nga và Liên hợp quốc, cũng như những cuộc thảo luận riêng rẽ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ liên quan vấn đề tạo hành lang xuất khẩu ngũ cốc an toàn từ Ukraine trong bối cảnh xung đột.

Không ồn ào như dầu thô hay khí đốt, một cuộc khủng hoảng khác đang thầm lặng diễn ra - Việt Nam cũng có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chơi này - Ảnh 2.

Nga và Ukraine là những nước đóng góp khoảng gần 1/4 sản lượng lúa mỳ và lúa mạch toàn thế giới cũng như cung cấp 50% sản lượng dầu hướng dương toàn cầu.

Các nước phương Tây cáo buộc Nga chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Tuy nhiên, Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này.

Cuối tuần trước, phát biểu trên đài Rossiya 24, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết không hề có trở ngại nào với hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine. Các tàu chở lúa mỳ sẽ có thể rời khỏi Biển Đen mà không gặp vấn đề ngay khi Kiev dỡ bỏ toàn bộ thủy lôi ở các cảng.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Italy Mario Draghi, Tổng thống Putin cho biết Nga sẵn sàng đóng góp tích cực cho các nỗ lực nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu thông qua xuất khẩu ngũ cốc và phân bón nhưng các nước phương Tây cũng cần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh tình hình khủng hoảng lương thực ngày càng trầm trọng là do ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt mà Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp dụng nhằm cô lập Nga sau khi Moskva triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Cơ hội cho Việt Nam tăng cường xuất khẩu

Trong bối cảnh các nước đang thận trọng giữ ổn định an ninh lương thực nội địa thì các doanh nghiệp (DN) Việt Nam lại nỗ lực xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng khắp thế giới.

Kết thúc tháng 5, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) thông báo: Xuất khẩu thủy sản trong tháng 5 tiếp tục đạt 1 tỉ USD, cao hơn 27% so với cùng kỳ năm 2021. Như vậy, ngành đã liên tiếp 3 tháng kim ngạch xuất khẩu đều đạt 1 tỉ USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản của cả nước mang về kim ngạch trên 4,6 tỉ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong khi đó, Bộ NN - PTNT cho biết xuất khẩu gạo trong 4 tháng đầu năm đã đạt khoảng 2,05 triệu tấn, mang về tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 4,4% về khối lượng. Tuy giảm về giá trị, nhưng giá gạo của Việt Nam vẫn duy trì ở mức cao hơn so một số nước xuất khẩu gạo truyền thống như Ấn Độ, Pakistan, Myanmar…. Philippines vẫn là khách hàng lớn nhất của Việt Nam, nhưng xuất khẩu gạo sang châu Phi đã tăng hơn 76% so với năm trước.

Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức, Việt Nam được tin tưởng sẽ là nguồn cung cấp lương thực quan trọng.

Theo báo Thanh Niên, GS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia nông nghiệp hàng đầu Việt Nam, nhận định: "Là một nước nông nghiệp, Việt Nam nên nhìn nhận vấn đề như là một cơ hội mang tính chiến lược.

"Khi đã có nguồn hàng hóa dồi dào, ổn định và chất lượng mà thế giới cần thì ở góc độ DN và cả chính phủ chúng ta có thể dễ dàng thỏa thuận hợp tác cung cấp dài hạn sản phẩm cho họ. Nhiều nước dân số đông, bị áp lực về an ninh lương thực rất lớn, ở cấp chính phủ chúng ta có thể ký các hợp đồng khung với họ, vừa thể hiện vai trò quan trọng của “bếp ăn” nhưng cũng đồng thời tạo ra một “quyền lực mềm” để tái đầu tư cho sản xuất trong nước”.

Lại một phiên bung lụa của dầu khí, lương thực, hoá chất

image

!!

Hieu kg

Cơn khát dầu đẩy các quốc gia mới nổi chìm sâu vào vòng xoáy không hồi kết: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát và mất niềm tin

Các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu và đang chịu tác động rất lớn khi giá dầu thế giới tăng cao, đồng nội tệ yếu và sự cạnh tranh từ các quốc gia giàu có với nền kinh tế đang hồi phục sau đại dịch.

Giá nhiên liệu cao hơn đang khiến tình trạng lạm phát trở nên căng thẳng hơn, đối với những quốc gia đang chật vật vì giá lương thực tăng cao. Những yếu tố này đang là nguyên nhân của tình trạng bất ổn và khiến nhiều người dân bất bình. Đây là điều mà các chính phủ dân chủ nhận thức rõ ràng rằng sẽ khiến họ mất đi sự ủng hộ và quyền lực.

Sri Lanka, Nigeria và Argentina là những nền kinh tế mới nổi ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài tại một số trạm xăng trong những tuần gần đây vì thiếu nhiên liệu.

Nhiều chính phủ đang phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan là chống đỡ tình trạng giá cả tăng cao bằng cách tăng trợ cấp hoặc giảm thuế, hoặc để mặc giá nhiên liệu tăng và khiến người tiêu dùng, doanh nghiệp không đủ khả năng chi trả.

Virendra Chauhan, chủ tịch công ty tư vấn Energy Aspects có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Chúng ta có thể chứng kiến nhiều bất ổn khi các nền kinh tế mới nổi nhạy cảm hơn với giá nhiên liệu. Dù trước đây hầu hết những nước này đều sử dụng trợ cấp nhiên liệu để hỗ trợ người dân, nhưng do áp lực nhập khẩu ngày càng lớn nên họ khó có thể duy trì các khoản trợ cấp đó.”

Cuộc khủng hoảng này chủ yếu là hệ quả của việc nhu cầu hồi phục sau đại dịch và những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp dụng với Nga. Giá dầu thô đã giao dịch gần 120 USD/thùng hôm 6/6, cao hơn khoảng 70% so với mức trung bình trong năm 2021. Đà tăng diễn ra sau khi Saudi Arab đưa ra tín hiệu về nhu cầu sẽ tăng và Goldman Sachs dự đoán thị trường sẽ càng bị co hẹp khi Trung Quốc ngừng các biện pháp phong tỏa.

Sri Lanka và Pakistan cũng là những nền kinh tế mới nổi đang chịu gánh nặng của việc giá cả tăng cao.

Vốn đã gặp nhiều khó khăn sau khi rơi vào khủng hoảng kinh tế, Sri Lanka đang nỗ lực tìm kiếm sự trợ giúp từ IMF, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ để chi trả cho nhập khẩu nhiên liệu vì nguồn cung trong nước đã cạn kiệt. Các hãng hàng không bay đến nước này đều được yêu cầu mang đủ nhiên liệu cho chuyến khứ hồi hoặc tiếp nhiên liệu ở nơi khác.

Lạm phát cùng giá nhiên liệu tăng cao đã đẩy Pakistan vào cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự, họ cũng đang kêu gọi gói cứu trợ từ IMF. Song, tổ chức này khẳng định Islamabad đã tăng giá nhiên liệu để tìm kiếm thỏa thuận cứu trợ. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài đã ngừng cung cấp tín dụng thương mại cho dầu nhập khẩu của nước này.

Cơn khát dầu đẩy các quốc gia mới nổi chìm sâu vào vòng xoáy không hồi kết: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát và mất niềm tin - Ảnh 3.

Tỷ lệ lạm phát ở một số quốc gia mới nổi.

Ở Đông Nam Á, người dân Myanmar cũng phải đối mặt với tình trạng thiếu xăng và dầu diesel, theo các phương tiện truyền thông địa phương. Tại Myanmar, việc tiếp cận với đồng USD bị hạn chế đã khiến người mua không thể thanh toán hàng nhập khẩu.

Trong khi đó, châu Phi cũng bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng. Kenya, Senegal, Nam Phi và Nigeria đều thông báo về tình trạng thiếu nhiên liệu. Các hãng hàng không hoạt động tại một số khu vực của châu lục này đã phải hủy chuyến hoặc tiếp nhiên liệu cho máy bay ở nơi khác.

Một phần nguyên nhân đến từ nhu cầu ở các quốc gia phát triển tăng trở lại sau đại dịch, đặc biệt là khi mùa du lịch đường dài ở khu vực Bắc bán cầu đã bắt đầu. Dự trữ xăng ở khu vực New York đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017 vào tháng trước, theo EIA.

Còn ở châu Âu, khối này đang mua lượng nhiên liệu máy bay khổng lồ để đáp ứng sự bùng nổ nhu cầu du lịch vào mùa hè này. Ngoài ra, họ cũng nhập khẩu dầu diesel để thay thế nguồn cung từ Nga.

Chauhan nhận định: “Châu Âu là khu vực đang có nhu cầu rất lớn. Các thị trường mới nổi do đó sẽ khó để cạnh tranh.”

Việc nhu cầu tăng vọt lại không tỷ lệ thuận với công suất lọc dầu. Trong thời kỳ đại dịch, khi nhu cầu sụt giảm, hoạt động ở các nhà máy lọc dầu ở các quốc gia như Philippines, Australia, New Zealand và Singapore cũng đi xuống và hàng tồn kho giảm. Giờ đây, các nhà máy lọc dầu đang hối hả để tăng lượng dầu tồn kho.

Nhiều quốc gia gặp phải vấn đề là họ không biết tìm nguồn cung dầu thô ở đâu. Khi các quốc gia giàu có đang tìm mua từ những nguồn truyền thống như Trung Đông, thì một số quốc gia đang phát triển mua dầu giá rẻ của Nga.Sri Lanka đang nỗ lực khởi động lại nhà máy lọc dầu duy nhất của họ bằng cách sử dụng dầu nhập từ Nga, khi chính phủ cố gắng kiểm soát thị trường chợ đen đang đẩy giá lên cao.

Peter Lee – nhà phân tích dầu và khí đốt cấp cao tại Fitch Solutions, cho hay: “Giá dầu Nga đang ở mức thấp là điều hấp dẫn với các thị trường mới nổi.”

Tháng trước, Ấn Độ và Trung Quốc đã nhập khẩu dầu Nga với khối lượng kỷ lục.

Đối với một số quốc gia nghèo hơn, thì tác động của giá dầu cao lại khiến họ rơi vào “vòng xoáy suy giảm”. Giá nhiên liệu nhập khẩu tăng đã gây tổn hại cho nền kinh tế, làm suy yếu đồng nội tệ từ đó khiến giá dầu nhập khẩu thậm chí còn đắt đỏ hơn.

Đồng Rupee của Sri Lanka đã giảm gần 44% trong năm nay so với USD, trong khi đồng rupee của Pakistan giảm hơn 11%.

Do đó, cử tri ngày càng thất vọng với chính phủ. Để ứng phó, một số chính phủ đang phải tăng trợ cấp hoặc giảm thuế nhiên liệu, thường là sẽ ảnh hưởng đến ngân sách của nhà nước.

Theo ước tính của Bloomberg Economics, các khoản trợ cấp xăng và dầu diesel của Mexico đang khiến chính phủ mất hơn gấp đôi khoản lợi nhuận mà họ thu được nhờ giá dầu thô tăng. Còn Nam Phi là một trong những quốc gia tạm thời giảm thuế nhiên liệu. Dẫu vậy, các tài xế ở đây vẫn phải chứng kiến giá nhiên liệu tăng gần 80% kể từ mức thấp hồi năm 2020.

Cơn khát dầu đẩy các quốc gia mới nổi chìm sâu vào vòng xoáy không hồi kết: Khủng hoảng kinh tế, lạm phát và mất niềm tin - Ảnh 6.

Indonesia tháng trước thông báo chính phủ sẽ tăng chi tiêu thêm khoảng 27 tỷ USD trong năm nay, một phần để chi trả cho giá nhiên liệu tăng 56%. Còn Ở Pakistan, việc cựu Thủ tướng Imran Khan bị buộc phải từ chức vào tháng 4 sau khi hạ giá nhiên liệu và “đóng băng” mức giá đó trong 4 tháng, đã khiến chính phủ phải chi trả 600 triệu USD/tháng và ảnh hưởng đến biện pháp cứu trợ của IMF.

Giá cả tăng cao và thiếu nhiên liệu không chỉ làm người dân bất an mà còn kéo theo những vấn đề lớn hơn về kinh tế. Những nông dân không đủ tiền để mua dầu diesel sẽ không thể trồng nhiều loại cây và càng khiến tình trạng thiếu lương thực và lạm phát trầm trọng hơn. Khi các chính phủ chấp nhận duy trì thuế nhiên liệu ở mức thấp, thì chi tiêu đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế sẽ phải giảm bớt và đi vay nhiều hơn trong bối cảnh lãi suất tăng.

Chauhan nhận định: “Điều mà thế giới đang dần nhận ra hậu đại dịch là cần phải đảm bảo nguồn cung năng lượng cho chính mình. Việc càng nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của quá trình chuyển đổi từ chuỗi cung ứng thiên về nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng xanh.”

Hieu kg

Phiên 7/6 giá dầu châu Á đi lên khi Trung Quốc nới lỏng hạn chế COVID-19

Giá dầu châu Á tăng trong chiều 7/6, với nhu cầu dự kiến phục hồi ở Trung Quốc khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nới lỏng các hạn chế kiểm soát dịch COVID-19.

Theo đó, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 28 xu Mỹ (tương đương 0,2%) lên 119,79 USD/thùng lúc 14 giờ 1 phút (giờ Việt Nam). Giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tiến 31 xu Mỹ (0,3%) lên 118,81 USD/thùng.

Hai thành phố lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh và trung tâm tài chính thương mại Thượng Hải đã trở lại bình thường trong những ngày gần đây, sau hai tháng phong tỏa nghiêm ngặt để ngăn chặn sự bùng phát của biến thể Omicron. Lệnh cấm đi lại đã được dỡ bỏ và các nhà hàng đã được mở cửa phục vụ bữa tối từ hôm 6/6 ở hầu hết các khu vực của Bắc Kinh.

Bà Tina Teng, một nhà phân tích của công ty tư vấn tài chính CMC Markets, cho biết nhu cầu nhiên liệu ở Trung Quốc dự kiến sẽ tăng vọt, với việc ô tô lăn bánh trở lại trên đường phố lớn và các cảng dần trở lại hoạt động bình thường trở lại.

Một thông tin khác cũng được thị trường chú ý là nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia đã tăng giá bán chính thức (OSP) trong tháng Bảy cho loại dầu thô nhẹ hàng đầu của Arab sang châu Á thêm 2,10 USD so với mức tháng Sáu.

Bên cạnh đó, những nghi ngờ rằng việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất lớn ngoài khối (nhóm OPEC+) đặt mục tiêu sản lượng cao hơn sẽ giảm bớt tình trạng thắt chặt nguồn cung cũng giúp nâng đỡ giá dầu trong phiên này.

Tuần trước, OPEC+ đã quyết định tăng sản lượng trong tháng 7-8/2022 thêm 648.000 thùng/ ngày, tương đương hơn 50% so với kế hoạch trước đó. Mục tiêu nâng sản lượng được chia sẻ giữa tất cả các thành viên OPEC+. Tuy nhiên, nhiều thành viên có rất ít dư địa để tăng sản lượng, bao gồm cả Nga, nước đang phải đối mặt với các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Tiền chảy mạnh về dầu khí, lương thực, hoá chất, rời bỏ BĐS

Hieu la giau…

Hieu chu

Trung Quốc ‘siết’ ngành bất động sản, tài sản giới tỷ phú địa ốc bốc hơi 65 tỷ USD, có người mất tới 90%

“Thời hoàng kim của ngành bất động sản ở Trung Quốc đã qua”, một chuyên gia nhận định.

Khi có mặt trong một sự kiện từ thiện nổi tiếng năm 2018, tỷ phú bất động sản Hui Ka Yan (Hứa Gia Ấn) đã chia sẻ nhiều về tuổi thơ cơ cực, ăn khoai lang để sống qua ngày ở quê nhà của mình.

Lúc này, Chủ tịch China Evergrande đang ở thời kỳ đỉnh cao, sở hữu khối tài sản 40 tỷ USD và từng có lúc soán ngôi người giàu nhất Trung Quốc của Jack Ma. Cũng trong năm đó, không ít tỷ phú bất động sản cũng say mê kể cho công chúng câu chuyện vượt khó làm giàu như doanh nhân họ Hứa.

Thế nhưng tất cả những điều đó đã thay đổi. Theo Bloomberg, chiến dịch hạ nhiệt giá nhà kéo dài cả năm trời của Trung Quốc đã khiến các tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất nước này lao đao. Giá nhà tại Trung Quốc lao dốc trong 11 tháng liên tiếp. Trong khi đó, tài sản của những đại gia bất động sản hàng đầu đã bị thổi bay 65 tỷ USD.

Trung Quốc ‘siết’ ngành bất động sản, tài sản giới tỷ phú địa ốc bốc hơi 65 tỷ USD, có người mất tới 90% - Ảnh 1.

Nguồn: Bloomberg.

Có thể nói, cuộc chấn chỉnh này báo hiệu rằng trong tương lai, Trung Quốc sẽ không còn là “nhà máy” sản xuất ra nhiều tỷ phú bất động sản như trước. Một chuyên gia nhận định: “Thời hoàng kim của ngành bất động sản đã qua. Nó không còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nữa. Mọi thứ đã là quá khứ”.

Trước đây, bất động sản và các lĩnh vực liên quan từng chiếm gần 30% GDP của Trung Quốc, sản sinh ra những tỷ phú như Vương Kiện Lâm (Wang Jianlin) – Chủ tịch tập đoàn Vạn Đạt.

Bất động sản chiếm tới 60% tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc. Trong 2 thập kỷ qua, đầu tư vào lĩnh vực này là cách làm giàu và đảm bảo tài chính chắc chắn nhất. Giá nhà tại Trung Quốc đã tăng liên tục từ đầu những năm 2000, qua đó thúc đẩy đầu cơ.

Nhiều nhà phát triển bất động sản đã phát triển mạnh mẽ nhờ vay nợ, thậm chí là huy động vốn từ những nguồn tiền khổng lồ bên ngoài Trung Quốc. Các nhà đầu tư toàn cầu khao khát lợi nhuận cao đã mua trái phiếu lãi suất cao của ngành bất động sản Trung Quốc. Nợ nần chồng chất đã gây ra rủi ro đáng kể cho hệ thống tài chính.

Tất cả những điều này đều tăng cùng với việc khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng ở đất nước tỷ dân.

Trên thực tế, Bắc Kinh đã để ý tới ngành bất động sản từ năm 2016. Khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố rằng “Nhà được xây dựng là để ở, không phải để đầu cơ”. Đến năm 2020, các quy định mới mới càn quét và ảnh hưởng nặng nề đến ngành này.

Một trong số đó là chính sách “3 lằn ranh đỏ” nhằm giới hạn các khoản mà nhà phát triển bất động sản có thể vay. Nếu vượt cả 3 lằn ranh đó, công ty đó sẽ không được phép vay thêm tiền của ngân hàng.

Quy định mới đã giáng đòn vào các tập đoàn bất động sản Trung Quốc, đẩy Evergrande của tỷ phú Hứa Gia Ấn vào cảnh vỡ nợ vào năm ngoái với khoản nợ lên tới hơn 300 tỷ USD.

Kể từ đầu năm ngoái, các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã vỡ nợ ít nhất 18 tỷ USD trái phiếu bằng đồng USD và khoảng 2,5 tỷ USD trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ. Bloomberg cho biết, doanh số của các nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc đã giảm mạnh trong tháng trước.

Hậu quả là tài sản của các tỷ phú trong ngành này đã bốc hơi nhanh chưa từng thấy. Ông Vương Kiện Lâm chứng kiến tài sản giảm 61% giá trị so với cuối năm 2019. Trong khi đó, tài sản của ông Sun Hongbin – nhà sáng lập Sunac China Holdings đã bị thổi bay 90%.

Còn ông Hứa Gia Ấn đã mất gần 24 tỷ USD. Thời điểm hiện tại, ông sở hữu khối tài sản trị giá 6,2 tỷ USD, theo Bloomberg. Năm ngoái, Bắc Kinh đã thúc giục ông bỏ tiền túi để giải quyết khủng hoảng của Evergrande.

Hieu la ngon

Cầu đang tăng rất mạnh nên Ả Rập Saudi có thể tự tin tăng giá dầu, theo một nhà buôn bán dầu ở châu Á

Trong một diễn biến làm thị trường dầu hoang mang, nước xuất khẩu dầu số một thế giới Ả Rập Saudi vừa tăng giá dầu thô giao trong tháng 7 đối với các khách hàng châu Á.

Theo Reuters, giá bán chính thức (OSP) của dầu thô nhẹ Ả Rập giao tháng 7 đến châu Á tăng thêm 2,1 USD/thùng so với tháng 6 - mức tăng cao hơn dự báo, đẩy giá lên 6,5 USD/thùng cộng với giá tham chiếu của dầu chuẩn Oman và Dubai.

“Mức giá tăng lên thật bất ngờ, tất cả chúng tôi đều không hiểu” - một nhà buôn bán dầu tại châu Á nói với Reuters.

Quyết định tăng giá này được công ty dầu nhà nước Saudi Aramco đưa ra hôm 5-6, bất chấp thỏa thuận trước đó của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối tác (OPEC+) về việc tăng sản lượng khai thác thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8 nhằm bù đắp cho thiếu hụt tiềm tàng từ dầu Nga. Kế hoạch cũ là tăng 432.000 thùng/ngày trong vòng 3 tháng (đến tháng 9-2022).

Tuy nhiên, không phải thành viên nào của OPEC+ cũng đáp ứng được mức tăng trên, bao gồm Nga và các nước như Angola, Nigeria, dẫn đến lo ngại nguồn cung thực tế không theo kịp kế hoạch chính thức.

“Mức tăng này chưa đủ cung ứng, đặc biệt là sau khi Liên minh châu Âu (EU) thông qua lệnh cấm vận đối với 90% dầu Nga vào cuối năm nay” - ông Vivek Dhar, chuyên gia của Ngân hàng Commonwealth, nhận định.

Thị trường dầu biến động - Ảnh 1.

Toàn cảnh cơ sở dầu Ras Tanura của Tập đoàn Saudi Aramco Ảnh: REUTERS

Trong khi đó, nhu cầu về dầu đang tăng trở lại khi các nước ở Bắc bán cầu, chẳng hạn Mỹ, khởi động mùa đi lại cũng là thời gian cao điểm sử dụng xăng dầu vào tháng 7. Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cũng mở cửa trở lại một số thành phố, trong đó có Thượng Hải, sau đợt phong tỏa kéo dài để phòng chống Covid-19.

“Cầu tăng rất mạnh nên Ả Rập Saudi có thể tự tin tăng giá” - Reuters dẫn nhận định trong ngành. Cũng trong thông báo tối 5-6, Saudi Aramco tăng OSP đối với cả khách hàng châu Âu và Địa Trung Hải, song không tăng với khách hàng Mỹ.

Ngay sau thông báo từ Ả Rập Saudi, giá dầu giao sau kéo nhau tăng lên trong ngày 6-6, với dầu Brent vượt mốc 120 USD/thùng. Giá dầu thô WTI giao sau của Mỹ cũng chạm mốc 119,48 USD/thùng.

Cùng ngày, 2 ngân hàng lớn là Citibank và Barclays đều tăng dự báo giá dầu cho năm 2022 và 2023, dựa trên cơ sở là thị trường thiếu hụt dầu Nga trong khi dầu Iran chưa kịp quay lại.

Theo các chuyên gia của Citibank, dòng dầu sang châu Á có thể giúp sản lượng khai thác lẫn xuất khẩu của Nga không sụt giảm quá nhiều, song có thể giảm trong mức từ 1-1,5 triệu thùng/ngày. Con số này theo tính toán của Barclays là giảm 1,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2022. Ngân hàng Anh cũng dự đoán giá dầu Brent bình quân là 111 USD/thùng trong năm nay và năm sau, còn giá dầu WTI là 108 USD/thùng.

Dự báo thiếu hụt nguồn cung khiến một số khách hàng châu Á tiếp tục mua thêm dầu thô của Ả Rập Saudi bất chấp giá tăng. Nguyên nhân, theo họ, một phần là do giá dầu thô tăng thì các sản phẩm dầu tinh chế cũng có thêm lợi nhuận, phần khác nằm ở chỗ dầu Ả Rập Saudi vẫn rẻ hơn dầu mua của Mỹ và Tây Phi.

Hãng tin Bloomberg cho hay dầu của Ả Rập Saudi rất được ưa chuộng tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Dù đang tăng mua dầu Nga nhưng Ấn Độ và Trung Quốc vẫn không chối từ dầu của đại gia Trung Đông. Đặc biệt, một số khách hàng Trung Quốc mua cả dầu của Iran và Venezuela.

Về phần châu Âu, nhiều khách hàng cũng tìm đến Trung Đông. Phát biểu trên đài phát thanh Europe 1 hôm 5-6, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire xác nhận đang đàm phán với Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) để tìm nguồn thay thế dầu Nga, song song với việc tăng đầu tư vào chuyển đổi năng lượng sạch.

Trong khi đó, hai công ty Eni (Ý) và Repsol (Tây Ban Nha) có thể bắt đầu vận chuyển dầu của Venezuela đến châu Âu sớm nhất là vào tháng sau. Các nguồn tin của Reuters tiết lộ Mỹ đã bật đèn xanh cho thương vụ trên song lượng hàng nhiều khả năng không lớn.