Thiên thời là gì

Hieu la giau

Vì sao giá xăng tại Mỹ tăng kỷ lục?

Nhiều yếu tố cùng lúc đẩy giá xăng tại Mỹ lên mức kỷ lục, bao gồm xung đột Nga - Ukraine, nguồn cung bị thu hẹp và nhu cầu bùng nổ.

Theo CNN, hôm 1/6, giá xăng tại Mỹ đã đạt mức kỷ lục 4,67 USD/gallon. Trong đó, xung đột giữa Nga và Ukraine là một trong những lý do chính đẩy giá xăng tại Mỹ lên cao.

Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Tháng 12 năm ngoái, Nga đã xuất khẩu gần 8 triệu thùng dầu và các sản phẩm từ dầu khác. 5 triệu thùng trong số đó là dầu thô.

Rất ít trong số đó tới Mỹ. Năm 2021, 60% lượng dầu được đưa tới châu Âu và 20% xuất khẩu sang Trung Quốc. Nhưng dầu được định giá trên thị trường toàn cầu. Do đó, việc thiếu hụt nguồn cung từ Nga ảnh hưởng đến giá dầu tại Mỹ.

Nguồn cung bị thu hẹp

Vào tháng 3, Mỹ đã công bố lệnh cấm với tất cả hoạt động nhập khẩu năng lượng từ Nga. Hôm 30/5, Liên minh châu Âu (EU) cũng thống nhất cấm 90% dầu Nga vào cuối năm nay.

Ngoài ra, một yếu tố kìm hãm giá dầu là các đợt phong tỏa tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu hàng đầu. Tuy nhiên, sau khi số ca nhiễm trong cộng đồng giảm đi, nước này đã bắt đầu nới lỏng yêu cầu chống dịch tại những thành phố lớn. Nhu cầu được phục hồi có thể đẩy giá dầu lên cao.

Giá dầu đã lao dốc mạnh bởi các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội trên toàn thế giới trong thời kỳ đại dịch. OPEC+ (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa và đồng minh), bao gồm Nga, đồng ý cắt giảm sản lượng nhằm hỗ trợ giá cả.

Ngay cả khi nhu cầu trở lại sớm hơn dự kiến, nhóm này vẫn giữ các mục tiêu sản xuất ở mức thấp.

Các công ty dầu của Mỹ không cần tuân thủ mục tiêu sản xuất. Nhưng họ không thể trở lại công suất trước đại dịch bởi lo ngại rằng những quy định về môi trường có thể làm nhu cầu lao dốc trong tương lai.

Ngay cả trước xung đột Nga - Ukraine, tôi đã cho rằng nhu cầu xăng có thể lập đỉnh mới. Bây giờ, câu hỏi đặt ra là nó sẽ cao hơn ngưỡng kỷ lục bao nhiêu

Ông Tom Kloza, Trưởng bộ phận Phân tích Năng lượng Toàn cầu tại OPIS

Thêm vào đó, các công ty dầu của Mỹ cần thời gian để mở rộng quy mô sản xuất, nhất là khi họ đang phải đối mặt với những thách thức trong chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hụt lao động như hàng nghìn doanh nghiệp khác của Mỹ.

Ngay cả các công ty dầu cũng không muốn tăng năng suất. Họ tập trung vào việc tăng giá cổ phiếu hơn. Tháng trước, ExxonMobil công bố lợi nhuận quý I/2022 đạt 8,8 tỷ USD, cao gấp 3 lần so với một năm trước đó, sau khi loại trừ một số mặt hàng đặc biệt.

Công ty cũng công bố kế hoạch mua lại cổ phần trị giá 30 tỷ USD, cao hơn nhiều so với 21-24 tỷ USD mà ExxonMobil dự định sẽ chi cho những khoản đầu tư, bao gồm khai thác dầu.

Ngay cả công suất lọc dầu tại Mỹ cũng đang sụt giảm. Mỗi ngày, có khoảng 1 triệu thùng dầu thô được dùng để chế biến thành xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và các sản phẩm từ dầu khác.

Tuy nhiên, các quy định về môi trường đang thúc đẩy nhiều nhà máy lọc dầu chuyển từ dầu sang nhiên liệu tái tạo giảm thiểu carbon.

Một số công ty đã đóng cửa các nhà máy lọc dầu cũ thay vì tái đầu tư để duy trì hoạt động, nhất là khi những nhà máy lọc dầu khổng lồ sẽ được mở ở châu Á, Trung Đông và châu Phi vào năm 2023.

Thêm vào đó, giá dầu diesel và nhiên liệu máy bay cao hơn nhiều so với giá xăng. Điều này khiến nhiều nhà máy lọc dầu chuyển sang sản xuất những sản phẩm này.

Nhu cầu phục hồi mạnh mẽ

Nhưng phía cung chỉ là một nửa của câu chuyện. Nhu cầu là chìa khóa còn lại.

Nền kinh tế Mỹ đã ghi nhận mức tăng trưởng việc làm kỷ lục trong năm 2021. Nhu cầu di chuyển tăng lên khi các nhân viên trở lại văn phòng sau 2 năm làm việc từ xa.

Nhu cầu đối với xăng dầu cũng tăng cao trong mùa du lịch. Các hãng hàng không của Mỹ đều ghi nhận lượng đặt vé cao, ngay cả khi giá vé máy bay đã tăng cao hơn mức trước đại dịch.

Làn sóng Omicron giảm bớt và việc dỡ bỏ nhiều biện pháp chống dịch đã khuyến khích người Mỹ ra khỏi nhà để mua sắm, giải trí và du lịch nhiều hơn. Theo công ty nghiên cứu Inrix, các chuyến đi bằng xe chở khách tại Mỹ đã tăng 10% kể từ đầu năm nay.

Nhu cầu xăng tại Mỹ tăng mạnh khi người Mỹ ra khỏi nhà để du lịch, mua sắm và trở lại văn phòng. Ảnh: Reuters.

Nhu cầu xăng tại Mỹ tăng mạnh khi người Mỹ ra khỏi nhà để du lịch, mua sắm và trở lại văn phòng. Ảnh: Reuters.

Nhu cầu di chuyển vẫn thấp hơn trước đại dịch. Nhiều người đã quen với việc làm việc tại nhà. Tổng số công việc chưa trở lại mức hồi năm 2019.

Nhưng theo ông Tom Kloza - Trưởng bộ phận Phân tích Năng lượng Toàn cầu tại OPIS, nhu cầu xăng sẽ có thời điểm cao bằng mức trước đại dịch vào mùa hè này.

“Ngay cả trước xung đột Nga - Ukraine, tôi đã cho rằng nhu cầu xăng có thể lập đỉnh mới. Bây giờ, câu hỏi đặt ra là nó sẽ cao hơn ngưỡng kỷ lục bao nhiêu”, vị chuyên gia nhận định.

Hieu la giau

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh, giá dầu tiếp tục bay cao

Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (3/6), khi nhà đầu tư nghiền ngẫm về báo cáo việc làm tốt hơn dự báo và triển vọng chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Giá dầu giữ đà tăng, bất chấp việc OPEC+ đẩy nhanh việc tăng sản lượng.

Giá dầu thô Brent giao sau tại thị trường London tăng 1,8 USD/thùng, tương đương tăng 1,5%, chốt ở 119,41 USD/thùng. Giá dầu WTI tăng 1,8 USD/thùng, tương đương tăng 1,5%, chốt ở 118,67 USD/thùng.

Dầu tăng giá khi giới đầu tư cho rằng việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) và đồng minh, hay còn gọi là liên minh OPEC+, đẩy nhanh tốc độ tăng sản lượng sẽ không có nhiều tác dụng trong việc giải toả nguồn cung dầu đang thắt chặt trên toàn cầu. Thị trường cung tin nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ gia tăng khi Trung Quốc giãn các hạn chế chống Covid.

Hôm thứ Năm, OPEC+ quyết định sẽ tăng sản lượng khai thác dầu 648.000 thùng/ngày mỗi tháng trong tháng 7 và tháng 8, thay vì mức tăng 432.000 thùng/ngày áp dụng trước đó.

Đến tuần này, giá dầu đã tăng 6 tuần liên tiếp và giá bán lẻ xăng ở Mỹ lại lập kỷ lục mới. Diễn biến này làm dấy lên một cuộc tranh luận ở Mỹ về việc áp hạn chế xuất khẩu xăng dầu và đánh thuế lợi nhuận gia tăng đối với các công ty dầu khí.

Theo giới phân tích, dù OPEC+ cam kết tăng sản lượng mạnh hơn, mức khai thác thực tế của khối có thể không đạt hạn ngạch đề ra, vì hạn ngạch được phân bổ cho các thành viên bao gồm cả Nga - nước đang có sản lượng khai thác dầu sa sút do ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt.

“Có thể, OPEC+ vẫn sẽ cung cấp cho thị trường ít dầu hơn nhiều so với kế hoạch, và bởi vậy không mang lại được sự giải toả như kỳ vọng”, nhà phân tích Carsten Fritsche của Commerzbank nhận định.

Trong một dấu hiệu cho thấy sự thắt chặt của nguồn cung, báo cáo hàng tuần của Bộ Năng lượng Mỹ công bố hôm thứ Năm cho thấy tồn kho dầu thô của nước này giảm 5,1 triệu thùng trong tuần trước, mức giảm mạnh hơn dự báo. Tồn kho xăng cũng sụt giảm. Trái lại, nhu cầu tiếp tục tăng. Hai thành phố lớn của Trung Quốc là Thượng Hải và Bắc Kinh bắt đầu nới các hạn chế, trong khi Chính phủ nước này cam kết kích thích nền kinh tế.

Viễn cảnh nào cho giá năng lượng thế giới?

Châu Âu đang “đánh cược lớn” trong đề xuất cấm nhập khẩu than đá từ Nga, khi chiến lược này có thể gây ra tình trạng thiết hụt năng lượng và cắt điện luân phiên tại “lục địa già”, trong khi phần còn lại của thế giới đang phải đối phó với tình trạng giá năng lượng tăng mạnh.

Nga là nước cung cấp than nhiệt hàng đầu cho châu Âu. Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang cùng với Mỹ áp dụng lập trường cứng rắn với Nga, EU đang có ý định cấm nhập khẩu than đá từ Nga. Vấn đề là không có một nguồn cung rõ ràng nào có thể thay thế cho lượng than đá khổng lồ mà EU nhập khẩu từ Nga, và chiến lược này có thể gây ra hiệu ứng domino, khiến toàn thế giới thiếu hụt nguồn cung than đá.

Giá than đá đang tăng mạnh trong một thị trường vốn đã thắt chặt suốt nhiều tháng qua. Giá than đá tại châu Âu đã tăng 14% lên mức cao nhất ba tuần qua trong phiên 5/4 sau khi có tin tức về lệnh cấm được đề xuất nói trên, trong đó giá than kỳ hạn đã tăng gấp đôi kể từ đầu năm. Giá than đá tiêu chuẩn bị châu Á đã chạm mức cao nhất từ trước đến nay trong tháng Ba, trong khi giá than tại Mỹ đã lần đầu tiên trong 13 năm qua vượt ngưỡng 100 USD/tấn trong tuần trước.

Ông Fabian Ronningen, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn năng lượng Rystad Energy (Na Uy), cho rằng lệnh trừng phạt được đề xuất lần này có thể tàn phá hoạt động nhập khẩu than đá của châu Âu. Ông cho biết châu Âu có thể nhập khẩu một phần than đá từ các thị trường khác, nhưng nhìn chung, thị trường than đá toàn cầu đang rất thắt chặt.

Không chỉ nguồn cung thắt chặt mà EU còn phải đối mặt với các vấn đề về logistics khi đột ngột chuyển hướng sang các nguồn cung mới. Vị trí địa lý năm gần châu Âu của Nga lâu nay vẫn là một trong một những lợi thế lớn trong một thị trường phụ thuộc vào các chuyến hàng nặng kéo dài nhiều ngày. Giờ đây, những người mua ở châu Âu phải tìm nguồn cung thay thế từ các nơi xa xôi khác, như Nam Phi, Australia và Indonesia, với chất lượng than đá khác nhau.

Ông Jake Horslen, chuyên gia phân tích của công ty dịch vụ thông tin năng lượng và hàng hóa S&P Commodities Insights (Mỹ), cho biết than đá của Nga là nguồn cung gần nhất, rẻ nhất và đối với các thị trường như Đức thì đó là loại than có quy cách phù hợp nhất về hàm lượng nhiệt và sulphur" để sản xuất điện. Vì thế, ông cho rằng lệnh cấm của EU sẽ đặt ra một thách thức lớn đối với các người mua châu Âu.

Trong dài hạn, triển vọng với than đá, loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhiều nhất, hoàn toàn không “sáng sủa”. Nhưng giờ đây, thị trường than đá đang “bùng nổ” trong bối cảnh châu Âu đang ứng phó với sự thiếu hụt nguồn cung khí tự nhiên và hoạt động tiêu thụ nhiên liệu đang tăng mạnh trong thời kỳ phục hồi từ đại dịch COVID-19. Theo công ty nghiên cứu Ember, lượng khí thải carbon trên toàn cầu từ lĩnh vực năng lượng đã tăng lên mức cao kỷ lục trong năm ngoái.

Một tàu chở than ở cảng Newcastle, nơi xuất khẩu 93% lượng của Australia ra nước ngoài. Hình minh họa. (Ảnh: Peter Lorimer).

Gia tăng sản lượng than đá để đáp ứng nhu cầu là một việc khó khăn. Thị trường này đang chịu ảnh hưởng bởi sự gián đoạn trong hoạt động vận chuyển bằng đường sắt, các đợt bùng phát dịch COVID-19 và cả lệnh cấm xuất khẩu tạm thời của Indonesia, nước xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới. Các chuyên gia của ngân hàng Bank of America Corp. cho biết sự gián đoạn nguồn cung than đá từ Nga chỉ là diễn biến mới nhất trong một loạt vấn đề về nguồn cung đã “ám ảnh” thị trường này kể từ đầu năm ngoái.

Bất cứ lệnh cấm nào đối với than đá của Nga cũng sẽ gây áp lực lên nguồn cung vốn đã căng thẳng của châu Âu. Theo khảo sát hàng tuần của công ty Argus Media, lượng than đá dự trữ ở các bảng tại Amsterdam, Rotterdam và Antwerp vẫn đang ở mức thấp nhất trong ít nhất sáu năm qua.

Châu Âu mua hai loại than đá từ Nga, than nhiệt dùng trong sản xuất điện và than luyện kim dùng trong sản xuất thép. Nga chiếm đến 70% lượng than nhiệt nhập khẩu của EU, trong đó Đức và Ba Lan đặc biệt phụ thuộc vào nguồn cung này. “Lục địa già” đang ngày càng phụ thuộc vào Nga hơn vì sản lượng của họ đang sụt giảm. Năm 2020, châu Âu nhập khẩu 57 triệu tấn than nhiệt từ Nga, theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Công ty năng lượng EnBW Energie Baden-Wuerttemberg AG của Đức tháng trước cho biết đã bắt đầu đa dạng hóa việc mua than đá để giảm sự phụ thuộc vào Nga, nhưng việc chuyển đổi hoàn toàn nguồn cung chỉ có thể diễn ra trong trung hạn. Công ty này, vốn nhập khẩu hơn 80% lượng than của mình từ Nga trong năm ngoái, cũng cho biết việc mua than đá từ các nước khác như Australia và Nam Phi sẽ tốn kém hơn.

Và dù Mỹ đã vào cuộc để giúp châu Âu loại bỏ dần khí đốt từ Nga, điều tương tự khó có thể xảy ra với than đá. Các công ty khai thác đã bán phần lớn sản lượng của mình theo các hợp đồng dài hạn và không thể tăng sản lượng vì đã đóng cửa các mỏ suốt nhiều năm. Các vấn đề này còn trở nên phức tạp hơn với sự thiếu hụt lao động và những thách thức trong hoạt động logistics, khiến việc vận chuyển thân hàng tấn than đá từ các mỏ đến cảng trở nên khó khăn.

Thị trường khí tự nhiên thắt chặt đã gây ra tình trạng thiếu năng lượng tại thời điểm mà năng lượng gió và hydro còn chưa ổn định ở nhiều nơi. Châu Âu và châu Á là những khu vực bị tác động mạnh nhất, với giá cả tăng chóng mặt, tình trạng mất điện xảy ra thường xuyên ở nhiều nơi như Ấn Độ, trong khi Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia phân tích đã có những đánh giá thận trọng đối với sự phụ thuộc của nhiều nước châu Âu vào Nga, kể cả trước khi xảy ra xung đột tại Ukraine. Đức, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan nhập khẩu tổng cộng gần 25% tổng lượng than đá xuất khẩu của Nga trong năm 2021, theo số liệu của Cơ quan quản lý thông tin năng lượng Mỹ.

Khoảng 10% lượng điện của Đức được sản xuất từ than cứng, và khác với Pháp, nước này hầu như không có năng lượng hạt nhân để dự phòng, khi các nhà máy còn lại cuối cùng đã đóng cửa trong năm nay trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Thế nhưng, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck vẫn cho biết Đức có thể loại bỏ than đá của Nga trước cuối năm nay.

Theo ông Thierry Bros, giáo sư của Viện nghiên cứu chính trị Paris, sự phụ thuộc vào Nga đã hạn chế khả năng của châu Âu trong việc ban hành các lệnh trừng phạt đối với các loại nhiên liệu khác. Ông Bros cho biết: “Vì mối quan hệ quá gần gũi với Nga của Đức và Hungary, chúng tôi bị ‘mắc kẹt’ với việc chỉ có thể cấm than đá (của Nga), vốn là một khởi đầu tốt nhưng chưa đủ”…

Hieu kg

Chủ nghĩa bảo hộ lương thực trỗi dậy trên toàn cầu

Ngày càng nhiều nước xuất khẩu lớn trên thế giới đưa ra các hạn chế xuất khẩu để hạ nhiệt giá cả trong nước. Nhưng điều đó sẽ chỉ làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Theo Nikkei Asian Review, giá lương thực toàn cầu tăng cao khiến một số nước châu Á tạm dừng xuất khẩu để bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Nhưng điều này có nguy cơ đẩy lạm phát trên toàn cầu tăng cao.

Giới quan sát nhận thấy nguy cơ chủ nghĩa bảo hộ lương thực sắp lan rộng sang nhiều quốc gia và các loại hàng hóa khác nhau.

Kể từ ngày 1/6, Ấn Độ chỉ cho phép các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đường khi được chính phủ cấp phép đặc biệt. Nước này cho biết biện pháp trên nhằm “duy trì nguồn cung sẵn có trong nước và ổn định giá đường”.

Hàng loạt lệnh cấm xuất khẩu

Hồi giữa tháng 5, Ấn Độ cũng đưa ra lệnh cấm xuất khẩu lúa mì. Nước này là nhà sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới. Giới chức Ấn Độ đang chật vật đảm bảo an ninh lương thực trong nước do thời tiết nắng nóng làm dấy lên lo ngại về năng suất cây trồng.

Malaysia cũng đã hạn chế xuất khẩu thịt gà để giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn cung trong nước và ổn định giá cả. Lệnh cấm được áp dụng đối với gia cầm sống, thịt ướp và đông lạnh, các bộ phận của gà và những sản phẩm làm từ gà.

Các động thái của Ấn Độ và Malaysia được đưa ra sau khi lạm phát lương thực toàn cầu tăng mạnh. Chỉ số giá thực phẩm của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) - bao gồm thịt, sữa, ngũ cốc, dầu thực vật và đường - đạt 158,5 vào tháng 4, tăng 30% so với một năm trước đó.

Đà tăng chủ yếu do tình trạng gián đoạn nguồn cung và hậu cần do xung đột Nga - Ukraine và đại dịch Covid-19.

Vào tháng 4, Indonesia cũng đã ngừng xuất khẩu dầu cọ, rồi dỡ bỏ lệnh cấm trong tháng 5.

Một số lệnh cấm xuất khẩu thực phẩm ở châu Á
Quốc gia Hàng hóa Giai đoạn áp dụng Thứ hạng trên thị trường xuất khẩu toàn cầu
Ấn Độ Đường Từ tháng 6/2022 Thứ nhất (đối với đường tinh luyện)
Ấn Độ Lúa mì Từ tháng 5/2022 Thứ 19
Malaysia Thịt gà Từ tháng 6/2022 Thứ 9 (đối với gà tươi sống) và thứ 42 (đối với thịt gà)
Indonesia Dầu dừa Tháng 4-5/2022 Thứ nhất

Trên toàn thế giới, hàng chục mặt hàng đã bị ảnh hưởng bởi cơn bão hạn chế xuất khẩu. Argentina đưa ra lệnh cấm xuất khẩu thịt bò. Ghana cấm xuất khẩu ngô, gạo và đậu nành. Iran ngừng xuất khẩu khoai tây, cà tím và cà chua. Còn Ai Cập cấm xuất khẩu đậu, dầu ô liu, đậu lăng đỏ, lúa mì, ngô và dầu ăn.

Những nước này đều đang vật lộn với lạm phát tăng cao. Theo nhà cung cấp dữ liệu CEIC, lạm phát hàng năm ở Ai Cập đã lên tới 13% vào tháng 4.

Con số này lần lượt là 24%, 36% và 58% ở Ghana, Iran và Argentina. Tại Lebanon, lạm phát hàng năm lên tới 207% vào tháng trước.

“Về tổng thể, tôi cho rằng các lệnh cấm xuất khẩu sẽ làm gia tăng áp lực lên giá lương thực”, bà Priyanka Kishore - chuyên gia kinh tế tại Oxford Economic - nhận định.

Khoảng 1/3 lượng gà nhập khẩu của Singapore tới từ Malaysia. Sau thông báo của Malaysia hồi tuần trước, người tiêu dùng ở Singapore đã đổ xô mua thịt gà.

Đối với những quốc gia đang phát triển và các hộ gia đình thu nhập thấp, đà tăng giá của thực phẩm là vấn đề đáng lo ngại

Tác động lan tỏa

Những nền kinh tế như Mỹ, Nhật Bản, Anh và Australia cũng đã áp dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu thực phẩm. Tuy nhiên, những hạn chế của họ chỉ nhắm vào Nga như một phần của đòn trừng phạt giáng vào Moscow.

Ngay cả trước xung đột Nga - Ukraine, chủ nghĩa bảo hộ lương thực đã nóng lên trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Cuộc khủng hoảng không chỉ kích hoạt chủ nghĩa bảo hộ đối với thực phẩm mà còn nhiều mặt hàng thiết yếu khác.

Nếu các nước sản xuất lương thực lớn chuyển từ xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước, một số quốc gia sẽ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực

Ông Akio Shibata, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên ở Nhật Bản

Một số quốc gia đã ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho cư dân của mình. Điều này đã dẫn đến sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ tiêm chủng giữa các nước.

Theo ông Akio Shibata - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Tài nguyên Thiên nhiên ở Nhật Bản, chuỗi cung ứng thực phẩm đã được toàn cầu hóa.

Nhưng trong những năm gần đây, xu hướng này đã bị đảo ngược vì nhiều yếu tố, bao gồm nhu cầu gia tăng ở các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, biến đổi khí hậu và gián đoạn cung ứng.

Những yếu tố này đã góp phần đẩy giá lên cao. Theo ông Shibata, trong tương lai, một khi giá vẫn tăng, các biện pháp bảo hộ sẽ lan rộng sang nhiều quốc gia và những mặt hàng khác nhau.

Ông cũng cảnh báo rằng các lệnh cấm xuất khẩu của những nhà sản xuất lớn với kho dự trữ khổng lồ, chẳng hạn Nga và Trung Quốc, có thể trở thành vũ khí trong một cuộc chiến địa chính trị.

“Nếu các nước sản xuất lương thực lớn chuyển từ xuất khẩu sang tiêu thụ trong nước, một số quốc gia sẽ phải đối mặt với khủng hoảng lương thực”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Hieu la giau!

Giá xăng dầu hôm nay (5-6): Tuần tăng thứ 3 liên tiếp của Brent

Giá xăng dầu thế giới

Giá “vàng đen” bắt đầu tuần ở tư thế trái chiều với dầu Brent giảm nhẹ, dầu WTI tăng bởi Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về cấm vận dầu Nga.


Cả dầu Brent và WTI đều có thêm tuần tăng giá. Ảnh minh họa: Premiumtimesng.com

Để phá vỡ thế bế tắc cho một phần của gói trừng phạt thứ 6 này của EU, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất lệnh cấm chỉ áp dụng đối với dầu nhập khẩu của Nga theo đường biển, thay vì đường ống Druzhba để Hungary, Slovakia và Séc có thể tiếp tục nhận dầu từ Nga cho đến khi tìm được nguồn cung thay thế. Động thái mới này sẽ giúp EU giành chiến thắng trước Hungary và các quốc gia thành viên không giáp biển.

Giá dầu Brent sau đó đã nhanh chóng tăng tốc lên mức hơn 121 USD/thùng- mức cao nhất trong hai tháng qua khi Trung Quốc bắt đầu nới lỏng các hạn chế ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19 và các nhà giao dịch kỳ vọng EU cuối cùng cũng sẽ đạt được thỏa thuận cấm nhập khẩu dầu của Nga.

Trong tuần, hợp đồng dầu Brent giao tháng 7, kết thúc vào 31-5, đã có thời điểm chinh phục mốc 124,64 USD/thùng, sau đó lùi dần về mức 122,84 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 8 kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5 ở mức 115,6 USD/thùng, dù trước đó đã có thời điểm leo lên mức 120,8 USD/thùng.

Giá dầu đã được thúc đẩy sau khi thị trường tiếp nhận thông tin tại hội nghị bất thường diễn ra ngày 31-5, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý về nguyên tắc cắt 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong vòng 6 tháng - biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất của khối đối với Moscow kể từ khi nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2.

Ngoài yếu tố tăng giá đến từ sự thống nhất của các thành viên EU, giá dầu tuần này còn được hỗ trợ leo dốc bởi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa nhằm kiềm kế sự lây lan của Covid-19 tại trung tâm tài chính Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc – nước tiêu thụ dầu hàng đầu thế giới – cũng đã tuyên bố sẽ kích thích nền kinh tế.

Theo các nhà phân tích tại Commerzbank, việc dỡ bỏ các hạn chế coronavirus tại Trung Quốc làm dấy lên hy vọng rằng nhu cầu dầu sẽ tăng trở lại ở quốc gia Đông Á này.

“Vàng đen” tiếp đà tăng giá sau dữ liệu từ chính phủ Mỹ cho thấy dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ đã giảm trong tuần trước do cầu vượt cung và tồn kho dầu thô thương mại giảm. Dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 5,1 triệu thùng, so với kỳ vọng của các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò của Reuters là chỉ giảm 1,3 triệu thùng. Dự trữ xăng của “xứ sở cờ hoa” cũng giảm.


Giá dầu dự báo sẽ tiếp tục tăng. Ảnh minh họa: Oilprice

Thông tin về dự trữ dầu và nhiên liệu của Mỹ giảm đã làm “lu mờ” quyết định của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) về việc tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8 thay vì 432.000 thùng/ngày như đã áp dụng với những tháng trước đó. Tuy nhiên, mức tăng này chỉ như “muối bỏ bể” và theo Oilprice, chỉ đáp ứng 0,4% nhu cầu toàn cầu trong tháng 7 và 8, trong khi nguồn cầu đang ngày một tăng sau sự mở cửa trở lại ở một số thành phố lớn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại những nghi ngờ liệu OPEC+ có thể hoàn thành mức tăng đã cam kết hay không do nhiều thành viên của tổ chức đã và đang phải vật lộn để nâng cao sản lượng.

Mùa lái xe mùa hè ở Mỹ đã bắt đầu cũng là một trong những yếu tố đẩy giá dầu tăng tốc.

Đặc biệt giá dầu đã liên tục tăng bất chấp đồng “bạc xanh” mạnh lên. Thông thường, giá dầu và giá USD thường tỷ lệ nghịch với nhau.

Giá dầu Brent đã kết thúc tuần giao dịch ở mức 119,72 USD/thùng, gần chạm 120 USD/thùng và chỉ nhỉnh hơn giá tuần trước vài chục cent. Dầu thô WTI của Mỹ đã bỏ túi kha khá và dừng ở mức 118,87 USD/thùng.

Giá dầu tuần sau dự kiến vẫn tiếp đà leo dốc.

Giá xăng dầu trong nước

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 5-6 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 30.235 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 31.578 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.394 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.346 đồng/lít và dầu mazut không quá 20.901 đồng/kg.

Hieu kg

OPEC+ tăng sản lượng dầu: Tín hiệu chính trị hơn thực chất

TTO - Ngày 2-6, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô cao hơn dự kiến, nhằm xoa dịu phần nào nền kinh tế toàn cầu đang phải chịu đựng giá năng lượng tăng cao.

OPEC+ sẽ tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8, cao hơn so với mức tăng hằng tháng trước đó là 432.000 thùng/ngày, trong bối cảnh giá “vàng đen” tăng và Liên minh châu Âu (EU) nhất trí cấm vận một phần dầu Nga.

Áp lực từ Mỹ

Giá dầu đã tăng vọt kể từ khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24-2. Giá dầu thô của Mỹ hiện đã tăng 54% kể từ đầu năm và giá dầu thô quốc tế đã tăng gần 40% trong cùng thời gian.

Giá xăng cũng tăng và đạt mức cao nhất mọi thời đại tại Mỹ vào ngày 2-6 là 4,76 USD/gallon (3,785 lít) xăng. Hãng tin AP đánh giá đây sẽ là rủi ro tiềm ẩn đối với Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào mùa thu này.

Saudi Arabia, quốc gia đứng đầu OPEC, đã chống lại áp lực tăng nguồn cung dầu trong suốt nhiều tháng. Lập trường của Riyadh cùng với thỏa thuận ngưng nhập khẩu dầu từ Nga của EU đã đẩy giá năng lượng tăng cao.

Mới tuần trước, Ngoại trưởng Saudi Arabia Faisal bin Farhan Al Saud nói nước này không thể làm gì hơn để kiểm soát thị trường dầu mỏ và thậm chí còn khẳng định không có tình trạng thiếu hụt dầu thô.

Theo Hãng tin Bloomberg, sự thay đổi ngày 2-6 cho thấy áp lực chính trị từ Nhà Trắng đang có kết quả. Dự kiến Tổng thống Biden tới Trung Đông để gặp Thái tử Mohammed bin Salman vào cuối tháng này.

Tin tức về chuyến đi cho thấy tổng thống Mỹ đang tìm cách hợp tác với Saudi Arabia trên một số phương diện, bao gồm cả việc kiềm chế giá nhiên liệu tăng cao khi lạm phát đang trở thành vấn đề lớn với chính quyền Mỹ hiện tại.

“Băng giá giữa quan hệ ngoại giao Mỹ - Saudi Arabia đang tan nhưng sẽ cần nhiều tiến bộ hơn trước khi bình thường hóa hoàn toàn”, Bill Farren-Price, giám đốc nghiên cứu Tập đoàn tư vấn năng lượng Enverus, nhận định.

Nhưng không rõ là Saudi Arabia sẵn sàng đi đến đâu để giúp ông Biden về giá dầu. Lượng dầu bổ sung mà OPEC+ cam kết ngày 2-6 khó có thể khiến giá nhiên liệu giảm.

Mức tăng khiêm tốn

Trước khi OPEC+ quyết định tăng sản lượng dầu trong tháng 7 và tháng 8, Mỹ và các thành viên Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đả phải “xả” hàng triệu thùng dầu thô từ các kho dự trữ khẩn cấp để ổn định thị trường.

Mức tăng sản lượng 648.000 thùng/ngày của OPEC+ được đánh giá là còn khiêm tốn, chỉ chiếm 0,4% nhu cầu toàn cầu trong tháng 7 và tháng 8. Các nhà phân tích cho rằng nguồn cung bổ sung chỉ tăng nhẹ có thể không đủ để xoa dịu thị trường dầu, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong một thập niên kể từ khi Nga tấn công Ukraine, gây ra áp lực lạm phát trên toàn cầu.

Mức tăng sản lượng của OPEC+ sẽ được phân bổ theo tỉ lệ giữa các thành viên. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên của khối này không có khả năng tăng sản lượng gồm Angola, Nigeria và gần đây nhất là Nga. Điều này có nghĩa là trên thực tế số thùng dầu bơm ra thị trường có thể nhỏ hơn số lượng cam kết.

Giovanni Staunovo, chiến lược gia tại Ngân hàng UBS (Thụy Sĩ), ước tính rằng mức tăng sản lượng thực chất có thể chỉ bằng một nửa mục tiêu.

Chỉ có Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) có đủ năng lực dự phòng để bù đắp một phần đáng kể thiếu hụt nguồn cung do các lệnh trừng phạt đối với Nga. Phần lớn trong số đó sẽ vẫn chưa được khai thác ngay cả sau khi sản lượng tăng trong tháng 7 và tháng 8.

Chịu ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây, sản lượng của Nga đã giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày kể từ 24-2 và có thể giảm thêm nếu EU tăng cường trừng phạt.

“Cần coi diễn biến này là tín hiệu chính trị hơn là số thùng dầu bổ sung. Saudi Arabia có lẽ đã sẵn sàng bơm thêm nhiều dầu hơn ra thị trường”, báo New York Times dẫn lời Bill Farren-Price, giám đốc nghiên cứu Tập đoàn tư vấn năng lượng Enverus.

Thực tế giá dầu đã tăng sau khi quyết định của OPEC+ được công bố. Giá dầu thô của Mỹ, đã giảm tới 3 USD/thùng vào đầu ngày 2-6, sau đó lại đảo chiều và tăng gần 2%, đạt mức 117,15 USD. Giá dầu Brent tăng 0,7%, lên 117,02 USD.

“Mặc dù OPEC+ tăng sản lượng dầu nhiều hơn một chút so với dự kiến của thị trường nhưng trên thực tế, họ không thể tăng nguồn cung do sản lượng hiện tại đang thấp hơn 2 triệu thùng/ngày so với mục tiêu”, Hãng tin Reuters dẫn lời ông Andrew Lipow, chủ tịch Hiệp hội Dầu Lipow ở Houston (bang Texas, Mỹ), cho biết.

“Chúng tôi cho rằng một gánh nặng quá lớn đang được đặt lên OPEC để bù đắp thiệt hại kinh tế do chiến tranh gây ra”, Helima Croft, một nhà phân tích tại RBC Capital Markets, nói.

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin thân Nga từ OPEC+ cho biết Matxcơva có thể đồng ý để các nhà sản xuất khác tăng sản lượng để bù đắp phần “đóng góp” của Nga, nhưng không nhất thiết bù đắp tất cả.

Giá dầu châu Á đi lên trong phiên giao dịch chiều 3/6

Trong phiên giao dịch chiều 3/6, giá dầu tại thị trường châu Á đi lên khi thị trường lờ đi quyết định tăng sản lượng của các nhà sản xuất dầu mỏ.

Vào lúc 13 giờ 40 giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao dịch kỳ hạn tăng 7 xu Mỹ lên 116,94 USD/thùng, còn giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn tăng 18 xu Mỹ lên 117,79 USD/thùng.

Theo các chuyên gia, thị trường đang đặt câu hỏi liệu đà tăng sản lượng của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC+, có đủ để bù đắp nguồn cung sụt giảm của Nga và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc sau khi nới lỏng chính sách hạn chế do dịch COVID-19 hay không.

Tối 2/6 (theo giờ Việt Nam), OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng khai thác dầu thô cao hơn dự kiến trong bối cảnh giá “vàng đen” tăng và Liên minh châu Âu (EU) vừa thông báo lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga.

Cụ thể, OPEC+ quyết định sẽ tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng Bảy và Tám. Con số này cao hơn nhiều so với mức tăng hằng tháng trước đó là 432.000 thùng/ngày.

Các nhà phân tích tại bộ phận nghiên cứu ANZ Research thuộc ngân hàng ANZ của Australia ước tính sản lượng dầu của Nga giảm 1 triệu thùng/ngày kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine. Mức giảm có khả năng cao hơn nữa khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu đối với dầu Nga có hiệu lực.

[Giá dầu tăng 1% dù OPEC+ nhất trí nâng sản lượng cao hơn dự kiến]

Theo ông Stephen Innes, đối tác quản lý tại công ty quản lý tài sản SPI Asset Management (Thụy Sĩ), các nhà giao dịch cho rằng mức tăng sản lượng của OPEC+ vẫn quá thấp so với rủi ro nguồn cung ngày càng giảm do lệnh cấm vận của EU trong khi nhu cầu từ Trung Quốc dự kiến gia tăng.

Các nhà phân tích từ Ngân hàng Quốc gia Australia nhận định việc Trung Quốc mở cửa trở lại là nhân tố tích cực đối với nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, song nước này vẫn theo đuổi chính sách “không COVID” nên khả năng phong tỏa trở lại có thể nhanh chóng làm xói mòn tác động tích cực này.

Mặc dù giá dầu Brent đang trên đà hướng đến một tuần giảm giá, song giá dầu WTI vẫn đang trên đà hướng đến tuần tăng thứ sáu khi nguồn cung từ Mỹ được đánh giá là eo hẹp./. Hieu la giau

Hieu kg

Giá xăng dầu hôm nay 5/6: Liên tục tăng mạnh, đứng ở mức cao

Việc tăng sản lượng của OPEC+ có thể không như mong đợi.

Dầu thô của Mỹ đã ghi nhận thêm một tuần tăng do nguồn cung của nền kinh tế hàng đầu thế giới thắt chặt, điều này đã thúc đẩy cuộc thảo luận về việc hạn chế xuất khẩu nhiên liệu hoặc đánh thuế bổ sung đối với các nhà sản xuất dầu và khí đốt.

Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn được gọi là OPEC+, hôm 2/6 đã thống nhất tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8 thay vì 432.000 thùng/ngày như đã thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng quyết định tăng nhẹ sản lượng của OPEC không đủ để bù vào sự thiếu hụt trên thị trường toàn cầu khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp COVID.

Việc tăng sản lượng có thể không như mong đợi vì OPEC+ phân chia mức tăng cho các thành viên và vẫn tính cả Nga, quốc gia có sản lượng giảm do các lệnh trừng phạt khiến một số nước tránh mua dầu của họ kể từ khi tấn công Ukraine.

Chốt tuần, trên thị trường quốc tế, giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,9% lên 120,26 USD/thùng. Trong khi giá dầu thô Brent giao tháng 8 tăng 2,95% lên 121,08 USD/thùng.


Phá pic chút :rofl:

Hieu la giau

Ngăn lạm phát len lỏi vào bữa cơm người dân

Tôi xin nêu ra 3 nhóm chính gây áp lực lạm phát đối với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Một là, áp lực lạm phát chuỗi cung ứng. Trong khi đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu do đại dịch gây ra chưa được khắc phục thì khủng hoảng Nga - Ukraine kéo theo các biện pháp trừng phạt của Mỹ, phương Tây đối với Nga càng làm trầm trọng hơn tình hình, dẫn đến thiếu hụt nguồn cung của nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, kinh tế Việt Nam lại có độ mở lớn, sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguyên, vật liệu nhập khẩu từ bên ngoài (tỷ lệ 37% trong tổng chi phí nguyên, vật liệu của toàn nền kinh tế); tỷ lệ này trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành có vai trò động lực tăng trưởng) chiếm 50,98%.

Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách “zero covid” đã và đang phần nào làm gián đoạn hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Hệ quả là sự khan hiếm nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất, tác động xấu tới tăng trưởng kinh tế và giá cả hàng hóa sẽ càng bị đẩy lên cao.

Hai là, áp lực lạm phát từ giá nguyên, nhiên vật liệu. Với bối cảnh hậu đại dịch và chiến sự tại Nga - Ukraine, giá nguyên, nhiên vật liệu và lạm phát thế giới đã bị đẩy tăng cao, lập kỷ lục trong mấy thập kỷ gần đây. Lạm phát tháng 5/2022 của EU ở mức 8,1% là tháng thứ 7 tăng liên tiếp; lạm phát tháng 4/2022 của Mỹ tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước, dù giảm nhẹ so với mức đỉnh 8,5% của tháng 3/2022 song vẫn gần với mức cao nhất kể từ hè năm 1982.

Tại Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, quan trọng, chiếm 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn bộ nền kinh tế, chiếm 1,5% trong tổng chi tiêu dùng của hộ gia đình, sử dụng tại hầu hết các ngành, lĩnh vực nên biến động giá xăng dầu sẽ tác động mạnh đến giá sản xuất và giá tiêu dùng. Những tháng qua, giá xăng dầu đã tăng mạnh 5 lần liên tiếp và hiện đứng ở mức cao, gây nên áp lực lạm phát và tạo mặt bằng giá mới cao hơn của nền kinh tế. Ngoài ra, giá nguyên, vật liệu, kim loại công nghiệp, phân bón, thức ăn chăn nuôi, giá lương thực thế giới cũng tăng vượt dự báo.

Kinh tế Việt Nam có đặc điểm là khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế. Do đó, rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam như Mỹ, EU, Hàn Quốc… đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại.

Thêm vào đó, áp lực tăng lương để thu hút người lao động quay trở lại sản xuất kinh doanh, tăng chi phí đào tạo và tuyển dụng cũng là cấu phần làm gia tăng giá thành sản phẩm.

Thứ ba, áp lực tăng giá từ tăng đột biến của tổng cầu. Với chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội quy mô 350.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023, cùng với các gói hỗ trợ của năm 2021 đang thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế, sẽ làm cho tổng cầu tăng đột biến, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tăng mạnh sau thời gian dài chịu ảnh hưởng của đại dịch.

Trong gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng nói trên, gói tài khóa chiếm 83%, trị giá 291.000 tỷ đồng, gói tiền tệ chỉ chiếm 14%, còn lại 3% là các gói hỗ trợ khác. Trong đó, gói đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng (113.550 tỷ đồng) có khả năng gây áp lực lên lạm phát do tăng đầu tư khiến nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu xây dựng, đặc biệt là xi măng, sắt thép và các loại vật tư, thiết bị, nguyên liệu khác phục vụ công trình xây dựng tăng. Áp lực càng lớn hơn trong bối cảnh nguồn cung trên thị trường thế giới đang bị gián đoạn. Thực hiện giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong bối cảnh nguồn cung nguyên, vật liệu xây lắp không dồi dào sẽ tạo thêm áp lực lạm phát.

Giữa bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia kiểm soát thành công nhất tình hình lạm phát trong 5 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, trong bối cảnh đứt gãy chuỗi cung ứng nêu trên, Chính phủ, các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp cần đa dạng nguồn cung đối với từng nhóm nguyên, vật liệu của mỗi ngành, tránh phụ thuộc vào một thị trường, một khu vực.

Tôi cho rằng, vai trò của Bộ Công Thương là rất quan trọng. Bộ cần chủ trì, cùng với các bộ, ngành liên quan đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm nguồn cung và thị trường tiêu thụ sản phẩm; những mặt hàng thiếu hụt trong dài hạn cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư sản xuất để chủ động nguồn nguyên, vật liệu, tăng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ, thực hiện hài hòa chính sách tài khóa và tiền tệ. Trong bối cảnh hiện nay, việc sử dụng chính sách tiền tệ nên đúng liều lượng, hợp lý; không nên quá chú trọng vào chính sách tiền tệ để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng, vì hỗ trợ tín dụng và hạ lãi suất cho vay dẫn tới gia tăng lạm phát và rủi ro cho hệ thống ngân hàng.

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, như đã bàn trước đây, tôi cho rằng, chỉ có giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế VAT đối với xăng dầu mới kiềm chế được đà tăng giá của mặt hàng chiến lược này. Khi giá dầu thế giới chững lại, chúng ta có thể áp dụng trở lại như bình thường. Bên cạnh đó, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Quốc hội và Chính phủ nên coi việc giảm các loại thuế này đánh vào xăng dầu là khoản đầu tư cho nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra, để giảm áp lực lạm phát, tôi cho rằng, Ban chỉ đạo điều hành giá của Chính phủ cần chỉ đạo các bộ liên quan thực hiện hiệu quả, linh hoạt vai trò điều tiết, bình ổn giá các mặt hàng Nhà nước quản lý, như: Điện, dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục…; cần nghiên cứu thời điểm, mức độ điều chỉnh giá để tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát kỳ vọng của nền kinh tế.

Tôi cho rằng, với độ mở cao của nền kinh tế, sản xuất nội địa phụ thuộc khá lớn vào nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu, trong bối cảnh giá thế giới đứng ở mức cao, nếu tăng trưởng năm nay vẫn đạt khoảng 6% và lạm phát trong khoảng 4-4,5%, đây sẽ là một năm thành công của kinh tế Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới.

Hieu kg?

Lạm phát tăng là mối lo nhất với thị trường chứng khoán 2022?

Sau khi tăng điểm kéo dài cùng với sự gia tăng quá mạnh của dòng tiền đầu tư cá nhân, thị trường chứng khoán Việt Nam đang đối mặt với rủi ro lạm phát tăng cao và ảnh hưởng của cuộc xung đột chính trị Nga - Ukraine…

Với những thành quả đã đạt được trong năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam hoàn toàn có thể kỳ vọng lớn hơn trong năm 2022. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng, trong quá khứ, khi thị trường tăng điểm kéo dài cùng với sự gia tăng quá mạnh của dòng tiền đầu tư cá nhân luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường.

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), có 2 nhóm rủi ro hàng đầu có thể kéo tăng trưởng xuống thấp hơn kỳ vọng, bao gồm: (i) lạm phát tăng cao và xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ; (ii) xung đột chính trị Nga-Ukraine.

Cụ thể, áp lực lạm phát đến từ sự đứt gãy chuỗi cung ứng, đà leo thang của giá nhiên, nguyên, vật liệu và sự gia tăng đột biến trong tổng cầu. Tỷ lệ lạm phát đã tăng lên mức cao kỷ lục trong vòng 40 năm qua tại nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, EU… khi xung đột tại Ukraine làm giá năng lượng, thực phẩm tăng mạnh và đè nặng lên tăng trưởng nền kinh tế. Theo đó buộc Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương phải nâng mức lãi suất.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã thực hiện tốt việc kiềm chế lạm phát (qua việc quản lý giá đối với nhiều loại hàng hóa và dịch vụ thiết yếu) hơn là theo đuổi chính sách lạm phát mục tiêu.

Thời gian qua, Chính phủ đã chủ động chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bình ổn giá, hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, bình quân 5 tháng đầu năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2021 và thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,25%). Như vậy so với mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% thì hiện tại dư địa không còn nhiều.

Đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp trong và ngoài nước, VN-Index đã điều chỉnh giảm khá sâu trong 5 tháng đầu năm. Từ mức đỉnh hơn 1.500 điểm xác lập trong tháng 1, VN-Index có thời điểm giảm mạnh về mức dưới 1.200 điểm và có nhịp hồi phục khá tích cực vào 2 tuần cuối của tháng 5.

Đồng thời, thị trường bắt đầu xuất hiện những quan điểm thận trọng về triển vọng tăng trưởng. Chỉ có khoảng 31% số chuyên gia và doanh nghiệp đại chúng tham gia khảo sát do Vietnam Report thực hiện trong tháng 5/2022 cho rằng thị trường sẽ tiếp tục sôi động và diễn biến tích cực.

“Phần lớn ý kiến được khảo sát cho rằng thị trường sẽ có nhiều biến động và những cú sốc mới hoặc diễn biến trầm lắng, thanh khoản cầm chừng, theo đó, tăng trưởng VN-Index cuối năm 2022 sẽ ở mức dưới 10%”, báo cáo của Vietnam Report nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Vietnam Report cũng cho rằng, một trong những mục tiêu của chứng khoán Việt Nam là sớm nâng hạng trong thời gian tới. Việc nâng hạng thị trường đồng nghĩa với việc nâng chất để đáp ứng các tiêu chí đặt ra, từ đó, thu hút thêm lượng lớn vốn ngoại, giúp chứng khoán Việt Nam phát triển nhanh, minh bạch và bền vững.

Các tiêu chí nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi tập trung vào hai yếu tố chính: quy mô và thanh khoản của thị trường (định lượng) và khả năng tiếp cận thị trường (định tính).

Vấn đề chính của Việt Nam là những tiêu chuẩn định tính. Những biện pháp thanh lọc thị trường thời gian vừa qua của Chính phủ cũng nằm trong nỗ lực tiếp cận các tiêu chuẩn định tính. Thêm vào đó là việc đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX để đưa vào vận hành, tạo điều kiện để triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Được biết, theo dữ liệu từ Bloomberg, thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là thị trường hiếm hoi trong khu vực châu Á được khối ngoại mua ròng liên tục tính từ đầu năm đến nay.

“Điều này phần nào củng cố thêm cho nhận định thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ vọng sớm bước qua giai đoạn biến động hiện nay và sẽ ổn định, phục hồi và phát triển bền vững hơn trong thời gian tới”, báo cáo của Vietnam Report nhấn mạnh.

Giá xăng dầu tiếp tục ghi nhận tuần tăng mạnh

Kinhtedothi - Quyết định cấm vận dầu Nga của EU, qua đó đẩy giá xăng dầu hôm nay khép tuần với xu hướng tăng và được dự báo sẽ tiếp tục đi lên khi các nhu cầu tiêu thụ phục hồi thời gian tới.

Khép tuần giao dịch, trên sàn New York Mercantile Exchanghe, giá dầu hôm nay (5/6) ghi nhận dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 120,26 USD/thùng, tăng 3,39 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 8/2022 đứng ở mức 121,27 USD/thùng, tăng 3,66 USD/thùng trong phiên.

Ảnh minh họa.

Theo nhận định của các chuyên gia, bước vào tuần giao dịch từ ngày 30/5, giá dầu thô do lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung ngày một lớn, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu được dự báo tăng mạnh khi nhiều nước bước vào mùa du lịch và mùa hè nắng nóng.

Nhu cầu tiêu thụ dầu cũng được dự báo tăng mạnh khi các thành phố, trung tâm thương mại, công nghiệp lớn của Trung Quốc như Thượng Hải, Bắc Kinh… gỡ bỏ các lệnh phong toả, trở lại trạng thái bình thường.

Trên sàn New York Mercantile Exchanghe, sáng 30/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 7/2022 đứng ở mức 115,50 USD/thùng, tăng 0,43 USD/thùng trong phiên. Còn giá dầu Brent giao tháng 7/2022 đứng ở mức 119,36 USD/thùng, tăng 0,15 USD/thùng trong phiên.

Động lực tăng giá của dầu thô tiếp tục được củng cố trong phiên giao dịch sau đó khi thông tin EU đạt thống nhất cấm vận dầu thô Nga được phát đi và đồng USD suy yếu.

Theo giới phân tích, sản lượng dầu cấm vận dự kiến của EU vào khoảng 2 triệu thùng/ngày. Để bù lắp sản lượng thiếu hụt này, EU sẽ phải tìm kiếm nguồn cung mới từ OPEC+, Tây Phi và Mỹ. Tuy nhiên, có một thực tế là sản lượng khai thác của OPEC+ cũng đang rất hạn chế, thấp hơn nhiều so với sản lượng mục tiêu được đặt ra. Còn với dầu đá phiến Mỹ, các dữ liệu gần đây cho thấy, sản lượng trong năm 2022 sẽ chỉ tăng được khoảng 900.000 thùng/ngày và chỉ có thể trở lại mức sản lượng trước khi dịch Covid-19 diễn ra vào năm 2023.

Giá dầu còn được hỗ trợ mạnh bởi các dự báo đều cho thấy nhu cầu đi lại, du lịch hè sẽ phục hồi mạnh, vượt qua mức trước đại dịch.

Một chút lo ngại về việc OPEC+ xem xét loại Nga khỏi thoả thuận dầu mỏ và đồng USD mạnh hơn đã khiến giá dầu ngày 2/6 giảm mạnh. Điều này nếu được thực hiện sẽ mở cửa cho Saudi Arabia và UAE tăng sản lượng.

Tuy nhiên, thông tin này đã nhanh chóng bị lu mờ khi thông tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm mạnh được công bố, ngay cả khi OPEC+ thông báo sẽ tăng mạnh sản lượng lên mức 650.000 thùng/ngày trong 2 tháng tới, thay vì mức tăng 432.000 thùng/ngày như hiện nay.

Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần trước đã giảm tới 5,1 triệu thùng, cao hơn rất nhiều so với mức dự báo 1,3 triệu thùng được đưa ra trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Trong khi đó, Nga cũng đã chủ động tìm cách dịch chuyển nguồn cung dầu sang các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, có một thực tế là việc dịch chuyển này đang khiến giá dầu tăng cao hơn do chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển.

Điều này cũng buộc các nước EU phải tìm nguồn cung thay thế để đáp ứng các nhu cầu năng lượng trong nước, trong đó có cả dầu thô.

Với diễn biến trong tuần giao dịch từ ngày 30/5, giá dầu thế giới tuần tới được dự báo sẽ duy trì đà tăng khi năng lực của các nhà xuất khẩu dầu thô là khá khiêm tốn, trong khi nhu cầu tiêu thụ dầu lại được dự báo phục hồi mạnh.

Tình trạng thiếu hụt nguồn cung còn được dự báo sẽ nặng nề hơn khi Mỹ có thể sẽ thực hiện hạn chế xuất khẩu dầu thô, còn tại châu Âu, bên cạnh việc phải tìm kiếm nguồn cung mới do lệnh cấm vận dầu Nga, nhiều nước EU cũng sẽ phải đối diện với việc Nga ngừng hoặc giảm sản lượng cung cấp khí.

Hieu la giau

OPEC+ gật đầu nâng sản lượng, giá dầu thế giới… tiếp tục tăng

(NLĐO) - Giá dầu tăng cao hơn sau khi OPEC+ hôm 2-6 đồng ý tăng sản lượng trong bối cảnh xung đột Nga- Ukraine làm khuấy đảo thị trường năng lượng toàn cầu.

Dầu thô Mỹ tăng 1,9% lên 117,45 USD/thùng trong phiên giao dịch hôm 2-6 (giờ Mỹ). Dầu thô Brent (chuẩn thế giới) cũng tăng 1,5% lên 118 USD/thùng, so với 113 USD/thùng trước đó trong cùng ngày, theo CNN.

Đáng chú ý, giá dầu thế giới tăng cao hơn trong bối cảnh Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) đã đồng ý tăng sản lượng.

Cụ thể, OPEC+ sẽ tăng sản lượng thêm 648.000 thùng/ngày trong cả tháng 7 và tháng 8. Điều này cũng đồng nghĩa với việc kết thúc đợt cắt giảm sản lượng lịch sử mà OPEC+ đã thực hiện trong thời kỳ đại dịch Covid-19 bùng phát.

OPEC+ đã từ từ đưa ra lại thị trường gần 10 triệu thùng mỗi ngày mà họ đã quyết định cắt giảm từ tháng 4- 2020. Trong những tháng gần đây, sản lượng của OPEC+ đã tăng từ 400.000 lên 432.000 thùng/ngày.

Quyết định được OPEC + đưa ra khi thế giới đang vật lộn với giá năng lượng tăng cao. Các chính phủ, bao gồm cả chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, đã kêu gọi các nhà sản xuất tăng sản lượng trong nỗ lực kiềm chế tăng giá.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết chính quyền Mỹ hoan nghênh quyết định của OPEC+.

“Chúng tôi ghi nhận vai trò của Ả Rập Saudi với tư cách là chủ tịch của OPEC+ và nhà sản xuất lớn nhất trong việc đạt được sự đồng thuận giữa các thành viên nhóm” - bà Karine Jean-Pierre nói và thêm rằng Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng tất cả sức ảnh hưởng của mình để giải quyết áp lực về giá năng lượng.

Việc Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Kuwait, Iraq và các thành viên OPEC+ nhất trí tăng sản lượng khi các nhà lãnh đạo EU hôm 30-5 đồng ý cấm 90% dầu thô Nga vào cuối năm 2022. Đây là gói trừng phạt thứ 6 của EU với Nga kể từ khi Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhắm vào Ukraine hôm 24-2.

Chiến sự tại Ukraine khiến giá dầu thô hồi tháng 3 tăng cao kỷ lục kể từ năm 2008 và từ đó luôn duy trì mức trên 100 USD/thùng. Giá nhiên liệu tăng chóng mặt là một trong những nguyên nhân chính gây lạm phát toàn cầu ở mức cao kỷ lục trong hàng thập kỷ qua, theo CNBC.

Hieu kg

Warren Buffett xuống tiền gom mạnh cổ phiếu dầu khí, bán bớt cổ phiếu ngân hàng

Sau khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, Warren Buffett đã bán bớt cổ phần trong Wells Fargo, JPMorgan và Goldman Sachs với giá thấp. Hiện tại, tập đoàn của ông đang tăng cổ phần trong các tập đoàn dầu khí lớn là Occidental và Chevron.

Theo hồ sơ nộp lên Uỷ ban Chứng khoán ngày 4/5, Berkshire Hathaway đã mua thêm khoảng 5,9 triệu cổ phiếu của tập đoàn dầu khí Occidental Petroleum Corp., khi công ty của tỷ phú Warren Buffett đang đặt cược lớn hơn vào gã khổng lồ ngành dầu mỏ.

Số cổ phiếu này được Berkshire mua vào ngày 2/5 và 3/5 với mức giá dao động từ 56 USD đến 58,37 USD/cổ phiếu. Trước đó, Berkshire đã nắm giữ khoảng 14,6% cổ phần phổ thông của Occidental, ngoài số cổ phiếu ưu đãi mà họ mua vào năm 2019 khi công ty này đang thực hiện thỏa thuận thâu tóm Anadarko Petroleum Corp.

Occidental là cổ phiếu có thành tích tốt nhất trong S&P 500 ở quý I/2022. Doanh nghiệp này được hưởng lợi từ việc tập đoàn của Warren Buffett gom mạnh cổ phiếu và giá dầu tăng cao do xung đột tại Ukraine. Cổ phiếu Occidental đã tăng 3,9% ở phiên 4/5 tại New York, lên mức 61,75 USD và tăng hơn gấp đôi từ đầu năm đến nay.

Trong nhiều thập kỷ, Chủ tịch kiêm CEO của Berkshire - Warren Buffett, đã duy trì cách tiếp cận thận trọng đối với việc đầu tư. Ông luôn đánh giá cao cổ phiếu ngân hàng và bán lẻ, trong khi không đặt cược lớn vào các ngành dễ biến động như công nghệ và năng lượng. Trên thực tế, các ngân hàng lớn tại Mỹ là khoản đầu tư ưa thích của Buffett vì lĩnh vực này là một phần của cơ sở hạ tầng nước Mỹ - một quốc gia mà ông luôn tin tưởng để rót tiền.

Gần đây nhất vào cuối năm 2019, Berkshire đã nắm giữ cổ phần lớn tại 4 trong số 5 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Wells Fargo vẫn là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của tập đoàn này 3 năm liên tiếp cho đến năm 2017. Tuy nhiên, dường như Buffett đã thay đổi quan điểm đầu tư trong vài năm qua, ông đã đẩy mạnh việc đầu tư vào các tập đoàn năng lượng và công nghệ trong khi giảm tỷ trọng trong lĩnh vực ngân hàng.

Sau khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, Buffett đã bán bớt cổ phần trong Wells Fargo, JPMorgan và Goldman Sachs với giá thấp, dù nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực này đang dần hạ giá. Ông chia sẻ trong cuộc họp với cổ đông hồi năm ngoái: “Nhìn chung, tôi thích đầu tư vào các ngân hàng. Tôi chỉ không hài lòng với tỷ trọng của lĩnh vực này trong danh mục so với những rủi ro có thể xảy ra nếu có kết quả kinh doanh tồi tệ.”

Nhiều nhà phân tích cũng chia sẻ quan điểm của họ về việc Buffett bán bớt cổ phiếu ngân hàng.

Phillip Phan - giáo sư tại Trường Kinh doanh Johns Hopkins Carey, cho hay: “Điều này có nghĩa là, Buffett cho rằng chúng ta cần phải giảm thiểu những ‘lỗ hổng’ khi đang xem xét về một chu kỳ lạm phát dài và có thể là cả suy thoái. Cổ phiếu ngân hàng có tính chu kỳ và tất cả các dấu hiệu đều cho thấy chúng ta đang ở thời kỳ lạm phát cao, lãi suất cao trong một khoảng thời gian. Do đó, hoạt động đi vay sẽ chịu áp lực và đầu tư cũng sụt giảm.”

Dù Fed tăng lãi suất trong năm nay - động thái thường thúc đẩy hoạt động của các ngân hàng, thì ngành này lại bị ảnh hưởng: ví dụ cổ phiếu WFC giảm 14% so với đầu năm, JPMorgan giảm 26,2% do lo ngại kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái khi NHTW thắt chặt chính sách “quá tay”.

Về các khoản đầu tư lĩnh vực năng lượng của Buffett, ông đã đặt cược lớn vào mảng này trong khi giảm bớt lượng nắm giữ trong các ngân hàng, dù giá cổ phiếu dầu khí ở mức cao trong đầu năm. Trước đó, vào tháng 3, Berkshire đã mua 118,3 triệu cổ phiếu Occidental trong nhiều giao dịch từ ngày 12/3 đến 16/3. Ngoài ra, tập đoàn của tỷ phú cũng mua khoảng 9,4 triệu cổ phiếu của Chevron trong quý IV, nâng tổng số cổ phần của Berkshire lên 38 triệu cổ phiếu hiện trị giá 6,2 tỷ USD.

Hieu la giau

Mọi loại hàng hoá đều rơi vào “cơn bão giá”, người Mỹ mua sắm thế nào trước lạm phát cao nhất 40 năm?

Thắt lưng buộc bụng

Hơn 8 trong số 10 người tiêu dùng nước này đang có kế hoạch suy nghĩ lại hoặc cắt giảm chi tiêu đối với các sản phẩm họ mua trong 3-6 tháng tới, theo báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường The NPD Group. Marshal Cohen - trưởng bộ phận có vấn mảng bán lẻ của NPD, cho biết: “Người tiêu dùng phải đấu tranh giữa quyết định mua thứ họ muốn và cần vì giá cả tăng cao.”

Khi giá cả tại các cửa hàng tiếp tục đi lên, các chuyên gia về hành vi tiêu dùng cho biết nhiều người đã thực hiện 3 cách để thay đổi. Họ mua hoặc chuyển sang những lựa chọn giá rẻ hơn. Họ chủ yếu ngừng chi tiêu cho những thứ không cần thiết như ăn uống bên ngoài. Tuy nhiên, họ thích những loại hàng hóa mang đến niềm vui như hoa và nến.

Hơn nữa, khi đến cửa hàng để mua hàng hóa cần thiết, Cohen cho biết người mua không chỉ giảm số lượng mà họ còn ít “mua sắm bốc đồng” hơn. Ví dụ, các cửa hàng tạp hóa thường muốn lôi kéo khách hàng mua kẹo cao su hoặc ô tô đồ chơi trong khi đang mua thực phẩm và đồ gia dụng. Song, điều này đã không còn có tác dụng trong thời kỳ lạm phát.

Cohen cho biết, các siêu thị lớn như Walmart đang gặp khó khăn khi các hộ gia đình mua sắm ít đi và mua ít đồ hơn trong mỗi chuyến đi mua đồ. Dữ liệu của NPD cho thấy, người tiêu dùng mua ít hàng hóa thông thường hơn trong quý I/2022 so với cùng kỳ năm trước. Lượng hàng hóa họ mua tại các chuỗi siêu thị lớn thấp hơn 6% so với 1 năm trước, tần suất đi mua sắm cũng giảm 5% trong quý trước.

Trong báo cáo tài chính quý trước, Walmart cho biết lạm phát đã thay đổi cách mua sắm của khách hàng khi họ chuyển sang các sản phẩm sữa và thịt của các thương hiệu rẻ hơn, mua ít hàng hơn trong mỗi lần đến siêu thị và né tránh các mặt hàng không cần thiết.

Target cũng đề cập đến vấn đề tương tự. Công ty này cho biết người tiêu dùng đang hạn chế mua đồ gia dụng, nội thất, TV và các thiết bị nhà bếp không cần thiết.

Thậm chí, các cửa hàng giá rẻ như cửa hàng đồng giá 1 USD cũng lưu ý người tiêu dùng đang rất cẩn trọng trước “cơn gió ngược” lạm phát. Dollar General cho biết khách hàng đang mua sắm “có chủ đích” hơn tại các cửa hàng của họ, tìm đến những sản phẩm có giá thấp hơn.

Cohen lưu ý, sự thay đổi của nhóm khách hàng thu nhập thấp cũng thúc đẩy sự thay đổi này. Theo ông, họ đã chi tiêu thoải mái hơn với các loại hàng hóa không cần thiết trong thời kỳ đại dịch nhờ gói kích thích của chính phủ. Giờ đây, điều đó đã thay đổi và họ phải thay đổi hành vi mua sắm.

Ông cho biết thêm, người tiêu dùng sẽ tiếp tục giảm chi tiêu trong năm nay. Họ sẽ hạn chế đi ăn uống ở ngoài, đăng ký gói thành viên ở phòng gym và các dịch vụ làm móng. Cohen nói: “Với hoạt động ăn uống ở nhà hàng hạng sang, mọi thứ có thể sẽ không quay trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2025.”

Vậy, người tiêu dùng Mỹ còn ngừng mua loại mặt hàng nào? Họ đã mua khá nhiều thứ trong thời kỳ đại dịch mà hiện tại chưa cần nâng cấp hay mua thêm. Theo Cohen, nhiều người đã mua nồi chiên không dầu vì thường xuyên nấu nướng tại nhà trong thời kỳ đại dịch. Bởi vậy, họ không cần mua thêm chiếc khác, giống như TV.

Vẫn không tiếc tiền cho những món đồ mang đến "niềm vui nho nhỏ"

Tuy nhiên, giữa xu hướng thắt lưng buộc bụng này, hành vi của người tiêu dùng lại có một nghịch lý đó là chi tiêu cho thứ gọi là “những món đồ nho nhỏ”.

Chuck Howard - trợ lý giáo sư marketing tại Trường kinh doanh Mays, cho biết, việc mua những loại hàng hóa như vậy tùy thuộc vào mỗi người và khả năng tài chính của họ. Đối với một số người, họ có thể thích một hũ nến thơm, còn một số khác thì đó có thể là một thanh sô cô la ở quầy thanh toán.

Howard cho hay: “Thật tuyệt khi đắm mình 20 phút với những sản phẩm yêu thích vào cuối ngày làm việc, khi bạn thường xuyên lo lắng về các loại hóa đơn trong nhiều tháng. Đây có thể là lý do tại sao doanh số bán các sản phẩm như tinh dầu thơm và nến đang tăng khá tốt.”

Các giám đốc điều hành của Bath & Body Works - hãng bán xà phòng, xịt người, sữa tắm và nến nổi tiếng, gọi những sản phẩm này là “sang trọng nhưng giá phải chăng”. Họ cho biết khách hàng vẫn tiếp tục mua những mặt hàng này, khi doanh số bán xà phòng và ổ cắm tinh dầu thơm tăng trong quý trước.

Xu hướng này được gọi là “hiệu ứng son môi”, khi người dùng chi tiêu cho hàng hóa nhỏ, xa xỉ như nước hoa hay đồ làm đẹp cao cấp ngay cả trong thời kỳ suy thoái, theo Priya Raghubi - giáo sư marketing tại Trường Kinh doanh Stern thuộc NYU. Bà dự đoán chi tiêu cho một số hàng hóa “mang đến niềm vui” lớn hơn sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Raghubir nhận định: “Sự khác biệt với chu kỳ lạm phát lần này là chúng ta đang bước ra khỏi đại dịch nên nhu cầu bị kìm nén là khá lớn. Họ đã mơ về một kỳ nghỉ trong hơn 2 năm, muốn được tổ chức các sự kiện lớn với gia đình và bạn bè. Hoạt động du lịch và giải trí sẽ không suy thoái.”

Dẫu vậy, việc sẵn sàng mua những loại hàng hóa này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng phải từ bỏ một số thứ khác, Neil Saunders - nhà phân tích bán lẻ và CEO của GlobalData Retail, cho biết. Ông nói thêm: “Về cơ bản, đây là lúc họ phải đưa ra lựa chọn. Nếu mua 1 thứ, họ sẽ không đủ tiền mua thứ còn lại.”

Ông cho biết, việc phải đưa ra lựa chọn này sẽ còn tiếp tục và thậm chí còn khiến người tiêu dùng căng thẳng hơn. Saunders giải thích: “Chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của lạm phát. Nếu việc giá cả tăng cao kéo dài hơn, thì sự thay đổi sẽ rõ ràng hơn, khi đó hoạt động chi tiêu sẽ được cắt giảm mạnh và nhanh hơn nữa.”

Hieu la giau

Lạm phát Thổ Nhĩ Kỳ lên 73%

Lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 5 đã tăng 73,5% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 23 năm.

Theo cơ quan thống kê của nước này, các chỉ số thành phần như giá lương thực đã tăng 91,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát vào tháng 5 cũng đã tăng so với tháng 4, khi chỉ số giá tiêu dùng tăng 70% so với cùng kỳ 2021.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm, nhưng Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nhiều năm qua đã từ chối cho tăng đáng kể lãi suất để hạ nhiệt tình trạng lạm phát.

Do vậy, đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ suy yếu và sức chi tiêu của người dân kém hơn nhiều. Tổng thống Erdogan đã chỉ thị cho ngân hàng trung ương liên tục cắt giảm lãi suất vào năm ngoái ngay cả khi lạm phát tiếp tục tăng. Các thống đốc ngân hàng trung ương bày tỏ sự phản đối đã bị sa thải. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ đã có bốn thống đốc khác nhau trong hai năm, tính đến mùa xuân 2021.

Theo chiến lược của mình, ông Erdogan từng tuyên bố sẽ đưa ra một mô hình kinh tế mới, mang lại sự bùng nổ xuất khẩu nhờ đồng lira rẻ hơn, và sau đó giải quyết lạm phát bằng cách loại bỏ thâm hụt thương mại. Điều đó đã không xảy ra và hiện nay chi phí nhập khẩu năng lượng cao ngất ngưởng cần phải thanh toán bằng nhiều USD đang gây áp lực lớn lên nền kinh tế.

Các nhà phân tích kinh tế dự báo quỹ đạo lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tệ hơn. “Việc tập trung vào các biện pháp không chính thống so với chính sách tiền tệ thông thường sẽ không thể giải quyết thách thức lạm phát và chúng tôi dự đoán mức độ tỷ lệ này sẽ vượt mức 80% trong quý III/2022”, Ehsan Khoman, Giám đốc nghiên cứu thị trường mới nổi khu vực châu Âu, Trung Đông và châu Phi tại Ngân hàng MUFG, nhận định.

Hieu la giau

Châu Phi đề nghị ông Putin giúp ngăn nạn đói

Tổng thống Senegal, đại diện cho Liên minh châu Phi, tới Sochi để thảo luận với ông Putin về phương án ngăn khủng hoảng lương thực ở châu lục.

“Tôi đến gặp ngài để thông báo với ngài rằng các nước châu Phi chúng tôi, dù cách rất xa cuộc xung đột, đều đang trở thành nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay”, Tổng thống Senegal Macky Sall nói với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong cuộc gặp tại thành phố Sochi ven Biển Đen của Nga hôm 3/6.

Ông Sall, với tư cách chủ tịch Liên minh châu Phi, tới gặp ông Putin nhằm thảo luận về quan hệ hợp tác giữa Nga với các quốc gia ở châu lục, cũng như nguồn cung ngũ cốc và các nông sản khác, khi châu Phi đang đối mặt nạn đói.

“Tổng thống Putin bày tỏ với chúng tôi là ông sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine”, ông Sall viết trên Twitter sau cuộc gặp với ông Putin.

Tổng thống Senegal Macky Sall (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi hôm 3/6. Ảnh: AFP

Tổng thống Senegal Macky Sall (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi hôm 3/6. Ảnh: AFP

Ông cho hay Nga cũng sẵn sàng đảm bảo xuất khẩu lúa mì và phân bón, nhưng không nói Tổng thống Putin có nêu kèm điều kiện nào hay không. Trước đó, Nga tuyên bố sẵn sàng cho phép tàu chở lương thực rời Ukraine với điều kiện phương Tây dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt Moskva.

Châu Phi phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ngũ cốc từ Nga và Ukraine, khu vực đang bị xung đột ảnh hưởng nặng nề, khiến hơn 20 triệu tấn lương thực bị mắc kẹt tại Ukraine.

Quân đội Nga đang kiểm soát phần lớn vùng biển phía nam Ukraine, nơi có các tuyến đường ra vào các cảng trên Biển Đen của Ukraine. Kiev và phương Tây liên tục cáo buộc Moskva rải thủy lôi, điều tàu chiến phong tỏa Biển Đen, chặn đường xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine, nhưng Nga bác bỏ. Theo Tổng thống Nga, chính Ukraine đã rải thủy lôi tại những tuyến hàng hải dẫn đến các cảng xuất khẩu của nước này.

Vị trí của Biển Đen. Đồ họa: Washington Post.

Vị trí của Biển Đen. Đồ họa: Washington Post.

Châu Phi đang tìm cách vượt qua hai cú sốc liên hoàn. Covid-19 đã ảnh hưởng nặng tới kinh tế châu lục trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nga và Ukraine sản xuất 1/3 lượng lúa mì và lúa mạch toàn cầu, phần lớn xuất khẩu sang châu Phi. Liên Hợp Quốc cảnh báo việc hàng chục triệu tấn lương thực không thể rời khỏi cảng ở Biển Đen có thể gây ra nạn đói ở châu Phi.

Hieu la giau

Nguồn cung không ổn định đẩy giá dầu thế giới tăng

Phiên giao dịch ngày 5.6 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,9% lên 120,26 USD/thùng. Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent kết thúc tuần ở mức 120,08 USD/thùng.

Giá dầu tiếp đà tăng cho thấy dự trữ dầu thô và nhiên liệu của Mỹ giảm mạnh.

Giá dầu thô Brent kết thúc tuần ở mức 120,08 USD/thùng - mức cao nhất trong 2 tháng qua. Ảnh: IFCMarkets

Dự trữ dầu thô của Mỹ đã giảm 5,1 triệu thùng, so với kỳ vọng của các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò của Reuters là chỉ giảm 1,3 triệu thùng. Dự trữ xăng cũng giảm mạnh.

Bên cạnh đó, giá dầu được hỗ trợ sau khi thị trường tiếp nhận thông tin các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý về nguyên tắc cắt 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong vòng 6 tháng.

Đây được coi là biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất của khối đối với Moscow kể từ khi nước này mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào cuối tháng 2.

Theo các nhà phân tích tại Commerzbank, việc dỡ bỏ các hạn chế COVID-19 tại Trung Quốc làm dấy lên hy vọng rằng nhu cầu dầu sẽ tăng trở lại ở quốc gia Đông Á này.

Theo Oilprice, mặc dù Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày thay vì 432.000 thùng/ngày như đã áp dụng với những tháng trước đó nhưng chỉ đáp ứng 0,4% nhu cầu toàn cầu trong tháng 7 và 8.

Nhiều chuyên gia lo ngại rằng OPEC+ có thể không hoàn thành mức tăng đã cam kết do nhiều thành viên của tổ chức đã và đang phải vật lộn để nâng cao sản lượng.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 5.6 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 30.235 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 31.578 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.394 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.346 đồng/lít và dầu mazut không quá 20.901 đồng/kg.

Hieu kg

Vì sao giá dầu khó quay đầu giảm?

Giới quan sát cho rằng có nhiều lý do khiến giá dầu khó hạ nhiệt, bao gồm nhu cầu toàn cầu bùng nổ và không thể bù đắp nguồn cung dầu từ Nga.

Giá dầu đã tăng vọt trở lại như những ngày đầu của cuộc chiến ở Ukraine. Hồi đầu tuần trước, giá dầu Brent tiêu chuẩn toàn cầu tăng vọt lên 124 USD/thùng. Tính đến ngày 5/6, theo dữ liệu của Trading Economics, dầu Brent được giao dịch quanh ngưỡng 121 USD/thùng.

Giá dầu giảm nhẹ phần lớn do các nhà đầu tư tin rằng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) bơm thêm dầu. Nhưng điều đó cũng không có tác động quá lớn đối với giá dầu và lạm phát. Theo giới quan sát, lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) và sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến giá dầu duy trì ở mức cao.

Theo ông Matt Smith - nhà phân tích về dầu mỏ tại Kpler, giá dầu sẽ vẫn duy trì trên ngưỡng 100 USD/thùng.

Nguồn cung thiếu hụt nghiêm trọng

“Nếu nhu cầu tại Trung Quốc bật tăng mạnh mẽ và sản lượng dầu của Nga tiếp tục sụt giảm, việc dầu trở lại mức cao 139 USD/thùng là hoàn toàn khả thi”, ông Smith bình luận

“Vấn đề nằm ở chỗ ngay cả khi thế giới đối mặt với suy thoái kinh tế, giá dầu cũng không thể giảm một cách đáng kể. Bởi vấn đề từ phía nguồn cung”, ông nói thêm.

Hôm 30/5, giới chức EU đã thống nhất về lệnh cấm nhập khẩu 90% dầu từ Nga. Đây là một phần trong gói trừng phạt thứ 6 nhắm vào Moscow vì chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo ông Smith, EU sẽ tiếp tục tìm kiếm những nguồn cung thay thế. Theo dữ liệu của Kpler, nhập khẩu dầu thô từ Angola đã tăng gấp 3 lần kể từ khi Nga đổ quân vào Ukraine. Còn nhập khẩu dầu Brazil và Iraq tăng lần lượt 50% và 40%.

Nếu nhu cầu tại Trung Quốc bật tăng mạnh mẽ và sản lượng dầu của Nga tiếp tục sụt giảm, việc dầu trở lại mức cao 139 USD/thùng là hoàn toàn khả thi

Ông Matt Smith, nhà phân tích về dầu mỏ tại Kpler

“Việc tìm đến những nguồn cung dầu ở xa hơn cũng khiến giá tăng cao”, ông Roslan Khasawneh, - nhà phân tích tại công ty dữ liệu năng lượng Vortexa - bình luận. “Chi phí vận chuyển cao hơn (do các tuyến đường dài hơn) sẽ làm tăng giá dầu”, ông giải thích.

Các chính phủ trên toàn cầu có thể đưa ra những biện pháp nhằm hạ nhiệt giá dầu, bao gồm trợ giá nhiên liệu và áp dụng mức giá trần. Nhưng khó có thể tăng nguồn cung một sớm một chiều.

Năm ngoái, Nga chiếm 14% nguồn cung dầu toàn cầu, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã tạo ra khoảng trống đáng kể trên thị trường toàn cầu.

Theo IEA, sản lượng dầu của Nga đã giảm 1 triệu thùng/ngày vào tháng 4. Con số này được dự báo tăng lên 3 triệu thùng/ngày trong nửa cuối năm 2023.

IEA cho rằng sản lượng dầu toàn cầu, ngoại trừ Nga, sẽ tăng 3 triệu thùng/ngày trong phần còn lại của năm. Điều này có thể cân bằng tác động của các lệnh trừng phạt.

Nhưng ông Smith cho rằng điều này khó có thể xảy ra. Ngay từ trước cuộc chiến ở Ukraine, các nhà máy dầu đã giảm đầu tư và chuyển hướng sang năng lượng tái tạo.

Khó quay đầu giảm

Hôm 2/6, OPEC+ (bao gồm Nga) đã thống nhất tăng cung thêm 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8. Mức nâng này cao hơn 200.000 thùng/ngày so với kế hoạch cũ.

“Kết quả đáng thất vọng từ cuộc họp của OPEC+ đã làm đảo ngược đà bán tháo trên thị trường dầu”, ông Jeffrey Halley - nhà phân tích thị trường cấp cao có trụ sở ở Singapore - bình luận với Zing.

“Giới đầu tư thất vọng khi OPEC+ chỉ đồng ý tăng sản lượng lên gần 650.000 thùng/ngày trong vòng 2 tháng tới, thay vì mức tăng lớn hơn nhằm bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung dầu từ Nga”, vị chuyên gia nói thêm.

Theo ông Halley, các thị trường dầu thế giới cho rằng động thái của OPEC+ sẽ không có tác động nhiều tới tình trạng mất cân bằng cung cầu trên toàn cầu.

“OPEC+ đang chật vật để đáp ứng thỏa thuận hiện tại. Ngay cả lượng dầu xuất khẩu của những thành viên chủ chốt như Saudi Arabia, UAE và Kuwait cũng giảm đáng kể trong tháng 5 so với tháng trước đó”, ông nhận định.

“Nhiều quốc gia thành viên đã đạt đến giới hạn năng lực của mình”, ông Giovanni Staunovo - chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS - nhận định. Theo ông, mức tăng sản lượng thực tế có thể chỉ bằng 50% mục tiêu.