Thiên thời là gì

BSR lãi hơn 4.400 tỷ đồng trong hai tháng

Lũy kế 5 tháng, BSR lãi 6.764 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm. Nhu cầu xăng dầu tăng mạnh trở lại khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp giãn cách phòng dịch Covid-19 tại Thượng Hải và vào mùa lái xe Hè tại Mỹ.

Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn ( UPCoM: BSR ) cho biết tính đến tháng 5, sản lượng sản xuất và tiêu thụ lần lượt đạt 2,84 triệu tấn và 2,75 triệu tấn sản phẩm, thực hiện 44% và 42% kế hoạch năm. Doanh thu trên 65.840 tỷ đồng, thực hiện 72% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.764 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch được giao (1.295 tỷ đồng).

Quý I, doanh nghiệp ghi nhận 34.783 tỷ đồng doanh thu, tăng 66%. Lợi nhuận sau thuế 2.312 tỷ đồng, tăng 24%. Như vậy, riêng tháng 4 và 5, công ty lọc dầu đạt 31.057 tỷ đồng doanh thu và 4.452 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, vượt xa con số ghi nhận trong quý II/2021 (lần lượt 27.860 tỷ và 1.696 tỷ đồng).

Kết quả kinh doanh BSR khởi sắc trong bối cảnh giá dầu Brent biến động tăng từ vùng 102 USD/thùng lên 117 USD/thùng. Điều này kéo theo giá xăng trong nước tăng, tại kỳ điều hành ngày 1/6, giá xăng RON 95 lập kỷ lục mới khi tăng 921 đồng/lít lên 31.578 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 602 đồng lên mức 30.235 đồng/lít.

Theo Bộ Công Thương, nguồn cung cho thị trường (nhất là khu vực châu Âu) tiếp tục ảnh hưởng từ việc các nước châu Âu đã thống nhất tăng mức cấm vận đối với các sản phẩm xăng dầu tư Nga, trong khi tồn kho dầu thô ở Mỹ vẫn ở mức thấp. Ngược lại, nhu cầu tăng trở lại khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phong tỏa đề phòng dịch Covid-19 tại Thượng Hải và vào mùa lái xe Hè tại Mỹ.

Hieu kg

Hieu kg

Hieu kg

Ngành lọc dầu toàn cầu hụt hơi

Các nhà máy lọc dầu trên thế giới gặp nhiều khó khăn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về diesel và xăng giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Nhu cầu nhiên liệu thế giới đã tăng trở lại mức trước đại dịch Covid-19, song các lệnh phong tỏa ở một số nơi kết hợp với làn sóng trừng phạt Nga và lệnh ngừng xuất khẩu xăng dầu ở Trung Quốc từ tháng 4 đang khiến các nhà máy lọc dầu chật vật đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tình trạng này khiến giá xăng dầu tiếp tục leo thang, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ở những quốc gia tiêu thụ lớn như Mỹ, Brazil cho đến các nước nhỏ hơn như Ukraine, Sri Lanka.

Mỹ là quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Nga. Nhiều nhà máy lọc dầu ở cả ba nước này đều hoạt động dưới công suất tối đa, làm suy yếu nỗ lực xả kho dự trữ để hạ giá dầu của nhiều nước.

Hai năm trước, Covid-19 khiến nhu cầu năng lượng toàn cầu xuống thấp, buộc nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới phải đóng cửa do lợi nhuận giảm. Nhiều cơ sở lọc dầu đóng cửa vĩnh viễn khi dự báo nhu cầu xăng dầu toàn cầu sẽ không sớm tăng trở lại, theo Ravi Ramdas, giám đốc điều hành công ty tư vấn năng lượng Peninsula Energy.

Biến động trong hoạt động lọc dầu và nhu cầu xăng dầu thế giới giai đoạn 2020-2022. Đồ họa: Bloomberg.

Biến động trong hoạt động lọc dầu và nhu cầu xăng dầu thế giới giai đoạn 2020-2022. Đồ họa: Bloomberg.

Điều này dẫn tới thực tế khi nhu cầu tăng vọt, tình trạng căng thẳng nguồn cung có thể kéo dài trong vài năm tới, khiến giá nhiên liệu tiếp tục tăng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất lọc dầu toàn cầu giảm 730.000 thùng/ngày vào năm 2021, mức giảm đầu tiên trong ba thập kỷ. Lượng dầu được xử lý toàn cầu giảm còn 78 triệu thùng/ngày vào tháng 4, thấp hơn so với mức trung bình trước đại dịch là 82,1 triệu thùng/ngày.

Dự trữ nhiên liệu cũng giảm trong 7 quý liên tiếp, khiến giá dầu thô tăng 51% trong năm nay, giá dầu sưởi giao sau của Mỹ tăng 71% và biên lợi nhuận lọc dầu của châu Âu đạt mức kỷ lục 40 USD/thùng.

Công suất lọc dầu của Mỹ giảm gần 1 triệu thùng so với thời điểm trước đại dịch, xuống còn 17,9 triệu thùng/ngày tính đến tháng 2, theo dữ liệu liên bang. Nhà phân tích độc lập Paul Sankey gọi đây là “tình trạng thiếu hụt mang tính cơ cấu” và khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tập đoàn hóa dầu LyondellBasell (LYB) gần đây cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy ở Houston, bang Texas, Mỹ, với công suất xử lý hơn 280.000 thùng/ngày do chi phí bảo trì cao.

Các nhà máy lọc dầu ở Mỹ đang nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, vốn tăng kỷ lục lên hơn 6 triệu thùng/ngày, với công suất hơn 92%, cao nhất kể từ năm 2017. “Rất khó để tăng thêm công suất lọc dầu”, Gary Simmons, giám đốc thương mại tập đoàn Valero Energy, cho biết. “Chúng tôi đã hoạt động với công suất 93%, nhưng không thể duy trì mức này trong thời gian dài”.

Lệnh cấm dầu Nga đã khiến các nhà máy lọc dầu ở đông bắc nước Mỹ thiếu nguồn nguyên liệu cần thiết. Tập đoàn Phillips 66 phải giảm công suất tại nhà máy ở bang New Jersey, đông bắc Mỹ, do thiếu nguồn dầu thô phù hợp với công nghệ.

Một mỏ khai thác dầu tại thành phố Bakersfield, hạt Kern, bang California. Ảnh: NY Times.

Một mỏ khai thác dầu tại thành phố Bakersfield, hạt Kern, bang California. Ảnh: NY Times.

Nga đã giảm khoảng 30% công suất lọc dầu do các lệnh trừng phạt của phương Tây, gây thiếu hụt khoảng 1,5 triệu thùng/ngày, theo các nhà phân tích từ JP Morgan. Đến cuối năm 2022, sẽ có thêm 1,3 triệu thùng dầu có khả năng không được lọc mỗi ngày.

Trung Quốc, nước lọc dầu lớn thứ hai thế giới, đã tăng công suất lọc thêm vài triệu thùng trong thập kỷ qua, song đã cắt giảm sản lượng do các biện pháp hạn chế Covid-19 những tháng gần đây. Quốc gia này cũng hạn chế xuất khẩu xăng dầu để giảm bớt hoạt động lọc dầu, như một phần trong nỗ lực cắt giảm phát thải carbon. Theo IEA, sản lượng lọc dầu của Trung Quốc đã giảm còn 13,1 triệu thùng/ngày vào tháng 4, so với mức 14,2 triệu thùng/ngày trong năm 2021.

Các quốc gia khác cũng không tăng nguồn cung. Eneos Holdings, nhà lọc dầu lớn nhất Nhật Bản, không có kế hoạch mở lại các nhà máy đã đóng cửa gần đây.

Một số dự án lọc dầu mới trên thế giới bị chậm tiến độ. Một nhà máy lọc dầu với công suất 650.000 thùng/ngày ở Lagos, Nigeria, dự kiến mở cửa vào cuối năm nay nhưng bị hoãn tới cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, một số nhà lọc dầu lớn đã bắt đầu hoạt động trở lại sau thời gian dài đóng cửa vì Covid-19. Tập đoàn TotalEnergies của Pháp đã bắt đầu quá trình tái khởi động nhà máy lọc dầu Donges có công suất 231.000 thùng/ngày vào tháng 4, sau hai năm ngừng hoạt động. Một khu phức hợp lọc dầu có công suất 300.000 thùng/ngày ở Malaysia cũng sẽ khởi động lại vào đầu tháng 6.

Nhà máy lọc dầu Presidente Bernardes của tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras, ở Cubatao, bang Sao Paulo, Brazil, ngày 4/11/2021. Ảnh: AFP.

Nhà máy lọc dầu Presidente Bernardes của tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras, ở Cubatao, bang Sao Paulo, Brazil, ngày 4/11/2021. Ảnh: AFP.

Tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, đặc biệt là dầu diesel, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nông nghiệp của nhiều nước, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nông dân Ukraine đang thiếu trầm trọng nhiên liệu vận hành máy kéo, bởi nguồn cung diesel từ Nga và Belarus đã bị cắt do chiến sự tại nước này.

Sri Lanka, quốc gia đang trải qua khủng hoảng nhiên liệu, đã đóng cửa nhà máy lọc dầu duy nhất của đất nước vào năm 2021 do không đủ dự trữ ngoại hối để mua dầu thô nhập khẩu. Nhà máy này đang tìm cách tái khởi động, khi giá nhiên liệu nhập khẩu đang có xu hướng ngày càng đắt thêm.

Tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras của Brazil cho biết họ không thể đảm bảo mua được nguồn dầu diesel của Mỹ để nông dân nước này vận hành máy kéo và các thiết bị nông nghiệp khác trong vụ mùa. Brazil là một trong những nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới.

“Chúng tôi có thể gặp rắc rối thực sự nếu các nhà máy lọc dầu ở Mỹ bị hư hại trong mùa mưa bão, hay bất cứ điều gì khiến nguồn cung dầu thô trở nên khan hiếm trên thị trường”, một giám đốc nhà máy lọc dầu Brazil cho biết.

Thế giới nguy cơ lặp lại khủng hoảng năng lượng thập niên 70

Giá năng lượng trên thế giới - từ xăng, khí đốt đến than đá - tăng vọt thổi bùng lo ngại tái diễn khủng hoảng dầu thập niên 70.

Nhiều quan chức ngành năng lượng cho rằng chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine trong bối cảnh ngành năng lượng đã nhiều năm không được đầu tư đúng mức sẽ đẩy thế giới vào một cuộc khủng hoảng có quy mô tương đương hoặc tệ hơn so với khủng hoảng dầu thập niên 70.

Tuy nhiên, không như những lần trước, khủng hoảng lần này không chỉ giới hạn ở dầu thô. “Hiện tại, chúng ta có cả khủng hoảng dầu, khí và điện cùng một lúc”, Fatih Birol - Giám đốc Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định trong một cuộc phỏng vấn trên Der Spiegel tuần này, “Cuộc khủng hoảng năng lượng này lớn hơn nhiều so với thập niên 70 và 80. Và có lẽ nó cũng sẽ kéo dài hơn nữa”.

Đến nay, kinh tế toàn cầu vẫn chống chịu được việc giá năng lượng tăng. Tuy nhiên, giá có thể tiếp tục đi lên khi châu Âu quyết tâm ngừng phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt Nga.

Joe McMonigle - Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF) cũng đồng tình với dự báo kém lạc quan của IEA. “Chúng ta đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng và tôi cho rằng các nhà hoạch định chính sách cần thức tỉnh. Đây là một cơn bão”, McMonigle khẳng định.

Ảnh hưởng của cơn bão này đến đầu tư, nhu cầu và chuỗi cung ứng có thể gây ra nhiều hậu quả vượt tầm kiểm soát, đe dọa sự phục hồi kinh tế sau Covid-19, thổi bùng lạm phát, gây bất ổn xã hội và kéo tụt nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

Nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt, Đức. Ảnh: Bloomberg

Nhà máy lọc dầu PCK ở Schwedt, Đức. Ảnh: Bloomberg

Birol cảnh báo về việc nguồn cung xăng và dầu diesel sụt giảm, đặc biệt tại châu Âu, cũng như khí đốt bị hạn chế trong mùa đông sắp tới. “Đây là cuộc khủng hoảng mà cả thế giới chưa được chuẩn bị”, Robert McNally - cố vấn năng lượng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cho biết.

Không chỉ giá năng lượng cao, độ ổn định của hệ thống điện cũng bị thách thức bởi thời tiết cực đoan và hạn hán nghiêm trọng. Tháng trước, một quan chức quản lý điện tại Mỹ đã cảnh báo nhiều khu vực có thể thiếu hoặc thậm chí mất điện trong mùa hè này.

Cuối tháng 3, cố vấn năng lượng dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama Meghan O’Sullivan viết trên Economist rằng thế giới đang tiến gần “tình trạng có thể biến thành cuộc khủng hoảng năng lượng tồi tệ nhất kể từ thập niên 70”.

Dù vậy, ngày nay cũng có nhiều điểm khác biệt so với thời đó. Giá không tăng mạnh bằng và giới chức cũng không áp dụng các chính sách cực đoan như kiểm soát giá. “Nếu kiểm soát và áp trần giá, việc thiếu hụt sẽ diễn ra”, McNally cho biết.

Khi xung đột Ukraine nổ ra, phương Tây tránh giáng đòn trực tiếp vào ngành năng lượng Nga, do vai trò thiết yếu của lĩnh vực với các thị trường toàn cầu. Nga không chỉ là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, mà còn lớn nhất về xuất khẩu khí đốt và là cường quốc cung cấp than đá.

Tuy nhiên, khi các thiệt hại từ xung đột dần trở nên rõ ràng, Mỹ và nhiều nước khác đã thông báo cấm nhập năng lượng Nga. Nga cũng trả đũa bằng cách hạn chế, thậm chí ngừng cấp khí đốt cho nhiều nước châu Âu.

Liên minh châu Âu (EU) tuần này còn công bố kế hoạch cấm nhập 90% dầu Nga trước cuối năm nay. Động thái này được dự báo sẽ khiến Nga trả đũa thêm.

Hành động của các nước chỉ càng làm trầm trọng thêm việc thiếu hụt trên thị trường nhiên liệu vốn đã rất căng thẳng. “Chúng tôi không biết cuộc khủng hoảng năng lượng này sẽ tồi tệ đến mức nào”, Bordoff cho biết.

Giá xăng tại Mỹ đã tăng 52% trong năm qua, lên mức kỷ lục, khiến lạm phát tăng tốc và người dân nổi giận. Giá khí đốt tự nhiên cũng tăng gần gấp 3 trong năm qua. Giá này tại châu Âu còn tăng mạnh hơn.

Biến động năng lượng hiện tại không phải chỉ do xung đột tại Ukraine. Nó là hậu quả của nhiều năm ngành dầu khí không được đầu tư đúng mức. Đầu tư vào lĩnh vực này chỉ đạt 341 tỷ USD năm 2021, giảm 23% so với 525 tỷ USD tiền đại dịch và chưa bằng nửa mức đỉnh năm 2014 là 700 tỷ USD, theo IEF.

Việc này có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có việc các nhà đầu tư và chính phủ đặt cược vào năng lượng sạch, tương lai thiếu chắc chắn của nhiên liệu hóa thạch và nhiều năm giá dầu biến động theo hướng đi xuống.

Châu Âu đã vật lộn với khủng hoảng năng lượng từ năm ngoái. Giá khí đốt, than đá và dầu mỏ đã tăng từ rất lâu trước xung đột tại Ukraine. “Chúng ta đang hướng đến một cuộc khủng hoảng rồi. Nga chỉ khiến quá trình này nhanh và mạnh hơn thôi”, McNally cho biết.

Khủng hoảng dầu 1973 đặc trưng bởi hàng dài người xếp hàng chờ mua xăng. Giới chuyên gia lo ngại sự thiếu nhiên liệu ngày nay tại châu Âu sẽ trầm trọng hơn Mỹ. “Thiếu nhiên liệu là vấn đề toàn cầu. Bạn sẽ chứng kiến việc đó sớm thôi, nhưng có lẽ không phải ở Mỹ”, Francisco Blanch - Giám đốc Hàng hóa toàn cầu tại Bank of America cho biết.

Blanch cho rằng rủi ro này tại Mỹ thấp hơn do họ vẫn là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Còn châu Âu lại phụ thuộc lớn vào khí đốt và dầu mỏ nước ngoài. Nhiều nhà máy ở châu Âu đã phải đóng cửa vì giá khí đốt tự nhiên quá cao.

Trên CNN, nhiều chuyên gia năng lượng lo ngại các nhà hoạch định chính sách đang xử lý sai với khủng hoảng khí hậu, tập trung quá nhiều vào giảm cung và không quan tâm đến giảm nhu cầu nhiên liệu hóa thạch. Nếu chỉ tập trung vào một phương diện, việc này không chỉ kéo giá tăng mà còn gây ra bất ổn xã hội.

“Chúng ta phải rất cẩn thận, không để người dân hiểu rằng giá nhiên liệu tăng là do chuyển dịch năng lượng”, McMonigle cảnh báo. Ông thúc giục các chính phủ gửi tín hiệu đến nhà đầu tư rằng họ vẫn có thể rót tiền vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng chuyển dịch năng lượng cũng là “điều cần thiết”.

Dù vậy, kể cả khi nhà đầu tư chấp nhận rót vốn, nguồn cung sẽ phải mất thời gian đáng kể mới tăng lên được.

Không ai có thể nói chính xác cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ diễn biến như thế nào. Và liệu có bất ngờ nào đó xảy ra để hạ nhiệt thiếu cung hay không.

Ví dụ, Nga - Ukraine có thể đạt bước đột phá về ngoại giao và chấm dứt xung đột. Các lệnh trừng phạt áp lên Nga theo đó cũng bị gỡ bỏ. Hoặc các nước đạt thỏa thuận hạt nhân Iran, kinh tế Trung Quốc giảm tốc sâu hơn dự kiến hay OPEC tăng tốc sản xuất dầu hơn nữa, Birol cho biết.

Ông cũng thúc giục các chính phủ sẵn sàng giải phóng dầu dự trữ. Tuy nhiên, kể cả việc Mỹ giải phóng dầu dự trữ kỷ lục cũng chỉ có tác động khiêm tốn.

Hồi tháng 3, IEA cũng giục các chính phủ cân nhắc hành động mạnh tay để giảm nhu cầu dầu, như hạn chế tốc độ trên đường cao tốc hay khuyến khích làm việc từ xa. Trong trường hợp tệ nhất, khủng hoảng kinh tế cũng có thể khiến nhu cầu lao dốc.

Hieu la giau

Giá dầu khó giảm dù OPEC+ hứa tăng sản lượng

Dù cam kết tăng bơm dầu, các nước thành viên OPEC+ đã hoạt động hết công suất và khó tăng cung đáng kể để hạ giá.

Sau nhiều tháng phớt lờ lời kêu gọi tăng sản xuất, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) hôm 2/6 đã đồng ý tăng sản lượng dầu thô thêm 648.000 thùng mỗi ngày trong tháng 7 và tháng 8. Con số này cao so với kế hoạch trước đó là tăng 432.000 thùng mỗi ngày.

Tuy nhiên, giá dầu chưa có tín hiệu hạ nhiệt. Hôm thứ tư (1/6), dầu Brent có lúc xuống mức 113 USD mỗi thùng vì tin đồn OPEC+ tăng sản xuất. Nhưng đến hôm qua (2/6), sau khi tin chính thức được công bố, giá dầu đã hồi phục lên trên 117 USD.

Các chuyên gia, nhà phân tích cho rằng, động thái mới nhất của OPEC+ gần như không tác động đáng kể đến nguồn cung lẫn giá dầu. Và bên hưởng lợi trong quyết định này dường như chính là Saudi Arabia.

Nguyên nhân là OPEC+ gần như chắc chắn không đạt mục tiêu sản lượng của chính họ trong những tháng tới. Dữ liệu của IEA cho thấy trong tháng 4, kể cả không tính Nga, OPEC+ cũng đã sản xuất thấp hơn mục tiêu chung tới 1,32 triệu thùng mỗi ngày. Các quốc gia thành viên không thể theo kịp mục tiêu tăng sản lượng do “công suất dự phòng và hiệu quả hoạt động giảm”.

Một tổ hợp lọc hóa dầu của Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Một tổ hợp lọc hóa dầu của Saudi Arabia. Ảnh: Reuters

Trong khối, những nước thực sự có công suất dự phòng - tức là mức công suất có thể đạt được trong vòng 90 ngày và duy trì trong thời gian dài - là Saudi Arabia và UAE. Cả hai có công suất dự phòng dưới 3 triệu thùng mỗi ngày vào tháng trước. Giovanni Staunovo, Nhà phân tích thị trường dầu tại UBS, cũng xác nhận hầu hết các thành viên của OPEC + đều đã bơm hết công suất và không thể bơm thêm nữa, trừ hai quốc gia nêu trên.

Christyan Malek, Trưởng bộ phận nghiên cứu cổ phiếu dầu khí tại JPMorgan, cho biết thỏa thuận của OPEC+ khó có thể giúp dầu được bơm ra nhiều hơn trong thực tế hoặc hạ nhiệt được giá cả. Ông cho rằng tuyên bố chỉ mang tính “tượng trưng” chứ không có tác động đáng kể thực tế.

Cùng với đó, giới phân tích dự báo động thái tiếp theo của Nga cũng sẽ dẫn đến nguồn cung dầu thắt chặt, khiến giá khó giảm. OPEC+ tăng cung dầu trong bối cảnh sản lượng dầu của Nga liên tục giảm sau chiến dịch quân sự tại Ukraine cuối tháng 2.

Trong tháng 4, dầu Nga bơm ra thị trường giảm 950.000 thùng mỗi ngày so với tháng 2, theo dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Đầu tuần này, Liên minh châu Âu (EU) cũng thống nhất cấm nhập khẩu dầu và nhiên liệu tinh chế từ dầu của Nga bằng đường biển.

Theo kế hoạch mới của OPEC+, Nga (cũng thuộc OPEC+) về lý thuyết có thể sẽ tăng sản lượng thêm 170.000 thùng mỗi ngày kể từ tháng sau, theo phân bổ. Tuy nhiên, một số quan chức OPEC tin rằng nước này sẽ khó làm điều này khi EU quyết định cấm nhập dầu Nga.

Nga là một trong ba nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, cùng với Saudi Arabia và Mỹ. Trước khủng hoảng Ukraine, nước này bơm ra 11,3 triệu thùng mỗi ngày, chiếm khoảng 11% nguồn cung toàn cầu. Helima Croft, Trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại RBC Capital Markets, cho rằng lệnh cấm nhập dầu Nga qua đường biển của EU có thể khiến Nga giảm xuất khẩu trong mùa hè này.

Không chỉ vậy, nước này còn có khả năng chủ động giảm cung. Một lãnh đaoh hãng dầu khí Lukoil (Nga) đã bình luận trên một tờ báo địa phương rằng Nga nên cắt giảm sản lượng dầu 20-30% để tránh phải bán với giá chiết khấu cao. Viêc này sẽ kéo giá dầu Nga lên.

Dù không giảm được giá dầu, quyết định mới nhất của OPEC+ đã mang lại chiến thắng về mặt ngoại giao cho Saudi Arabia - quốc gia dẫn dắt OPEC. Theo các nhà quan sát, việc Saudi Arabia đột ngột thay đổi quan điểm, đồng ý để OPEC+ tăng sản lượng chủ yếu là để thắt chặt quan hệ với Mỹ.

Các quan chức cấp cao của Mỹ đã tới Saudi Arabia trong những tuần gần đây. Tổng thống Mỹ Joe Biden và các phụ tá hôm qua (2/6) cũng ca ngợi động thái của nước này trong việc giúp OPEC+ chốt kế hoạch tăng sản lượng.

Dan Shapiro, Cựu đại sứ Mỹ tại Israel cho biết các động thái này là một dấu hiệu rõ ràng rằng Tổng thống Mỹ đã sẵn sàng đến thăm Saudi Arabia. “Có vẻ mọi thứ đang đi đúng hướng. Đây là những yếu tố mà họ cần. Ông Biden chỉ có thể sang thăm nếu nhận được cam kết từ Saudi Arabia về sản lượng dầu và các vấn đề lớn hơn”, Shapiro bình luận.

Wall Street Journal trích các nguồn tin thân cận cho biết Saudi Arabia sẽ xem xét tăng bơm dầu nếu sản xuất của Nga tiếp tục giảm. Quyết định của họ cũng sẽ phụ thuộc vào chuyến thăm tiềm năng của ông Biden.

Tuy nhiên, Nga cũng không muốn bị gạt ra khỏi OPEC+ - nhóm hiện kiểm soát hơn một nửa sản lượng dầu của thế giới. Trước và sau khi xung đột Ukraine nổ ra, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn nhiều lần hội đàm với Thái tử Mohammed. Trong các lần đó, ông đều ca ngợi tầm quan trọng của OPEC +.

Tuần này, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng tới Riyadh và gặp gỡ người đồng cấp Saudi Arabia - Hoàng tử Faisal bin Farhan. Ông gọi OPEC + là tổ chức “quan trọng và phù hợp”.

Hieu la giau

Khủng hoảng lương thực toàn cầu giữa chiến sự Ukraine: Trung Đông, châu Phi kêu cứu

VOV.VN - Xung đột Nga – Ukraine đang làm trầm trọng khủng hoảng lương thực toàn cầu, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia, dù giàu hay nghèo. Và Trung Đông, châu Phi – những khu vực “khô cằn, nắng nóng”, nông nghiệp kém phát triển, phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu lương thực đã phải lên tiếng kêu cứu…

Cộng hòa Chad hôm qua (2/6) đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp về lương thực, kêu gọi quốc tế hỗ trợ khẩn cấp. Theo Liên Hợp Quốc 5,5 triệu người Chad, tương đương 1/3 dân số nước này cần tới hỗ trợ nhân đạo trong năm nay. Tuy nhiên, từ tháng 6 này, sau một vụ mùa thất thu, hàng triệu người quốc gia này sẽ phải đối mặt với nạn đói.

An ninh lương thực. Ảnh: News24.

Các quốc gia nghèo tại châu Phi và Trung Đông cũng chịu chung cảnh ngộ với Chad. Hôm qua, hãng xếp hạng tín nhiệm S&P nhận định, Trung Đông và Bắc Phi sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất do giá lương thực tăng cao và nguồn cung thiếu hụt. Các quốc gia này đang tìm mọi cách để có nguồn cung thay thế trước mắt, cũng như chuyển đổi chính sách phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai.

Hôm qua, Jordan đã đạt được thỏa thuận với Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Ai Cập về việc trồng lúa mì, lúa mạch và ngô ở nước này nhằm thúc đẩy hợp tác về an ninh lương thực. Trong khi, người đứng đầu Liên minh châu Phi (AU) hôm nay sẽ có cuộc thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về nguồn cung ngũ cốc.

Nga và Ukraine lần lượt là các nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất và lớn thứ năm thế giới. Cùng nhau, 2 quốc gia này cung cấp 19% nguồn cung lúa mạch của thế giới, 14% lúa mì và 4% ngô, chiếm hơn 30% lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Hơn nữa, Nga là nhà sản xuất phân bón hàng đầu, chiếm 13% sản lượng toàn cầu. Còn Ukraine được coi là “vựa” lúa mì của châu Âu.

“Chiến dịch quân sự đặc biệt” của Nga tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đã khiến các mặt hàng nông sản của 2 quốc gia này không thể xuất khẩu ra thị trường thế giới. Khan hiếm nguồn cung, giá dầu tăng cao đẩy giá vận chuyển tăng theo – tất cả đều dẫn tới giá lương thực tăng mạnh.

Việc thiếu nguồn phân bón Nga cũng khiến Brazil, Mỹ hay các nước nông nghiệp lớn khác phải thắt lưng buộc bụng, hạn chế sử dụng mặt hàng này. Và điều này vẽ ra một viễn cảnh sản lượng nông nghiệp bị sụt giảm trong các vụ mùa thu hoạch trong tương lai. Cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu thực tế đang nghiêm trọng hơn và đây chính là chủ đề “nóng” được bàn luận trên khắp các diễn đàn, từ Liên Hợp Quốc, các cuộc họp cấp độ châu lục, các Khối liên minh kinh tế.

Hiện Liên Hợp Quốc đang thúc đẩy các cuộc đàm phán để đưa các mặt hàng nông nghiệp của Nga và Ukraine trở lại thị trường và coi đây là giải pháp “hiệu quả duy nhất” trong bối cảnh hiện nay. Theo xác nhận của Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric, các cuộc đàm phán với Nga, Ukraine, Mỹ và các bên liên quan về vấn đề đang tích cực và “mang tính xây dựng”.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas-Greenfield cũng cho biết: “Quyết định cử Rebecca Grynspan - người đứng đầu Cơ quan thương mại và phát triển của Liên Hợp quốc đến cả Nga và Mỹ là một quyết định mà chúng tôi hy vọng sẽ dẫn đến một số khuyến khích đối với các công ty vận chuyển ngũ cốc và phân bón của Nga. Như quý vị biết đó, những mặt hàng nông sản không bị trừng phạt, nhưng các công ty vận chuyển hơi lo lắng và chúng tôi sẽ có các động thái trấn an họ, giúp họ hỗ trợ những nỗ lực đưa ngũ cốc ra khỏi Nga.”

Về phần mình, Tổng thống Nga Putin cũng cho biết, Nga sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để việc xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Ukraine không bị cản trở, với sự phối hợp của Thổ Nhĩ Kỳ. Một hành lang nhân đạo trên biển đang được Bộ Quốc phòng Nga tính toán./.

Hieu la giau

Hieu la giau

Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm của BSR ước đạt 6.764 tỷ đồng

Lợi nhuận sau thuế 5 tháng đầu năm 2022 của Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn-CTCP (mã chứng khoán BSR) ước đạt 6.764 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch 1.295 tỷ đồng được giao.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: BSR

Theo BSR, tính đến tháng 5, sản lượng sản xuất của công đạt 2,84 triệu tấn và bằng 44% kế hoạch cả năm; sản lượng tiêu thụ đạt 2,75 triệu tấn và bằng 42% kế hoạch năm. Doanh thu của BSR đạt trên 65.840 tỷ đồng, bằng 72% kế hoạch năm.

Kết quả kinh doanh BSR khởi sắc trong bối cảnh giá dầu Brent biến động tăng từ vùng 102 USD/thùng lên 117 USD/thùng. Theo đó, giá xăng trong nước tăng tại kỳ điều hành ngày 1/6, giá xăng RON 95 lập kỷ lục mới khi tăng 921 đồng/lít lên 31.578 đồng/lít, xăng E5 RON 92 tăng 602 đồng lên mức 30.235 đồng/lít.

Để hoàn thành các mục tiêu sản xuất kinh doanh của năm 2022, BSR tiếp tục tập trung vận hành Nhà máy lọc dầu Dung Quất an toàn, ổn định, liên tục ở công suất tối ưu phù hợp với nhu cầu và tình hình thị trường và tối đa hóa hiệu quả sản xuất kinh doanh.

BSR cũng đẩy mạnh nghiên cứu, đánh giá và chế biến thử nghiệm các loại dầu mới để không ngừng mở rộng giỏ dầu thô cho Nhà máy và nghiên cứu, đánh giá các nguồn nguyên liệu trung gian cho chế biến để nâng cao hiệu quả; xây dựng chiến lược mua dầu thô dài hạn và triển khai đàm phán, ký kết các hợp đồng cung cấp dầu thô dài hạn cho 50% - 80% nhu cầu dầu thô chế biến của Nhà máy.

Bên cạnh đó, BSR đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hoạt động dự báo, đảm bảo hàng tồn kho ở mức thấp nhất, dự phòng cho khả năng giá dầu giảm. Cùng đó, việc bảo dưỡng được thực hiện định kỳ, hiệu quả, đảm bảo chi phí tối ưu và vận hành an toàn, hoạt động ổn định cho Nhà máy.

Ngoài ra, BSR tiếp tục nâng cao hệ thống quản trị doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho BSR; tiếp tục nâng cao quản trị ở một số lĩnh vực như dự báo thị trường, xây dựng phương án mua dầu thô, sản xuất kinh doanh phù hợp, giảm thiểu rủi ro nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày hôm qua 2/6, cổ phiếu BSR đi ngang và đóng cửa ở mức 27.100 đồng/cổ phiếu./.

Ngành lọc dầu toàn cầu hụt hơi

Các nhà máy lọc dầu trên thế giới gặp nhiều khó khăn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về diesel và xăng giữa khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Nhu cầu nhiên liệu thế giới đã tăng trở lại mức trước đại dịch Covid-19, song các lệnh phong tỏa ở một số nơi kết hợp với làn sóng trừng phạt Nga và lệnh ngừng xuất khẩu xăng dầu ở Trung Quốc từ tháng 4 đang khiến các nhà máy lọc dầu chật vật đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Tình trạng này khiến giá xăng dầu tiếp tục leo thang, làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt nhiên liệu ở những quốc gia tiêu thụ lớn như Mỹ, Brazil cho đến các nước nhỏ hơn như Ukraine, Sri Lanka.

Mỹ là quốc gia lọc dầu lớn nhất thế giới, tiếp theo là Trung Quốc và Nga. Nhiều nhà máy lọc dầu ở cả ba nước này đều hoạt động dưới công suất tối đa, làm suy yếu nỗ lực xả kho dự trữ để hạ giá dầu của nhiều nước.

Hai năm trước, Covid-19 khiến nhu cầu năng lượng toàn cầu xuống thấp, buộc nhiều nhà máy lọc dầu trên thế giới phải đóng cửa do lợi nhuận giảm. Nhiều cơ sở lọc dầu đóng cửa vĩnh viễn khi dự báo nhu cầu xăng dầu toàn cầu sẽ không sớm tăng trở lại, theo Ravi Ramdas, giám đốc điều hành công ty tư vấn năng lượng Peninsula Energy.

Biến động trong hoạt động lọc dầu và nhu cầu xăng dầu thế giới giai đoạn 2020-2022. Đồ họa: Bloomberg.

Biến động trong hoạt động lọc dầu và nhu cầu xăng dầu thế giới giai đoạn 2020-2022. Đồ họa: Bloomberg.

Điều này dẫn tới thực tế khi nhu cầu tăng vọt, tình trạng căng thẳng nguồn cung có thể kéo dài trong vài năm tới, khiến giá nhiên liệu tiếp tục tăng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), công suất lọc dầu toàn cầu giảm 730.000 thùng/ngày vào năm 2021, mức giảm đầu tiên trong ba thập kỷ. Lượng dầu được xử lý toàn cầu giảm còn 78 triệu thùng/ngày vào tháng 4, thấp hơn so với mức trung bình trước đại dịch là 82,1 triệu thùng/ngày.

Dự trữ nhiên liệu cũng giảm trong 7 quý liên tiếp, khiến giá dầu thô tăng 51% trong năm nay, giá dầu sưởi giao sau của Mỹ tăng 71% và biên lợi nhuận lọc dầu của châu Âu đạt mức kỷ lục 40 USD/thùng.

Công suất lọc dầu của Mỹ giảm gần 1 triệu thùng so với thời điểm trước đại dịch, xuống còn 17,9 triệu thùng/ngày tính đến tháng 2, theo dữ liệu liên bang. Nhà phân tích độc lập Paul Sankey gọi đây là “tình trạng thiếu hụt mang tính cơ cấu” và khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.

Tập đoàn hóa dầu LyondellBasell (LYB) gần đây cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy ở Houston, bang Texas, Mỹ, với công suất xử lý hơn 280.000 thùng/ngày do chi phí bảo trì cao.

Các nhà máy lọc dầu ở Mỹ đang nỗ lực hết sức để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, vốn tăng kỷ lục lên hơn 6 triệu thùng/ngày, với công suất hơn 92%, cao nhất kể từ năm 2017. “Rất khó để tăng thêm công suất lọc dầu”, Gary Simmons, giám đốc thương mại tập đoàn Valero Energy, cho biết. “Chúng tôi đã hoạt động với công suất 93%, nhưng không thể duy trì mức này trong thời gian dài”.

Lệnh cấm dầu Nga đã khiến các nhà máy lọc dầu ở đông bắc nước Mỹ thiếu nguồn nguyên liệu cần thiết. Tập đoàn Phillips 66 phải giảm công suất tại nhà máy ở bang New Jersey, đông bắc Mỹ, do thiếu nguồn dầu thô phù hợp với công nghệ.

Một mỏ khai thác dầu tại thành phố Bakersfield, hạt Kern, bang California. Ảnh: NY Times.

Một mỏ khai thác dầu tại thành phố Bakersfield, hạt Kern, bang California. Ảnh: NY Times.

Nga đã giảm khoảng 30% công suất lọc dầu do các lệnh trừng phạt của phương Tây, gây thiếu hụt khoảng 1,5 triệu thùng/ngày, theo các nhà phân tích từ JP Morgan. Đến cuối năm 2022, sẽ có thêm 1,3 triệu thùng dầu có khả năng không được lọc mỗi ngày.

Trung Quốc, nước lọc dầu lớn thứ hai thế giới, đã tăng công suất lọc thêm vài triệu thùng trong thập kỷ qua, song đã cắt giảm sản lượng do các biện pháp hạn chế Covid-19 những tháng gần đây. Quốc gia này cũng hạn chế xuất khẩu xăng dầu để giảm bớt hoạt động lọc dầu, như một phần trong nỗ lực cắt giảm phát thải carbon. Theo IEA, sản lượng lọc dầu của Trung Quốc đã giảm còn 13,1 triệu thùng/ngày vào tháng 4, so với mức 14,2 triệu thùng/ngày trong năm 2021.

Các quốc gia khác cũng không tăng nguồn cung. Eneos Holdings, nhà lọc dầu lớn nhất Nhật Bản, không có kế hoạch mở lại các nhà máy đã đóng cửa gần đây.

Một số dự án lọc dầu mới trên thế giới bị chậm tiến độ. Một nhà máy lọc dầu với công suất 650.000 thùng/ngày ở Lagos, Nigeria, dự kiến mở cửa vào cuối năm nay nhưng bị hoãn tới cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, một số nhà lọc dầu lớn đã bắt đầu hoạt động trở lại sau thời gian dài đóng cửa vì Covid-19. Tập đoàn TotalEnergies của Pháp đã bắt đầu quá trình tái khởi động nhà máy lọc dầu Donges có công suất 231.000 thùng/ngày vào tháng 4, sau hai năm ngừng hoạt động. Một khu phức hợp lọc dầu có công suất 300.000 thùng/ngày ở Malaysia cũng sẽ khởi động lại vào đầu tháng 6.

Nhà máy lọc dầu Presidente Bernardes của tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras, ở Cubatao, bang Sao Paulo, Brazil, ngày 4/11/2021. Ảnh: AFP.

Nhà máy lọc dầu Presidente Bernardes của tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras, ở Cubatao, bang Sao Paulo, Brazil, ngày 4/11/2021. Ảnh: AFP.

Tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, đặc biệt là dầu diesel, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động nông nghiệp của nhiều nước, làm trầm trọng hơn cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Nông dân Ukraine đang thiếu trầm trọng nhiên liệu vận hành máy kéo, bởi nguồn cung diesel từ Nga và Belarus đã bị cắt do chiến sự tại nước này.

Sri Lanka, quốc gia đang trải qua khủng hoảng nhiên liệu, đã đóng cửa nhà máy lọc dầu duy nhất của đất nước vào năm 2021 do không đủ dự trữ ngoại hối để mua dầu thô nhập khẩu. Nhà máy này đang tìm cách tái khởi động, khi giá nhiên liệu nhập khẩu đang có xu hướng ngày càng đắt thêm.

Tập đoàn dầu khí quốc doanh Petrobras của Brazil cho biết họ không thể đảm bảo mua được nguồn dầu diesel của Mỹ để nông dân nước này vận hành máy kéo và các thiết bị nông nghiệp khác trong vụ mùa. Brazil là một trong những nhà sản xuất nông nghiệp lớn nhất thế giới.

“Chúng tôi có thể gặp rắc rối thực sự nếu các nhà máy lọc dầu ở Mỹ bị hư hại trong mùa mưa bão, hay bất cứ điều gì khiến nguồn cung dầu thô trở nên khan hiếm trên thị trường”, một giám đốc nhà máy lọc dầu Brazil cho biết.

Hieu la giau

Phương Tây loay hoay tìm lối thoát cho 25 triệu tấn lương thực Ukraine

Giới chức phương Tây vạch ra nhiều phương án để giải phóng lượng ngũ cốc khổng lồ bị mắc kẹt ở Ukraine, song đối mặt những thách thức rất lớn.

Trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự ngày 24/2, Ukraine là một trong những “vựa lương thực” của thế giới, cung cấp 42% dầu hướng dương, 16% ngô và 9% bột mì cho thị trường toàn cầu. Nước này vận chuyển hầu hết nông sản qua cảng Odessa trên Biển Đen và cảng Azov ở thành phố Mariupol.

Tuy nhiên, chiến sự đã khiến cảng Azov bị tê liệt hoàn toàn, trong khi cảng Odessa bị Hạm đội Biển Đen của Nga phong tỏa. Hoạt động rải thủy lôi của cả Nga và Ukraine khiến các tàu hàng không thể ra vào khu cảng từng rất tấp nập này.

Liên Hợp Quốc cho biết khoảng 25 triệu tấn ngũ cốc từ vụ thu hoạch năm ngoái đang mắc kẹt và có nguy cơ bị hỏng ở Ukraine khi cảng biển bị phong tỏa, khiến thế giới đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực.

Tình hình có thể nghiêm trọng hơn khi thêm 50 triệu tấn ngũ cốc dự kiến được Ukraine thu hoạch trong vụ mùa sắp tới. Các kho chứa ngũ cốc ở Ukraine đang nhanh chóng đầy lên và sớm muộn sẽ không còn chỗ chứa.

Nông dân Ukraine sắp phải gieo hạt vụ mùa thứ hai, khiến giải phóng số ngũ cốc mắc kẹt trở thành nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này với Kiev cũng như nhiều quốc gia phương Tây.

Ngũ cốc được trữ tại một trang trại ở ngoại ô thành phố Lviv, miền tây Ukraine. Ảnh: NY Times.

Ngũ cốc được trữ tại một trang trại ở ngoại ô thành phố Lviv, miền tây Ukraine. Ảnh: NY Times.

“Trước đây, chúng tôi chỉ quan tâm tới lợi nhuận”, Andrii Holovanych, quản lý trang trại Zakhidinyi Buh ở miền tây Ukraine, gần thành phố Lviv, cho biết. “Nhưng giờ đây, tôi thực sự cảm thấy công việc chúng tôi làm tạo ra khác biệt, không chỉ cho Ukraine, không chỉ tạo ra của cải, mà còn vì an ninh lương thực trên thế giới”.

Kiev cùng các đồng minh phương Tây đang cân nhắc nhiều phương án để đưa số ngũ cốc vô cùng quan trọng này ra khỏi Ukraine khi Biển Đen bị phong tỏa, như thông qua cảng Klaipeda ở Litva, chuyển bằng sà lan qua sông Danube, hoặc vận chuyển bằng xe tải và tàu hỏa qua Ba Lan và Romania.

Nhằm đưa lương thực nhanh chóng từ Ukraine đến các khu vực đang cần chúng nhất như Trung Đông hay châu Phi, tuyến vận chuyển qua Litva dường như khả thi hơn cả, dù đây cũng là một chặng đường dài, giới chuyên gia nhận định.

Cảng nước sâu Klaipeda của Litva trên bờ biển Baltic có các hầm chứa ngũ cốc lớn cùng tuyến đường sắt kết nối với Ukraine. Nó cũng tiếp nhận các tàu hàng lớn, giúp đưa ngũ cốc Ukraine đến Ai Cập, Yemen hay các quốc gia khác đang tuyệt vọng vì thiếu lương thực.

“Nạn đói đã cận kề và chúng tôi có mọi thứ cần thiết để đưa ra một giải pháp khắc phục hậu quả”, Algis Latakis, giám đốc cảng vụ Klaipeda, nói, khẳng định cảng của ông có thể giúp thế giới ngăn chặn khủng hoảng lương thực bằng cách giải cứu những núi ngũ cốc khổng lồ đang mắc kẹt ở Ukraine.

Tuy nhiên, Latakis thừa nhận phương án này có một vấn đề lớn. Để chở được ngũ cốc Ukraine đến cảng Klaipeda, các đoàn tàu sẽ phải đi qua lãnh thổ Belarus, một đồng minh thân cận của Nga. Belarus nắm giữ các tuyến đường sắt giúp vận chuyển trực tiếp ngũ cốc từ Ukraine đến Klaipeda cũng như các cảng trên biển Baltic khác với chi phí rẻ nhất và thời gian nhanh nhất.

Bộ trưởng Giao thông Litva Marius Skuodis cho hay phương án vận chuyển ngũ cốc Ukraine bằng đường sắt qua ngả Belarus sẽ “giúp xoa dịu đáng kể tình hình”, nhưng cũng đặt ra “những vấn đề nghiêm trọng”.

Hợp tác cùng Belarus cũng đồng nghĩa phương Tây sẽ phải bắt tay với một đồng minh thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Thực tế này làm bật lên tình thế khó xử của giới lãnh đạo phương Tây khi họ cố gắng ngăn chặn nguy cơ xảy ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu ở ngay trước mặt.

“Đây là quyết định mà các chính trị gia cần đưa ra chứ không phải tôi”, giám đốc cảng vụ Latakis nói. “Họ cần cân nhắc xem điều gì là quan trọng nhất”.

Cảng Klaipeda ở Litva. Ảnh: NY Times.

Cảng Klaipeda ở Litva. Ảnh: NY Times.

Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã tuyên bố rằng đảm bảo nhu cầu lương thực toàn cầu là ưu tiên hàng đầu của họ. Song ở hậu trường, đang có những cuộc tranh cãi quyết liệt về việc làm thể nào để thực hiện mục tiêu đó mà không phải thỏa hiệp với Nga hay Belarus.

Vấn đề lớn nhất trong số này là việc Tổng thống Aleksandr Lukashenko muốn EU dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với phân bón của Belarus. Minsk là một trong những nhà sản xuất phân bón lớn nhất thế giới, giúp mang về nguồn thu đáng kể cho nước này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 26/5 bác bỏ cáo buộc rằng Nga là nguyên nhân gây ra các vấn đề với nguồn cung lương thực cho thị trường toàn cầu, cho hay chính Ukraine đang “cản trở các chuyến tàu chở lương thực rời cảng” ở Biển Azov và Biển Đen.

Ông Putin nhấn mạnh rằng Nga sẵn sàng xuất khẩu ngũ cốc và phân bón để đóng góp đáng kể vào việc khắc phục cuộc khủng hoảng lương thực, với điều kiện “phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt mang động cơ chính trị”. Cả Ukraine và phương Tây đều bác bỏ khả năng dỡ lệnh trừng phạt với Nga.

Trước tình thế ngày càng tuyệt vọng trong nỗ lực giải phóng lượng ngũ cốc bị mắc kẹt, Ukraine đang dần cởi mở hơn với ý tưởng nới lỏng biện pháp trừng phạt nhắm vào phân bón Belarus. Tuy nhiên, phương Tây đến nay chưa đạt được thỏa thuận với Belarus trong vấn đề này.

Người Ukraine cũng tỏ ra hoài nghi về phương án vận chuyển ngũ cốc qua Litva. Torben Reelfs, đồng sở hữu trang trại Biorena ở ngoại ô Lviv, miền tây Ukraine, cho biết quá trình chuyển 25 triệu tấn ngũ cốc bị mắc kẹt ở Ukraine bằng tàu hỏa đến Litva sẽ cần khoảng 400.000 toa tàu hàng.

“Nếu xếp chúng nối đuôi nhau thì nó sẽ dài 7.500 km, bằng khoảng cách từ New York đến Sao Paulo. Đây là điều không thể”, ông nói.

Một phương án khác đang được cân nhắc là chuyển lương thực Ukraine qua ngả Ba Lan và Romania. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho hay các tuyến vận chuyển qua hai nước này “chỉ có thể giúp giảm nhẹ cuộc khủng hoảng lương thực một cách hạn chế”, bởi khối lượng lương thực cần giải phóng là rất lớn.

Theo ông, giải pháp tốt nhất là Nga dỡ phong tỏa cảng Odessa hoặc để các nước phương Tây cử tàu chiến hộ tống tàu chở ngũ cốc rời Ukraine. Song Ngoại trưởng Kuleba nhấn mạnh “đây là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn với rất nhiều rủi ro về an ninh”.

Ông từ chối bình luận về phương án hợp tác với Belarus, nhưng nói rằng Ukraine “rất muốn xuất khẩu lương thực của mình càng sớm càng tốt, bằng bất cứ cách nào có thể”.

Ngoại trưởng Litva Gabrielius Landsbergis cho biết ông đã đến London vào tuần trước để thuyết phục Anh điều tàu chiến đến Biển Đen, mở một hành lang an toàn cho các tàu chở ngũ cốc rời Ukraine. Tuy nhiên, Anh không phải hồi yêu cầu này.

Một chuyến tàu hàng vận chuyển kali từ Belarus đến cảng Klaipeda ở Litva hồi tháng một. Ảnh: NY Times.

Một chuyến tàu vận chuyển phân bón từ Belarus đến cảng Klaipeda ở Litva hồi tháng một. Ảnh: NY Times.

Roman Slaston, người đứng đầu cơ quan vận động hành lang nông nghiệp chính của Ukraine, cho rằng trong tình cảnh bế tắc hiện nay, vận chuyển ngũ cốc bằng xe tải có thể là phương án khả thi. Mục tiêu của ông là chở 40.000 tấn ngũ cốc khỏi Ukraine mỗi ngày bằng xe tải, tức là cần khoảng 1.000 xe.

Nhưng phương án này cũng có những vấn đề riêng. Với việc hàng loạt sân bay, cảng biển bị đóng cửa, mọi hoạt động giao thương đều được thực hiện bằng đường bộ và các cửa khẩu biên giới Ukraine đã bị ùn tắc nhiều km.

Trong lúc đó, nông dân Ukraine đang phải dựa vào các biện pháp tình thế như mua thùng nhựa để bảo quản ngũ cốc.

Holovanych từ trang trại Zakhidinyi Buh cho biết giải pháp tạm thời như vậy khiến ông thất vọng. “Chúng tôi không trồng lương thực để dự trữ”, ông nói. “Người dân ở châu Phi sẽ bị đói, còn ngũ cốc của chúng tôi chất đống trên các cánh đồng”.

Thế giới lại “đau đầu” vì năng lượng

Quyết định tăng sản lượng lên 684.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8 của OPEC+ (mức cũ là 432.000 thùng/ngày) được cho là khó đủ cho một thị trường chặt chẽ.

Theo hãng tin Reuters, giá dầu lại tăng nhẹ vào ngày 3-6 khi các thị trường từ chối quyết định tăng sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC +) và nghi ngờ liệu sản lượng tăng từ nguồn này có bù đắp được cho nguồn bị mất từ Nga và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc khi các hạn chế Covid-19 được nới lỏng hay không.

Hợp đồng tương lai dầu thô (WTI) của U.S. West Texas Intermediate tăng thêm 7 cent, lên 116,94 USD/thùng vào lúc 6 giờ 40 phút GMT (13 giờ 40 phút giờ Việt Nam), trong khi WTI của Brent tăng 18 cent, lên 117,79 USD/thùng.

Chính phủ mới của Úc đang tổ chức các cuộc đàm phán với các đại gia dầu khí để thảo luận về “cách chúng tôi có thể giảm bớt áp lực tức thì đối với các doanh nghiệp và hộ gia đình” - đài ABC dẫn lời thủ tướng Úc Anthony Alnanese. Úc đang phải thắt chặt mức tiêu thụ năng lượng sau khi giá khí đốt tăng và đã cảnh báo về khả năng mất điện.

Cơ quan điều hành thị trường năng lượng Úc, quản lý về khí đốt và điện, vừa phải áp đặt giới hạn đối với giá khí đốt bán buôn trong tuần này, kèm theo cảnh báo về mức dự trữ giảm thấp ở các trung tâm đô thị lớn và miền Đông.

Góp phần vào sự thiếu hụt này là tình trạng mất điện tại một số cơ sở nhiệt điện cũ kỹ hoạt động bằng than đá khi thời tiết dần lạnh hơn.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho hay thế giới cần 3.300 tỉ USD mỗi năm cho các khoản đầu tư liên quan đến năng lượng trong suốt phần còn lại của thập kỷ nếu hy vọng đạt được mức phát thải carbon ròng vào năm 2050.

Bà nhấn mạnh các quốc gia phải tìm những phương án khẩn cấp nhằm thu hút thêm nguồn tài trợ cho khí hậu, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi. Theo ước tính của BloombergNEF, 755 tỉ USD đã được chi trên toàn cầu cho việc triển khai các công nghệ carbon thấp vào năm 2021.

Hieu kg

Tự doanh đổi khẩu vị, xả cổ phiếu bán lẻ, mua mạnh phân bón, dầu khí

Phiên giao dịch hôm nay đầu tháng 6, tự doanh tiếp tục chốt lời cổ phiếu nhóm bán lẻ dùng nguồn lực để gom dầu khí phân bón…

Giao dịch tự doanh 10 phiên gần nhất.

Chỉ số tiến về sát mốc 1.300 điểm thanh khoản vẫn đì đẹt nhưng đó là cả một nỗ lực khá lớn của dòng tiền bắt đáy, trong đó có đóng góp đáng kể của khối ngoại và tự doanh công ty chứng khoán. Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 6,84 điểm (+0,53%) lên 1.299,52 điểm. HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,12%) xuống 315,37 điểm. UPCoM-Index giảm 0,35 điểm (-0,37%) xuống 95,10 điểm.

Tự doanh phiên giao dịch hôm nay tiếp tục chốt lời nhóm bán lẻ, trong đó bán ròng PNJ 27 tỷ đồng, FPT bị bán 19,5 tỷ đồng, MWG bị bán gần 11 tỷ đồng. Đây đều là những cổ phiếu tự doanh gom mạnh trong tuần giao dịch trước đó.

Giao dịch tự doanh phiên 1/6.

Ở chiều ngược lại, tự doanh tập trung nguồn lực gom dầu khí và phân bón. Cụ thể, GAS được gom 76 tỷ đồng, DPM được gom 68 tỷ đồng, DCM được gom 57,66 tỷ đồng, PVT cũng được gom mạnh. Ngoài ra, tự doanh cũng gom nhiều DXG, MSN, STB, IJC, GEX.

Tính chung trên HoSE, tự doanh công ty chứng khoán mua ròng 359 tỷ đồng.

Trên HNX, tự doanh mua ròng hơn 43 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở GKM, LDP, PVS được mua nhiều nhất 30 tỷ đồng, một số mã khác cũng được nhóm này gom như TNG, VIT.

Hieu la giau

Hieu la giau

Bỏ cổ phiếu ngân hàng, Warren Buffett quay sang “chơi lớn” với cổ phiếu dầu khí

Trong vòng 2 năm trở lại đây, có vẻ như Buffett đã thay đổi quan điểm đầu tư, một cách khá mạnh mẽ…

Warren Buffett - Ảnh: Bloomberg.

Trong suốt nhiều thập kỷ, Chủ tịch kiêm CEO Warren Buffett của Berkshire Hathaway duy trì một phương pháp tiếp cận tương đối thận trọng trong đầu tư. Ông ưa chuộng các cổ phiếu bán lẻ và ngân hàng, đồng thời giữ khoảng cách với những lĩnh vực có mức độ biến động cao hơn như công nghệ và năng lượng.

Trên thực tế, cổ phiếu các ngân hàng lớn của Mỹ luôn là một tài sản được ưa chuộng trong danh mục của nhà đầu tư huyền thoại, bởi các nhà băng này là một phần trong cơ sở hạ tầng của nước Mỹ - quốc gia mà ông luôn đặt cược như một thị trường đáng tin cậy.

Cho tới tận cuối năm 2019, Berkshire vẫn nắm cổ phần tại 4/5 ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Trước đó, Wells Fargo có 3 năm liên tiếp là cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của Berkshire, cho tới năm 2017.

BUFFETT “CHÁN” CỔ PHIẾU NGÂN HÀNG, “MÊ” CỔ PHIẾU DẦU KHÍ?

Nhưng trong vòng 2 năm trở lại đây, có vẻ như Buffett đã thay đổi quan điểm đầu tư, một cách khá mạnh mẽ. Ông đã rót hàng tỷ USD để thâu tóm cổ phiếu của các công ty năng lượng và công nghệ, đồng thời thoái vốn khỏi lĩnh vực ngân hàng. Sau khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu vào đầu năm 2020, Buffett đã bán cổ phiếu Wells Fargo, JPMorgan Chase và Goldman Sachs, cho dù nhiều cổ phiếu trong lĩnh vực này đã giảm giá về mức hấp dẫn để mua vào.

“Nhìn chung, tôi thích các ngân hàng. Tôi chỉ không thích tỷ trọng phân bổ vốn, xét tới mức độ rủi ro tiềm tàng nếu các ngân hàng đưa ra kết quả kinh doanh xấu tới mức mà chúng ta chưa từng phải đón nhận”, Buffett nói với nhà đầu tư tại đại hội cổ đông của Berkshire năm 2021.

Nhiều nhà phân tích đồng tình với việc Buffett thoái vốn khỏi cổ phiếu ngân hàng.

“Việc này nói lên một điều rằng Buffett nhận thấy sự cần thiết phải chuẩn bị cho những tình huống xấu, vì chúng ta đang ở trong một chu kỳ lạm phát kéo dài, thậm chí xảy ra tình trạng ‘stagflation’ (lạm phát cao kết hợp tăng trưởng yếu). Cổ phiếu ngân hàng có tính chu kỳ rất cao, và tất cả các chỉ báo hiện nay đều cho thấy chúng ta sẽ ở trong một môi trường lạm phát cao và lãi suất cao thêm một thời gian nữa. Điều đó có nghĩa là hoạt động cho vay sẽ chịu áp lực suy giảm và hoạt động đầu tư cũng vậy”, giáo sư Phillip Phan thuộc Trường Kinh doanh, Đại học Johns Hopkins, nhận định với CNBC.

Cho dù lãi suất đang tăng - yếu tố thường giúp cổ phiếu ngân hàng tăng giá vì cải thiện tỷ suất lợi nhuận ở mảng cho vay – nhưng cổ phiếu ngân hàng Mỹ đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay, như Wells Fargo giảm 14%; JPMorgan Chase sụt 26,2%; Goldman Sachs trượt 227%… vì mối lo nền kinh tế Mỹ có thể sụt tốc khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay nâng lãi suất để chống lạm phát.

Song song với việc cắt giảm nắm giữ cổ phiếu ngân hàng, Buffett gom mua cổ phiếu năng lượng, cho dù nhóm cổ phiếu này đang có mức định giá cao nhất trong nhiều năm. Ông đã mua thêm những cổ phiếu như Occidental Petroleum Corp. và Chevron Inc., mặc cho định giá của hai “ông lớn” dầu khí Mỹ này đang ở đỉnh của nhiều năm trở lại đây.

Theo niêm yết thông tin mới nhất của Berkshire, công ty này mua 118,3 triệu cổ phiếu Occidental thông qua nhiều giao dịch trong thời gian từ ngày 12-16/3, nâng tổng cổ phần lên 136,4 triệu cổ phiếu, tương đương 14,6% số cổ phiếu lưu hành của hãng dầu lửa. Berkshire cũng nắm một lượng chứng quyền cho phép mua thêm 83,9 triệu cổ phiếu phổ thông của Occidental với giá 59,62 USD/cổ phiếu, cộng thêm 100.000 cổ phiếu Occidental ưu đãi.

Trước đó, Berkshire tiết lộ đã mua 9,4 triệu cổ phiếu Chevron trong quý 4 năm ngoái, nâng tổng mức nắm giữ lên 38 triệu cổ phiếu. Hiện tại, cổ phần này có trị giá 6,2 tỷ USD.

TRIỂN VỌNG SÁNG CỦA CỔ PHIẾU DẦU KHÍ Ở MỸ

Cổ phiếu Occidental đã tăng gấp đôi trong 12 tháng qua, trong khi Chevron tăng 50%, với mức định giá cùng gần đỉnh của nhiều năm. Tuy nhiên, có vẻ như Buffett tin rằng các cổ phiếu này vẫn còn dư địa tăng - theo trang OilPrice.com.

CEO Vicki Hollub của Occidental cũng gom mua mạnh cổ phiếu công ty này trên thị trường mở, ngay cả khi giá cổ phiếu này đang ở gần đỉnh của 3 năm. Theo một niêm yết thông tin, vào hôm 28/3, bà Hollub chi 789.000 USD để mua 14.191 cổ phiếu Occidental với giá bình quân 56,24 USD/cổ phiếu, nâng tổng cổ phần lên 467.282 cổ phiếu, bên cạnh 23.390 cổ phiếu Occidental mà bà nắm giữ thông qua một chương trình tiết kiệm.

Lần gần đây nhất bà Holubb mua cổ phiếu Occidental trên thị trường mở là cách đây gần 3 năm, khi bà chi 1,8 triệu USD để mua 37.460 cổ phiếu vào hôm 10/6/2019, với giá bình quân 48,15 USD/cổ phiếu.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/5, cổ phiếu Occidental có giá 59,24 USD/cổ phiếu.

Giới phân tích ở Phố Wall cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng tăn giá của cổ phiếu Occidental. Nhà phân tích John Freeman của Raymond James gần đây nâng mức giá mục tiêu cho cổ phiếu này từ 60 USD/cổ phiếu lên 85 USD/cổ phiếu, đồng nghĩa mức tăng gần 50%.

Cổ phiếu công ty khai thác dầu đá phiến APA Corp. gần đây cũng đạt mức đỉnh 52 tuần sau khi được Mizuho nâng hạng lên “mua” từ “trung tính” trước đó. Giá mục tiêu của cổ phiếu APA được Mizuho nâng từ 38 USD/cổ phiếu lên 56 USD/cổ phiếu.

“Năng lượng hiện là lĩnh vực duy nhất có được triển vọng cải thiện chất lượng, tăng trưởng và đà tăng đồng thời, trong khi vẫn duy trì được mức định giá hấp dẫn và triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp”, nhà phân tích Dubravko Lakos-Bujas của JPMorgan Chase nhận định.

Theo một báo cáo của JPMorgan Chase, cổ phiếu năng lượng vẫn có triển vọng tăng cao hơn, dù đã tăng nhiều trong 1 năm qua. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu này trên thị trường chứng khoán Mỹ đang được xem là rẻ, xét tới việc nhóm năng lượng trong chỉ số S&P 500 đang có mức định giá thấp hơn nhiều so với hồi năm 2014 – thời điểm gần đây nhất giá dầu vượt 100 USD/thùng.

Hieu la giau

Nguy cơ thiếu hụt dầu khí nghiêm trọng

(PetroTimes) - Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, nhu cầu tiêu thụ dầu tăng, nhưng việc thiếu đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt dầu khí nghiêm trọng. Đó là cảnh báo của người đứng đầu Tập đoàn dầu mỏ Nga Rosneft tại Diễn đàn Kinh tế St.Petersburg.

Nguy cơ thiếu hụt dầu khí nghiêm trọng
Đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí đang không tương xứng với mức tăng của nhu cầu thế giới sắp tới

Vào thời điểm năng lượng tái tạo được khuyến khích phát triển, năng lượng hóa thạch rơi vào tình trạng thiếu đầu tư. Đối với Giám đốc điều hành Rosneft, ông Igor Setchine, điều này có nguy cơ gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng dầu và khí đốt, vốn lượng dự trữ đã ở mức rất thấp. “Thế giới có nguy cơ đối mặt với tình trạng thiếu hụt trầm trọng dầu và khí đốt”, ông Setchine cảnh báo hôm 5-6-2021 tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg.

Nhu cầu dầu phục hồi nhanh


Giám đốc điều hành của Tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga, Igor Setchine

Nền kinh tế thế giới đang trở lại bình thường khi việc tiêm chủng vắc-xin tiến triển tốt, kéo theo sự gia tăng nhu cầu năng lượng, đặc biệt là dầu. Theo ông Setchine, sẽ cần 17 nghìn tỉ USD (tương đương 1/3 đầu tư vào năng lượng toàn cầu) đầu tư cho ngành dầu khí vào năm 2040 để duy trì mức sản xuất hiện tại. Kể từ khi đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ, một số nhà phân tích đã dự đoán nhu cầu dầu sẽ mất nhiều năm để trở lại mức năm 2019. Nhưng trái ngược với mọi kỳ vọng, sự phục hồi nhu cầu có thể đến nhanh hơn.

Trong bản cập nhật nhu cầu dầu mới, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) thông tin nhu cầu dầu có khả năng quay trở lại mức tiền Covid-19 vào năm tới, dựa trên những tín hiệu phục hồi ở Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc. 3 tháng trước, báo cáo hằng năm của IEA khẳng định nhu cầu dầu toàn cầu đến năm 2023 mới trở lại mức trước đại dịch là 100 triệu thùng/ngày.

Theo Bloomberg, lượng dầu dư thừa được dự trữ trong đại dịch khi nhu cầu giảm tới đáy. Lượng dự trữ dư thừa hầu như tập trung ở Trung Quốc, được tích lũy để cung cấp cho các nhà máy lọc dầu mới. Dữ liệu của IEA cho thấy, trong tháng 2-2021, chỉ 1/5 lượng dầu thặng dư được hình thành và bơm ra ngoài khi nhu cầu tiêu thụ dầu suy giảm vào năm 2020, dầu nằm trong các bể chứa của các nền kinh tế phát triển. Còn nhớ, vào tháng 2-2020, dự trữ dầu ở các nền kinh tế phát triển chỉ cao hơn 57 triệu thùng so với mức trung bình trong giai đoạn 2015-2019, sau đã tăng lên mức cao nhất là 249 triệu thùng vào tháng 7-2020.

Dầu dự trữ gần cạn kiệt

Sự phục hồi kinh tế đang làm hồi sinh nhu cầu nhiên liệu toàn cầu, khiến giá dầu thô quốc tế tăng mạnh. Vào cuối phiên giao dịch tuần trước, WTI giao dịch ở mức 70 USD/thùng, cao nhất trong hai năm rưỡi qua. Sự thay đổi giá dầu WTI diễn ra trong bối cảnh nhu cầu có nhiều triển vọng và nguồn cung từ Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) được kiểm soát tốt hơn. Các nhà phân tích đang “đặt cược” giá dầu WTI ở mức 80 USD/thùng vào cuối năm 2021.

Ngày 13-4-2021, OPEC công bố một báo cáo hằng tháng mới, trong đó dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2021 được điều chỉnh tăng lên. Sự lạc quan của OPEC dựa trên hy vọng về việc nới lỏng các biện pháp chống Covid-19 sắp tới và tăng tốc tiêm chủng vắc-xin. OPEC dự kiến nhu cầu sẽ tăng khoảng 6 triệu thùng/ngày và đạt 96,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021. Vào đầu tháng 4-2021, các nước OPEC+ đã đồng ý tăng dần sản lượng khai thác dầu 350.000 thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6; 450.000 thùng/ngày vào tháng 7.

Nguy cơ thiếu hụt dầu khí nghiêm trọng
Ảnh minh họa

Giám đốc điều hành của TotalEnergies, ông Patrick Pouyanné, tuần trước đã bảo vệ sự cần thiết phải tiếp tục tìm kiếm dầu, cảnh báo chống lại “chủ nghĩa giả tạo” về ý tưởng dừng tất cả các dự án thăm dò dầu mỏ nhân danh “khí hậu”. Phát biểu này được đưa ra sau khi IEA thúc giục thế giới quên đi bất kỳ dự án thăm dò dầu mỏ mới nào để giữ cho sự nóng lên toàn cầu trong tầm kiểm soát. “Sự cự tuyệt không hoàn toàn là giải pháp tốt. Tôi muốn nhắc mọi người rằng, ngày nay, nền kinh tế của chúng ta hoạt động với 80% là nhiên liệu hóa thạch”, ông Pouyanné lập luận. Ông Pouyanné cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền từ bán dầu khí trong việc đầu tư vào năng lượng tái tạo.

Quá trình chuyển đổi năng lượng sẽ dẫn đến việc sử dụng ngày càng ít nhiên liệu hóa thạch, có nghĩa các nước sản xuất sẽ phải đa dạng hóa nền kinh tế theo chiều sâu để bước vào giai đoạn chuyển đổi một cách bình tĩnh.

Trong một báo cáo được công bố vào ngày 2-6-2021, Công ty Rystad Energy của Na Uy chỉ ra rằng, thuế đánh vào dầu khí đã giảm, lần đầu tiên trong vài năm qua đã xuống dưới mốc 1 nghìn tỉ USD vào năm 2020. Mức thu thực sự của năm 2020 chỉ là 560 tỉ USD, do sự co lại trong sản xuất và giá dầu giảm. Theo Rystad, khoản thuế này sẽ không bao giờ vượt qua mốc 1 nghìn tỉ USD nữa, do sự tăng tốc của quá trình chuyển đổi năng lượng và việc từ bỏ dần dần các nhiên liệu hóa thạch.

Theo Espen Erlingsen, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu trong lĩnh vực năng lượng tại Rystad, các quốc gia phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn dầu mỏ phải thực hiện những thay đổi cơ cấu khẩn cấp để đa dạng hóa nền kinh tế và tránh những bất ổn có thể tạo ra diễn biến của quá trình chuyển đổi năng lượng. Báo cáo của Rystad chỉ ra một số quốc gia có nguy cơ xảy ra khủng hoảng kinh tế và địa chính trị rất cao. Ví dụ, ở Arập Xêút, khoảng một nửa doanh thu của chính phủ bị đe dọa vào năm 2050. Năm 2019, tổng thu thuế từ dầu và khí đốt chiếm 27% GDP của Arập Xêút. Các quốc gia khác như Algeria, Iraq, Kuwait và Libya cũng tương tự Arập Xêút.

OPEC dự kiến nhu cầu sẽ tăng khoảng 6 triệu thùng/ngày và đạt 96,5 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2021. Vào đầu tháng 4-2021, các nước OPEC+ đã đồng ý tăng dần sản lượng khai thác dầu 350.000 thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6; 450.000 thùng/ngày vào tháng 7.

Hieu kg

Giá xăng dầu hôm nay 4.6.2022: Tăng vọt bất chấp kế hoạch tăng sản lượng của OPEC+

Giá dầu thế giới đóng phiên giao dịch cuối tuần tăng mạnh bất chấp thông tin Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OEPC+) vừa công bố tăng sản lượng.

Ngày 4.6, dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ đóng phiên cuối tuần tăng vọt 2,9% lên 120,26 USD/thùng; dầu Brent tăng 2,95% lên 121,08 USD/thùng.

Giá dầu thế giới tăng vọt bất chấp kế hoạch tăng sản lượng của OPEC+

Lo lắng nguồn cung trong thời gian tới sẽ tiếp tục bị thắt chặt từ quyết định áp lệnh cấm vận đối với 2/3 lượng dầu từ Nga (tương đương 2 triệu thùng mỗi ngày) đã khiến thị trường căng thẳng. Trong phiên giao dịch khuya 3.6, các hợp đồng dầu thô tăng vọt gần 3%, bất chấp thông tin OPEC+ sẽ tăng sản lượng khai thác từ tháng 7 tới. Thay vì 432.000 thùng/ngày như kế hoạch, tăng lên 648.000 thùng/ngày.


Lệnh cấm dầu Nga của EU bắt đầu tác động đến giá dầu thế giới

REUTERS

Các nhà phân tích cho rằng, ở một góc độ nào đó, lệnh cấm vận dầu thô Nga của EU sẽ không tác động nhiều đến thị trường vì Nga cũng sẽ chủ động tìm cách dịch chuyển nguồn dầu sang các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này bị ảnh hưởng vì chi phí vận chuyển tăng cao khiến giá dầu tăng và thời gian di chuyển kéo dài. Như vậy, phản ứng của thị trường cho thấy, việc cấm vận của EU đã tác động không nhỏ đến thị trường nhiên liệu toàn cầu và việc tăng sản lượng của OPEC+ khó cứu được giá dầu trên đà tăng. Một số dự báo cho thấy, giá dầu có thể vọt lên 175 USD/thùng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, giá dầu thế giới hôm nay còn được hỗ trợ bởi Trung Quốc tiếp tục tháo bỏ lệnh phong tỏa tại các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải… và cho hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trở lại gần như bình thường.

Trong nước, giá xăng tại TP.HCM hôm nay 4.6 phổ biến ở mức sau: xăng RON 95-V 32.170 đồng/lít, xăng E5 RON 92-II 30.230 đồng/lít, dầu diesel 27.190 đồng/lít, dầu hỏa 25.340 đồng/lít, dầu mazut 20.900 đồng/kg.

Hieu la giau

Nguồn cung của Mỹ thắt chặt đẩy giá dầu thế giới tăng mạnh

Tại phiên giao dịch ngày 4.6 (giờ Việt Nam), bất chấp thông tin Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OEPC+) tăng sản lượng, giá dầu thế giới vẫn tăng hơn 2 USD.

Lệnh cấm dầu Nga của Liên minh châu Âu (EU) tác động đến giá dầu thế giới. Ảnh: Reuters.

Cụ thể, giá dầu thô Brent đã tăng 2,11 USD, tương đương 1,79%, lên 119,72 USD/thùng. Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2 USD, tương đương 1,71%, lên 118,85 USD/thùng.

Dầu thô WTI của Mỹ tăng 2 USD, tương đương 1,71%, lên 118,85 USD/thùng. Ảnh: IFCMarkets

Giá dầu tiếp tục giữ đà tăng sau khi gói trừng phạt thứ sáu của Liên minh châu Âu (EU) bao gồm lệnh cấm vận đối với 2/3 lượng dầu từ Nga, tương đương 2 triệu thùng mỗi ngày được thông qua đã khiến thị trường căng thẳng.

Theo dữ liệu của chính phủ Mỹ, dự trữ dầu thô và nhiên liệu của nước này đã giảm trong tuần trước do cầu vượt cung. Thậm chí, tồn kho dầu thô thương mại cũng giảm ngay cả khi thêm nhiều lượng dầu từ kho dự trữ chiến lược.

Nguồn cung thắt chặt đã đẩy các hợp đồng dầu thô tăng vọt hơn 2 USD, bất chấp thông tin OPEC+ sẽ tăng sản lượng khai thác từ 432.000 thùng/ngày như kế hoạch, tăng lên 648.000 thùng/ngày trong 2 tháng tới.

Các nhà phân tích cho rằng, sau khi bị cấm vận, Nga sẽ chủ động tìm cách dịch chuyển nguồn dầu sang các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc. Tuy nhiên, việc này bị ảnh hưởng vì chi phí vận chuyển tăng cao khiến giá dầu tăng và thời gian di chuyển kéo dài. Một số dự báo cho thấy, giá dầu có thể vọt lên 175 USD/thùng trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, giá dầu hôm nay còn được hỗ trợ bởi trung tâm tài chính Thượng Hải và thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa COVID-19. Thêm vào đó, chính phủ quốc gia Đông Á này cũng đã tuyên bố sẽ kích thích nền kinh tế.

Giá bán lẻ xăng dầu trong nước ngày 4.6 cụ thể như sau: Xăng E5 RON 92 không quá 30.235 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 31.578 đồng/lít; dầu diesel không quá 26.394 đồng/lít; dầu hỏa không quá 25.346 đồng/lít và dầu mazut không quá 20.901 đồng/kg.

Hieu kg

Giá xăng dầu hôm nay 4/6: Ghi nhận chuỗi tăng dài nhất trong một thập kỷ qua

Giá dầu thô thế giới đã xác lập tháng tăng thứ 6 liên tiếp.

Trên thị trường quốc tế, giá dầu WTI của Mỹ tăng 2,9%, lên 120,26 USD/thùng vào lúc 6h08 ngày 4/6 theo giờ Việt Nam. Giá dầu thô Brent giao tháng 7 cũng tăng 2,95%, lên 121,08 USD/thùng.

Giá dầu thô thế giới đã xác lập tháng tăng thứ 6 liên tiếp - chuỗi dài nhất trong một thập kỷ qua. Đà tăng có vẻ sẽ tiếp tục khi tình trạng thâm hụt nguồn cung ngày càng trở nên nghiêm trọng do chiến sự giữa Nga và Ukraine.

Kết quả cuộc họp sản lượng tháng 6 của OPEC+ đã nhất trí tăng sản lượng lên 648.000 thùng/ngày trong tháng 7 và 8, cao hơn 50% so với các tháng trước. Theo kế hoạch công bố trước đó, liên minh dầu mỏ sẽ chỉ nâng sản lượng thêm 432.000 thùng dầu/ngày trong ba tháng 7, 8 và 9. Như vậy, nhóm các quốc gia chi phối nguồn cung dầu toàn cầu này đã quyết định tăng sản lượng mạnh hơn dự báo.

Tuy nhiên, giới thương nhân vẫn nghi ngờ liệu OPEC+ có thể bơm thêm dầu ra thị trường như mục tiêu vừa đề ra hay không, vì một số nước thành viên đã phải rất chật vật tăng sản lượng từ cuối năm ngoái.

Giá dầu thô tiếp tục tăng

Tại thị trường Việt Nam, sáng ngày 4/6 giá xăng dầu trên thị trường không cao hơn mức giá:

Xăng E5RON92: không cao hơn 30.235 đồng/lít

Xăng RON 95 không cao hơn 31.578 đồng/lít.

Dầu diesel không cao hơn 26.394 đồng/lít.

Dầu hỏa không cao hơn 25.346 đồng/lít

Dầu mazut không cao hơn 20.901 đồng/lít.