Thôi Bung Toang nhóm KCN zồi....vỡ hết cả mồm

Vì quá nhiều tiền…
Danh mục dự kiến dẫn sóng: KBC, BCM, SZC…

Dự kiến BCM sẽ có giá 3 chữ số đầu tiên, sau đó là SZC và KBC…

Ối xồi ơi…

Cả họ lên cơn rồi…

Hic, IDC nhé

Năm nay dự là tất cả cổ ngành BĐS KCN tăng gấp 2 lần từ vùng giá hiện tại…

Vốn FDI dự báo tăng gần 9 tỷ USD trong năm 2022

Dòng vốn FDI toàn cầu được dự báo sẽ quay trở về mức trước khi có dịch Covid-19, khoảng 1.500 tỷ USD.Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam được dự báo khả quan hơn năm 2021.Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng năm 2022, Việt Nam có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn đăng ký và vốn thực hiện đạt khoảng 21-22 tỷ USD.

Ngọc Hà Chủ nhật, 6/2/2022, 08:16 (GMT+7)

Năm vừa qua, Việt Nam đã thu hút được gần 31,2 tỷ USD tổng vốn đăng ký FDI, tăng hơn 9% so với năm 2020 dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng dịch Covid-19 lần thứ 4. Với triển vọng kinh tế năm nay được nhiều định chế tài chính dự báo tích cực, GDP tăng trưởng ở mức 6-6,5%, việc thu hút FDI năm nay được dự báo còn khả quan hơn năm trước.

Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng năm 2022, Việt Nam có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn đăng ký và vốn thực hiện đạt khoảng 21-22 tỷ USD.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Nguyễn Mại cho rằng năm 2022, Việt Nam có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn đăng ký và vốn thực hiện đạt khoảng 21-22 tỷ USD. Ảnh: Samsung.

GS-TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng năm 2022, Việt Nam có thể thu hút được 40 tỷ USD vốn đăng ký và vốn thực hiện đạt khoảng 21-22 tỷ USD.

Những lợi thế vốn có

Samsung - một trong những doanh nghiệp FDI đã hoạt động lâu năm và đóng góp 20% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm vừa qua, cũng chịu nhiều ảnh hưởng của dịch Covid-19 như phải thu hẹp sản xuất, tạm đóng cửa nhà máy, tỷ lệ người lao động được tiêm vaccine thấp ở giai đoạn đầu và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên với quan điểm là luôn đồng hành với doanh nghiệp, lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ của Chính phủ, năm vừa qua, Samsung đã không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. Ngược lại, ông lớn đến từ Hàn Quốc còn quyết định giải ngân toàn bộ vốn đầu tư đã được phê duyệt. Tính đến hết năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung tại Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD.

Nhờ việc tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, năm vừa qua, tổng doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Samsung đã tăng 14% so với 2020, đạt 74,2 tỷ USD, tương đương 20% quy mô nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu với chiến lược đầu tư lâu dài và Hà Nội trở thành nơi đặt trung tâm R&D lớn nhất Đông Nam Á của Samsung.

Ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam cho biết Samsung hàng năm vẫn duy trì việc đầu tư bổ sung hàng trăm triệu USD nhằm ổn định vận hành nhà máy, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Không chỉ Samsung mà đối với tất cả các nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang cung cấp một môi trường đầu tư hấp dẫn như nguồn lao động dồi dào, tình hình chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng sản xuất và lưu thông cùng các ưu đãi đầu tư.

Theo kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2020, đa số doanh nghiệp FDI tiếp tục coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, với lợi thế chính trị ổn định, thủ tục hành chính dần thông thoáng, thanh kiểm tra và chi phí không chính thức đã giảm bớt. Những thành công ban đầu trong việc kiểm soát dịch bệnh, chính trị ổn định, môi trường kinh doanh không ngừng cải thiện, cùng các điều kiện khuyến khích thương mại và đầu tư quốc tế đã đưa Việt Nam trở thành điểm sáng thu hút FDI.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết để tăng sức hút, đón đầu dòng dịch chuyển FDI trong năm 2022 và thời gian tới, Bộ tiếp tục đề xuất 6 giải pháp lớn, trong đó điển hình như chuẩn bị sẵn quỹ đất sạch, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bổ sung chính sách và biện pháp để phát triển công nghiệp hỗ trợ; xây dựng các quy định, tiêu chuẩn như một bộ lọc mới nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng chủ động phối hợp với các cơ quan ngoại giao, hiệp hội doanh nghiệp, công ty tư vấn, công ty luật… để tiếp cận, lên danh sách các doanh nghiệp đang quan tâm đến đầu tư vào Việt Nam để chủ động tiếp cận, trao đổi, mời vào đầu tư.

Triển vọng tích cực

Lý giải về nhận định dòng vốn FDI mà Việt Nam thu hút được trong năm nay có khả năng tăng thêm gần 10 tỷ USD so với 2021, Chủ tịch VAFIE cho rằng những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã ký, sự hồi phục của nền kinh tế, việc các đường bay quốc tế được mở cửa trở lại khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt hơn…, là những yếu tố quan trọng cho thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Theo dự báo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), sau khi sụt giảm trong năm 2020, dòng đầu tư toàn cầu đang có xu hướng hồi phục trong năm 2021. Dự kiến, năm nay, khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều nước ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư mới, thì đầu tư toàn cầu sẽ trở về mức của năm 2019 - tức ở mức 1.500 tỷ USD. Trong đó, đầu tư vào châu Á, đặc biệt là một số quốc gia ASEAN, có thể đạt mức cao hơn năm 2020.

Là tâm điểm đầu tư của khu vực ASEAN, Việt Nam chắc chắn sẽ được hưởng lợi. Hơn thế nữa, quyết tâm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, trong đó có việc vừa ban hành Nghị quyết số 02/2022 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022, cũng sẽ giúp Việt Nam “tăng điểm” trong đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài.

Tổng thư ký UNCTAD Rebeca Grynspan nhấn mạnh sự phục hồi của dòng vốn đầu tư vào các nước đang phát triển là điều đáng khích lệ, nhưng sự trì trệ đầu tư mới ở các nước kém phát triển nhất trong các ngành quan trọng đối với năng lực sản xuất và những lĩnh vực chính thuộc mục tiêu phát triển bền vững (SDG) - như điện, thực phẩm hoặc y tế - là nguyên nhân chính gây lo ngại.

Với những dự báo và lợi thế sẵn có, triển vọng FDI toàn cầu và Việt Nam nói riêng năm nay đều tích cực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng phục hồi năm 2021 khó có thể lặp lại. Nguồn vốn dự án quốc tế trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng sẽ tiếp tục tạo động lực tăng trưởng, trong khi việc đại dịch Covid-19 kéo dài và rủi ro về những đợt dịch mới tiếp tục là yếu tố đe dọa có thể gây giảm sút mạnh.

Các rủi ro quan trọng khác, bao gồm tắc nghẽn về lao động và chuỗi cung ứng, giá năng lượng và áp lực lạm phát cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả FDI trong năm nay của Việt Nam.