Thời "Cổ đất" liệu đã tới?

, , , , , , , , ,

Sau khi ngành bất động sản nhà ở ghi nhận mức giảm 53,8% trong năm 2022, thì sang năm 2023 đà giảm đã thu hẹp và gần như đi ngang so với cùng kỳ. Tuy nhiên vẫn có sự phân hoá giữa các nhóm cổ phiếu cùng ngành về diễn biến giá. Trong khi các cổ phiếu như: PDR, CEO, TCH, DXG, DIG có mức tăng giá tốt, vì chủ yếu nhờ giảm đòn bẩy nợ vay thành công trong năm hoặc đạt tăng trưởng lợi nhuận mạnh ở mảng kinh doanh cốt lõi.

Thì ở chiều hướng khác thì VIC và VHM lại có diễn biến giá kém tích cực do tỷ lệ nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số dư nợ trong bối cảnh môi trường lãi suất vay cao và mảng kinh doanh chủ chốt cũng ghi nhận tăng trưởng giảm tốc.

Phần 1: Về triển vọng của ngành

1. Tâm lý thị trường khởi sắc.

  • Trong giai đoạn từ 2022-2023, tâm lý thị trường có xu hướng “quan sát và chờ đợi” lãi suất cho vay mua nhà, kỳ vọng giá nhà giảm và danh tiếng của CĐT. Đến nửa cuối 2023, các vấn đề làm thị trường chậm lại đều đã được tháo gỡ khi chủ đầu tư chứng minh được tính minh bạch cho các dự án, các ngân hàng trong nước cũng đưa ra lãi suất cho vay mua nhà tốt hơn và không còn kỳ vọng giá tiếp tục giảm do nguồn cung hạn chế.

  • Lãi suất trung bình của những khoản cho vay hiện tại cũng đã điều chỉnh về mức tương đương 2021 (khoảng 9-11% đối với các khoản vay mua nhà). Lãi suất cho vay đối với các khoản mua nhà mới thậm chí đã giảm chỉ còn khoảng 6,5–7,0% cho 2 năm đầu tiên.

Vì vậy, có thể kỳ vọng người mua nhà/nhà đầu tư sẽ dần lấy lại niềm tin khi mua nhà trong năm 2024 và thị trường bất động sản nhà ở sẽ có sự phục hồi trong năm 2024 với thanh khoản tốt hơn năm 2023.

2. Về dài hạn, nguồn cung kỳ vọng được cải thiện.

  • Trong bối cảnh mổi trường lãi suất ở mức thấp sẽ tác động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn của các DN bất động sản nhằm triển khai các dự án mới. Nhờ áp lực tài chính giảm bớt, các chủ đầu tư có thể rút ngắn thời gian triển khai dự án và nâng cao nguồn cung cho thị trường.

  • Các chủ đầu tư tích cực các hoạt động bán hàng khi người nhà mua cải thiện được tâm lý hoàn tất thủ tục pháp lý dự án và ra mắt dự án sau khi tâm lý thị trường được cải thiện và lãi suất cho vay mua nhà điều chỉnh.

  • Về nghị định 12 về định giá đất. Sửa đổi, bổ sung các điều của Nghị định 44/2014/ND-CP quy định về phương pháp định giá xác định giá trị quyền sử dụng đất và điều kiện áp dụng cho từng phương pháp. Tất cả các phương pháp này đều được tuân theo các phương pháp trong Luật Đất đai 2024, và qua đó sẽ giảm thiểu rủi ro pháp lý giữa Luật Đất đai mới (có hiệu lực vào năm 2025) và Luật Đất đai hiện hành. Giúp thao tác giải phóng mặt bằng nhanh hơn nhờ việc đền bù bám sát với cơ chế thị trường. Dẫn tới, các doanh nghiệp có sẵn quỹ đất sạch và tiềm lực tài chính mạnh (như VHM, NLG, KDH, SJS, DXG và TAL) sẽ có lợi khi triển khai dự án nhanh hơn.

  • Luật mới yêu cầu nhiều hơn về năng lực tài chính để triển khai dự án bất động sản, bao gồm chi phí đền bù đất theo giá thị trường, giảm nguồn vốn chiếm dụng người mua (do áp trần mức tiền đặt cọc là 5%). Điều này gây áp lực lên các chủ đầu tư nhỏ, họ sẽ phải tìm kiếm đối tác hoặc thoái vốn khỏi các dự án. Từ đó, hoạt động M&A kỳ vọng sôi động trở lại và các dự án này sẽ được trao sang cho các CĐT có tài chính vững mạng và năng lực tốt phát triển, từ đó mở rộng được nguồn cung.

3. Môi trường lãi suất thấp và thị trường chứng khoán phục hồi tạo điều kiện để doanh nghiệp BDS có thêm sự lựa chọn để huy động phát triển dự án.

  • Trong năm 2023, khi thị trường trái phiếu chững lại do các nhà đầu tư bán lẻ lo ngại về các vấn đề phát sinh đối với trái phiếu khi một số tổ chức phát hành đã sử dụng tiền thu được từ trái phiếu không đúng mục đích trong năm 2022, các chủ đầu tư đã hạn chế sử dụng trái phiếu phát hành.

  • Do đó, các chủ đầu tư đã sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng hoặc huy động vốn thông qua tăng vốn chủ sở hữu (hoặc bán tài sản để tái cấp vốn cho các dự án). Với những dấu hiệu phục hồi tích của thị trường chứng khoán trong 2023 và đầu năm 2024, cũng như lãi suất cho vay giảm, các chủ đầu tư dự kiến sẽ tiếp tục phát hành cổ phần mới hoặc vay từ các ngân hàng trong nước trong năm 2024.

(Như vậy hai kênh huy động vốn này được kỳ vọng là hai kênh huy động vốn chính yếu để các doanh nghiệp có nguốn vốn để phát triển dự án. Và trong phần này, em sẽ thường xuyên cập nhật hoạt động huy động vốn để anh/chị có thể nắm bắt).

4. 2024 được dự báo là giai đoạn thanh lọc doanh nghiệp BĐS cho chu kỳ mới.

Hành lang pháp lý mới đặt ra những thách thức đối với nhóm các doanh nghiệp yếu về nguồn lực:

  • Một số doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản có thể phải chấp nhận rời khỏi thị trường, hoặc chuyển nhượng dần danh mục dự án/mảng kinh doanh để xử lý các nghĩa vụ nợ.
  • Các doanh nghiệp này sẽ phải chuyên nghiệp hóa mô hình kinh doanh (như: (1) Hợp tác, liên doanh để hình thành các đơn vị lớn, (2) Tham gia đồng phát triển, làm nhà đầu tư thứ cấp tại các khu đô thị của doanh nghiệp lớn).

Trong khi đó, nhóm các doanh nghiệp quy mô lớn, nguồn lực mạnh, với các yếu tố như:

  • Sở hữu quỹ đất sạch, đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và các thủ tục về đầu tư. Các quỹ đất NOTM nội thành, đủ điều kiện triển khai dự án trước khi Bộ Luật mới có hiệu lực sẽ đặc biệt có giá trị.
  • Sở hữu cơ cấu tài chính khỏe mạnh, sử dụng nợ vay ở mức hợp lý và không phụ thuộc vào các hình thức bán nhà trên giấy khi dự án chưa đủ điều kiện kinh doanh. Chu kì phát triển dự án và bán hàng ngắn, không bị sa lầy tại các dự án quá lớn so với nguồn lực doanh nghiệp hoặc nhu cầu thị trường.
  • Sở hữu khả năng đấu thầu, phát triển dự án tạo sản phẩm thực tế.

=> Sẽ có thể tận dụng hành lang pháp lý mới để giành lấy lợi thế bứt phá trong chu kì mới. Nên anh/chị có thể ưu tiên tìm kiếm các doanh nghiệp sở hữu các yếu tố trên để đầu tư trong giai đoạn tới.

Phần 2: Một số điểm nổi bật của hành lang pháp lý mới và tác động.

  1. Đối với Luật nhà ở 2023 (được thông qua tháng 11/2023).
  • Giao Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam làm CĐT xây dựng dự án NOXH, với nguồn tài chính Công đoàn để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, người LĐ thu nhập thấp.
  • Tăng cường phân cấp cho UBND cấp tình thực hiện kế hoạch phát triển NOXH

=> Tác động: Tăng cường vai trò TLĐLDVN và cơ quan cấp chính quyền sẽ hỗ trợ đẫy nhanh tiến độ phát triển NOXH. Cân bằng cung cầu trên thị trường ở phân khúc bình dân (có nhu cầu cao nhưng thiếu nguồn cung)

  • Xây dụng khi tiêu chí xác đinh đối tượng được hưởng chính sách phát triển NOXH
  • Mở rộng đối tượng được mua và thuê NOXH

=> Tác động: Giải quyết được khó khăn trong phân bổ nguồn cung, cũng như ngăn chặn tình trạng đầu cơ NOXH

  • Quy định không được bán lại nhà trong thời gian tốt thiểu 5 năm kề từ thời điểm thanh toán dử tiền thuê, mua nhà.
  • trong TH vẫn trong thời hạn 5 năm, nếu có nhu cầu bán thì chỉ được bán cho cơ quan quản lý NOXH hoặc bán cho đối tượng đủ điều kiện mua nếu đơn vị không mua. Giá bán tối đa bằng giá bán căn NÕH trong hợp đồng

=> Tác động: Ngăn chặn trình trạng đầu cơ NOXH vào cuối thời hạn quy đinh 5 năm vì giá nhà bán ra không thay đổi

Đưa vào luật mới:

  • CĐT được phép xây dựng nhà ở thương mại trên quỹ đất chiếm 20% tổng diện tích đất trong dự án NOXH.
  • CĐT được miễn tiền sử tiền SD đất, tiền thuê đất đối với điện tích xây dựng NOXH.
  • CĐT hưởng lợi nhuận tối đa 10% trên tổng vốn đầu tư phần diện tích xây dựng NOXH.

=> Tác động: CĐT có thêm lựa chọn để tối ưu hoá lợi nhuận trong phần diện tích đất ở của dự án. Và đối với dự án NOXH, phần diện tích xây dựng nhà ở thương mại sẽ mang tỷ suất sinh lời tốt hơn cho tổng dự án. Ngoài ra, phần này còn tạo thêm cơ sở hạn tầng và tiện tích tại dự án, thúc đẩy nhu cầu người mua. Giúp CĐT đa dạng hoá nguồn thu từ dự án.

2. Đối với Luật kinh doanh bất động sản 2023 (được thông qua vào tháng 11/2023).

  • Áp trần mức tiền đặt cọc: Chỉ đặt cọc 5% trên tổng giá trị sản phẩm bất động sản trước khi ký hợp đồng mua bán.

=> Tác động: Về phía CĐT, quy định giới hạn tối đa số tiền đặt cọc giúp tránh CĐT lạm dụng hình thức đặt cọc để huy động chiếm dụng vốn của KH trong thời gian dự án chưa hoàn tất các điều kiện mở bán và hạn chế phát sinh tranh chấp với CĐT trong tương lai.

  • Giảm số tiền thanh toán trước khi mua nhà: Lần đầu thanh toán không quá 30% GTHĐ (gồm cả tiền cọc). Giảm tỷ lệ thanh toán khi mua nhà đang triển khai xuống 50% (trước là 70%)

=> Tác động: Giá tăng động lực để CĐT đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện và bàn giao dự án, từ đó giảm thiểu được rủi ro và bảo vệ cho người mua nhà.

  • Siết chặt quy định về phân lô, bán nền: không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho các nhân tự xây dựng nhà ở tại phường, quận, TP của đô thị đặc biệt Loại I, II, III.

=> Tác động: Về dài hạn, ngăn chặn tình trạng đầu cơ, sốt đất, lãng phí tài nguyên đất.

  • Luật hoá quy định về mua bán BĐS du lịch, nghỉ dưỡng: Sửa đổi sử dụng mẫu Hợp đồng mua bán và thay đổi một số khái niệm trong kinh doanh BĐS du lịch

=> Tác động: Nâng cao trách nhiệm của CĐT các dự án BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, qua đó bảo vệ quyền lợi của KH. Và đồng bộ hoá việc áp dụng luật đối với các loại hình BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, nhu Luật 2014 chỉ có quy đinh về căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng mà chưa có quy định rõ ràng về các dự án du lịch, lưu trú khác.

3. Đối với Luật Đất đai 2024 (được thông qua vào tháng 01/2024).

Quy định cụ thể trường hợp áp dụng các hình thức giao đất thông qua đấu giá, đấu thầu và không thông qua đấu giá, đấu thầu.

  • Điều này giúp xóa bỏ mâu thuẫn về quy định các hình thức giao đất phát triển dự án giữa các Bộ Luật (Luật Đất đai 2013 chỉ quy định về hình thức đấu giá và không thông qua đấu giá, trong khi Luật Đầu tư và Luật Đấu thầu quy định thêm hình thức đấu thầu)

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chuyển nhượng dự án.

  • Cho phép chuyển nhượng dự án mà chưa cần có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (chỉ cần có quyết định giao đất). Điều này giúp giải quyết vướng mắc hiện tại khi nhiều doanh nghiệp có gắng “vận dụng luật” thông qua chuyển nhượng pháp nhân dự án thay cho chuyển nhượng trực tiếp dự án, nhưng không được cơ quan quản lý chấp thuận.
  • Cho phép doanh nghiệp vốn nước ngoài được nhận chuyển nhượng dự án BĐS, thay vì cần Nhà nước thu hồi đất rồi giao lại cho doanh nghiệp như hiện nay.

Thống nhất quy định áp dụng các phương pháp định giá đất.

  • Thay vì để cơ quan thẩm quyền chủ động lựa chọn phương pháp tính tiền sử dụng đất phù hợp và mang đến những rủi ro pháp lý nếu bị thanh tra khi các phương pháp ra kết quả định giá khác nhau, Bộ Luật mới quy định cụ thể trường hợp áp dụng, thông tin đầu vào và thứ tự ưu tiên áp dụng từng phương pháp, theo đó giúp thống nhất quy trình định giá giữa các đơn vị.

Kỳ vọng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

  • Việc bỏ khung giá đất, xây dựng bảng giá đất cập nhật hàng năm kỳ vọng giúp giảm bớt những khiếu kiện liên quan đến bồi thường đất và đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng.
  • Chi phí không chính thức của doanh nghiệp khi tạo dựng quỹ đất có thể được giảm thiểu xét đến việc tại nhiều dự án, doanh nghiệp phải thỏa thuận bồi thường vượt hạn mức cho người dân trong khi không được khấu trừ chi phí khi tính tiền sử dụng đất cần nộp

Thu hẹp đáng kể trường hợp dự án nhà ở được thu hồi đất.

  • Theo quy định mới, chỉ những dự án khu đô thị (diện tích trên 20 ha hoặc hình thành ít nhất một đơn vị ở) có chức năng hỗn hợp được nhà nước thu hồi đất rồi giao đất cho các chủ đầu tư.
  • Các dự án NOTM quy mô nhỏ sẽ không nằm diện thu hồi đất, theo đó các doanh nghiệp sẽ cần tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất ở - có thể khiến gia tăng thời gian, chi phí chuẩn bị quỹ đất và tiềm ẩn rủi ro tài chính cho doanh nghiệp.

Nhiều hạn chế cho các dự án doanh nghiệp tự phát triển dù phù hợp với quy hoạch.

  • Đối với các dự án doanh nghiệp tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng đất hoặc đề xuất quy hoạch khi có sẵn quỹ đất (không thông qua thu hồi đất và cần đấu giá, đấu thầu), Bộ Luật yêu cầu: (1) Việc thỏa thuận chuyển nhượng chỉ được áp dụng với đất ở, (2) Chỉ được chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi có một phần đất ở.
  • Một mặt quy định trên giúp hạn chế tình trạng thu gom đất nông nghiệp, sản xuất để làm dự án nhà ở, tuy vậy sẽ đặt rào cản lớn (thậm chí không khả thi tại một số khu vực) đối với các dự án quy mô nhỏ.

Gia tăng sử dụngcác hình thức đấu giá, đấu thầu trong phát triển khu đô thị (KĐT).

  • Các dự án KĐT được nhà nước thu hồi đất sẽ được giao cho chủ đầu tư thông qua hình thức đấu giá, đấu thầu.
  • Các quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch đấu giá – đấu thầu được công khai rộng rãi và siết chặt các quy định về thu hồi dự án, hủy bỏ quy hoạch đối với các dự án treo kéo dài. Điều này khiến việc găm đất, xin quy hoạch lấy chỗ của nhiều doanh nghiệp hiện nay sẽ không còn nhiều hiệu quả. Việc phát triển dự án sẽ được ưu tiên cho các doanh nghiệp có năng lực phát triển dự án thông qua đấu giá, đấu thầu.

Phần 3: Danh mục cổ phiếu theo dõi.

(Về phần này em sẽ cập nhật sớm nhất các cổ phiếu theo dõi trong thời gian sớm nhất).

Để biết chi tiết chiến lược mua/bán và cũng như các khuyến nghị khi có cơ hội. Anh/chị có thể liên hệ trực tiếp em.

VHM cổ phiếu theo dõi:

1. Cập nhật kết quả kinh doanh trong 2023:

  • Doanh thu thuần năm 2023 đạt 103.556 tỷ đồng (+65,98% yoy), có được sự bùng nổ này là do:(1) doanh thu tích cực từ dự án Ocean park 2&3 (Hưng Yên), (2) nền doanh thu thấp trong năm 2022 khi dự án Ocean park 2&3 chưa ghi nhận doanh thu trong đầu năm, trong khi các dự án lớn khác đã bàn giao trước đó.

  • Trong khi đó, lợi nhuận ròng đạt 33.371 tỷ đồng (+15,75%). Trong kỳ biên lợi nhuận ròng bị ảnh hưởng đáng kể vì tỷ trọng doanh thu từ các hợp đồng phát triển với nhà đầu tư thứ cấp tăng lên.


    Hình 1: Kết quả kinh doanh của VHM.

2. Ocean park 2&3 (Hưng Yên) tiếp tục là nguồn đóng góp vào KQKD:

  • Được VHM đưa vào kinh doanh từ năm 2022, và đã thu được khoảng doanh thu lớn. Theo ước tình thì còn đến 66.000 tỷ đồng có thể tiếp tục thu được dự án trong giai đoạn từ 2024-2025 (khi tính tới cuối quý 4/2023, OP2 còn lại khoảng 2,900 căn và OP3 còn lại khoảng 3,800 căn)

  • Dòng tiền dồi dào đến từ Ocean park 2&3 giúp VHM duy trì cơ cấu tài chính tốt qua giai đoạn khó khăn của thị trường, trong khi tiếp tục phát triển quỹ đất. Để chuẩn bị cho ra mắt các dự án mới khi thị trường phục hồi.

3. Hoạt động bán hàng sẽ sôi động trở sau giai giai đoạn thị trường BĐS trầm lắng:

  • Sau khi đạt đỉnh từ Q2/2022, thì từ giữa năm 2023 doanh số của VHM đã có những bước phục hồi đáng kể, khi: (1) Nhu cầu tìm kiếm, mua BĐS (cho cả mục đích ở thực và đầu tư) dần phục hồi, (2) VHM bắt đầu mở bán một số dự án có quy mô vừa và nhỏ (Vinhomes Sky Park – Bắc Giang, Vinhomes Golden Avenue – Quảng Ninh,…).
    image
    Hình 2: Doanh số bán hành mới của VHM.

  • Và chúng ta vẫn có thể tiếp tục hoạt động bán của VHM vẫn sẽ tiếp tục sôi động trong 2024, khi: (1) Nền kinh tế dần hồi phục, mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp và nhiều dự án hạ tầng giao thông được đẩy mạnh triển khai tiếp tục hỗ trợ đà phục hồi của thị trường BĐS, (2) VHM bắt đầu mở bán các dự án đại đô thị mới (tiêu biểu có dự án Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng)).

  • Và theo ước tính thì Vinhomes Royal Island có thể dòng tiền trên 100.000 tỷ đồng cho VHM trong 3-4 năm tới, khi dự án được định hình thuộc phân khúc cao cấp với giá bán từ 90 -130 triệu đồng/m2.

4. Duy trì vị thế dẫn đầu trong chu kỳ thị trường mới.

  • Trong giai đoạn cuối năm 2024 – đầu năm 2025, VHM có kế hoạch tiếp tục đưa vào kinh doanh 2 đại đô thị thuộc vùng ven TP. Hà Nội: Vinhomes Wonder Park – Đan Phượng (133 ha) và Vinhomes Cổ Loa – Đông Anh (385 ha). Và với nhu cầu nhà ở lớn tại Hà Nội, thực trạng thiếu nguồn cung kéo dài tại nội thành và hưởng lợi từ dự án Vành đai 4 TP.Hà Nội. Thì chúng ta hoàn toàn kỳ vọng VHM đặt được mức giá cao tại các dự án này.


    Hình 3: Các dự án dự kiến được VHM mở bán trong giai đoạn 2024 - 2028.

  • Ngoài ra, các đại dự án lấn biển có quy mô trên 1.000 ha (Vinhomes Hạ Long Xanh và Vinhomes Cần Giờ) đã nhận được sự hỗ trợ đáng kể về chính sách khi: (1) Luật Đất Đai 2024 chính thức quy định hành lang pháp lý cho hình thức đô thị lấn biển, (2) Đẩy sớm thời điểm giao đất và xác định tiền sử dụng đất khu vực lấn biển, qua đó giúp giảm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp.

  • Với quỹ đất lớn và sẵn sàng các dự án gối đầu, năng lực vượt trội trong việc triển khai dự án và tạo giá trị gia tăng cho quỹ đất, thì chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng VHM có thể bức phá trong chu kỳ thị trường mới (như đã phân tích ở triển vọng ngành ở trên).

Là một doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực BĐS nhà ở, được kỳ vọng sẽ bức phá trong chu kỳ thị trường mới. Quý nhà đầu tư nếu có thắc mắc hoặc góp ý về bài viết thì đừng ngần ngại phản hồi bài viết phía dưới phân bình luận nhé

NLG Cổ phiếu theo dõi.

Phần 1: Triển vọng doanh nghiệp.

1. Diễn biến giá trong quá khứ.

  • Từ giai đoạn từ 2020 đến 2023, NLG có điễn biến giá khá tích cực khi có mức tăng giá lớn hơn so với Vnindex. Ngoại trừ năm 2022, được coi làm một năm khá thăng trầm với ngành BĐS, thì NLG cũng không ngoại lệ khi có diễn biến giá khá tiêu cực.

  • Từ đầu năm 2024 đến nay, NLG đang có mức tăng giá khá tốt. Đứng đầu danh mục theo dõi của các công ty hoạt động lĩnh vực bất động sản. Và diễn biến giá tích cực từ đầu năm phần nào đó được sự củng cố khi khối ngoại liên tục mua ròng.


    Hình 1: Biến động giá của NLG so với Vnindex.

    Hình 2: Diễn biến giá so với danh mục bất động sản từ đầu năm 2024.

    Hình 3: Diễn biến giao dịch của khối ngoại từ đầu năm 2024.

2. Cập nhật kết quả kinh doanh.

  • NLG ghi nhận doanh thu thuần trong 2023 đạt 3.181 tỷ đồng (-26,68% yoy). Trong đó, doanh thu BĐS cốt lõi cả năm 2023 (bao gồm doanh thu từ dự án liên doanh Mizuki Park) đạt 7,1 nghìn tỷ đồng (+56% YoY), trong đó Mizuki Park đóng góp 59%, Southgate đóng góp 22% và Izumi City đóng góp 17 %.

  • Lợi nhuận ròng năm 2023, của công ty đạt 483,7 tỷ đồng (-13,04% yoy). Trong đó Q4/2023, NLG ghi nhận khoản thu nhập tài chính (101 tỷ đồng) từ bán đất thương mại từ dự án dự án Kikyo Residence (TP. Thủ Đức, TP.HCM), làm biên lợi nhuận ròng của NLG cao hơn đáng kể.


    Bảng 1: Kết quả kinh doanh của NLG.

3. Các dự án trọng điểm của NLG.

Các dự án trọng điểm của NLG chính là động lực tăng trưởng chính cho NLG (như như Akari City, EhomeS Cần Thơ, EhomeS MR1, Izumi City, EHome Southgate):

  • Doanh số bán hàng của NLG có lợi thế khi: (1) Giá cả phù hợp với thị trường (khi giao động từ 1,2 tỷ đồng/căn đến 5 tỷ đồng), (2) các căn hộ ở TP. Hồ Chí Minh toạ lạc tại vị trí có nguồn cung hạn chế và nhu cầu nhà ở cao (như Akari City và Mizuki Park).

  • Với lượng hàng tồn kho sẵn sàng bán từ các dự án lớn, như: Mizuki Park, Akari City, Waterpoint GĐ1, Nam Long Central Lake. Thì NLG đang có vị thế tốt để đón đầu sự phục hồi của thị trường BĐS, đặc biệt là như cầu ở thực của người tiêu dùng cuối.


    Hình 4: Lượng hành tồn kho của NLG từ 2021-2023.

    Bảng 2: Các dự án đang triển khai của NLG.

  • Ngoài ra, Giá trị Backlog lớn sẽ hỗ trợ cho tăng trưởng của NLG trong giai đoạn 2024 - 2025. Với giá trị ước tính doanh số bán hàng chưa ghi nhận (backlog) của NLG đạt 11,1 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2023, với 2 nguồn đóng góp chính là Akari City P2 (46%) và Southgate (29%). Với giá trị Backlog lớn sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng của NLG trong giai đoạn tới.

4. Kỳ vọng vào những tiến triển tích cực trong thủ tục pháp lý.

Kỳ vọng vào những tiến triển tích cực trong thủ tục pháp lý đối với các dự án Izumi City, Cần Thơ và Paragon.

  • Đối với Izumi City, NLG đang xin phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể cho các giai đoạn chưa mở bán.
  • Đối với Cần Thơ, NLG đang chờ xác định tiền sử dụng đất cho phân khu đất nền.
  • Đối với Paragon, NLG đang trong quá trình cập nhật giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp để ghi nhận việc bán 25% cổ phần cho bên dối tác nước ngoài.
  • Và với quy trình phê duyệt thuận lợi sẽ giúp NLG, có thể: (1) tiếp tục mở bán tại Cần Thơ và Izumi City vào năm 2024 và (2) ghi nhận bán cổ phần của Paragon vào năm 2024.

5. Sẵn sàng bức phá trong chu kỳ thị trường mới.

Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi sẽ gây ra ảnh hưởng hầu hết các chủ đầu tư dự án hình thành trong tương lai. Nhưng với NLG thì tác động sẽ không đáng kể, vì:

  • (1)Với dòng tiền ổn định đến từ các đợt thanh toàn của khách hàng, và chiến lược chủ động hợp tác với các đối tác lớn có uy tín để giảm thiểu rủi ro so với việc phát triển dự án một cách độc lập và để có dòng tiền sớm hơn. Nên NLG luôn có thể duy trì được cơ cấu và sức khoẻ tài chính khoẻ mạnh. Biểu hiện qua việc NLG luôn duy trì được Nợ vay/VCSH thấp so với trung bình ngành;

  • (2) Quỹ được NLG có pháp lý rõ ràng, giúp NLG hầu như luôn có giấy phép mua bán trước khi mở bán, nên có thể thu tiền trước từ khách hàng lên tới 30% giá trị BĐS thay vì chỉ tối đa 5% như hầu hết các chủ đầu tư BĐS khác theo luật.


Ngoài ra, thị trường đang trong giai đoạn mất cân bằng cung cầu, với trình trạng dư thừa nguồn cung ở phân khúc cao cấp và thiếu hụt nguồn cung phân khúc tầm trung - vừa túi tiền phù hợp. Với chiến lược phát triển nhà chủ yếu ở phân khúc tầm trung - vừa túi tiền thì NLG có rất nhiều cơ hội trong giai đoạn tới.

Phần 2: Góc nhìn kỹ thuật.

  • Giá NLG đang điều chỉnh về hợp lưu của MA50, cản Daily và vùng Fibo 0.5. Đồng thời, trên timeframe tuần thì giá của NLG đã hình thành xu hướng tăng giá.

  • Với việc giá điều chỉnh về vùng hợp lưu hiện tại, trong kịch bản tích cực nhà đầu tư có thể mở vị thế mua ở vùng giá này.