“Tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng ước đạt 8-8,5%. So với năm 2021, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc ước đạt 41,7%, tăng 1,2%; tỷ lệ lập quy hoạch chung đô thị đạt 100%; diện tích bình quân nhà ở toàn quốc đạt khoảng 25,5m2sàn/người, tăng 0,5m2sàn/người; “
Như vậy với tốc độ tăng trưởng 8-8.5%, ngành xây dựng tăng diện tích bình quân đầu người lên 0.5 m2. Muốn đạt diện tích 30m2/người thì cần 7 năm nữa. Trung quốc hiện đang có bình quân 40 m2/người. Muốn đuổi kịp con số này thì chúng ta cần 27 năm nữa. Còn muốn đuổi kịp người mĩ thì cần 67 năm nữa ( đó là khi người mĩ đứng yên để chờ )
Cứ ôm đất là chân ái…
Tuyệt vời! DIG ngày càng đánh giống sách viết quá! Phiên nay DIG quay lại test đỉnh khá thành công với Volume bé tí!
Test đã xong!
Từ mai thì chỉ có ối zơi ơi thui’ !
Nên nhớ trên 90% cổ phiếu sau khi break sẽ quay về test đỉnh để loại bỏ nhà đầu tư đánh T+ sợ mất lãi! Kaka
Mai con chim lợn đảm bảo câm nín luôn.
Để ăn dày đc chỉ có ôm lâu , hết chu kỳ mà thôi.
Vừa rồi có nick khuyên chốt lời DIG, chờ giá rẻ thì cover lại. Vấn đề là các bác DIG trót mua ở 100 thì tranh thủ lên xuống tàu để gỡ gạc 2 đồng bọ làm cái gì? Rồi nhỡ vừa xuống tàu lại phi dăm 3 cây CE thì trở thành mất nhiều hơn được. Dù sao F0 vốn ko nhậy bén với tình huống lên xuống, xác suất nhỡ tàu rất cao
DIG: một trong mã dẫn dắt nhóm BĐS trong thời gian vừa qua, vừa vượt đỉnh quanh 19.9-20, vẫn giữ đc hỗ trợ, DIG hiện đang về test lại vùng hỗ trợ. Nay là 1 phiên giảm điểm tuy nhiên thanh khoản k quá lớn. Thời gian vừa qua dòng tiền lớn tham gia nên để thủng vùng hỗ trợ là khá khó. Tóm lại ae nắm giữ dài hạn.
Lúc này đội chim nhợn DIG đang đổi chiến thuật. Thay vì hò hét doạ nạt khiến người ta bán DIG thì chúng quay sang dụ dỗ DIGer lướt sóng DIG. Cứ nhảy nhót ra vào với DIG thì trước sau mọi người cũng sẽ sập bẫy khi bán DIG ở giá 20 mà nhìn đoàn tàu chạy tới ga 40,50
Dig giá bg quá rẻ so với nội lực em nó. Tóm lại ae hâu thôi. Bỏ qua chim lợn, bỏ qua xanh đỏ trong ngắn hạn. Năm nay hi vọng mọi thứ tốt đẹp với CĐ Dig
Trong topic nào đó nói rằng BĐS đã hết thiên thời có nói rằng do vĩ mô ko ủng hộ nữa. Ý kiến này có thể chia làm 2 mảng : trong nước và quốc tế. Trước hết chúng ta nói về phần trong nước đã, phần quốc tế bàn sau.
Vĩ mô trong nước có thể chia làm 3 khía cạnh: chính sách, xu thế, biện pháp triển khai.
Về chính sách có thể nói nhà nước đang hết lòng ủng hộ BĐS , giúp các doanh nghiệp BĐS thoát khỏi tình trạng khó khăn. Có thể kể ra việc bác Ajino chủ trì các cuộc họp tháo gỡ cho khối BĐS, rồi bác phó TTg liên tiếp ra văn bản đề nghị các bộ ngành và địa phương hỗ trợ cho chung cả ngành lẫn doanh nghiệp cụ thể.
Về xu thế: năm nay thế giới đứng trước nguy cơ suy thoái, điều đó đã ảnh hưởng mạnh tới mảng XK của chúng ta. Da giày, dệt may, đồ gỗ, nông thuỷ sản …. đâu đâu cũng thấy kêu khó kiếm hợp đồng gối đầu nên đành giãn thợ cho công nhân nghỉ việc. Khối FDI thì điển hình Samsung cũng giảm công suất. Khó dựa vào XK để duy trì tăng trưởng GDP thì chỉ còn cách trông chờ vào mảng nội địa gỡ lại, ở dây chủ yếu sẽ là du lịch và BĐS. Tuy nhiên thiết kế điểm đến cho du lịch ko phải việc ngày 1 ngày 2, cho nên chủ lực vẫn phải dựa vào BĐS
Về biện pháp cụ thể: các văn bản và ý kiến chỉ đạo chúng ta đã nhắc tới rồi. Giờ xin nêu 1 biện pháp rất quan trọng nữa: tăng lương. Khi được tăng lương, người ta mua sắm gạo thịt nhiều hơn, rau cỏ nhiều hơn, thảnh thơi xem TV bật quạt nhiều hơn. Vậy là tiền chảy vào túi ông bà làm phân bón hay chế biến thức ăn. Rồi tiền từ mấy ông bà này lại chạy sang đội xăng dầu, điện lực. Đây là của nhà nước nên đương nhiên tăng ngân sách, từ đó có thêm tiền chi cho đầu tư công.
Xin tạm đếm cua trong hang: việc tăng lương cơ bản 6% tức mức tăng 100.000 đồng/tháng. Một năm là 1.2 triệu đồng /người. Với đội ngũ đi làm 60 triệu người thì đó là tăng thu nhập 72.000 tỉ đồng đó. Theo thói quen ăn dè hà tiện của người Việt chúng ta thì có lẽ ở cuối tháp thu nhập nói trên người ta sẽ dùng 36.000 ngàn tỉ để mua nhà. Chỉ với 1 biện pháp tăng lương nho nhỏ đã mang lại khách hàng khổng lồ cho BĐS rồi. Tất nhiên có vấn đề về lạm phát, nhưng em xin bàn trong phần quốc tế vì nó liên quan khá nhiều tới mảng ấy. Hẹn các bác ở còm sau