Suốt từ chiều qua cho tới lúc này, sáng nhất trên mạng sohu là bài báo về cô giáo Hoàng, tác giả bài hát “挖呀挖 –oạt nha oạt“. Trong bài báo có nói đến việc cô giáo Hoàng bị cư dân mạng đồng loạt “遭吐槽 tao thổ tào”. Google thì dịch là “bị phàn nàn mắng mỏ”. Phần mềm nhà em thì dịch là “đậu xanh rau muống”, còn em hay xài cụm “tổng xỉ vả”. Lỗi của cô là để mặt mộc khi lên sóng. Nhưng phải công nhận cô giáo Hoàng có “cây bút thần” khiến vạn chị em mơ ước. Từ gương mặt gần vuông chữ điền mà sau khi “bả ma tít” đã trở thành V-line đáng mơ ước.
Vậy bài báo có liên quan gì tới chúng ta? Có đó. “挖呀挖 –oạt nha oạt” được google dịch sang tiếng Việt thành “ đào mỏ đào mỏ”. Còn dịch sang tiếng anh chính là DIG DIG.
Chuẩn bạn. Bđs ai cũng thèm bỏ mẹ. Mỗi tội đắt quá ■■■ đủ tiền múc. Thôi lên sàn tìm con nhiều đất nhất, giá vốn lại rẻ mua ủ để đấy. Chờ đợi chu kỳ là tự khác chạy thôi.
Vào lúc này trên diễn đàn có ý kiến cho rằng lúc này nhà nhà người người đều hô BĐS, nên lái sẽ phải nghĩ cho kĩ. Nói thế cũng đúng nhưng chưa đủ, do người ta ko hề đả động đến bất kì dòng nào khác nên em cũng tôn trọng ko nhằm vào đâu cả mà chỉ bàn chung chung.
Có thể nói sau năm 2022 thì nhỏ lẻ chứng khoán còn 2 dạng: F0 đang đu đọt và Fn đã thành tinh. Fn tuy năm 2022 thất thu, tuy nhiên cũng lãi dăm ba chục % kém xa chỉ tiêu nhân đôi hàng năm. Còn F0 ngồi lố nhố ngọn cây khắp các ngành hàng, các bác ấy sau 1 năm hòng gió cũng sắp sửa thành tinh hết cả lượt rồi và đây chính là bản chất vấn đề.
Như vậy đội lái phải tính khi xoay tour, một mặt vẫn giữ được nhiều gà nhất trên ngọn cây mặt khác dụ thêm F0 mới. Phải giữ gà cũ trên cây vì khi bọn họ xuống thì đương nhiên lái phải thế chân, tiền chảy từ túi người này sang người khác mà. Điều khác biệt cũng ở chỗ này.
Các dòng nào giảm ít trong năm 2022 nên khi chỉ hơi đánh lên 10-20% là người ta đã nhảy xuống rồi. Và các F0 đã thành tinh đó đương nhiên sẽ nhanh chóng tìm ra dòng nào có dư địa tăng nhiều trong năm 2023. Đương nhiên là BĐS.
Những dòng giảm nhiều như BĐS dẫu có tăng 2 lần hay 4 lần thì vẫn chưa đạt một nửa con đường lên đỉnh cũ, đương nhiên cho dù thành tinh thì người ta vẫn cứ ngồi yên chứ ko thèm xuống. Mất giá 10 lần thì cũng phải tăng 10 lần mới về bờ nổi, nhìn quanh có dòng nào đảm bảo mức tăng ấy đâu ngoại trừ BĐS. Và đó là lí do có đánh BĐS lên thì vẫn nhốt được gà trên cây.
Còn nhân tố thu hút thêm F0 mới càng thấy rõ: nói chuyện hàng hoá gì đó tăng giá thì ít người biết, cho dù đó là vàng. Thế nhưng nói tới đất tăng giá thì đã trở thành điều mặc định trong xã hội.
Túm váy lại: vừa nhốt được gà vừa dụ thêm F0, phi BĐS chả dòng nào khác làm nổi. Còn lái sẽ đánh kiểu nào để rũ bớt đội T+ bám càng thì em ứ nói đâu, thôi thì ko làm khó mấy anh lái
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo 2 Quyết định có hiệu lực từ ngày 25/5/2023, gồm:
Quyết định số 950/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 5 năm 2023 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD. Theo đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tái cấp vốn giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giữ nguyên ở mức 3,5%/năm.
Quyết định số 951/QĐ-NHNN ngày 23 tháng 5 năm 2023 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại TCTD theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17 tháng 3 năm 2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giữ nguyên ở mức 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ mức 5,5%/năm xuống 5,0%/năm, riêng lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng VND tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ mức 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.