FITCH nâng xếp hạng tín nhiệm Việt Nam!!!
Full cập nhật trọng yếu!
Trong Báo cáo Cập nhật Triển vọng Kinh tế - Rủi ro Vĩ mô tổng thể Việt Nam, tổ chức Fitch đánh giá cao triển vọng kinh tế Việt Nam trong trung hạn, cùng với các rủi ro kinh tế vĩ mô ngắn hạn được kiểm soát.
Fitch đánh giá tích cực tăng trưởng kinh tế Việt Nam, với ước tính tăng trưởng 7% trong trung hạn (4.8% trong 2023 – 6.3% trong 2024 – 6.5% trong 2025 – tiệm cận tăng trưởng tiềm năng trung hạn xung quanh 7%). Ước tính tăng trưởng kinh tế trung hạn 7% nằm trong top những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu.
Fitch nâng cấp Rủi ro trung hạn đối với TPCP Việt Nam lên mức BB+, tiệm cận vùng đánh giá Investment-grade, với các đánh giá triển vọng kinh tế tích cực – rủi ro vĩ mô kiểm soát tốt trong trung hạn.
Các rủi ro kinh tế ngắn hạn được bao hàm trong báo cáo, tuy nhiên ảnh hưởng kinh tế ngắn hạn kỳ vọng sẽ cải thiện dần.
KHU VỰC FDI KỲ VỌNG THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ MẠNH MẼ TRONG TRUNG HẠN
Dòng đầu tư FDI bền vững cùng với sự gia nhập sâu rộng chuỗi sản xuất – thương mại toàn cầu là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng chính. Triển vọng FDI hưởng lợi lớn từ việc nâng cấp ngoại giao “Đối tác Chiến lược Toàn diện” với Mỹ, được tham gia vào chuỗi sản xuất bán dẫn – điện tử - công nghệ cao toàn cầu. Sốp cho rằng các mối quan hệ ngoại giao tăng cường gần đây với Nhật Bản – Singapore – Úc và sắp tới là Trung Quốc sẽ càng tạo ra cơ hội cho kinh tế Việt Nam tham gia vào chuối sản xuất – thương mại toàn cầu. (Tổng Bí Thư Trung Quốc Tập Cập Bình thăm Việt Nam cấp nhà nước ngày 12 – 13/12 tuần sau)
Triển vọng dòng vốn USD thặng dư từ FDI và thương mại dự kiến sẽ cải thiện dự trữ ngoại hối Việt Nam 2024 – 2025. Xu hướng dự trữ ngoại hối cải thiện dần cùng tỷ lệ vay nợ nước ngoài thấp là các yếu tố quan trọng đảm bảo cân bằng rủi ro tiền tệ trong trung hạn.
CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ TÀI KHÓA TIẾP TỤC HỖ TRỢ KINH TẾ NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN 2024 – 2025
Chính sách tiền tệ tiếp tục nới lỏng 2024: Fitch dự kiến SBV sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng hỗ trợ nền kinh tế trong 2024. Sốp đánh giá xu hướng thặng dư USD rất tốt cùng triển vọng lạm phát thấp sẽ là điều kiện tiền đề giúp SBV duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng trong 2024.
Sức khỏe tài chính khu vực công rất tốt, phù hợp triển vọng Đầu tư công tiếp tục thúc đẩy kinh tế 2024 – 2025: Theo Fitch, tỷ lệ nợ Chính phủ/GDP của Việt Nam ước tính duy trì mức thấp khoảng 38%, cùng với mức thâm hụt ngân sách thấp (chỉ 3.7% GDP giai đoạn 2021 – 2025). Theo Fitch ước tính, Chính phủ sẽ tiếp tục gia tăng Chi tiêu công – thâm hụt ngân sách lớn hơn trong 2024 – 2025. (Xoay quanh nguồn lực đầu tư công trung hạn 2021 - 2025).
Tăng trưởng tín dụng quay trở lại, ước tính đạt 14% trong 2024: Fitch dự kiến tăng trưởng tín dụng 2023 tiếp tục suy yếu, chỉ đạt 11%, mức thấp nhất giai đoạn 2020 – 2023. Tăng trưởng tín dụng 2024 dự kiến sẽ cải thiện mạnh, đạt mục tiêu 14% trong 2024, khi niềm tin tiêu dùng quay trở lại cùng kịch bản bất động sản “hạ cánh mềm”.
RỦI RO KINH TẾ NGẮN HẠN ĐƯỢC KIỂM SOÁT, KHÔNG ẢNH HƯỞNG TRIỂN VỌNG KINH TẾ TRUNG HẠN
Rủi ro khu vực bất động sản suy yếu được kiểm soát trong ngắn hạn, khó ảnh hưởng triển vọng kinh tế trung hạn: Theo Fitch, ngành BDS suy yếu tiếp tục ảnh hưởng đáng kể đến điều kiện kinh tế ngắn hạn: (1) ảnh hưởng tăng trưởng tín dụng trì trệ (9.1% YTD, tính đến 11/2023) ; (2) rủi ro tiếp cận vốn đối với các doanh nghiệp tư nhân tỷ lệ nợ cao ; (3) rủi ro nợ xấu cho vay BDS – TPDN tiếp tục ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính các nhóm ngân hàng có tỷ trọng cho vay BĐS – TPDN cao. Theo Fitch, điều kiện TT BĐS – tiêu dùng tư nhân – nhu cầu xuất khẩu đồng loạt suy yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, ước tính tăng trưởng GDP 2023 của Việt Nam chỉ đạt 4.8%. Tuy nhiên, Fitch ước tính kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu cân bằng trở lại và cải thiện trong trung hạn, với triển vọng tăng trưởng GDP 6.3% trong 2024 – 6.5% trong 2025.
Rủi ro kiểm soát dòng vốn USD được cải thiện: Với vị thế nền kinh tế có độ mở cao, trong khi nội lực kinh tế vẫn còn ở mức thấp khiến Rủi ro tiền tệ và tỷ giá – rủi ro kiểm soát dòng vốn liên quan USD hiện hữu với Nhà đầu tư ngoại. Tuy nhiên, Fitch cho rằng Rủi ro trung dài hạn đối với việc kiểm soát dòng vốn liên quan USD được cải thiện, không có rào cản đối với việc khu vực kinh tế tư nhân chuyển đổi VND sang USD phục vụ các nhu cầu tài chính cần thiết. Sốp đánh giá yếu tố này rất quan trọng giúp Việt Nam trở thành điểm đến an toàn đối với các dòng vốn đầu tư FDI trung dài hạn.
Rủi ro rút vốn hiện hữu trong ngắn hạn: Theo đánh giá của Fitch, rủi ro tiền tệ - tỷ giá liên quan đến hành động rút vốn USD vẫn tiếp tục hiện hữu đối với Việt Nam. Tuy nhiên, rủi ro này sẽ cải thiện dần, cùng với sự cải thiện dòng vốn USD liên quan FDI – thương mại và dự trữ ngoại hối dự kiến tăng dần trong trung hạn.