Thông Tin Hàng Ngày - Tín Phong Chứng Khoán

, , , , , , , , ,

Nhịp đập Thị trường 28/08 - Tín Phong Chứng Khoán

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 18.35 điểm (+1.55%), đạt 1,201.72 điểm; HNX-Index tăng 1.98 điểm (+0.81%), đạt 244.88 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng hẳn về bên mua với 560 mã tăng và 239 mã giảm. Lực cầu cũng áp đảo tại rổ VN30 khi không có mã giảm, cả nhóm có 28 mã tăng và 2 mã tham chiếu.

Tuy nhiên, thanh khoản thị trường vẫn chưa có nhiều khởi sắc khi vẫn nằm dưới mức trung bình 20 phiên. Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 882 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch 19.8 ngàn tỷ đồng. HNX-Index đạt khối lượng giao dịch 120 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2.1 ngàn tỷ đồng.

Sắc xanh từ phiên sáng tiếp tục là bệ đỡ cho đà tăng của các VN-Index. Thị trường bước vào phiên chiều với tâm lý khá lạc quan, thanh khoản có sự cải thiện, nhịp độ tăng điểm chậm rãi nhưng khá chắc chắn. VN-Index tăng thêm gần 10 điểm so với phiên sáng, động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu VN30 khi các mã đều mở rộng đà tăng trong phiên chiều.

Dừng phiên, VNM (+4.01%) và HPG (+3.47%) thuộc nhóm dẫn đầu Top cổ phiếu ảnh hướng đến VN-Index với đóng góp lần lượt 1.6 và 1.3 điểm, theo sau là VIC (+1.89%) đóng góp 1.14 điểm, VCB (+0.93%) đóng góp 1.1 điểm, FPT (+3.75%) đóng góp 1.09 điểm… Ở chiều ngược lại, sắc đỏ của các mã BHN, DMC, VSH, TCH… không ảnh hưởng đáng kể đến chỉ số.

HNX-Index bất ngờ sụt giảm ngay đầu phiên chiều song chỉ số đã nhanh chóng quay đầu và duy trì đà tăng điểm. Động lực tăng của chỉ số đến từ sắc xanh của các cổ phiếu HUT (+6.35%), SHS (+2.37%), KSV (+4%), PVS (+0.9%), IDC (+0.88%).

Ngành vật liệu xây dựng cũng giao dịch khởi sắc với chỉ số ngành tăng 3%. Trong đó, các mã đầu ngành như HPG và HSG tăng khá trên 3%, NKG tăng 2.76%, POM bất ngờ kịch trần 6.85% cùng thanh khoản đột biến 1.45 triệu cp, FCM tăng 2.1%, LBM tăng 1.18%…

Tại nhóm ngành tài chính, ngoài diễn biến ảm đạm của các cổ phiếu ngành bảo hiểm, hai ngành còn lại là chứng khoán và ngân hàng đều ghi nhận diễn biến tích cực. Trong đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán duy trì sắc xanh quanh 2% như FTS, BVS, CTS, PSI, SHS, VND… Cổ phiếu ngân hàng tăng quanh 1% như MSB, NVB, VIB, TCB, STB, BAB, VCB…


cre: vietstock

Tín Phong Chứng Khoán

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

:red_circle:Nhận định chứng khoán ngày 28/8: MẤT HÀNG MUA LẠI NGAY - SÓNG MỚI SAU LỄ l Chứng khoán Tín Phong

Mời quý anh/chị/em cùng vô phiên live để trao đổi kiến thức nhé.

Cổ phiếu HPG nên bán hay mua - Đầu Tư Chứng Khoán Có Lãi l Chứng Khoán Tín Phong l

Quý Anh/Chị/Em tham gia khóa học miễn phí Học Viện Chứng Khoán Tín Phong để cập nhật ngay cổ phiếu lãi nhanh và an toàn cao nhé. Chứng khoán tín phong, giúp bạn không mất tiền oan trên thị trường.

Học Viện Chứng Khoán Tín Phong miễn phí liên hệ za.lo: 0905037293 để được hướng dẫn.

Nhịp đập Thị trường 29/08 - Chứng Khoán Tín Phong

Phiên 29/08 kết thúc với sắc xanh của các chỉ số chính. VN-Index tăng gần 3 điểm lên 1,204.43 điểm. HNX-Index tăng 1.6 điểm lên 246.5 điểm.

Lực mua vẫn chiếm ưu thế trong phiên 29/08, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với gần 500 mã tăng và hơn 300 mã giảm. So nhóm ngành tăng giá chiếm hơn phân nửa toàn thị trường.

Nhóm khai khoáng dẫn đầu thị trường phiên hôm nay với 18/29 mã tăng. PVS, PVD, PVC, PVD của nhóm dầu khí đều tăng mạnh.

Cổ phiếu bán lẻ cũng có một phiên tích cực. MWG, VGC, FRT, CCI, TMX… tăng mạnh trong phiên.

NVL dẫn đầu thanh khoản sàn HOSE phiên hôm nay với khối lượng giao dịch hơn 40 triệu cp. Lần lượt xếp sau là các mã VND, VIX, SSI của ngành ngành chứng khoán.

Khối ngoại bán ròng mạnh các mã gồm POW, SSI, STB, VPB, DCM. Hôm nay, khối này bán ròng gần 140 tỷ đồng.

Thanh khoản toàn thị trường kết phiên 29/08 đạt hơn 25 ngàn tỷ đồng.

Trong rổ VN30 đang có 17 cổ phiếu tăng giá/10 cổ phiếu giảm giá. BCM (71.5;1,100; 3%) dẫn đầu đà tăng của VN30

Bất động sản cũng là nhóm có mức tăng tốt nhất thị trường với mức tăng 1.34%. Có tới 51 cổ phiếu tăng giá/10 cổ phiếu giảm giá, DIG (28,200; 500; 1.81%); HDC (35,150; 859; 2.48%); KBC (33,300; 1000; 3.1%); PDR (23,450; 950; 4.22%); QCG (11,950; 750; 6.7%); TCH (13,450; 3.46%); VIC (65,400; 700; 1.08%); VHM (55,300; 600; 1.1%); là những cổ phiếu đáng chú ý.


cre: vietstock
Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong
Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Phiên live tối nay nhà Chứng Khoán Tín Phong.
Mời cả nhà cùng vô thảo luận nhé

Cổ phiếu DBC - Đầu Tư Chứng Khoán Có Lãi l Chứng Khoán Tín Phong l

Áp dụng 3 bước này để ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN và cái kết sau 3 tháng l Chứng khoán Tín Phong

Nhịp đập Thị trường 30/08 - Tín Phong Chứng Khoán

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 8.73 điểm (+0.72%), đạt 1,213.16 điểm; HNX-Index tăng 1.48 điểm (+0.6%), đạt 247.96 điểm. Độ rộng thị trường kết phiên nghiêng về bên mua với 420 mã tăng và 311 mã giảm. Rổ VN30 cũng ngả về sắc xanh với 22 mã tăng, 6 mã giảm và 2 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường sôi động hơn khi bước vào phiên chiều. Dừng phiên, VN-Index đạt khối lượng giao dịch hơn 909 triệu đơn vị, tương đương 20.8 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận thanh khoản đạt 100.7 triệu đơn vị, tương đương giá trị 2 ngàn tỷ đồng.

Sau phiên sáng giao dịch cầm chừng, thị trường đã bước vào phiên chiều với tâm lý tích cực hơn, thanh khoản cũng được cải thiện đáng kể. Các mã CTG (+2.72%), FPT (+3.21%) và VCB (+0.79%) là những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index khi đóng góp gần 3 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, chỉ số chịu áp lực điều chỉnh từ VIC (-2.21%).

HNX-Index cũng có diễn biến tương tự, sắc xanh của các mã VCS (+6.72%), SHS (+4.52%), MBS (+5.24%), HUT (+1.94%) là động lực chính giúp chỉ số quay đầu tăng điểm.

Sắc xanh lan tỏa rộng tất cả các ngành khi nhìn vào tổng thể toàn thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu bất động sản là ngành tăng mạnh nhất. Khi các cổ phiếu đầu ngành có mức tăng tốt, tiêu biểu với cổ phiếu TCH (+3.35%), KBC (+1.66%),…

Theo sau là nhóm ngành ngân hàng khi sắc xanh vẫn duy trì trên các mã cổ phiếu chủ lực. Trong đó, các mã tăng mạnh như CTG tăng 1.12%, STB tăng 1.1%, ACB, TCB và MBB đều tăng gần 1%,…


cre: vietstock

Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong
Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

:red_circle:Nhận định chứng khoán ngày 31/8: NHÀ CÁI CÒN NHIỀU HÀNG, ANH EM KHÔNG LO l Chứng khoán Tín Phong

Chứng Khoán Tín Phong tiếp tục phiên live tối nay.
Mời cả nhà cùng vô thảo luận học hỏi kinh nghiệm nhé.

Link live https://www.youtube.com/watch?v=d7sDVV3832I

Nhịp đập Thị trường 31/08 - Chứng Khoán Tín Phong

Không hề xuất hiện động thái chốt lời trước kỳ nghỉ Lễ như lo ngại, thị trường duy trì đà tăng tốt trong phiên chiều nhờ dòng tiền mạnh đổ vào.

VN-Index kết phiên tăng gần 11 điểm, lên 1,224 điểm, tương ứng tăng 0.9%. Đây cũng là phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp của chỉ số chính sàn HOSE. GVR (+5.6%) là cổ phiếu tác động tích cực nhất lên chỉ số chính thay thế cho VIC.

Riêng VIC, lệnh lớn trong phiên ATC kéo cổ phiếu này xuống, chỉ còn tăng nhẹ 0.16% so với mức tăng 1.29% trước khi vào ATC. VHM cũng vây, kết phiên chỉ còn tăng 0.18%.

Trong nhóm ngành sản xuất, cổ phiếu ngành nhựa lại trái chiều. Hai ông lớn BMP và NTP giảm điểm, trong khi SFN hay TPP lại trần.

Nhóm vận tải cũng bứt mạnh trong phiên hôm nay. GMD, HAH tăng cận trần. PVT tăng trên 4%.

Thiết bị điện nằm trong top tăng mạnh nhờ cú bứt tốc của GEX. Phiên hôm nay GEX tăng hơn 5.5%. TSB cũng có phiên tăng trần lên mức 35,600 đồng/cp.

Dệt may tăng mạnh với sắc tím trần ngập. STK, FIL, MSH, X20 tăng trần. Ngoài ra, nhiều mã khác trong nhóm như TNG, TCM, SVD, KMR, ADS đều tăng mạnh.

Số mã tăng phiên hôm nay lên tới gần 600 mã áp đảo hơn hẳn 230 mã giảm, điều này cho thấy sự hăng hái của phe mua. Thanh khoản thị trường đạt hơn 24 tỷ đồng trong phiên VN-Index tăng mạnh. Khối ngoại mua ròng hơn 330 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Cổ phiếu chứng khoán cũng tích cực sau phiên bứt phá hôm qua. FTS tăng hơn 4.3%, dẫn đầu toàn ngành này. SSI, VND và HCM đều xanh, VCI và SHS đang đứng giá. VIX và ORS là 2 mã duy nhất giảm điểm.

Nhóm vật liệu xây dựng, cụ thể hơn là thép đang tăng khá với HPG, HSG tăng hơn 1%, NKG tăng 2%. Cổ phiếu ngân hàng lại phân hóa đầu phiên, VCB, VPB và STB giảm nhẹ trong khi BID, CTB, TCB, SHB đang trong sắc xanh.


cre: vietstock
Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong
Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Tỷ giá Đô la Mỹ tăng cao và 5 điều cơ bản ai cũng cần biết khi đầu tư chứng khoán

👉Tác động tới doanh nghiệp vay nợ bằng đô la Mỹ: Khi tỷ giá hối đoái trong nước tăng so với ngoại tệ, lợi nhuận doanh nghiệp giảm do chênh lệch tỷ giá hối đoái.

👉Ảnh hưởng cán cân thương mại: Tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập khẩu. Khi tỷ giá tăng, xuất khẩu kém cạnh tranh, kinh tế suy giảm.

👉Tác động đến dòng đầu tư: Khi tỷ giá Đô la tăng, nhà đầu tư sẽ rút bớt tiền. Chứng khoán giảm

Tóm lại, tỷ giá tăng thì lợi nhuận giảm và chứng khoán giảm!

Chứng khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong
Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Mừng kỳ nghỉ Quốc khánh, đất nước ta lại bước sang một mùa xuân mới, rạng rỡ hơn bao giờ hết. Mong rằng tất cả chúng ta luôn được bình yên và hạnh phúc, tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ bên gia đình và bạn bè thân thương.


Chứng Khoán Tín Phong

Loạt công ty chứng khoán ‘tưng bừng’ báo lãi - Chứng Khoán Tín Phong

Với sự hứng khởi của chỉ số VN-Index cả về điểm số lẫn thanh khoản, hàng loạt công ty chứng khoán đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm.

Với sự hứng khởi của chỉ số VN-Index cả về điểm số lẫn thanh khoản, hàng loạt công ty chứng khoán đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm.

Với sự hứng khởi của chỉ số VN-Index cả về điểm số lẫn thanh khoản, hàng loạt công ty chứng khoán đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực nửa đầu năm.

Chứng khoán là nhóm có kết quả kinh doanh tương quan lớn nhất với biến động thị trường. Khi thị trường tích cực, thường kết quả kinh doanh của nhóm này sẽ tăng trưởng tốt và ngược lại. Điều này đã phần nào được thể hiện qua mùa báo cáo tài chính quý II/2023 của các công ty chứng khoán (CTCK).

Dữ liệu từ VNDirect cho thấy lợi nhuận nhóm công ty chứng khoán trong quý II/2023 đạt gần 6.000 tỷ đồng, tăng 64% so với quý liền trước và gấp khoảng 3,5 lần số lãi thấp kỷ lục của quý IV/2022. Đây cũng là quý thứ 2 liên tiếp lợi nhuận của các CTCK tăng trưởng so với quý liền trước.

Lợi nhuận “khủng”

Theo thống kê của Nhadautu.vn, trong số 20 CTCK lợi nhuận quý II/2023 cao nhất ngành, có đến 14 CTCK ghi nhận lãi sau thuế tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2022.

Cụ thể, đứng ở vị trí quán quân là Công ty Chứng khoán VIX với lãi ròng tăng gấp 9,7 lần lên 565,5 tỷ đồng. Xếp ở vị trí tiếp theo là CTCP Chứng khoán SSI với lãi sau thuế 525 tỷ đồng, tăng 26%.

Bên cạnh VIX hay SSI, nhiều công ty cùng nhóm cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận bằng lần như VPBank Securities (lãi 314 tỷ đồng – tăng gấp 4,5 lần), FPTS (lãi 140 tỷ đồng – tăng gấp gần 2 lần).

Đáng chú ý, 7 cái tên trong danh sách này ghi nhận sự đảo chiều ấn tượng từ lỗ trong quý II/2022 sang lãi trong quý II năm nay, bao gồm: CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (Mã CK: SHS), CTCP Chứng khoán Rồng Việt (Mã CK: VDS), CTCP Chứng khoán Tiên Phong (Mã CK: ORS), CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam, CTCP Chứng khoán DNSE, CTCP Chứng khoán BIDV (Mã CK: BSI), Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS)

Chiều ngược lại, 6 cái tên duy nhất trong nhóm này báo lãi ròng giảm là CTCP Chứng khoán VNDirect (-5,8%), CTCP Chứng khoán TP.HCM (-44%), CTCP Chứng khoán Mirae Asset (-48,5%), CTCP Chứng khoán VietCap (-61%), CTCP Chứng khoán VPS (-63%) và CTCP Chứng khoán Kỹ thương Việt Nam (-33,7%).

Điểm chung ở những cái tên thuộc “top” tăng trưởng lợi nhuận kể trên là hầu hết mảng kinh doanh đóng góp chính cho doanh thu/lợi nhuận của các CTCK này đến là lãi từ các tài sản tài chính (TSTC) ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL), cụ thể hơn là lãi đánh giá lại tài sản tài chính.

Trường hợp đầu tiên phải kể đến là VIX, chênh lệch tăng về đánh giá lại TSTC của VIX trong quý II/2023 lên đến 447,4 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm đến 65% tỷ trọng doanh thu hoạt động của VIX.

FPTS cũng ghi nhận chênh lệch tăng về đánh giá lại TSTC quý II/2023 lên đến 28,1 tỷ đồng, trong khi quý II/2022 là lỗ 74,3 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản cổ tức, lãi từ TSTC FVTPL (lãi tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi) cũng mang về cho FTPS 22,7 tỷ đồng (tăng gấp gần 2,3 lần).

Hay, BCTC của VDSC cho thấy chênh lệch tăng về đánh giá lại TSTC quý II/2023 đạt 22,3 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái lỗ 63,3 tỷ đồng. Ngoài ra, khoản cổ tức, lãi từ TSTC FVTPL (lãi tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi) của VDSC đạt 22,5 tỷ đồng (tăng gấp gần 4,8 lần). Bên cạnh đó, một số trường hợp khác tương đồng có thể kể đến là BVSC, ACBS, TPS và SHS.

Dù vậy, cần phải nhấn mạnh rằng lãi đánh giá lại TSTC chỉ mang tính chất kỹ thuật và không đem lại dòng tiền thực cho CTCK. Do đó, trên lưu chuyển tiền tệ, trong trường hợp CTCK lãi nhờ chênh lệch tăng TSTC, thì tương ứng sẽ phải ghi nhận âm dòng tiền tại khoản mục giảm các doanh thu phi tiền tệ.

Một quan sát khác của Nhadautu.vn cho thấy nhiều CTCK ghi nhận lãi nhờ bán cổ phiếu, trái phiếu (hoặc có thể hiểu là hoạt động tự doanh). Một trong những cái tên tiêu biểu là VPBank Securities, CTCK này trong quý II/2023 đạt 327 tỷ đồng (tăng gấp hơn 4 lần), nhờ vào lãi bán TSTC (146,3 tỷ đồng – chủ yếu lãi nhờ bán trái phiếu chưa niêm yết) và cổ tức, tiền lãi phát sinh từ TSTC (181,2 tỷ đồng).

Giống với VPBank Securities, DNSE ghi nhận lãi bán chứng khoán quý II/2023 đạt hơn 56 tỷ đồng (gấp 34,3 lần cùng kỳ), nhờ vào việc bán cổ phiếu niêm yết (lãi 29,2 tỷ đồng), chứng chỉ tiền gửi (10,7 tỷ đồng) và trái phiếu (16,1 tỷ đồng).

Một trường hợp khác là Chứng khoán KIS Việt Nam với doanh thu hoạt động giảm mạnh 54%, nhưng nhờ chi phí hoạt động giảm 73% – trong đó chủ yếu nhờ vào lỗ bán các TSTC (51,3 tỷ đồng – giảm 90,5%), chênh lệch giảm đánh giá lại các TSTC FVTPL (32,2 tỷ đồng – giảm 91,4%), nên KIS Việt Nam vẫn báo lãi hơn 105,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ 38,2 tỷ đồng.

Triển vọng nhóm cổ phiếu chứng khoán

Thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn sôi động nhất trong gần một năm rưỡi trở lại đây. VN-Index hiện đã tăng khoảng 22% so với số đầu năm và thanh khoản liên tục được duy trì ở mức cao với giá trị khớp lệnh bình quân từ đầu tháng 8 đến nay đạt xấp xỉ 21.000 tỷ đồng, tăng gần 26% so với tháng 7 và là mức cao nhất trong vòng 17 tháng kể từ tháng 4/2022.

Trong bối cảnh đó, nhóm chứng khoán “hút” tiền rất mạnh, đặc biệt, bộ đôi SSI, VND còn thường xuyên nằm trong top đầu thanh khoản toàn sàn chứng khoán. Nhóm vốn hóa nhỏ hơn thậm chí còn ghi nhận mức tăng bằng lần trên một số cái tên như VIX, BSI, CTS, AGR, FTS,…

Sự khởi sắc của TTCK nói chung và cổ phiếu của các CTCK nói chung đến từ việc Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023 đã 4 lần giảm lãi suất điều hành, từ đó lãi suất tiền gửi và cho vay tại các ngân hàng thương mại đều giảm. Nhờ vậy, kênh chứng khoán đã trở nên hấp dẫn so với việc gửi tiết kiệm qua ngân hàng. Minh chứng cho điều này là sự gia tăng của nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường thời gian gần đây. Trong tháng 7, số tài khoản chứng khoán mở mới đạt hơn 150.000, cao nhất trong vòng 11 tháng.

Với việc mặt bằng lãi suất có thể tiếp tục duy trì ở mức thấp, triển vọng thị trường chứng khoán vẫn được đánh giá khả quan trong phần còn lại của năm 2023.

Cụ thể, VNDirect ở kịch bản cơ sở kỳ vọng VN-Index sẽ đạt 1.300 điểm trong 6 tháng cuối năm 2023, tương đương với P/E năm 2023 là 13,3 lần (tương ứng với mức -1 độ lệch chuẩn của P/E trung bình 10 năm). Rủi ro giảm giá bao gồm dòng vốn đầu tư gián tiếp rút ra trong bối cảnh Fed duy trì chính sách lãi suất cao và suy thoái kinh tế Mỹ và châu Âu mạnh hơn dự kiến.

Dù vậy, xét trong ngắn hạn, lưu ý rằng định giá cổ phiếu nhóm công ty chứng khoán đã không còn hấp dẫn sau một giai đoạn tăng trưởng mạnh. Tính đến phiên 15/8, P/B của nhiều cổ phiếu CTCK dao động ở mức từ 1,5 – 2 lần, thậm chí một số CTCK nhỏ và vừa có P/B trên 3 lần. Đây là mức định giá khá cao, đặc biệt so với thời điểm đáy hồi giữa tháng 11 năm ngoái khi nhiều cổ phiếu nhóm này giao dịch dưới giá trị sổ sách. Mức định giá này sẽ là rào cản nhất định với cổ phiếu chứng khoán sau khi nhóm này đã có một nhịp tăng khá dài.

Giới chuyên gia khuyến nghị, nhà đầu tư nên lựa chọn giải ngân vào những cổ phiếu chứng khoán có thị phần cho vay ký quỹ lớn, có danh mục tự doanh được hưởng lợi và chú ý tới các thông tin bên lề với những doanh nghiệp có câu chuyện riêng.


cre: cafef

Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Chứng khoán tiếp tục tăng sau nghỉ lễ? - Chứng Khoán Tín Phong

VN-Index tiệm cận đỉnh cũ thiết lập tháng 8 vừa qua. Mức định giá hiện không còn “rẻ”, tuy nhiên giới phân tích vẫn kỳ vọng, phần còn lại của năm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục khởi sắc.
Trước kỳ nghỉ lễ, VN-Index có chuỗi 4 phiên tăng điểm liên tiếp, tiệm cận đỉnh cũ thiết lập hồi đầu tháng 8/2023. Chốt tuần, VN-Index đóng cửa tăng 40 điểm (3,44%) so với tuần trước, lên 1.224 điểm. Bên cạnh sự tích cực của dòng tiền trong nước, khối ngoại cũng mua ròng trở lại, tạo lực đẩy cho một số cổ phiếu.

Tuần giao dịch ngay sau lễ 2/9, theo Công ty chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS), trong ngắn hạn VN-Index có thể hướng tới vùng đỉnh cũ quanh 1.250 điểm trước khi tạo nền tích lũy mới trước ngưỡng cản mạnh 1.300.

Về trung hạn, nhóm phân tích cho rằng xu hướng tăng (uptrend) của thị trường chưa bị phá vỡ. Nhịp điều chỉnh mạnh vừa qua không thủng ngưỡng 1.150 điểm nên thị trường đã tích lũy lại và tạo nhịp tăng ngắn hạn trước khi đi vào vùng tích lũy mới. Nhịp điều chỉnh mạnh còn cần thiết để thị trường rũ bỏ đeo bám trước ngưỡng cản mạnh 1.300 và trong trường hợp tích cực, VN-Index vẫn có thể bùng nổ vượt 1.300 điểm nếu như nhịp tích lũy tiếp theo đủ tốt và chặt chẽ.

Tuy nhiên, chuyên gia của SHS cho rằng, hiện còn quá sớm để dự báo xa. Trước mắt thị trường sẽ hồi phục ngắn hạn và sau đó cần tạo thành khu vực tích lũy mới để tích lũy nội lực trước khi vượt cản mạnh.

Trong ngắn hạn, thị trường đang trong nhịp hồi phục sau điều chỉnh, tuy nhiên sẽ phải có giai đoạn tích lũy mới. Nhóm phân tích cho rằng, có rủi ro rung lắc khi VN-Index tiệm cận ngưỡng cản 1.250 điểm.

Theo phân tích của chuyên gia Công ty chứng khoán Tiên Phong, tháng 9 này nhà đầu tư đang kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không tăng lãi suất trong kỳ họp lần này, qua đó giảm áp lực cho VND. Đồng thời,Việt Nam sẽ đón chuyến thăm của Tổng thống Mỹ, từ đó mở ra các cơ hội phát triển sâu rộng hơn giữa 2 quốc gia.

"Hiện tại, sau khi thành công trở lại trên đường SMA 20 ngày, VN-Index đã lấy lại xu hướng tăng trong ngắn hạn và mục tiêu tiếp theo mà chỉ số cần hướng tới là vùng đỉnh liền kề, quanh mức 1,245 điểm ", TPS nêu quan điểm.

Chuyên gia từ Chứng khoán KB Việt Nam nhận định, VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục quán tính tăng điểm và hướng lên vùng kháng cự kế tiếp quanh 1.23x điểm. Nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng trong các nhịp tăng vượt cản và chỉ mua trở lại trong các nhịp điều chỉnh về quanh vùng hỗ trợ.

Nhóm phân tích Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) giữ quan điểm thận trọng, khuyến nghị các nhà đầu tư tiếp tục thu gọn danh mục, chỉ tập trung giải ngân vào những cổ phiếu đang có diễn biến tương tự hoặc tốt hơn VN-Index, thu hút được lực cầu tốt và cho tín hiệu vượt đỉnh. Một số nhóm ngành có thể quan tâm, như chứng khoán, bất động sản, bán lẻ.

Với nhóm chứng khoán, ngoài thông tin về hệ thống KRX, tiến trình nâng hạng thị trường cũng đang được nhà đầu tư ngóng chờ.

Trước kỳ nghỉ lễ, theo thông từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), tại Hồng Kông (Trung Quốc), Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đã chủ trì Hội nghị gặp gỡ các nhà đầu tư tổ chức và các đối tác với chủ đề “Khai mở tiềm năng thị trường chứng khoán Việt Nam - hướng tới vị thế thị trường mới nổi”. Theo đó, Việt Nam hướng đến nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi trước năm 2025. Hai vấn đề trọng yếu yêu cầu ký quỹ trước giao dịch (prefunding) và giới hạn sở hữu nước ngoài đang được khẩn trương tháo gỡ.


cre: cafef
Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong
Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Nhịp đập Thị trường 05/09 - Chứng Khoán Tín Phong

Như vậy ngành ngân hàng với mức tăng 1.01% và ngành xây dựng với mức tăng 1.46% là những trụ chính kéo thị trường hôm nay. Kết phiên, VN-Index tăng 10.93 điểm (0.89%), đóng cửa ở mức 1,234.98 điểm. Một con số tiến khá đẹp. VN30 tăng 10.11 điểm dừng ở mức 1,244.64 điểm. HNX-Index tăng 2.53 điểm (1.01%) lên mức 252.28 điểm. UPCoM tăng 0.97 điểm (1.04%) lên mức 94.29 điểm.

Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt mức 27,687 tỷ đồng với 1.26 tỷ cổ phiếu trao tay. Trong đó VN-Index là 24,585 tỷ đồng với 1.09 tỷ cổ phiếu, HNX-Index là 2,280 tỷ đồng với 117 triệu cổ phiếu, UPCoM là 857 tỷ đồng với 57 triệu cổ phiếu.

NVL hôm nay có khối lượng giao dịch cao nhất thị trường với mức 53 triệu cổ phiếu. Kết phiên NVL lên mức 21,400 tăng 4.6%. Gần đây NVL liên tục có giá trị thanh khoản trong top đầu thị trường.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 396 tỷ trong phiên giao dịch khớp lệnh sàn HOSE.

VN-Index tăng 8.44 điểm (0.69%) lên 1,232.49 điểm. VN30 tăng 7.96 điểm (0.64%), khớp ở mức 1,242.49 điểm. HNX-Index giảm 2.21 điểm (0.88%) lên 251.96 điểm, UPCoM tăng 0.57 điểm (0.61%) lên 93.89 điểm. Trên sàn HOSE tỷ lệ số cổ phiếu giảm giá/số cổ phiếu giảm giá là 301 (2cổ phiếu trần)/46 (0 cổ phiếu sàn). Tỷ lệ này ở sàn HNX là 88 (6 cổ phiếu trần)/17 (0 cổ phiếu sàn).

Trong rổ VN30 đang có 24 cổ phiếu giảm giá/3 cổ phiếu giảm giá. BCM (71,200; -1,000; -1.4%) dẫn đầu đà giảm của VN30.

Mặc dù điểm số tăng không quá mạnh, nhưng một màu xanh ngắt đang phủ thị trường, cổ phiếu dầu khí hôm nay xanh từ đầu phiên, PVD (25,900; 400; 1.57%); PVB (20,700; 600; 2.99%); PVC (18,200; 500; 2.82%); PVS (36,500; 1,000; 2.82%)


cre: vietstock

Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Live stream Tín Phong Chứng Khoán
Mời cả nhà cùng vô thảo luận nhé.

Cổ phiếu biến động, hãng xe VinFast của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đứng vị trí thứ 8 thế giới - Chứng Khoán Tín Phong

Cùng với đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, cổ phiếu VFS của VinFast tiếp tục điều chỉnh giảm, đưa giá trị vốn hóa của doanh nghiệp xuống đứng vị trí thứ 8 trong danh sách những hãng ô tô hàng đầu thế giới.
Trước áp lực tăng giá của thị trường dầu thô, chứng khoán Mỹ đã quay đầu giảm trong phiên giao dịch ngày 5/9. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Dow Jones mất 195,74 điểm (tương đương 0,56%) còn 34.641,97 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 0,42% xuống 4.496,83 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite hạ 0,08% xuống 14.020,95 điểm.

Cùng với đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ, mã cổ phiếu VFS của công ty xe điện VinFast cũng điều chỉnh giảm 3,37 USD/cổ phiếu, tương đương mức giảm 11,41% để đóng cửa ở mức giá 26,13 USD/cổ phiếu. Trong phiên giao dịch ngày 5/9, có hơn 6,3 triệu cổ phiếu VFS được các nhà đầu tư sang tay.

Với giá đóng cửa 26,13 USD/cổ phiếu trong phiên giao dịch ngày 5/9, giá trị vốn hóa của VinFast giảm còn 60,68 tỷ USD. Với giá trị vốn hóa này, hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng tụt 2 bậc xuống đứng vị trí thứ 8 trên bảng xếp hạng những doanh nghiệp sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.

Doanh nghiệp đứng đầu lĩnh vực sản xuất ô tô là Tesla với giá trị vốn hóa 814,09 tỷ USD, Toyota đứng thứ 2 với giá trị vốn hóa 238,20 tỷ USD, đứng thứ 3 là Porsche với giá trị vốn hóa 99,01 tỷ USD, với giá trị vốn hóa 96,58 tỷ USD, hãng xe BYD của Trung Quốc đứng vị trí thứ 4, trong khi Mercedes-Benz đứng thứ 5 với giá trị vốn hóa đạt 77,14 tỷ USD.

Phiên giao dịch ngày 5/9 chứng kiến sự vươn lên của BMW với giá trị cổ phiếu tăng 2,17% và giá trị vốn hóa đạt 68,43 tỷ USD, hãng xe Đức đứng vị trí thứ 6, xếp ngay phía trên một đồng hương khác là Volkswagen với giá trị vốn hóa 64,06 tỷ USD. Trong khi đó, đứng sau VinFast trong danh sách 10 hãng ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới là Ferrari với giá trị vốn hóa 57,38 tỷ USD và Stellantis của Hà Lan với giá trị vốn hóa 56,60 tỷ USD.

Ở lĩnh vực xe điện, VinFast tiếp tục đứng thứ 2 sau gã khổng lồ Tesla và bỏ xa các đối thủ phía sau là Li Auto với giá trị vốn hóa chỉ 39,66 tỷ USD, Rivian giá trị vốn hóa 22,17 tỷ USD, NIO giá trị vốn hóa 19,98 tỷ USD, hay Xpeng giá trị vốn hóa chỉ 18,75 tỷ USD,…

Thị giá của cổ phiếu VinFast đã có nhiều biến động sau khi chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ hôm 15/8 vừa qua, cổ phiếu VFS đã đạt mức cao hơn 90 USD vào cuối tháng 8 đưa giá trị vốn hóa doanh nghiệp tiến gần mốc 200 tỷ USD, nhưng hiện đang giao dịch quanh mức 30 USD/cổ phiếu.

Sự trỗi dậy nhanh chóng của VinFast và biến động thị trường khiến hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng trở thành tâm điểm chú ý vào giữa tháng 8. VinFast trở thành nhà sản xuất ô tô có giá trị thứ ba thế giới trong một khoảng thời gian ngắn chỉ trong vòng hai tuần kể từ khi IPO nhờ sáp nhập với công ty mua lại mục đích đặc biệt Black Spade Acquisition. Thành tích đáng chú ý này không chỉ khiến các nhà phân tích ngạc nhiên mà còn là dấu hiệu cho thấy bối cảnh đang thay đổi của ngành công nghiệp ô tô và sức ảnh hưởng quá lớn của công nghệ mới.

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN (ASEAN BIS) 2023 ở Jakarta, Indonesia ngày 4/9 vừa qua, bà Lê Thị Thu Thủy - Tổng giám đốc VinFast cho hay không cảm thấy lo ngại trước biến động của giá cổ phiếu trên sàn chứng khoán vì tin vào tiềm năng của công ty.

Tổng giám đốc VinFast khẳng định hãng xe Việt đã làm được điều mà nhiều người nghĩ là không thể. Theo CEO của VinFast chia sẻ: “Ô tô rất phức tạp, chúng tôi sẽ không bao giờ có thể làm được. Đó là đánh giá của những người hoài nghi khi chúng tôi sản xuất xe hơi. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã làm được”.

Bà Thuỷ cho biết, VinFast đã bàn giao 11.300 xe điện trong nửa đầu năm, phần lớn ở Việt Nam. Theo bà, hệ sinh thái xe điện ngày càng phát triển ở Đông Nam Á sẽ hỗ trợ cho sự tăng trưởng của VinFast. Bà đề cập đến Indonesia, đất nước giàu niken (kim loại quan trọng trong sản xuất pin xe điện) và sở hữu ngành sản xuất pin lớn ở Đông Nam Á, như một lý do để lạc quan về ngành xe điện ở ASEAN.

Từ góc nhìn chuỗi cung ứng, bà Thuỷ cho rằng VinFast có thể nhập tất cả linh kiện từ khu vực Đông Nam Á. “Chúng tôi hoàn toàn có thể sản xuất xe điện trong ASEAN và xuất khẩu từ đây sang phần còn lại của thế giới”, CEO VinFast khẳng định, đồng thời nhắc lại việc VinFast đã chứng minh điều mà nhiều người từng cho là không thể kể từ khi công ty bắt đầu công cuộc sản xuất xe cách đây 6 năm.


cre: 24h
Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong
Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Nhịp đập Thị trường 06/09 - Chứng Khoán Tín Phong

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 10.52 điểm (+0.85%), đạt 1,245.5 điểm; HNX-Index tăng 3.08 điểm (+1.22%), đạt 255.36 điểm. Độ rộng thị trường kết phiên nghiêng về bên mua với 535 mã tăng và 289 mã giảm. Rổ VN30 cũng ngả về sắc xanh với 22 mã tăng, 4 mã giảm và 4 mã tham chiếu.

Thanh khoản thị trường có sự sôi động hơn khi bước vào phiên chiều. Dừng phiên, VN-Index đạt tổng khối lượng hơn 1.1 tỷ cổ phiếu, tương đương 25 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận thanh khoản đạt 120 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 2.4 ngàn tỷ đồng.

Sau khoảng thời gian giao dịch cầm chừng, thị trường đã khởi sắc hơn khi gần về cuối phiên nhờ sự đảo chiều của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như FPT, HPG, GAS, MSN cùng nhóm cổ phiếu ngân hàng như VCB, VPB, MBB, ACB, CTG… Kết phiên, VN-Index đạt 1,245.5 điểm và vượt đỉnh cũ tháng 8/2023. Trong đó, các mã HPG (+4.32%), VPB (+3.81%), GAS (+1.91%) và FPT (+2.27%) là những mã tác động tích cực nhất đến VN-Index khi đóng góp hơn 4.5 điểm tăng. Ở chiều ngược lại, chỉ số chịu áp lực điều chỉnh từ VIC (-1.12%) và BID (-0.42%).

HNX-Index tiếp tục nới rộng sắc xanh nhờ diễn biến tích cực của các mã HUT (+8.37%), SHS (+3.8%), PVI (+3.64%) và IDC (+1.89%).

Trong rổ VN30, bên bán đang chiếm ưu thế hơn với 7 mã tăng, 20 mã giảm và 3 mã đứng giá. Giao dịch tích cực nhất rổ là VHM với mức tăng hơn 2.4%. Theo sau là các mã MWG, PLX, VPB. Ngược lại, SSB, BCM, HDB là các mã giảm giá mạnh nhất.

Sắc đỏ bao phủ rộng trên các ngành khi nhìn vào tổng thể toàn thị trường. Tuy nhiên, nhóm cổ phiếu bán buôn vẫn giữ được sắc xanh trên hầu hết các mã cổ phiếu, tiêu biểu với cổ phiếu PET (+3.1%), DGW (+1.86%),…

Theo sau là nhóm ngành bán lẻ khi có mức tăng điểm không hề kém cạnh so với nhóm bán buôn, các mã cổ phiếu chủ lực có mã tăng mạnh như FRT tăng 2.91%, MWG tăng 2.03%,…


cre: vietstock

Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Cổ phiếu hãng xe VinFast tiếp tục điều chỉnh, giá trị vốn hóa bốc hơi mạnh - Chứng Khoán Tín Phong

Cùng với đà giảm mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ phiên giao dịch ngày 6/9, mã cổ phiếu VFS của VinFast có phiên điều chỉnh giảm thứ 6 liên tiếp về dưới 25 USD/cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (6/9), thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận mức giảm mạnh khi những lo ngại của giới đầu tư về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể chưa kết thúc nâng lãi suất ngày càng tăng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, chỉ số Dow Jones rớt 198,78 điểm (tương đương 0,57%) xuống 34.443,19 điểm. Chỉ số S&P 500 lùi 0,7% xuống 4.465,48 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite mất 1,06% còn 13.872,47 điểm. Đây là phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp với chỉ số Nasdaq Composite, áp lực giảm mạnh do cổ phiếu nhóm công nghệ lao dốc. Trong đó, những cổ phiếu giảm mạnh nhất bao gồm Nvidia và Apple, đều sụt hơn 3%.

Cùng với đà giảm của thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch ngày 6/9, mã cổ phiếu VFS của hãng xe điện VinFast tiếp tục có phiên điều chỉnh giảm thứ 6 liên tiếp sau khi lập đỉnh ở mức 82,35 USD/cổ phiếu đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/8. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/9, VFS đóng cửa ở mức giá 24,50 USD/cổ phiếu, tương đương mức giảm thêm 6,24% so với phiên giao dịch liền trước. Với mức giá này, VFS đang “test” lại vùng giá chào sàn Nasdaq 22 USD/cổ phiếu hôm 15/8 vừa qua.

Trong phiên giao dịch ngày 6/9, thanh khoản của VFS cũng giảm mạnh so với những ngày đầu tiên chào sàn. Theo đó, ở phiên giao dịch ngày thứ Tư chỉ có hơn 5,6 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay.

Với mức giá đóng cửa 24,50 USD/cổ phiếu, giá trị vốn hóa hãng xe điện của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm còn 56,89 tỷ USD. Với giá trị vốn hóa này, VinFast tiếp tục đứng vị trí thứ 8 trong danh sách những hãng xe ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới sau Tesla giá trị vốn hóa 799,59 tỷ USD, Toyota giá trị vốn hóa 242,90 tỷ USD, Porsche giá trị vốn hóa 99,99 tỷ USD, BYD giá trị vốn hóa 97,14 tỷ USD, Mercedes-Benz giá trị vốn hóa 76,37 tỷ USD, BMW giá trị vốn hóa 68,27 tỷ USD và Volkswagen giá trị vốn hóa 63,48 tỷ USD. Trong Top 10 hãng xe ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới, VinFast đứng phía trên Ferrari giá trị vốn hóa 56,88 tỷ USD và Stellantis giá trị vốn hóa 18,16 tỷ USD.

Trong phân khúc xe điện, VinFast tiếp tục đứng vị trí thứ 2 sau Tesla và đứng trên Li Auto giá trị vốn hóa 39,75 tỷ USD, Rivian giá trị vốn hóa 22,05 tỷ USD, NIO giá trị vốn hóa 19,55 tỷ USD và XPeng giá trị vốn hóa 16,44 tỷ USD.

Dù cổ phiếu VFS ghi nhận biến động mạnh trong những phiên giao dịch gần đây. Tuy nhiên, hãng xe điện của Việt Nam tiếp tục gây bất ngờ về doanh số bán xe tại Mỹ sau 8 tháng đầu năm. Cụ thể, theo cổng thông tin Marklines, trong tháng 8, doanh số VinFast đạt 394 xe. Tính từ đầu năm, hãng đã bán được tổng cộng 1.624 xe.

Hiện tại, VinFast đã xuất khẩu tổng cộng 2.097 chiếc VF 8 sang thị trường Mỹ ở hai đợt, lần lượt vào tháng 11/2022 và tháng 4/2023. Trên thực tế, VinFast chỉ bán một dòng sản phẩm tại thị trường Mỹ là SUV VF 8, cùng với đó là việc giao hàng mới bắt đầu từ tháng 3, nên doanh số hãng xe điện đến từ Việt Nam ở thời điểm này là không quá tệ.

Bên cạnh đó, là một thương hiệu trẻ, VinFast cần thêm thời gian để tạo dựng niềm tin với khách hàng Mỹ. VF 8 sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mạnh trong tầm giá 40.000 USD, bao gồm Tesla Model 3, Polestar 2, Volkswagen ID.4, Kia EV6 và Hyundai Ioniq 5.

Sắp tới, khi mẫu SUV cỡ lớn VF 9 chính thức xuất khẩu sang thị trường Mỹ, doanh số hãng xe Việt có thể sẽ tăng nhanh hơn. Bên cạnh đó, chiến lược của startup xe điện sẽ hướng đến tương lai xa, khi mà một nhà máy trị giá 4 tỷ USD đang được xây dựng tại tiểu bang Bắc Carolina (dự kiến hoạt động từ năm 2025) sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất xe điện, đồng thời giúp phương tiện của hãng được nhận ưu đãi thuế từ Chính phủ Mỹ.


Cre: 24h
Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong
Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Nhịp đập Thị trường 07/09 - Chứng Khoán Tín Phong

Kết phiên hôm nay, VN-Index giảm hơn 2 điểm về còn 1,243.14 điểm. Trong khi đó, HNX-Index tăng nhẹ gần 1 điểm và kết phiên ở 256.14 điểm.

Lực mua vẫn chiếm ưu thế trong phiên khi thị trường ghi nhận 450 mã tăng và hơn 360 mã giảm. Tuy vậy, sắc đỏ ở loạt cổ phiếu vốn hóa lớn đã kéo chỉ số chính sàn HOSE xuống dưới tham chiếu. VCB, VHM, HPG, VNM, VIC, MSN sụt giảm là những tác nhân khiến chỉ số giảm điểm.

Mặt khác, các nhóm lớn như ngân hàng, bất động sản giảm trong phiên hôm nay cũng khiến thị trường khó tăng điểm.

Nhóm sản xuất phụ trợ và sản xuất thủy sản là những cổ phiếu tăng mạnh trong phiên hôm nay. Trong đó, PNJ, ACG, TLG, DHC tăng mạnh. VHC, ANV, IDI, CMX, ACL… cũng tăng khá trong phiên hôm nay.

Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức tích cực. Giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 28 ngàn tỷ đồng. Khối ngoại có phiên bán ròng thứ 3 liên tiếp với giá trị bán ròng hơn 800 tỷ đồng.

Nhóm cổ phiếu xây dựng sớm tăng khá đầu phiên, đặc biệt những cổ phiếu xây lắp như LCG, VCG, FCN, HHV… Đà tăng có thể đến từ động lực đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công của Nhà nước. Nhóm bất động sản theo đó cũng hưởng lợi, VIC, DXG, VHM, NLG, CEO, HDC, KDH… đều tăng.

Nhóm ngân hàng dù tăng ít hơn những vẫn là ngành đang dẫn dắt đà tăng cho chỉ số. CTG, VPB, BID, VCB đều góp mặt vào top 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất lên VN-Index.

Thủy sản sáng nay cũng nhảy vọt nhờ những tín hiệu cho thấy kết quả kinh doanh sẽ hồi phục trong cuối năm. VHC tăng hơn 3%, ANV, IDI tăng gần 3%.

Điều ngạc nhiên là nhiều cổ phiếu ngành chứng khoán lại đang đỏ như SSI, VIX hay HCM.


cre: vietstock

Chứng Khoán Tín Phong

Theo dõi Chứng Khoán Tín Phong để lãi 1T/năm. Xem nhiều video gỡ vốn sau khi thua lỗ tại kênh youtube Chứng Khoán Tín Phong

Xem video Youtube tại đây => Chứng Khoán Tín Phong

Xem Bài Viết Facebook tại đây => Chứng Khoán Tín Phong