Thực phẩm liệu có triển vọng?

📌📌Thị trường nguyên liệu thực phẩm Việt Nam đang phát triển liên tục và mạnh mẽ trên nhiều ngành hàng, mang đến cơ hội kinh doanh đáng kể cho các công ty trong và ngoài nước

👉Theo báo cáo của Vietnam Report, Việt Nam là quốc gia châu Á duy nhất được Tổ chức Tiền tệ Quốc tế (IMF) nâng mức dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2022; cũng là điểm sáng hiếm hoi trên bức tranh kinh tế u ám toàn cầu, vững vàng kiên định và phục hồi mạnh mẽ kể từ đợt suy giảm do làn sóng thứ 4 của đại dịch COVID-19 vào thời điểm này năm ngoái. Sự hồi phục diễn ra tại hầu khắp các lĩnh vực kinh tế; trong đó, có ngành thực phẩm – đồ uống (F&B).

👉Các chuyên gia kinh tế cho rằng việc Việt Nam đã tham gia ký kết các Hiệp định thương mại tự do đã mang lại nhiều lợi thế về thị trường cho doanh nghiệp ngành F&B phát triển

✨Trong tháng 8/2022 cho thấy gần 90% số doanh nghiệp trong ngành đã đạt năng suất hoạt động trên 80% mức trước đại dịch, thậm chí trên 60% trong số đó đã vượt mức trước đại dịch. Cùng với đó là sự trở lại của người lao động và sinh viên tại các thành phố trong nền kinh tế bình thường tiếp theo, khuyến khích nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng tiêu dùng nhanh; trong đó, có thực phẩm – đồ uống.

✨Hiện tại, kinh tế vĩ mô Việt Nam vẫn được duy trì ổn định nhưng theo các doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế, suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu. Thêm vào đó, sự phục hồi về nhu cầu tiêu dùng trong thời gian qua cũng chủ yếu do giá cả trung bình tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2022 tăng 3,6% so với tháng 12/2021 và tăng 2,89% so với cùng kỳ năm trước

🏭Về KDC:

👉Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu và LNTT của KDC lần lượt đạt 6,4 nghìn tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ) và 427 tỷ đồng (tăng 27% so với cùng kỳ)

Và, doanh thu khác đạt 113 tỷ đồng (bao gồm mảng bánh kẹo và chuỗi cửa hàng Chuk Tea & Coffee), ghi nhận mức tăng tích cực (tăng 493% so với cùng kỳ) trong nửa đầu năm 2022, khi KDC bắt đầu quay trở lại mảng bánh kẹo và mở rộng chuỗi cửa hàng cà phê.

👉Doanh thu mảng dầu ăn đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (tăng 30% so với cùng kỳ) trong 6 tháng đầu năm 2022, với tỷ suất lợi nhuận gộp là 14,8% (tăng từ 13,8% trong 6 tháng đầu năm 2021). Sự tăng trưởng doanh thu của mảng này là do sản lượng tiêu thụ dầu ăn tăng mạnh.

👉Doanh thu mảng thực phẩm đông lạnh (bao gồm kem và sữa chua) đạt 986 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 (tăng 19,6% so với cùng kỳ), với tỷ suất lợi nhuận gộp là 64,0% (tăng từ 53,7% trong 6 tháng đầu năm 2021). Các kênh tiêu dùng tại chỗ như các điểm du lịch, trung tâm giải trí và trường học đã bắt đầu mở cửa trở lại hoàn toàn kể từ tháng 3/2022, điều này đã hỗ trợ tăng trưởng cho mảng này

👉Mảng bánh kẹo🍭 Bánh trung thu🥮: Công ty trở lại thị trường bánh trung thu với thương hiệu “Kingdom” vào năm 2020. Năm 2022, KDC tung ra thị trường sản phẩm bánh trung thu với thương hiệu “Kido’s Bakery”. Công ty bán các sản phẩm cao cấp tập trung vào phân khúc B2B, tập trung bán hàng cho khách hàng mua bánh trung thu làm quà tặng cho đối tác

👉KDC sẽ tối ưu hóa lượng hàng tồn kho và duy trì tỷ suất lợi nhuận cao. Theo KDC, công ty đã đạt được kết quả ấn tượng khi bán được hơn 300 tấn bánh trung thu và tạo ra 200 tỷ đồng doanh thu cùng 60 tỷ đồng LNTT trong mùa trung thu năm 2022.

📌Mảng bánh khách như:

👉Bánh mì tươi: Bắt đầu từ cuối năm 2021, công ty đã tung ra thị trường sản phẩm bánh mì tươi đóng gói thông qua các chuỗi cửa hàng GS25, Co.opMart, Family Mart và Kingfood. Sản phẩm của công ty hướng đến sinh viên và nhân viên văn phòng, những người thích các sản phẩm tiện lợi

👉Đồ ăn nhẹ: Đến năm 2021, công ty đã tung ra các sản phẩm đồ ăn nhẹ dành cho trẻ em. Mì tôm trẻ em Enaak và Bắp rang Kido’s Popcorn là hai sản phẩm tiêu biểu trong lĩnh vực này. Kido lựa chọn chiến lược phân phối các sản phẩm được sản xuất OEM tại Indonesia và Malaysia. Bằng việc thuê ngoài sản xuất, KDC sẽ không bị áp lực về việc đầu tư sản xuất và tập trung vào mục tiêu tăng doanh thu

👉Chuỗi cửa hàng Chuk Tea & Coffee: Tính đến tháng 9 năm 2022, công ty đã mở chuỗi cửa hàng Chuk Tea & Coffee tại ba thành phố: TP HCM, Hà Nội và Biên Hòa với 45 cửa hàng (76% tổng số cửa hàng là tại TP HCM). Lợi thế cạnh tranh của Chuk Tea & Coffee đến từ: (1) tự chủ nguồn nguyên liệu sản xuất với số lượng lớn; và (2) hệ thống logistic với độ bao phủ cao giúp giảm chi phí vận hành.

Ngoài ra, Chuk Tea & Coffee còn hợp tác với Sơn Kim Group (GS25) và Central Retail để mở rộng điểm bán hàng tại các cửa hàng, trung tâm thương mại của đối tác. Năm 2022, Kido đặt mục tiêu lên đến 400 điểm bán hàng Chuk, với doanh thu 500 tỷ đồng/năm.

❌ Do lạm phát vẫn có thể tiếp tục gia tăng trong các quý tới, khuyến nghị giảm tỷ trọng đối với các cổ phiếu bán lẻ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu vẫn có thể đạt mức tăng trưởng dài hạn ổn định nhờ tăng thị phần. Ai có hàng thì tiếp tục nắm và canh những nhịp Pivot mua gia tăng.

Bài viết chỉ dựa theo quan điểm cá nhân một cách khách quan, chúc quý anh/chị NĐT có một tuần giao dịch thuận lợi
1


images (2)

2 Likes