Thực trạng Tín dụng và Kinh doanh tại Việt Nam

Lợi nhuận không đủ trả lãi suất, doanh nghiệp và ngân hàng nhìn nhau ngại ngần

Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNVVN) than lợi nhuận không đủ bù lãi suất nên không dám vay ngân hàng, do vậy không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận không đủ trả lãi, doanh nghiệp không dám vay

Tại hội nghị tín dụng cho DNVVN do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tổ chức giữa tuần qua, bà Nguyễn Thị Thanh Hà – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hưng Yên cho hay, một số doanh nghiệp hiện nay cần phải được giãn nợ, hoãn nợ. Nếu các ngân hàng siết nợ có thể dẫn đến phá sản. Lợi nhuận kinh doanh không đủ để trả nợ ngân hàng, sức cạnh tranh của doanh nghiệp yếu kém. Nhiều doanh nghiệp thậm chí không dám vay ngân hàng, do vậy không có khả năng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, lãi suất giảm đến mức nào, các công cụ, chính sách nào được áp dụng cũng cần cân nhắc cụ thể. Bởi nhiệm vụ của NHNN không chỉ kiềm chế lạm phát, điều hành để giảm mặt bằng lãi suất.

“NHNN còn có nhiệm vụ ổn định thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn thanh khoản cho hoạt động của hệ thống ngân hàng. Đây cũng là những mục tiêu rất quan trọng, qua đó củng cố niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài với Việt Nam. Rất nhiều nhiệm vụ mà NHNN phải cân đối hài hòa, tạo điều kiện, môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói.

Ông Trần Phương – Phó tổng Giám đốc Ngân hàng BIDV – cho hay, BIDV có tỉ lệ cho vay DNVVN lên đến 24% tổng dư nợ, 40% trên tổng dư nợ khách hàng DN. Dư nợ tín dụng năm 2022 cho DNVVN là 329 nghìn tỉ đồng trên tổng số 1,5 triệu tỉ đồng.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Hùng – Phó tổng Giám đốc Agribank – cho biết, với DNVVN thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, Agribank đã áp dụng mức lãi suất cho vay thấp hơn tới 50% so với lãi suất cho vay thông thường. Đến nay, dư nợ cho vay đối với DNVVN trên 325.000 tỷ đồng/hơn 20 ngàn khách hàng (chiếm tỷ lệ 80,64% dư nợ khách hàng pháp nhân).

Theo bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN, bình quân giai đoạn 2018-2022, dư nợ tín dụng đối với DNVVN tăng 14,17%, cao hơn bình quân chung toàn nền kinh tế. Đến cuối năm 2022, dư nợ tín dụng đối với DNVVN tăng 8,28% so với cuối năm 2021, chiếm khoảng gần 19% tổng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế. Dư nợ tín dụng DNNVV phần lớn tập trung vào khu vực Thương mại và dịch vụ (56,29%), Công nghiệp và Xây dựng (40,85%). Các ngân hàng thương mại nhà nước đang cho vay DNNVV chiếm 48,05%, Khối ngân hàng TMCP cho vay chiếm 47,43%.

Ngân hàng ngại cho DN nhỏ vay

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, NHNN đã phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội, đặc biệt là Hiệp hội DNVVN. Qua đó thấy được khả năng tài chính của DNVVN thường hạn chế.

“Đây cũng là điểm hạn chế khi các doanh nghiệp tiếp cận tín dụng. Tài sản đảm bảo không có, vị thế uy tín trên thị trường, về sản phẩm, thương hiệu, dòng tiền trên thị trường rất khó khăn”, Thống đốc nói.

Nêu lên thực trạng của các DNVVN hiện nay, bà Bùi Thu Thuỷ - Phó Cục trưởng Cục phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư - cho rằng DNVVN hạn chế về kĩ năng quản lý dòng tiền. Có doanh nghiệp vay ngắn hạn nhưng lại đầu tư dài hạn, thậm chí không có khả năng đọc báo cáo tài chính. Vì thế chủ doanh nghiệp rất lệ thuộc vào cán bộ tài chính, nếu không có cán bộ tin cậy thì có thể mất cân đối tài chính, hay không có được sự minh bạch chứng từ, dẫn đến uy tín doanh nghiệp thấp, nên khả năng quan hệ với ngân hàng cũng thấp.

“Thậm chí trước đây nhiều ngân hàng ngại cho vay đối với DNVVN vì chi phí tài chính, quản lý rất mất công. Trong khi cho vay các DN lớn thì món vay ra tấm ra món và uy tín lớn hơn. Nhiều DNVVN không có tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh không khả thi; không cân đối được khi nào hòa vốn, khi nào dòng tiền về, chỉ có ý tưởng thôi sẽ khó chứng minh cho ngân hàng…”, bà Thuỷ nói.

Đại diện doanh nghiệp, ông Hoàng Minh Nhật – Giám đốc Công ty CP Hoàng Minh Nhật chuyên xuất khẩu gạo tại Cần Thơ – cho rằng bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp. Cái cần tháo gỡ ở đây là các ngân hàng có tiêu chuẩn để cho vay. Doanh nghiệp đạt chuẩn thì ngân hàng mới cho vay.

Các doanh nghiệp dưới chuẩn hoặc tài chính chưa đạt sẽ khó tiếp cận. Đặc biệt với ngành hàng lúa gạo nông sản, các sản phẩm nông sản luôn có tính chất thời vụ. Do đó, khi doanh nghiệp có nhu cầu thời vụ thì lại gặp khó khăn. Do đó, ông Nhật kiến nghị NHNN xem tháo gỡ điểm thắt này.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

1 Likes

Rất nhiều NH kẹt cứng LDR vì “lo cho sân sau” để sống còn…nên dù có room cũng không thể cho vay và vì thế tiền không được bơm ra ngoài cho sản xuất kinh doanh thật sự!

Do vậy mà Thủ Tướng & NHNN mới đặt vấn đề dẹp loạn sân sau, lợi ích nhóm …để tiền chảy ra ngoài cho các hoạt động sx kinh doanh, các hoạt động đầu tư …tạo ra giá trị gia tăng, lợi ích thật sựcho nền kinh tế, cho người dân thay vì cứ chảy vào hết các nhóm lợi ích như xưa giờ…mà có gì thì chính phủ &những người làm ăn thật, làm ăn chân chính, đại đa số người dân thiệt thòi như tinh hình VN hiện tại đó.

OK bro

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiết kiệm về dưới 9%/năm, chỉ còn 1 ngân hàng 9,2%

Sau khi NHNN giảm lãi suất điều hành kể từ ngày 15/3, mặt bằng lãi suất huy động mới thấp hơn đã được hình thành giữa các ngân hàng thương mại.

Bên cạnh nhóm Big4 Agribank, Vietcombank, Vietinbank, và BIDV, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần cũng đã giảm lãi suất huy động như: VietBank, KienLongBank, VPBank, VietA Bank, NCB, VietCapital Bank, SHB, TPBank, SCB, HDBank,… trong đó một số ngân hàng giảm lãi suất huy động lần thứ hai trong vòng 10 ngày trở lại đây.

Tính đến thời điểm 20/3, lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 6 tháng cao nhất thuộc về KienLongBank (8,95%), trong khi ABBank và VietBank đứng thứ hai với 8,9%/năm.

Đây là lần giảm lãi suất thứ hai liên tiếp của ngân hàng VietBank trong vòng hơn 1 tuần qua, từ mức cao nhất thị trường 9,5%/năm.

Lãi suất tiết kiệm online ngày 20/3/3023:

STT Ngân hàng Kỳ hạn 1-3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 9 tháng Kỳ hạn 12 tháng Kỳ hạn 18 tháng
1 ABBANK 6 8.6 8.9 9.1 9.2
2 KIENLONGBANK 6 8.9 8.95 8.9 8.8
3 VIETBANK 6 8.7 8.9 8.9 9
4 SAIGONBANK 6 8.7 8.7 8.9 8.7
5 NAMA BANK 6 8.6 8.6 8.9 8.8
6 GPBANK 6 8.6 8.7 8.8 8.9
7 OCB 5.95 8.5 8.6 8.8 9.3
8 HDBANK 6 9 6.9 8.8 7.1
9 VIETA BANK 6 8.5 8.6 8.7 8.8
10 PVCOMBANK 5.7 8.2 8.4 8.7 9
Ngân hàng Kỳ hạn 1-3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 9 tháng Kỳ hạn 12 tháng Kỳ hạn 18 tháng
11 VIETCAPITAL BANK 6 7.9 8.2 8.5 8.8
12 SHB 6 8 8 8.5 8.5
13 NCB 6 8.35 8.35 8.4 8.5
14 MSB 6 8.3 8.3 8.4 8.5
15 VPBANK 6 8.2 8.2 8.4 7.2
16 TPBANK 5.95 7.8 8 8.35 8.35
17 VIB 6 8.1 8.1 8.2 8.2
18 VIETINBANK 6 7.8 7.8 8.2 8.2
19 SCB 5.8 8.56 8.43 8.16 7.93
20 SACOMBANK 6 7.7 7.9 8.1 8.4
Ngân hàng Kỳ hạn 1-3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 9 tháng Kỳ hạn 12 tháng Kỳ hạn 18 tháng
21 TECHCOMBANK 5.9 7.9 7.9 7.9 7.9
22 EXIMBANK 6 7.5 7.5 7.9 8.2
23 BIDV 6 7.2 7.2 7.7 7.4
24 CB 3.95 7.2 7.3 7.5 7.55
25 VIETCOMBANK 6 6.5 6.5 7.4 7.4
26 AGRIBANK 5.1 - 5.6 6 6 7.4 7.4
27 DONGA BANK 6 7.9 7.9 8 8.3

Lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 12 tháng cao nhất đang thuộc về ABBank với 9,1%/năm. Ngân hàng này cũng đang dẫn đầu thị trường với các kỳ hạn trên 12 tháng, ở mức 9,2%/năm.

KienLongBank cũng giảm lãi suất kỳ hạn 6% từ 9,15% xuống 8,9%/năm. Các kỳ hạn từ 9 tháng trở lên cũng giảm từ 0,2-0,4%/năm.

Lãi suất tiết kiệm online tại VPBank cũng giảm mạnh 0,6%, từ 8,8% xuống 8,2%/năm đối với kỳ hạn 6 – 11 tháng, trong khi kỳ hạn 12 tháng giảm mạnh từ 9,2% xuống 8,4%/năm; còn lãi suất kỳ hạn trên 12 tháng chỉ còn 7,2%/năm.

Ngân hàng SCB cũng giảm mạnh lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 9%/năm xuống còn 8,56%/năm, kỳ hạn 9 tháng từ 8,9%/năm xuống 8,43%/năm.

VietCapital Bank giảm mạnh lãi suất kỳ hạn 6 tháng từ 8,6% xuống 7,9%/năm, lãi suất kỳ hạn 12 tháng giảm từ 9% xuống 8,5%/năm.

Tại SHB, lãi suất kỳ hạn 6-9 tháng giảm từ 8,42% xuống 8%/năm, kỳ hạn 12 tháng trở lên giảm từ 8,5% xuống 8,82%/năm.

Tuy nhiên, Nam Á Bank là ngân hàng duy nhất tăng lãi suất tiết kiệm online kỳ hạn 1-3 tháng từ 5,75% lên 6%/năm. Lãi suất các kỳ hạn còn lại không thay đổi, trong đó lãi suất cao nhất thuộc về kỳ hạn 12 tháng trở lên là 8,9%/năm.

Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm tại GPBank, OCB, MSB, PVCombank, VIB, Sacombank, Eximbank, CB, ABBank không có gì thay đổi.

Lãi suất tiết kiệm tại quầy ngày 20/3/2023:

STT Ngân hàng Kỳ hạn 1-3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 9 tháng Kỳ hạn 12 tháng Kỳ hạn 18 tháng
1 DONGA BANK 5.5 7.9 7.95 8 8.3
2 SCB 6 7.8 8.1 9 8.6
3 HDBANK 6 7 6.8 9 7
4 EXIMBANK 5.8 6.3 6.6 7.1 7.5
5 TPBANK 5.9 6.3 7.2 7.2 7.3
6 BIDV 5.4 5.8 5.9 7.2 7.2
7 VIETINBANK 5.4 5.8 5.9 7.2 7.2
8 VIETCOMBANK 4.9-5.4 5.8 5.8 7.2 7.2
9 AGRIBANK 4.9-5.4 5.8 5.8 7.2 7.2
10 SHB 5.8 6.7 6.9 7.4 7.5
Ngân hàng Kỳ hạn 1-3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 9 tháng Kỳ hạn 12 tháng Kỳ hạn 18 tháng
11 CB 3.8 7.1 7.2 7.45 7.5
12 TECHCOMBANK 5.9 7.9 7.9 7.9 7.9
13 SACOMBANK 5.7 7.5 7.7 7.9 8.2
14 NAMA BANK 6 8 8 8.1 8.5
15 MSB 6 7.8 7.8 8.1 8.3
16 VIETA BANK 6 7.8 7.9 8.2 7.8
17 GPBANK 6 8 8.1 8.2 8.3
18 PVCOMBANK 5.7 7.7 8.2 8.2 8.3
19 VIB 6 7.8 7.8 8.2 8.2
20 VPBANK 6 8.1 8.1 8.3 8.1
Ngân hàng Kỳ hạn 1-3 tháng Kỳ hạn 6 tháng Kỳ hạn 9 tháng Kỳ hạn 12 tháng Kỳ hạn 18 tháng
21 VIETCAPITAL BANK 6 7.7 8 8.3 8.6
22 ABBANK 6 7.9 8.2 8.4 9
23 OCB 5.9 7.7 7.9 8.4 9
24 NCB 6 8.4 8.5 8.55 8.55
25 VIETBANK 6 8.6 8.7 8.8 8.9
26 KIENLONGBANK 6 8.8 8.85 8.9 8.7
27 SAIGONBANK 6 8.7 8.7 8.9 8.7

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC GIẢM LÃI SUẤT ĐIỀU HÀNH

Theo quyết định mới nhất của NHNN, kể từ ngày 15/3/2023, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,5%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với TCTD giảm từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm. Riêng lãi suất tái cấp vốn giữ nguyên ở mức 6%/năm.

Theo Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng, vừa qua, NHNN đã ban hành quyết định hạ lãi suất điều hành xuống 1% và hạ lãi suất cho vay qua đêm 1%. Đây là 1 tín hiệu khá tốt với thị trường. Thông qua việc hạ lãi suất này, nhiều ngân hàng đã hạ lãi suất huy động và có cơ sở để hạ lãi suất cho vay, tạo động lực tốt cho phát triển sản xuất kinh doanh.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng và NHNN, ngành ngân hàng sẽ cố gắng đáp ứng tốt nhất về vốn ngân hàng cho các hoạt động phát triển kinh tế.

Bám sát nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, NHNN điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp hài hòa, hợp lý, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Vấn đề thực trạng ở Việt Nam là Ngân hàng khôn lõi quá, kiểu muốn ăn lời ở nhiều khâu : Chênh lệch lãi vay so lãi huy động (nhưng thường dùng cái lãi suất huy động dài 13 tháng để làm tham chiếu biên độ, MẶT KHÁC nhiều khi rào câu trong Hợp đồng tín dụng … kiểu "BIÊN ĐỘ +3.5% NHƯNG KHÔNG THẤP HƠN SÀN LÃI SUẤT CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG V… QUY ĐỊNH), rồi ăn khâu Thẩm định giá tài sản, táp khâu Bảo hiểm vật chất, thêm TÁP khâu phí Bảo hiểm nhân thọ, … kèm thêm nhiều khi cái khâu … đáo hạn Ngân hàng. Trong khi thằng Bank nó đíu biết là Doanh nghiệp vay Kinh doanh có lời thì Ngân hàng mới có lời

Kết luận : KHÔN quá, vậy phần NGU dành cho ai
giờ HUY ĐỘNG vô đíu cho vay được vì chả ai dám đi vay, ôm tiền chờ NGỦM CỦ TỎI

Chuẩn luôn bro ơi.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Có thiệt là lãi đòn bẩy bên bác 9.9% không bác? Hay là chỉ cho 9.9% trong 10 ngày đầu. Vì tui thấy giờ đa phần lãi ký quỹ và lãi ứng trước đều 13%/năm

Dài hạn bro ơi

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

ELON MUSK MUỐN PHỦ SÓNG INTERNET VỆ TINH CHO VIỆT NAM

Reuters hôm 17/3 cho biết, khoảng trên 50 đại diện doanh nghiệp Mỹ sẽ đến thăm Việt Nam trong đoàn do Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN tổ chức. Các doanh nghiệp trong đoàn bao gồm các lĩnh vực về quốc phòng, dược phẩm, công nghệ.

Chuyến đi diễn ra vào khi có những quan tâm ngày một gia tăng đối với thị trường 100 triệu dân ở Châu Á, nhất là khi các hãng đang tìm cách dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước khác khi quan hệ thương mại Mỹ – Trung căng thẳng.

Reuters trích lời ông Vũ Tú Thành, đại diện tại Việt Nam của Hội đồng Kinh doanh Mỹ-ASEAN cho biết đây là đoàn đến thăm Việt Nam lớn nhất từ trước đến nay của Mỹ.

Hãng Netflix cũng có đại diện tham gia đoàn. Theo Reuters, hãng Netflix đang có dự định mở văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Ông Thành nói với hãng Reuters rằng, các hãng sản xuất máy bay lớn của Mỹ như Boeing, Lockheed Martin, Bell cũng sẽ có các cuộc gặp với các công ty mua thiết bị quốc phòng của Việt Nam. Đồng thời ông nói thêm rằng đây là lần đầu tiên sau một thập niên các hãng an ninh của Mỹ tham gia đoàn đến thăm Việt Nam thường niên.

Mở tài khoản chứng khoán:
Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Novaland và các đại gia bất động sản mỗi ngày phải trả mấy tỷ đồng lãi vay?

Trung bình mỗi ngày trong năm 2022, Vingroup phải trả 27,29 tỷ đồng tiền lãi vay. Con số với Novaland là 16,92 tỷ đồng.

Không ít chuyên gia đánh giá 2022 là năm bất thường với thị trường bất động sản. Nửa đầu năm, thị trường giao dịch hào hứng, bùng nổ nhưng đến nửa cuối năm bất ngờ ảm đạm. Chính vì vậy, trong báo cáo phân tích, một công ty chứng khoán đánh giá quý IV/2022 là “mùa đông khắc nghiệt” đối với ngành bất động sản, đặc biệt là bất động sản dân cư.

Với việc lãi suất tăng vào cuối năm ngoái, không ít doanh nghiệp bất động sản sử dụng mạnh đòn bẩy tài chính, ngoài áp lực trả nợ gốc vay thì còn gia tăng thêm gánh nặng trả lãi.

Gánh nặng này phần nào được bộc lộ qua số liệu hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bất động sản trong năm 2022. Hãy thử xem xét báo cáo tài chính của 15 doanh nghiệp bất động sản lớn đang niêm yết để hiểu rõ hơn vấn đề. Số tiền các đơn vị này thực sự đã bỏ ra được thể hiện qua chi phí lãi vay đã trả trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Trong năm 2022, Tập đoàn Vingroup (mã: VIC) chi ra 9.960 tỷ đồng để trả lãi vay, lớn nhất trong số các doanh nghiệp bất động sản. Con số này tăng 8% so với năm 2021.

Đứng thứ hai về chi trả lãi vay là Công ty cổ phần Tập đoàn địa ốc No Va (Novaland - mã: NVL) với mức 6.176 tỷ đồng, tăng 38% so với năm trước đó.

Công ty cổ phần Vinhomes (mã: VHM) xếp thứ 3, với số tiền là 2.504 tỷ đồng, tăng 5%.

Một doanh nghiệp lớn khác có mức trả lãi nghìn tỷ đồng là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp (Becamex - mã: BCM). Năm vừa qua doanh nghiệp này trả 1.538 tỷ đồng tiền lãi, hầu như không đổi so với năm 2021.

Đối với các doanh nghiệp bất động sản khác, chi phí lãi vay ở mức từ vài chục đến vài trăm tỷ đồng.

Để dễ hình dung hơn, hãy thử chia tiền lãi này theo ngày. Trung bình mỗi ngày trong năm 2022, Vingroup phải trả 27,29 tỷ đồng tiền lãi vay. Năm trước đó, con số này là 25,2 tỷ đồng.

Với Novaland, mỗi ngày trong năm vừa qua phải chi tới 16,92 tỷ đồng lãi vay, so với mức 12,3 tỷ đồng của năm trước.

Ở chiều ngược lãi, những doanh nghiệp ít sử dụng đòn bẩy như Công ty cổ phần đầu tư Nam Long (mã: NLG), mỗi ngày chỉ ra 320 triệu đồng tiền lãi vay. Tuy nhiên con số này cũng đã tăng tới 42% so với năm 2021.

Nếu chỉ xét riêng số tiền trả lãi vay thì chưa phản ánh đủ được gánh nặng đối với doanh nghiệp. Ngoài ra việc so sánh con số này giữa các doanh nghiệp chưa đầy đủ do có sự khác nhau về quy mô. Do đó chúng ta cần xem xét tỷ lệ khoản tiền lãi so với doanh thu thuần. Hiểu đơn giản, tỷ trọng này sẽ cho biết doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu phần để trả lãi từ tiền thu về từ bán hàng hóa dịch vụ.

Novaland là đơn vị có tỷ lệ cao nhất với mức 55% trong năm 2022, tăng vọt so với mức 30% của năm trước đó. Có nghĩa là cứ 10 đồng doanh thu, ông lớn bất động sản này phải bỏ ra 5,5 đồng đi trả lãi, chưa kể các chi phí khác.

Tỷ lệ lãi vay của Vingroup là 10% do doanh nghiệp có mức doanh thu thuần “khủng”, lên tới 101.523 tỷ đồng trong năm 2022. Mức chi trả nợ vay cũng chỉ tăng nhẹ so với con số 7% của năm trước đó.

Ngoài Novaland, một số doanh nghiệp khác có tỷ lệ trả lãi cao gồm Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (mã: KBC) là 51%, Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã: PDR) là 33%, Tổng Công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp - mã: DIG) là 29%.

Nam Long, Tổng công ty IDICO (mã: IDC), Vinhomes, Công ty cổ phần Thaiholdings (mã: THD) là những doanh nghiệp duy trì tỷ lệ thấp trên thị trường, chỉ từ 2-5%.

Phần lớn doanh nghiệp bất động sản dân cư đều phải tăng tỷ lệ tiền trả lãi vay so với doanh thu trong năm 2022 so với năm 2021. Nguyên nhân là năm vừa qua nhiều đơn vị đều giảm doanh thu thuần do thị trường gặp khó. Trong khi đó, mặt bằng lãi suất của năm 2022 cao hơn năm 2021 khiến chi phí lãi vay có xu hướng tăng cao hơn trước.

Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản

Kết thúc cuộc họp chính sách 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,25%, đưa ra quan điểm thận trọng về những bất ổn gần đây của ngành ngân hàng và cho biết lộ trình tăng lãi suất sắp khép lại. Phạm vi lãi suất hiện dao động ở mức 4,75% - 5%.

Fed cho biết sẽ tiếp tục thu hẹp bảng cân đối kế toán, quá trình được gọi là thắt chặt định lượng. NHTW sẽ duy trì mức giới hạn hàng tháng là 60 tỷ USD đối với trái phiếu kho bạc đáo hạn mà không tái đầu tư và 35 tỷ USD cho các chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS).

Quan điểm cá nhân: như vậy, với thông tin trên chúng ta sẽ tiếp cận như thế nào. Như bài viết Chiến lược trong thị trường thanh khoản thấp - Kỳ 2, khi đón nhận 1 thông tin mới và đặc biệt là trong bối cảnh thị trường thanh khoản thấp như hiện tại, chúng ta phải trả lời 3 câu hỏi:

1. Thông tin này là mới hay cũ?

Tôi đánh giá thông tin này là CŨ vì đã được dự báo trước. Trên TTCK, sự hoạt động dựa trên tâm lý và đám đông, nên các thông tin thường sẽ được phản ánh vào giá trước, đó là lý do cho nhịp phục hồi ngắn của VNIndex từ tuần trước tới hiện tại.

Nhắc lại vào cuối tháng 2, giới đầu tư cảm thấy lo ngại vì khả năng Fed sẽ mạnh tay hơn tăng 0.5% trong kỳ họp này. Tuy nhiên, trước sự kiện SVB và áp lực từ phố Wall, Fed đã đánh giá lại số liệu và giữ mức tăng là 0.25% như thông tin hôm nay. Như vậy, thị trường đã phản ánh trước thông tin này rồi.

2. Thị trường nghĩ gì về thông tin này? Phán đoán thị trường phản ứng ra sao sau tin này?

Theo lý thuyết, việc Fed tăng lãi suất là động thái không tốt cho TTCK, và nó vẫn đang đúng như vậy. Vậy nên, thị trường sẽ phản ứng tiêu cực dựa trên thông tin tăng 0.25%, tức là về mặt TÂM LÝ sẽ có sự lo ngại dẫn đến hành động BÁN trên TTCK.

Tuy nhiên, như ở câu hỏi 1, thông tin này KHÔNG MỚI, nên nếu thị trường có điều chỉnh vì thông tin này thì đó lại là cơ hội cho NĐT phán đoán được tình hình. NĐT không nên bán theo hay quá bi quan, mà phải chuyển sang câu hỏi số 3.

3. Hệ quả tiếp theo (thông tin, sự kiện tiếp theo) ảnh hưởng lên thị trường sẽ là gì?

Theo đánh giá trên, như vậy thông tin về Fed tăng lãi suất 0.25% đã được phản ánh xong, điều quan tâm tiếp theo của chúng ta là gì?

  • Kết quả kinh doanh Quý 1/2023, hiện tại tôi đánh giá đây sẽ là thông tin chúng ta cần quan tâm trong thời gian tới. Hầu hết các trang báo chí đang chạy theo thị hiếu người đọc, nên các bài viết chỉ xoay quanh những vấn đề nóng. Còn thông tin thuộc “bản chất” của thị trường là KQKD Q1/2023 được công bố vào đầu tháng 4 này. Quý NĐT nên quan tâm đến thông tin này.

  • Các sự kiện liên quan đến hiện tương “bank run” là điều chúng ta tiếp tục quan sát để phòng ngừa rủi ro. Hiện tại, mức độ ảnh hưởng từ SVB tới hệ thống ngân hàng thế giới còn là dấu hỏi, và kể của Fed cũng chưa đánh giá đầy đủ được tình hình. Nhiệm vụ của chúng ta là tiếp tục quan sát, và không nên quên các “dấu hiệu” của sự kiện này.

Kết luận: Thông tin Fed quyết định tăng lãi suất thêm 0,25% là không phải mới và đã được phản ánh trước vào TTCK. Sự điều chỉnh (nếu có) sẽ diễn ra bởi hoạt động TÂM LÝ, thị trường cần 1 vài phiên để hấp thụ thông tin này => Nên thị trường có điều chỉnh thì không phải là lý do để chúng ta bán theo đám đông, mà phải quan sát và đánh giá tiếp tình hình tiếp theo.

Các sự kiện cần quan tâm tiếp theo là KQKD Q1/2023 và “dấu hiệu” lây lan của sự kiện SVB lên hệ thống ngân hàng.

GDP quý I tăng 3,32%
GDP quý I ước tăng 3,32% so cùng kỳ năm trước, nếu so 12 năm qua, mức này chỉ cao hơn tốc độ tăng của năm 2020 - thời điểm Covid-19 bùng phát.

Thông tin trên vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/3. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,52%, đóng góp 8,85% vào mức tăng chung.

Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4% do một số ngành chủ lực bị ảnh hưởng (công nghiệp chế biến chế tạo giảm 0,37%, khai khoáng giảm 5,6%, sản xuất và phân phối điện giảm 0,32%) trước chi phí đầu vào tăng cao trong khi lượng đơn đặt hàng vẫn sụt mạnh. Điều này làm giảm 4,76% vào mức tăng trưởng chung.

%
Tăng trưởng GDP quý I
Năm 2011 - 2023
Column 2
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Năm 2021
Năm 2022
Năm 2023
2
4
6
8
10
VnExpress
Năm 2015● Column 2: 6.25
Động lực tăng trưởng hiện nằm ở khu vực dịch vụ khi trong quý vừa qua tăng 6,79%, đóng góp 95,91% vào mức tăng chung.

Theo Tổng cục Thống kê, ngành dịch vụ đang thể hiện rõ sự phục hồi nhờ hiệu quả các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa, chính sách mở cửa nền kinh tế trở lại sau khi dịch bệnh được kiểm soát.

Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông lâm thuỷ sản chiếm tỷ trọng 11,66%, công nghiệp và xây dựng chiếm 35,47%, dịch vụ gần 44%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 9,22%. Cơ cấu này tương đồng với cùng kỳ năm ngoái.

Quý I cũng chứng kiến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giảm. Tính chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá đạt 154,27%, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước (trong đó, xuất khẩu giảm 11,9%; nhập khẩu giảm 14,7%).

Nguyên nhân là tình hình kinh tế thế giới phục hồi chậm với chính sách thắt chặt tiền tệ ở nhiều nước làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã tác động đến kim ngạch xuất nhập hàng hoá của Việt Nam. Dù vậy, cán cân thương mại hàng hoá trong quý vẫn xuất siêu 4,07 tỷ USD.

Đánh giá kết quả tăng trưởng trong quý I, ông Lê Trung Hiếu, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết con số này thấp hơn so với kịch bản được đưa ra trong Nghị quyết 01 (mức 5,6%). Do đó, để đạt được mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra là GDP 2023 tăng 6,5%, mức tăng trưởng bình quân ba quý còn lại phải là 7,5%.

“Chúng tôi giữ nguyên kịch bản cho quý II là 6,7%, còn quý III, IV sẽ phải cao hơn kịch bản trong nghị quyết lần lượt 1 và 0,9 điểm phần trăm”, ông Hiếu nói.

Nhìn nhận thách thức là rất lớn khi kinh tế toàn cầu đang khó khăn, tác động ngược đến Việt Nam, nhưng lãnh đạo Tổng cục Thống kê cho rằng vẫn có một số động lực tăng trưởng về cuối năm.

Thứ nhất, năm nay được xem là điểm rơi của đầu tư công trung hạn cũng như đầu tư phát triển hạ tầng (nằm trong gói hỗ trợ phục hồi kinh tế sau đại dịch). Do đầu tư công là giải pháp quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã có nhiều biện pháp để thúc đẩy giải ngân.

Thứ hai là tiêu dùng dân cư được kỳ vọng phục hồi sau 2 năm đại dịch. Theo ông Hiếu, điều này có được nhờ vào thu nhập của người dân tăng lên, đặc biệt trong tháng 7 này, Chính phủ sẽ điều chỉnh lương cho lao động trong khối nhà nước.

Thứ ba, xuất khẩu và công nghiệp được dự báo cải thiện trong nửa sau của năm 2023 khi kinh tế toàn cầu hồi phục. Việc du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh trong quý đã giúp xuất khẩu dịch vụ tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng trưởng tín dụng quý 1 mới chỉ đạt 1,61%

Tăng trưởng tín dụng giảm tốc cho thấy khó khăn trong khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trong Báo cáo kinh tế tháng 3 và quý 1/2023 vừa công bố, Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế gặp nhiều thách thức, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều chỉnh các mức lãi suất nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và duy trì tăng trưởng.

Tính đến thời điểm 20/3/2023, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,57% so với cuối năm 2022 (cùng thời điểm năm 2022 tăng 2,49%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 0,77%, chỉ bằng 1/3 mức tăng trưởng cùng thời điểm năm 2022 là 2,15%.

Tăng trưởng tín dụng quý 1 mới chỉ đạt 1,61% ảnh 1

Đáng chú ý, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 1,61%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng cùng thời điểm năm 2022 là 4,03% và cũng thấp hơn so với mức tăng trưởng trung bình 1,95% vào thời điểm cuối tháng 3 hàng năm trong giai đoạn thống kê từ năm 2015 tới nay. Điều này cho thấy khó khăn trong khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Tăng trưởng tín dụng quý 1 mới chỉ đạt 1,61% ảnh 2

Trước đó, lý giải nguyên nhân tăng trưởng tín dụng tăng chậm trong tháng đầu năm Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, Ngân hàng Nhà nước đã rà soát, đánh giá và thấy rằng các điều kiện cho vay được giữ nguyên, không thắt chặt, từ đầu năm các ngân hàng không bị hạn chế về room tín dụng, thanh khoản hệ thống dư thừa,…

Do đó, việc tín dụng tăng trưởng chậm có một số nguyên nhân. Thứ nhất, 2 tháng đầu năm trùng vào dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp vẫn chịu tác động bởi dịch COVID-19, một số doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện vay vốn, đơn hàng của nhiều doanh nghiệp suy giảm khiến nhu cầu vay vốn không cao bằng năm ngoái.

Đặc biệt, tín dụng cho bất động sản tăng thấp hơn so với các năm trước cũng là nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng chậm. Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, những năm trước, tín dụng bất động sản tăng cao, chiếm hơn 20% tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên năm nay, thị trường khó khăn khiến tín dụng bất động sản tăng chậm lại, dù vẫn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế.

Năm 2023, Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 14%-15%, cao hơn năm 2022 và có điều chỉnh tùy theo diễn biến thị trường.

Tuy nhiên, theo giới phân tích, nhiều yếu tố vĩ mô, tăng trưởng tín dụng năm 2023 có thể thấp hơn so với mục tiêu đã đề ra.

Năm nay, Việt Nam đưa ra mức lạm phát mục tiêu là dưới 4,5%, điều chỉnh tăng 0,5 điểm % so với mức lạm phát mục tiêu dài hạn. Dù vậy, theo các chuyên gia phân tích tại Mirae Asset, việc kiềm chế lạm phát không đơn giản.

Theo lý giải của chuyên gia, trong 12 tháng qua, lạm phát cơ bản tăng liên tục từ 0,66% lên 5,21% vào tháng 1/2023. Việc tăng giá các nhóm hàng hóa và dịch vụ thiết yếu như ngành như điện, giáo dục và xăng dầu làm tăng áp lực lạm phát. Nguồn tín dụng mới sẽ phần nào tăng thanh khoản của thị trường chung.

Tuy nhiên, sự suy giảm chất lượng tài sản trong năm 2022 và các rủi ro nợ xấu do thay đổi môi trường lãi suất sẽ khiến các ngân hàng thương mại cẩn trọng hơn trong việc gia tăng tỷ trọng cho các phân ngành/doanh nghiệp có rủi ro cao.

Theo đó, dựa trên những yếu tố vĩ mô chưa khả quan, các chuyên gia dự phóng tín dụng sẽ chỉ tăng trong khoảng từ 10%-12% trong năm 2023, thấp hơn so với mức tăng trưởng mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước.