Thương vụ ThaiBev – Sabeco: Bước ngoặt trong ngành công nghiệp bia châu Á

Lý do khiến ThaiBew quyết định mua lại Sabeco
ThaiBev đã đánh giá Sabeco có tài sản hấp dẫn với lịch sử hơn 140 năm hoạt động và sở hữu các thương hiệu nổi tiếng như Saigon Beer và 333 Beer. Không chỉ chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường bia Việt Nam, Sabeco còn được biết đến rộng rãi ở các nước trong khu vực ASEAN. ThaiBev đã hy vọng rằng thông qua thương vụ này, họ có thể nhanh chóng tiếp cận mạng lưới phân phối rộng lớn tại Việt Nam và củng cố vị thế của mình là hãng bia lớn nhất ở Đông Nam Á.

Đây đã trở thành thương vụ M&A lớn nhất ở thời điểm đó trong ngành công nghiệp bia châu Á, đồng thời là giao dịch dẫn đầu về giá trị tròng làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài mua lại các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Để tăng cường vị trí thống trị trên thị trường bia rượu ở Thái Lan, ThaiBev đã thực hiện chiến lược thâu tóm các công ty cạnh tranh và các đối tác trong chuỗi giá trị.

ThaiBev thâu tóm Sabeco bằng tiền vay nợ
Sabeco với hơn 140 năm hoạt động và với sự hiện diện các thương hiệu nổi tiếng như Saigon Beer và 333 Beer, Sabeco đã chiếm 41% thị phần trong ngành công nghiệp bia Việt Nam. Đây không chỉ là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vuẹc sản xuất bia tại Việt Nam, mà còn được công nhận là thương hiệu hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Sau cuộc giao dịch thoái vốn từ phía chính phủ với mức giá cổ phiếu chưa từng thấy, tập đoàn người Thái đã chính thức tham gia vào Sabeco. Cuối năm 2017, công ty Vietnam Beverage đã mua hơn 343,6 triệu cổ phiếu của Sabeco (tương đương 53,59% vốn).

ThaiBev đã thực hiện việc thâu tóm Sabeco bằng việc sử dụng công ty con Vietnam Beverage với giá trị lên đến 4,8 tỷ USD. Thương vụ M&A này đã lập kỷ lục trong vòng 10 năm qua và được xem là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay trong ngành công nghiệp bia châu Á, vượt qua thương vụ trị giá 4 tỷ USD khi Heineken mua lại ABP.

Thương vụ này đã chiếm tới gần 50% tổng giá trị các giao dịch M&A trong năm 2017 và đạt 86,2% tổng gái trị của tất cả các thương vụ M&A tại Việt Nam.
Số tiền mua lại này không đến từ nguồn vốn tự có mà được hỗ trợ thông qua các khoản vay từ các ngân hàng ở Thái Lan và Singapore, với khoảng thờ gian trả nợ éo dài trong 2 năm. Theo báo cáo về cổ phiếu của ThaiBev đã ghi nhận sự vay mượn lên đến gần 5 tỷ USD.

Chi tiết thương vụ giữa Thaibev và Sabeco
ThaiBev đã hoàn tất việc thâu tóm Sabeco thông qua công ty con Vietnam Berverage - công ty thuộc sở hữu 100% của Công ty Cổ phần Đầu tư F&B Alliance Việt Nam vào cuối năm 2017. Tính đến thời điểm này, ThaiBev vận hành 3 nhà máy sản xuất bia, 18 nhà máy chưng cất rượu tại Thái Lan và 6 nhà máy chưng cất rượu ở nước ngoài và 11 nhà máy sản xuất đồ uống không cồn. Thêm vào đó, tập đoàn này sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp Thái Lan với hơn 400,000 điểm bán hàng cho phép tập đoàn này phân phối sản phẩm nhanh chóng và hiệu quả hơn các đối thủ. F&B Alliance Việt Nam sở hữu gián tiếp 49% cổ phần của Sabeco thông qua công ty Beer Co.Ltd - một công ty bia thuộc quyền sở hữu 100% của ThaiBev có trụ sở tại Hồng Kông.

Vào ngày 18/12/2017, Vietnam Beverage đã đấu giá thành công hơn 343 triệu cổ phiếu Sabeco với giá 320.000 đồng/cổ phiếu, tương đương khoảng 53,59% cổ phần. Tổng giá trị của thương vụ này lên tới gần 110.000 tỷ đồng, tương đương 5 tỷ USD. Đây là thương vụ M&A lớn nhất tính đến thời điểm đó của ngành bia châu Á, cũng là thương vụ dẫn đầu về giá trị trong làn sóng các doanh nghiệp nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam.

Đến giữa năm 2018, tập đoàn tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi sở hữu đã hoàn tất việc thay đổi người lãnh đạo tại Sabeco. Đặc biệt, hai vị trí chủ chốt ở đây thuộc về hai người Singapore gốc Trung Quốc. Không chỉ vấn đề nhân sự, ThaiBev còn thực hiện nhiều biện pháp cải cách để cải thiện hiệu suất kinh doanh của Sabeco. Nhờ những cải cách này mà doanh thu và lợi nhuận của nhà sản xuất bia đã liên tục tăng trong hai năm 2018 và 2019.

Rào cản mà ThaiBev phải đối mặt
Sự tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2019 đã thúc đẩy ThaiBev đặt kế hoạch mục tiêu đưa Sabeco niêm yết trên sàn chứng khoán Singapore để huy động thêm vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hai bước cản xuất hiện khiến kỳ vọng chưa thành là Nghị định 100 về việc tăng mức xử phạt người vi phạm việc uống rượu bia khi lái xe và đại dịch Covid-19.

Trong năm 2020, doanh thu của Sabeco giảm mạnh đến 42% so với năm 2019. Nhờ việc kiểm soát chi phí cẩn thận, lợi nhuận chỉ giảm gần 7&. Sang 2021, Sabeco đã phải đối mặt với tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19 khi doanh thu thuần giảm chỉ 6% so với năm 2020, nhưng lợi nhuận lại giảm tới 20%.

Với lợi nhuận giảm liên tiếp trong hai năm, cổ phiếu SAB của Sabeco không thể tăng trưởng mạnh để nhanh chóng đạt lại mức giá mà ThaiBev đã mua. Từ năm 2018 đến nay, giá cổ phiếu SAB chưa bao giờ đạt đến mức 320.000 đồng như mức giá mà ThaiBev đã mua. Thậm chí vào đầu năm 2020, giá cổ phiếu SAB chưa bao giờ

Thương vụ giữa ThaiBev và Sabeco có thành công?
Sau một năm hợp nhất với Thaibev, giá trị cổ phiếu của Sabeco đã giảm mạnh gần 20%. Để cụ thể hơn, nếu tính mức giá mà ThaiBev mua cổ phiếu Sabeco là 320.000 đồng mỗi cổ phiếu, thì giá cổ phiếu Sabeco đã giảm tới gần 40%.

Việc chỉ dựa vào giá cổ phiếu để đánh giá thành công của một thương vụ M&A là chưa đủ, bởi vì giá cổ phiếu có thể biến đổi theo thị trường và bị ảnh hưởng bởi chiến lược giao dịch ngắn hạn của nhà đầu tư, trong khi các thương vụ đầu tư thường mang tính chất dài hạn.

Thành công hay không phụ thuộc vào người mua và người bán, không chỉ dựa vào các con số trên thị trường chứng khoán. Việc đầu tư của ThaiBev và Sabeco không phải để tham gia thị trường chứng khoán. Do đó, biến động giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến chất lượng của thương vụ.

Từ góc độ của nhà nước, thương vụ này đã thành công khi họ đã thoái vốn và thu về một số tiền khá lớn. Đối với người mua, họ cần phải giải quyết nhiều vấn đề sau quá trình hợp nhất như bảo tồn thương hiệu Việt Nam hoặc chuyển đổi hoàn toàn sang thương hiệu Thái, và cách thức điều hành Sabeco như một phần của ThaiBev.

Thương vụ ThaiBev và Sabeco là minh chứng cho việc sự hợp nhất có thể tạo ra lợi ích lớn cho cả hai bên và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống. Việc tận dụng lợi thế cạnh tranh, kết hợp kỹ năng quản lý và tạo ra giá trị gia tăng chính là yếu tố quan trọng trong những thương vụ thành công như thế này.

#ThaiBev #Sabeco #ThươngVụMuaBánSápNhập #M&A #NgànhCôngNghiệpBia #ThươngHiệuViệtNam #ThịTrườngViệtNam #ĐầuTưChiếnLược #ThâuTómDoanhNghiệp #KinhDoanhQuốcTế #ChiếnLượcĐầuTư #ChuyểnĐổiDoanhNghiệp #PhânPhốiBiaRượu #DoanhNhânTháiLan #ThươngVụKỷLục #NgànhĐồUốngChâuÁ

6 Likes

bao giờ SAB mới lên lại thời huy hoàng

thoái xong giá giảm miết tới giờ luôn

vụ này lâu rồi mà

SAB giờ lẹt đẹt