Thủy điện tô điểm rực rỡ sóng năng lượng

, , , ,

VIDEO nói rồi, chả nhẽ lại ko hiểu tiếng Việt :joy:

1 Likes

E hỏi lại cho chắc :joy: cảm ơn bác vì những kiến thức này nhé

Luỹ kế 5 tháng 2022, các chỉ tiêu SXKD chính đạt xấp xỉ 50% KH năm. Trong đó, than nguyên khai sản xuất đạt 18,74 triệu tấn, đạt 47,9% KH năm, tăng 9% so với cùng kỳ; Than tiêu thụ đạt 20,5 triệu tấn, đạt 47,7% KH năm, tăng 11% so với cùng kỳ. TKV cũng đã hoàn thành tốt việc cung cấp than cho các hộ điện theo đúng cam kết với khối lượng 15,28 triệu tấn…, Về khoáng sản, sản xuất alumin quy đổi 619,5 ngàn tấn, tăng 5% so với cùng kỳ; Đồng tấm sản xuất 12.630 tấn, tăng 137% so với cùng kỳ…, Các lĩnh vực sản xuất điện, hoá chất và vật liệu nổ công nghiệp đều hoàn thành trên 42% KH năm. Tổng doanh thu 5 tháng ước đạt 64.112 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước ước đạt 8.500 tỷ đồng. Tiền lương bình quân của người lao động toàn Tập đoàn đạt 14,03 triệu đồng/người-tháng.
Để xem TVD CST có đem lại Ln tốt như các đợt sóng trước không :smiley:

5 Likes

TVD CST TAR LTG chiến nào ace, sóng than + gạo :joy:

2 Likes

Xuất khẩu gạo tăng mạnh trong tháng 5, đạt mức 800.000 tấn

Theo số liệu từ Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo trong tháng 5 tăng gần gấp đôi so với mức bình quân của 4 tháng đầu năm. Với nhu cầu mua gạo của các thị trường đang tăng, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng cuối năm.

Gạo Việt cạnh tranh tốt

Theo Bộ Công Thương, nếu như bình quân 4 tháng đầu năm mỗi tháng xuất khẩu khoảng 500.000 tấn gạo thì trong tháng 5, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 800.000 tấn với giá trị đạt 386 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 5 tháng đầu năm 2022 đạt 2,86 triệu tấn và 1,39 tỷ USD, tăng 10,3% về khối lượng nhưng giảm 1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Về tình hình giá gạo xuất khẩu, gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam sau khi tăng lên mức 425 USD/tấn vào giữa tháng 4, thì sang đầu tháng 5/2022 đã giảm nhẹ về mức 415 USD/tấn, tương đương mức trung bình tháng 3. Nhìn chung giá chào bán gạo xuất khẩu của Việt Nam tuy có tăng giảm từng thời điểm nhưng mức điều chỉnh không nhiều. Hiện gạo 5% tấm Việt Nam đã tăng trở lại mức 423 USD/tấn, gạo 25% tấm giá chào bán 403 USD/tấn và gạo 100% tấm giá bán 378 USD/tấn.

Về thị trường, các thị trường truyền thống như Philippines, Trung Quốc, Indonesia, các quốc gia Châu Phi…đã ký hợp đồng mua gạo với sản lượng tăng trong những tháng đằu năm.

Về chủng loại gạo xuất khẩu, gạo trắng chiếm khoảng 40%, gạo thơm chiếm 28%, gạo nếp chiếm 11%, còn lại là các loại gạo khác.

Theo nhận định của Bộ Công Thương, thị trường gạo năm 2022 sẽ biến động mạnh do tác động của thị trường thương mại gạo toàn cầu, dự báo xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ đạt trên 6,4 triệu tấn cao hơn 200.000-300.000 tấn so với năm 2021.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu gạo, theo ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết sau thời gian đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất lúa, hiện nay có trên 75% diện tích trồng lúa được bà con gieo sạ bằng các giống lúa hạt dài chất lượng cao, áp dụng tiến bộ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, nhờ đó mà vị thế của hạt gạo Việt đã được nâng tầm, có thể sánh ngang với chất lượng gạo của nhiều quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới.

Nhận định về triển vọng xuất khẩu gạo thời gian tới, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết thị trường xuất khẩu gạo đang rất sôi động do nhu cầu tăng mạnh từ các thị trường như Trung Quốc, Bangladesh, Iran và Sri Lanka. Xuất khẩu sang EU dự báo sẽ tăng mạnh trong năm 2022 nhờ ưu đãi từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU.

Nhờ chú trọng chuyển đổi giống và quy trình sản xuất, vị thế hạt gạo Việt đã được nâng tầm. Ảnh CTV

Nguồn cung gạo hàng hóa xuất khẩu đảm bảo

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng lúa năm 2022 đạt 7,2 triệu ha, với năng suất bình quân đạt 60,3 tạ/ha, tổng sản lượng thóc năm 2022 có khả năng đạt 43,5 triệu tấn.

Riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất lúa cả năm đạt 3,88 triệu ha, sản lượng 24,2 triệu tấn.

Tính chung cả nước sau khi trừ tiêu dùng nội địa, lượng lúa hàng hóa phục vục cho xuất khẩu khoảng 13,4 triệu tấn, tương đương 6,7 tấn gạo. Với dự kiến xuất khẩu 6,4 triệu tấn thì vẫn còn tồn kho khoảng 300.000 tấn đề gối đầu cho năm sau.

Về dự báo về tình hình thị trường gạo, lương thực thế giới năm 2022, Bộ Công Thương cho biết, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), dự báo sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2021/2022 sẽ đạt mức kỷ lục 519,3 triệu tấn, tăng khoảng 4 triệu tấn so với niên vụ trước, Trong khi mức tiêu thụ gạo toàn cầu năm 2021/2022 dự báo tăng đến 9 triệu tấn đạt 520 triệu tấn trong năm 2021/2022. Thương mại gạo toàn cầu tăng 3 triệu tấn và đạt mức 53,4 triệu tấn.

Về nguồn cung, mặc dầu các quốc gia xuất khẩu gạo lớn là Ấn Độ, Thái Lan cho biết sẽ tăng sản lượng gạo xuất khẩu, Campuchia cũng dự kiến xuất khẩu 800.000 tấn gạo. Tuy nhiên, tình hình khó khăn chung là do xung đột giữa Nga-Ukraine, nguồn cung vật tư đầu vào như khí đốt, phân bón bị đứt gãy; vận chuyển quốc tế bị hạn chế. Cùng với đó các quốc gia xuất khẩu lương thực lớn như Ấn Độ cũng đưa ra chính sách hạn chế xuất khẩu càng làm cho nguồn cung lương thực căng thẳng hơn.

Về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, theo nhận định của Bộ Công Thương, với việc Philippines điều chỉnh mức nhập khẩu gạo từ 2,5 triệu tấn lên 2,9 triệu tấn; Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu gạo nhiều hơn (do mất mùa, giá gạo trong nước cao hơn nhập khẩu) và một số thị trường khác cũng có nhu cầu nhập khẩu gạo cao nên thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang rộng mở.

Mặc dù xuất khẩu gạo đang trên đà thuận lợi nhưng trong nhiều ngày qua giá lúa tại các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đi ngang.Theo lý giải của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì không chỉ nông dân mà doanh nghiệp cũng đang chịu nhiều áp lực khi chi phí đầu vào tăng cao, đáng quan tâm là cước vận chuyển quốc tế vẫn chưa hạ nhiệt. Chí phí đầu vào tăng, đầu ra khó tăng do bị cạnh tranh gay gắt với các quốc gia xuất khẩu khác. Do vậy mà doanh nghiệp chưa thể tăng giá mua nguyên liệu đầu vào được trong thời gian này.

Theo ông Nam, Chủ tịch VFA để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam, qua đó nâng cao thu nhập cho cả chuỗi sản xuất trong đó có nông dân trồng lúa thì ngành lúa gạo cần tái cơ cấu theo hướng giảm sản lượng nhưng phải tăng giá trị xuất khẩu.

Cụ thể là phải tập trung nhiều hơn cho phân khúc gạo thơm, gạo hữu cơ, gạo dinh dưỡng, bởi vì hiện nay phân khức gạo trắng đang bị cạnh tranh rất lớn bởi các quốc gia chuyên sản xuất gạo giá rẻ như Myanmar, Pakistan và Ấn Độ. Điều này cũng phù hợp với định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn “giảm sản lượng xuất khẩu gạo hàng năm còn khoảng 4 triệu tấn nhưng kim ngạch xuất khẩu phải cao hơn so với hiện nay.

‘Chìa khóa’ xuất khẩu gạo Việt vào thị trường Bắc Âu

sóng ngập mồm thủy điện là có thật đấy các cụ, để ý tình trạng này thì cổ phiếu than như TVD CST cũng sẽ có sóng mạnh đấy :smiley:

https://moit.gov.vn/tin-tuc/su-dung-nang-luong-tiet-kiem-va-hieu-qua/canh-bao-tieu-thu-dien-tang-cao-mua-nang-nong.html

Thời tiết các địa phương khu vực miền Trung – Tây Nguyên sắp vào cao điểm mùa nắng nóng, sản lượng điện tiêu thụ trong dân cư thường tăng cao. Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) khuyến nghị khách hàng chủ động theo dõi tình hình sử dụng điện trong gia đình, điều chỉnh hợp lý để tránh tình trạng hóa đơn tiền điện tăng ngoài tầm kiểm soát.

2 Likes

chân sóng thần của ngành gạo và than múc chưa ace ơi =))
P/s: Chân sóng thần thủy điện TTAnay cần nổ vol đã nổ và cần nữa là CE chờ các a lái :slight_smile:

1 Likes

TKV cam kết cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong năm 2022

(Chinhphu.vn) - Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) cam kết sẽ cung cấp đủ than cho sản xuất điện trong năm 2022, đặc biệt là trong những tháng cao điểm mùa nắng nóng năm nay.

Sản lượng thủy điện tháng 5 lập kỷ lục

Sản lượng điện tháng 05/2022 trong các nhà máy thủy điện của Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành (TTA) đạt trên 32,7 triệu KWh (trong đó: cụm nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2 – 2A đạt hơn 23,2 triệu KWh, nhà máy thủy điện Pá Hu đạt trên 9,5 triệu KWh), tăng xấp xỉ 315,4% so với cùng kỳ năm 2021, và đây là mức sản lượng tháng 5 cao nhất đối với từng nhà máy nói riêng và của cả Công ty nói chung trong nhiều năm trở lại đây (tương đương mức sản lượng của các tháng cao điểm trong các năm trước). Tính 05 tháng đầu năm 2022, sản lượng điện của nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2 đạt trên 62 triệu KWh, con số này của nhà máy thủy điện Ngòi Hút 2A và Pá Hu lần lượt là gần 9,9 triệu KWh và hơn 25,7 triệu KWh, như vậy, tổng sản lượng điện của mảng thủy điện của TTA đạt 97,64 triệu KWh, lập kỷ lục về mức sản lượng cao nhất của các tháng mùa khô trong vòng 5 năm gần đây.

Nguyên nhân của các con số kỷ lục này được cho là đến từ 2 yếu tố: lượng mưa trong 5 tháng đầu năm 2022 tại khu vực miền Bắc cao hơn mức trung bình nhiều năm, báo hiệu mua mưa đến sớm; và nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao do mở cửa phục hồi nền kinh tế sau đại dịch, trong bối cảnh giá nguyên liệu hóa thạch tăng cao.

GS. TS Trần Hồng Thái – Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng thủy văn cho biết: tổng lượng mưa năm 2022 sẽ cao hơn mức trung bình và mùa mưa năm 2022 sẽ đến sớm hơn trung bình nhiều năm (TBNN), và có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn quốc, có khả năng cao xảy ra hiện tượng mưa cực đoan. Cụ thể, mùa mưa bắt đầu sớm hơn so với TBNN ở khu vực Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trong các tháng mùa mưa bão, tại khu vực Bắc Bộ lượng mưa có xu hướng cao hơn TBNN, đề phòng các đợt mưa lớn có khả năng xảy ra từ khoảng tháng 06 – 08/2022. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa có xu hướng thiếu hụt so với trung bình trong giai đoạn tháng 06 – 09/2022. Khu vực Trung Bộ, tổng lượng mưa dự báo cao hơn TBNN trong các tháng 10 đến tháng 11/2022, đề phòng khả năng xuất hiện các đợt mưa lớn gây lũ và ngập lụt trong giai đoạn này. Riêng khu vực Bắc Bộ: Đỉnh lũ năm 2022 trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức Báo động 1 – Báo động 2, phổ biến cao hơn năm 2021, riêng các sông suối nhỏ từ Báo động 2 – Báo động 3. Các đợt lũ lớn phổ biến tập trung vào nửa cuối mùa lũ (tháng 8).

Nhiều chuyên gia tài chính kinh tế cho rằng: Việc mở cửa kinh tế trở lại giúp tiêu thụ điện toàn quốc tăng. Cùng đó, giá trên thị trường phát điện cạnh tranh (giá CGM) cũng tăng lên. Trong bối cảnh thuận lợi, doanh nghiệp điện đã có kết quả kinh doanh rất khả quan, đặc biệt là các doanh nghiệp thủy điện. Giới phân tích cũng cho rằng, trong bối cảnh giá than và khí tăng, cộng hưởng với sự thiếu hụt than, doanh nghiệp thủy điện sẽ tiếp tục hưởng lợi trong quý II – quý III/2022.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, giá CGM trung bình quý đầu năm 2022 là 1.515 đồng một KWh, tăng 37% so với cùng kỳ 2021. Thị trường phát điện cạnh tranh được triển khai xây dựng từ đầu năm 2019, hướng tới đưa ra mô hình thiết kế thị trường bán lẻ điện phù hợp với thông lệ quốc tế, cho phép khách hàng lựa chọn, thay đổi đơn vị cung cấp điện, đảm bảo giá bán lẻ điện minh bạch và phản ánh đúng chi phí… Tuy nhiên nếu tính chung cả năm nay, giá CGM được SSI dự đoán chỉ tăng 30%, khoảng 1.300 đồng một kWh. Giả định trên thấp hơn so với trung bình quý I/2022 do hiện tượng La Nina (nhiệt độ biển hạ thấp, gây nhiều bão) có thể quay lại trong quý II. Trong hệ thống các nhà máy điện, nhà máy thủy điện có chi phí và giá bán trung bình thấp hơn so với nhiệt điện. Sản lượng từ nhà máy thủy điện tăng có thể làm hạ nhiệt mức tăng giá CGM. Nhưng SSI vẫn lưu ý, nếu nhu cầu tiêu thụ điện tăng mạnh thì diễn biến giá CGM có thể vẫn thuận lợi. Về tình hình tiêu thụ điện, SSI nhận định, nếu giá dầu khí và than nhiệt tiếp tục tăng, áp lực lạm phát cao và tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể chậm lại sẽ khiến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam bị ảnh hưởng, từ đó kéo theo mức tiêu thụ điện giảm. Theo kịch bản xấu nhất, nếu tăng trưởng GDP của Việt Nam khoảng 5-6%, tăng trưởng tiêu thụ điện toàn quốc sẽ khoảng 7%. Nếu GDP tăng 6-7%, tiêu thụ điện sẽ tăng 9,2%.

Theo Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, trong quý I/2022, tổng sản lượng điện tăng nhẹ 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 63,03 tỷ KWh nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Theo ước tính của KIS Việt Nam, tổng doanh thu của 38 doanh nghiệp ngành điện tăng 16,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lợi nhuận sau thuế công ty mẹ tăng ngoạn mục 69,9% so với cùng kỳ năm trước nhờ sản lượng và giá bán thuận lợi; trong đó, các công ty thủy điện là bên đóng góp chính vào tăng trưởng, khi lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt mức tăng trưởng kỷ lục 108,1% so với cùng kỳ năm ngoái. KIS Việt Nam cho rằng, thủy điện sẽ được hưởng lợi từ khủng hoảng thiếu than trong quý II/2022. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), toàn hệ thống đang thiếu hụt 3.000 MW điện than khi mùa cao điểm đang tới rất gần. Tỷ trọng than nhập khẩu trong lượng than Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) cung cấp cho các nhà máy điện tăng trong bối cảnh giá than thế giới tăng mạnh đang gây áp lực lên giá bán điện than. Mặc dù giá khí đang có xu hướng tiếp tục tăng, KIS Việt Nam tin rằng EVN sẽ tăng cường huy động nhiệt điện khí cùng với thủy điện để bù đắp cho thiếu hụt điện than. Trong bối cảnh giá than và khí tăng, cộng hưởng với sự thiếu hụt than, các công ty thủy điện ở khu vực miền trung nổi lên như là “ngôi sao sáng” của ngành điện. KIS Việt Nam cho biết, biên lợi nhuận gộp ngành điện đạt đỉnh trong quý I dù giá nhiên liệu đầu vào tăng. Tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty thủy điện đạt mức kỷ lục 63,1% trong quý I/2022, tăng 8,3 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái và 2,6 điểm phần trăm so với quý liền trước đó. Kết quả kinh doanh tốt hơn kỳ vọng đã giúp các công ty thủy điện hoàn thành 28% – 40% kế hoạch doanh thu năm 2022.

Cú ném hơi quá đà, giá rẻ canh mà chén thôi nhỉ :smiley:

1 Likes

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phát huy truyền thống vẻ vang “Kỷ luật và Đồng tâm” của ngành Than, xây dựng TKV phát triển bền vững, xây dựng tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp

14/04/2022

Trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Ninh, sáng nay 6/4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu đoàn công tác Trung ương đã đến thăm, tặng quà, động viên cán bộ, công nhân, người lao động Công ty CP Than Vàng Danh – Vinacomin tại Khu tập thể 314, phường Vàng Danh, thành phố Uông Bí.

Cùng đi với Tổng Bí thư có đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đồng chí Lê Minh Hưng, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương và lãnh đạo các Bộ, ngành…, Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Tường Văn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Tập đoàn TKV có các đồng chí: Lê Minh Chuẩn, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn; Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn; Lê Thanh Xuân, Chủ tịch Công đoàn TKV; Vũ Anh Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy TQN, Phó TGĐ Tập đoàn và các đồng chí lãnh đạo Tập đoàn, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc cùng cán bộ, công nhân Công ty CP Than Vàng Danh…

Đồng chí Phạm Văn Minh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty CP Than Vàng Danh báo cáo tình hình sản xuất, đời sống CNLĐ với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác Trung ương

Báo cáo với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn công tác Trung ương, đồng chí Phạm Văn Minh, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty CP Than Vàng Danh cho biết, được thành lập ngày 06/6/1964, Công ty CP Than Vàng Danh là đơn vị sản xuất than hầm lò trực thuộc TKV có quy mô và sản lượng than khai thác hầm lò lớn nhất của Tập đoàn.

Trải qua 58 năm, Công ty đã sản xuất được trên 70 triệu tấn than nguyên khai, đào mới hơn 840.000 mét lò. Công ty đã không ngừng áp dụng công nghệ hiện đại, cơ giới hóa, tự động hóa, tin học hóa vào sản xuất và quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao mức độ an toàn, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động. Các năm gần đây sản lượng than khai thác của Công ty đều đạt trên 3 triệu tấn, vượt 5 lần công suất thiết kế ban đầu. Đến nay, đời sống mọi mặt của người lao động luôn được quan tâm, chăm lo và từng bước được cải thiện, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao được duy trì và tổ chức thường xuyên, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của thợ mỏ, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Thu nhập tiền lương bình quân năm 2021 của CNLĐ Công ty đạt trên 17 triệu đồng/người/tháng, thợ lò trên 22 triệu đồng, có trên 400 người đạt mức thu nhập trên 350 triệu đồng/năm. Trong những năm gần đây, Đảng bộ Công ty và các tổ chức Đoàn thể quần chúng đều được cấp trên công nhận đạt vững mạnh xuất sắc…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ân cần thăm hỏi CNLĐ Than Vàng Danh

Nói chuyện thân mật với CBCN, NLĐ Tập đoàn và Công ty CP Than Vàng Danh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng khi đời sống và thu nhập của CBCN, NLĐ không ngừng được nâng cao

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ân cần thăm hỏi về việc làm, đời sống của cán bộ công nhân tại Khu tập thể 314 của Công ty. Nói chuyện thân mật với cán bộ, công nhân, người lao động (CBCN, NLĐ) Tập đoàn và Công ty CP Than Vàng Danh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bày tỏ vui mừng khi đời sống và thu nhập của CNLĐ Công ty không ngừng được nâng cao, đặc biệt hệ thống chính trị trong Công ty đã không ngừng được chăm lo, củng cố xây dựng và trưởng thành về mọi mặt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng quà cho công nhân, cán bộ Công ty CP Than Vàng Danh

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo TKV, tỉnh Quảng Ninh và cán bộ, CNLĐ Công ty CP Than Vàng Danh

Khẳng định vai trò quan trọng và truyền thống giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng từ xưa đến nay vô cùng anh hùng trong tất cả các thời kỳ kể cả trong trong kháng chiến, trong hòa bình và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc cán bộ, CNLĐ ngành Than tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang “Kỷ luật và Đồng tâm” của thợ mỏ, vượt qua khó khăn, thách thức, đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xây dựng TKV phát triển bền vững, xây dựng tỉnh Quảng Ninh giàu đẹp và đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Gía khí hôm nay neo ở mức kỷ lục 13 năm, nên để đáp ứng yêu cầu giá điện ko tăng THÌ thủy điện sẽ được huy động tối đa và nhu cầu sử dụng than trong nước cũng được đẩy mạnh

1 Likes

Mỹ cũng đang gặp khó về năng lượng điện,nên sắp tới mùa hè cao điểm điện sẽ là vấn đề nan giải cho chúng ta. Rất may năm nay mưa nhiều nên thủy điện thừa nước :joy:
“Trong thông báo "Tuyên bố về tình trạng khẩn cấp cho phép gia hạn tạm thời và nhập khẩu miễn thuế pin và mô-đun năng lượng mặt trời từ Đông Nam Á" (do Tổng thống Biden ký đăng trên trên Website của Nhà Trắng) cho biết việc miễn thuế áp dụng với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu của Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch trong nước.”

1 Likes

giá than cũng kinh quá nhể, để xem các a phải làm gì nữa đây. Than cũng do nhà nước chi phối cổ tức hàng năm tiền tơi, PE thấp ko thể thua sóng P được :smiley:

Ngành than và sự thiếu hụt của ngành điện

TVD CST mà múc nhể :joy:
Trước đó, Bộ Công Thương vừa có văn bản số 1225/BCT-DKT ngày 11/3/2022 về việc “đảm bảo cung cấp than cho sản xuất điện”. Theo đó, Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc thực hiện ngay các biện pháp đảm bảo năng lực sản xuất than, thực hiện mọi giải pháp đảm bảo cung cấp đủ than cho các nhà máy nhiệt điện theo đúng Hợp đồng mua bán/cung cấp than đã ký (đặc biệt là các nhà máy nhiệt điện BOT sử dụng than trong nước để tránh xảy ra tình trạng phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu).

Sản xuất than tại Công ty CP Than Đèo Nai

Được biết, trong tháng 3 vừa qua, tổng khối lượng than thực cấp của TKV và Tổng công ty Đông Bắc cấp cho các nhà máy nhiệt điện than của EVN thấp hơn nhiều so với nhu cầu vận hành của các nhà máy này. Đặc biệt, nhà máy Nhiệt điện than BOT Vĩnh Tân 1 cũng không được cung cấp đủ than theo như hợp đồng cung cấp than đã ký từ cuối năm 2013 và như vậy có thể dẫn tới nguy cơ phía Việt Nam phải bồi thường do ngừng máy vì thiếu nhiên liệu.

Chính phủ tháo gỡ khó khăn chồng lấn khu vực khai thác than cho TKV

Do lượng than cung cấp thiếu và tồn kho ở mức thấp nên đến cuối tháng 3/2022, nhiều tổ máy nhiệt điện than trong hệ thống đã phải dừng và giảm phát. Cụ thể: các nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Vũng Áng 1, Vĩnh Tân 2, Duyên Hải 1 hiện nay chỉ đủ than vận hành 1 tổ máy ở mức 60 - 70% công suất; nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng chỉ đủ than vận hành cho 1 trong 4 tổ máy.

Do đó, toàn hệ thống điện quốc gia thiếu hụt tới hơn 3.000 MW nhiệt điện than. Mặc dù các đơn vị cung cấp than (TKV và Tổng Công ty Đông Bắc) đã có nhiều nỗ lực trong việc khắc phục khó khăn để khai thác than từ các mỏ trong nước và nhập khẩu than để pha trộn, nhưng thông tin từ TKV và Tổng Công ty Đông Bắc cho biết, tình hình cung cấp than còn tiếp tục có nhiều khó khăn trong thời gian tới. Như vậy, nguy cơ thiếu than dẫn đến thiếu điện từ tháng 4 trở đi là rất hiện hữu.

Hoạt động sàng tuyển, chế biến than tại Phân xưởng Sàng tuyển than 2 - Công ty Tuyển than Cửa Ông

Theo báo cáo của TKV, tính riêng 2 tháng đầu năm 2022, sản lượng than nguyên khai đạt 6,38 triệu tấn, than sạch thành phẩm 6,14 triệu tấn, than tiêu thụ 6,69 triệu tấn, bóc đất đá 16,62 triệu m2, đào 32.577m lò; nộp ngân sách nhà nước 2.600 tỷ đồng; tiền lương bình quân của cán bộ, công nhân đạt 14,58 triệu đồng/người/tháng. Dự kiến quý I/2022, TKV sản xuất đạt 10,37 triệu tấn than, đạt 26,5% kế hoạch năm; than tiêu thụ 11,46 triệu tấn, đạt 26,66% kế hoạch năm. Năm 2022, TKV giao Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả tiêu thụ hơn 55,4 triệu tấn than; than mua mỏ hơn 54,5 triệu tấn. Mặc dù từ đầu năm đến nay, đơn vị ghi nhận nhiều trường hợp mắc COVID-19 cộng với giá than nhập khẩu, nhiên liệu tăng mạnh dẫn đến Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện mục tiêu.

Nỗ lực …

Với sản lượng than cung cấp cho nhiệt điện năm 2022 tăng và chiếm chủ yếu sản lượng than sản xuất của TKV, Bộ Công Thương đang yêu cầu TKV đáp ứng đủ than cấp cho nhiệt điện theo các hợp đồng đã ký kết, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. TKV khẩn trương chỉ đạo các đơn vị khắc phục khó khăn của dịch bệnh, có giải pháp trước mắt về huy động lao động, bố trí sản xuất cũng như giải pháp lâu dài, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất, về giá than, nhập khẩu than… Đặc biệt đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng, đáp ứng than cho nền kinh tế, nhất là than cho nhiệt điện, trong đó có 3 nhà máy nhiệt điện BOT gồm: Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, Mông Dương và Hải Dương.

Sản xuất than Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ - Tổng Công ty Đông Bắc

Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Công Thương từ đầu năm 2022 đến nay, TKV đã yêu cầu các đơn vị thực hiện thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, đảm bảo sản xuất, đáp ứng than cho khách hàng. Hiện nay, các đơn vị đang nỗ lực sản xuất phù hợp để giữ ổn định sản xuất, cung cấp than cho các khách hàng, nhất là than cho nhiệt điện. Căn cứ nhu cầu của thị trường và tình hình thực tế, cùng với đẩy mạnh sản xuất, tăng sản lượng, chế biến, tiêu thụ chủng loại than, TKV còn tăng cường công tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ than chất lượng cao, phân công các đơn vị có tài nguyên và điều kiện sản xuất than chất lượng cao như Than Đèo Nai, Cao Sơn, Hà Lầm, Nam Mẫu, Vàng Danh…, ưu tiên giao than chất lượng tốt cho các nhà máy tuyển để chế biến, chuẩn bị đủ chân hàng chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ.

Theo ông Phan Xuân Thủy - Phó Tổng Giám đốc TKV cho biết: để đáp ứng nhu cầu than tiêu thụ, TKV đã điều hành tăng sản lượng than nguyên khai sản xuất năm 2022 lên mức tối đa (gần 41 triệu tấn). Tuy nhiên, kể cả tăng sản lượng than nguyên khai sản xuất nhưng không có than nhập khẩu hoặc than nhập khẩu về chậm, chất lượng không đảm bảo thì việc cấp than cho các hộ điện sẽ khó khăn. Trong những ngày đầu tháng 3/2022, kiểm tra sản xuất và tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, chế biến tiêu thụ than.

Theo ông Thủy: Để đảm bảo sản xuất và tăng sản lượng, các đơn vị phải bám sát và thực hiện nghiêm chỉ đạo điều hành của Tập đoàn từng tháng, từng quý. Các đơn vị hầm lò khắc phục các khó khăn về lao động, công nghệ, thiết bị…, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch sản lượng được giao với mức cao nhất. Các đơn vị sản xuất lộ thiên tranh thủ thời tiết thuận lợi, khẩn trương xuống moong đẩy mạnh ra than trước mùa mưa, thực hiện nghiêm kỹ thuật khai thác, đổ thải, chú trọng công tác làm đường mỏ, công tác an toàn lao động, môi trường, phòng chống mưa bão.

Được biết, nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của ngành Than, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đồng hành cùng sự phát triển của ngành Than. Mới đây, tỉnh Quảng Ninh đã gia hạn thời gian vận chuyển than của Tổng Công ty Đông Bắc từ các khai trường mỏ ra các cảng giao cho các khách hàng trên địa bàn TP Hạ Long.

Ngày 21/1/2022, UBND tỉnh đã ban hành công văn số 487/UBND-GT1 về việc đồng ý gia hạn cho Tổng Công ty Đông Bắc tiếp tục vận chuyển than từ mỏ Quảng La, Dân Chủ ra cảng Làng Khánh (TP Hạ Long) và vận chuyển than từ khu vực mỏ Tây Nam Khe Tam, xã Dương Huy, TP Cẩm Phả ra cảng Tâm Thành, xã Vũ Oai, TP Hạ Long. Thời gian vận chuyển đến hết năm 2022, với tổng khối lượng 420.000 tấn than trong cả năm.

Khai trường khai thác than Công ty CP Than Cao Sơn

Theo ông Nguyễn Văn Cường - Phó Giám đốc Công ty Xây dựng Công nghiệp mỏ - Tổng Công ty Đông Bắc, cho biết: Do điều kiện khó khăn từ vị trí khai thác, sản xuất đến vị trí tập kết, tiêu thụ chưa có tuyến đường nào khác ngoài đường bộ, năm 2022, tỉnh tiếp tục gia hạn cho quá trình vận chuyển than của Tổng Công ty từ kho than của các mỏ ra cảng trên địa bàn TP Hạ Long. Sự tạo điều kiện giúp đỡ của tỉnh Quảng Ninh đã giúp Tổng Công ty cũng như các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các nguồn lực để phát triển sản xuất.

Được biết, Tổng Công ty Đông Bắc triển khai xây dựng kế hoạch, lộ trình để đảm bảo giai đoạn 2022-2024 chấm dứt vận chuyển than từ mỏ ra cảng trên các tuyến quốc lộ theo Nghị quyết 16-NQ/TU ngày 9/5/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.

giá bán than cho nhiệt điện đã tăng tới 85% so với năm ngoái, nên quý 2 than chắc trúng đậm đó :smiley:

1 Likes

Bài này hay đấy, lạm phát do lo ngại vấn đề năng lượng OIL Khí phi mã,từ đó sẽ thấy giá trị của các cổ phiếu bình ổn giá trong nước như thủy điện và than :smiley:

"Thủ phạm" gây áp lực lạm phát 7 tháng cuối năm khiến Bộ trưởng Bộ Tài chính lo ngại

1 Likes

Nay bà con chén được gì rồi, NAV có tăng mạnh ko =))

1 Likes

HID TTA phi như ngựa anh ạ :smile: