VHC - Chiếm lĩnh thị phần xuất khẩu vào Mỹ
Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra Việt Nam ghi nhận tăng trưởng đáng kể tại Mỹ, nơi sản lượng và giá trị xuất khẩu đều tăng mạnh , lần lượt đạt 85 nghìn tấn (+38.6% YoY ) và 256 triệu USD (+24.5% YoY ). Điều này đặc biệt có lợi cho VHC – doanh nghiệp xuất khẩu cá tra fillet lớn nhất sang Mỹ, chiếm 47% thị phần. Mỹ hiện là thị trường đóng góp doanh thu lớn nhất của VHC, với tăng trưởng doanh thu tại đây đạt 54% YoY trong quý 3/2024.
EU, thị trường lớn thứ hai của VHC, cũng ghi nhận mức tăng doanh thu 13% YoY . Trái lại, thị trường Trung Quốc chứng kiến doanh thu giảm 29% YoY do giá bán thấp và sản lượng phục hồi chậm.
Nhờ tập trung vào các thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao như Mỹ và EU, VHC có biên lợi nhuận vượt trội , cao hơn 30% so với trung bình ngành. Điều này phản ánh quy trình sản xuất khép kín, hiện đại và khả năng cạnh tranh vượt trội so với các đối thủ như ANV, vốn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc với giá bán thấp hơn .
Đối thủ tại Mỹ
Cá tra phi lê Việt Nam là dòng cá thịt trắng phi lê thuộc phân khúc giá rẻ , chiếm thị phần trung bình khoảng 13% và cạnh tranh khốc liệt với cá minh thái, cá tuyết cod Nga và cá rô phi Trung Quốc . Đối thủ nặng ký nhất của cá tra VN là cá rô phi Trung Quốc.
Cá tra Việt Nam cũng đang tận dụng tốt cơ hội tại Mỹ, nơi các đối thủ lớn như cá rô phi Trung Quốc và cá minh thái Nga đang suy giảm nguồn cung . Trung Quốc gặp khó khăn do thời tiết bất lợi từ sau bão Yagi và sự sụt giảm người nuôi do lợi nhuận kém, trong khi cá minh thái Nga bị cấm nhập khẩu vào Mỹ cả trực tiếp lẫn gián tiếp từ nước thứ 3. Nếu Mỹ áp thuế cao hơn đối với hàng hóa Trung Quốc (60% so với 10-20% cho Việt Nam), cá tra Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng thị phần và gia tăng sức cạnh tranh .
Thị trường Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các doanh nghiệp cá tra Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt , đặc biệt khi thị trường có sự dịch chuyển từ cá tra fillet đông lạnh sang cá tra nguyên con đông lạnh – sản phẩm có giá trị gia tăng thấp hơn . Hiện tại, cá tra nguyên con đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc có giá 1.7 USD/kg , thấp hơn 15% so với giá cá tra fillet đông lạnh.
Sản lượng xuất khẩu giảm liên tục đã tác động tiêu cực đến cơ cấu doanh thu của ngành cá tra Việt Nam, với doanh thu quý 3/2024 tại thị trường này giảm 29% YoY . Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc chỉ chiếm 10% doanh thu của VHC, nên việc chuyển hướng tập trung sang Mỹ giúp VHC bù đắp đáng kể sự sụt giảm này.
Ngoài ra, giá cá tra Việt Nam tại Trung Quốc hiện cao hơn 35% so với cá minh thái Nga , dẫn đến áp lực cạnh tranh lớn.
Nhìn chung, thị trường Trung Quốc chưa có dấu hiệu bứt phá để kỳ vọng tạo ra doanh thu lớn hơn cho VHC.
Đa dạng hóa kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của VHC
Bên cạnh xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh, VHC còn nhiều mảng kinh doanh phụ đóng góp đáng kể vào cơ cấu doanh thu, với dư địa tăng trưởng lớn cả ở thị trường xuất khẩu lẫn nội địa. Năm nay, công ty có kế hoạch nâng cấp dây chuyền chế biến Collagen & Gelatin (C&G) thêm 50% công suất . Đồng thời, VHC mở rộng mảng tạp phẩm với việc bổ sung 1 dây chuyền sản xuất trái cây và 1 dây chuyền rau củ đông lạnh .
Các sản phẩm của VHC đã hiện diện tại nhiều siêu thị lớn trên thế giới như Walmart , Target , Trader Joe , và Kroger , khẳng định vị thế và chất lượng thương hiệu . Công ty cũng được hưởng lợi từ xu hướng tỷ giá tăng và biên lợi nhuận gộp (LNG) cải thiện nhờ giá bán cá bằng USD liên tục tăng.
Ngoài ra, chi phí đầu vào được giữ ổn định , đặc biệt là giá khô đậu tương – một nguyên liệu chính – đã giảm đáng kể , giúp tiết giảm chi phí sản xuất và tiếp tục gia tăng biên lợi nhuận. Những yếu tố này tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng bền vững của VHC trong tương lai.
Kết luận
Thị trường Mỹ được đánh giá là chất xúc tác quan trọng cho tăng trưởng sản lượng và doanh thu của VHC trong thời gian tới, nhờ các yếu tố thuận lợi:
- Tăng cường nhập hàng : Mỹ bước vào thời điểm các nhà nhập khẩu gia tăng mua cá tra trước lo ngại về thay đổi chính sách thuế quan. Bên cạnh đó, nếu thuế với hàng Trung Quốc tăng lên 60% trong khi hàng Việt Nam chỉ chịu mức 10-20%, đây sẽ là cơ hội lớn cho cá tra Việt Nam gia tăng thị phần.
- Sản phẩm cạnh tranh : Cá tra Việt Nam trở thành mặt hàng hấp dẫn hơn do giá cá rô phi Trung Quốc tiếp tục tăng vì nguồn cung thắt chặt.
- Vị thế xuất khẩu : Việt Nam hiện là đối tác xuất khẩu cá tra lớn nhất của Mỹ trong khi đó Trung Quốc và Nga đều gặp khó khăn về nguồn cung và sản phẩm nội địa Mỹ không đáp ứng đủ nhu cầu.
Dự báo KQKD
Với tiềm năng to lớn như vậy thì vùng giá hiện tại quá hấp dẫn để gom rồi, anh/chị em nhà đầu tư còn chần chừ gì nữa ạ.