Tiềm năng phát triển của pvs

Cổ phiếu của Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam viết tắt là PTSC. Công ty này là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam - PVN). Được thành lập trên cơ sở triển khai quyết định số 458/TTg ngày 24/11/1976 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án xây dựng căn cứ dịch vụ dầu khí Vũng Tàu.
Lĩnh vực hoạt động chính của PTSC là cung cấp các loại hình dịch vụ kỹ thuật cho các ngành dầu khí, năng lượng, công nghiệp, trong đó có nhiều loại hình dịch vụ mang tính chiến lược, chất lượng cao, mũi nhọn, đã phát triển và được chuyên nghiệp hóa đạt trình độ quốc tế như: EPCI công trình biển; EPC công trình công nghiệp; Kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu thô FSO/FPS0; Tàu dịch vụ dầu khí; Khảo sát địa chấn, địa chất và công trình ngầm; Lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng công trình biển; Cảng dịch vụ, Dịch vụ cung ứng nhân lực kỹ thuật và các Dịch vụ cho dự án năng lượng tái tạo.
Trải qua 47 năm hình thành thành và phát triển, PTSC đã có những bước phát triển vượt bậc. Là Tổng công ty hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kỹ thuật dầu khí, công nghiệp tại Việt Nam, và là thương hiệu lớn trên thị trường dịch vụ dầu khí, công nghiệp trong khu vực.
Giá trị hợp lý Trong năm 2024, động lực chính của PVS sẽ đến từ dự án Lô B - Ô Môn. Với khối lượng công việc lớn, dự án sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp trong trung hạn, đặc biệt là sau khi có kết quả đầu tư cuối cùng vào quý 2/2024. Về dài hạn, bên cạnh mảng cơ khí và xây lắp dầu khí, nhà đầu tư có thể tiếp tục quan tâm tới mảng điện gió đầy triển vọng mà doanh nghiệp này đang tham gia. Investone đưa ra giá mục tiêu cho cổ phiếu PVS ở mức 48.000 đồng/cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể tham khảo và cân nhắc mua vào đối với cổ phiếu ngành dầu khí này khi thị trường có nhịp điều chỉnh cho mục tiêu đầu tư dài hạn.
Yếu tố tác động đến ngành dầu khí trong thời gian tới. Về trung hạn, cổ phiếu dầu khí tiếp tục được hỗ trợ bởi giá dầu. Cuộc họp sản lượng tiếp theo của OPEC+ sẽ diễn ra vào ngày 1/6. Nguồn thạo tin tiết lộ với hãng tin Reuters rằng OPEC+ sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyện qua tháng 6 nếu nhu cầu dầu toàn cầu không tăng. Với tổng mức cắt giảm 2,2 triệu thùng/ngày sẽ khiến nguồn cung dầu thô toàn cầu bị thắt chặt trong thời gian tới. Hơn nữa, xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine và căng thẳng địa chính trị leo thang ở Trung Đông tiếp tục gây thêm bất ổn cho thị trường dầu thô toàn cầu và làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung có thể xảy ra. Do đó, Investone kỳ vọng rằng cán cân cung/cầu trên thị trường dầu mỏ hiện nay sẽ giữ giá dầu Brent tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt trung bình 85 USD/thùng trong năm 2024. Vào năm 2025, khi thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ dự kiến hết hạn, giá dầu có thể sẽ chịu áp lực giảm còn 80 USD/thùng. Nhìn chung, môi trường giá dầu cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hoạt động E&P trên toàn thế giới.
Ở trong nước, trao Quyết định đầu tư cuối cùng cho dự án phát triển mỏ khí Lô B có thể sắp xảy ra, là động lực tăng trưởng chính cho ngành Dầu khí Việt Nam.
Gửi anh chị NĐT video phân tích tiềm năng của PVS.