Tiêu điểm tài chính: 911 doanh nghiệp báo lợi nhuận quý 3 tăng 16%, nhóm VN30 dẫn đầu tăng 20,2%

, , , , , , , , ,

Theo thống kê từ Fiintrade, tính đến chiều ngày 30/10/2024 đã có 911 doanh nghiệp niêm yết đại diện 84,6% vốn hóa toàn thị trường công bố kết quả kinh doanh quý 3, bao gồm 24/27 Ngân hàng, 32/35 công ty chứng khoán và 841/1482 doanh nghiệp Phi tài chính.

Tổng lợi nhuận sau thuế quý 3/2024 của 911 doanh nghiệp tăng 16,1% so với cùng kỳ 2023, nhưng giảm 3,1% so với quý trước liền kề do kết quả kém tích cực từ nhóm Tài chính Ngân hàng, Chứng khoán, Bảo hiểm. Xét theo quy mô vốn hóa, tăng trưởng lợi nhuận đóng góp chủ yếu bởi nhóm vốn hóa lớn VN30 tăng 20,2% so với cùng kỳ trong khi nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML tăng lần lượt 8,5% và 30,6%.

Với riêng nhóm Ngân hàng, có 24/27 Ngân hàng niêm yết công bố báo cáo tài chính cho quý 3, với lợi nhuận hụt đà tăng. Hầu hết ghi nhận lợi nhuận quý 3 giảm với quý 2/2024, ngoại trừ VPB, HDB, EIB và STB. Các ngân hàng TMCP nhà nước (VCB, CTG, BID) cùng ghi nhận tín dụng tăng chậm lại và NIM kém đi. Lợi nhuận sau thuế của 22 ngân hàng này tăng 18,2% so với cùng kỳ nhờ nền so sánh cùng kỳ thấp và ngược lại, giảm 9,5% so với quý 2/2024.

Với nhóm Phi tài chính: Nhóm có lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ bao gồm Bán lẻ (MWG), Thực phẩm (MSN, DBC, VHC, ANV), Dệt may (TCM, MSH, TNG, STK), Điện (POW, PGV, HNA), Phân bón (DCM, DHB)… Ngược lại, Dầu khí (BSR), Viễn thông (VGI), Nhựa, Than là các ngành suy giảm về lợi nhuận đáng chú ý.

Nhóm ngành bảo hiểm an toàn tới vậy mà vẫn lỗ, lỗ nặng nhất vào Q3 thì chắc là do thiệt hại của mấy đợt bão nhỉ?

1 Likes

bác nói cũng đúng một phần đó vì sau cơn bão Yagi hồi tháng 9 vừa rồi thì chi phí bồi thường tăng đột biến, dự phòng tăng cao đã xoá sổ lợi nhuận tích lũy những tháng đầu năm của nhiều doanh nghiệp trong khối, trong đó tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc là 30,1%. Tiêu biểu cho trường hợp này là Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 46,1% so với cùng kỳ năm 2023 và giảm 43,2% so với quý trước, chủ yếu do chi phí dự phòng bồi thường tăng cao. Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng không (AIC) báo lỗ sau thuế hơn 39 tỷ đồng trong quý III, vì chi phí bồi thường sau bão số 3 tăng mạnh. Báo cáo cho thấy, tổng chi bồi thường trong quý vừa qua của AIC là hơn 227 tỷ đồng. Tính tổng chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 493 tỷ đồng.

Ngành bảo hiểm vốn được coi an toàn vì nó là tấm là tấm đệm cho các doanh nghiệp, tuy nhiên khi mà doanh nghiệp bị thua lỗ kéo xuống nặng quá thì cũng khó đỡ được bác ạ :grin:

bác cũng có thể xem một vài chỉ số của các đơn vị Bảo hiểm nổi bật hiện nay của Wigroup để có đánh giá tổng quan hơn vì đôi khi các chỉ số tài chính chưa thể phản ánh được hết về nội tại và thị trường.