Tiêu dùng & bán lẻ - Triển vọng ngành trong năm 2024

, , , , ,

Tiêu dùng & bán lẻ - Triển vọng ngành trong năm 2024

Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với GDP tăng trưởng đều đặn hàng năm. Dự báo GDP sẽ tiếp tục tăng mạnh mẽ, thúc đẩy tiêu dùng nội địa.

Nhóm ngành tiêu dùng & bán lẻ bật tăng trong phiên ngày 21/06 với dòng tiền đột biến. Nhóm ngành này đã tăng 6 bậc trong bảng xếp hạng ngành của DATX vươn lên TOP1.

Giá trị giao dịch của ngành/thị trường gia tăng đột biến ngay từ trong tháng 5 và được giữ vững, cho thấy dòng tiền đang rất mạnh và chưa có dấu hiệu suy yếu tại nhóm ngành này. Theo đó AI cũng đã phân tích và phát hiện cổ phiếu bằng công nghệ Machine Learning và Neural Network, cho tín hiệu Mua mới ngay trong phiên ngày 30/5, khi dòng tiền có dấu hiệu bật tăng mạnh và đã mang lại hiệu quả tốt.

Các đối tượng cổ phiếu tối ưu này kết hợp với phương pháp phân tích theo mô hình 5 lớp của DATX sử dụng Big Data và trí tuệ nhân tạo AI giúp đưa ra những khuyến nghị mua/bán đúng thời điểm nhất căn cứ trên tình hình của thị trường hiện tại, diễn biến nhóm ngành, và diễn biến của từng mã cổ phiếu theo thời gian thực.

Đây cũng là nhóm cổ phiếu có nhiều mã lọt vào top xếp hạng cổ phiếu của DATX, cho thấy tiềm năng của các cổ phiếu trong ngành. Với cổ phiếu bật tăng mạnh tới 170 bậc như VEA.

Nhiều Doanh nghiệp trong ngành cũng đã có kết quả kinh doanh trong Q1/2024 mang lại lợi nhuận tốt trong đó top 5 mã cổ phiếu bao gồm HHS, VEA, VTP, HVN, MWG theo bảng xếp hạng của DATX.

Trong đó có nhiều mã cho lợi nhuận tích cực như HHS, DGW, MWG, FRT,…

Trong Top 5 có nhiều mã đã được X-buy khuyến nghị trong các phiên trước đó và mang lại kết quả tốt, nổi bật HHS (+16.18%) đây cũng là cổ phiếu có xếp hạng cao nhất của nhóm ngành này với tỷ lệ Winrate đạt 100%. Hiện đang xếp hạng 3/387 mã cổ phiếu của DATX.

Quy mô Thị trường Bán lẻ Việt Nam ước tính đạt 276,37 tỷ USD vào năm 2024 và dự kiến ​​sẽ đạt 488,08 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 12,05% trong giai đoạn dự báo (2024-2029).

Trong khi tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 được cảm nhận trên toàn cầu, việc Việt Nam kiểm soát đại dịch hiệu quả đã giúp doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phục hồi trong những tháng cuối năm 2020. Tốc độ tăng trưởng tuy vẫn thấp hơn so với mức 12,7% ghi nhận của năm trước nhưng là tín hiệu đáng khích lệ đối với cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường bán lẻ toàn cầu sụt giảm doanh thu trong thời kỳ đại dịch. Tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ cuối năm là do các nhà bán lẻ và trung tâm thương mại tung ra các chương trình khuyến mãi nhằm kích thích tiêu dùng trong nước.

Việt Nam đang chứng kiến ​​xu hướng đô thị hóa và nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng trẻ ở thành thị, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ của các kênh bán lẻ hiện đại như cửa hàng bách hóa và sự mở rộng nhanh chóng của thương mại điện tử.

Thu nhập người dân tăng lên, kéo theo sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, nhóm khách hàng tiềm năng với sức mua cao hơn tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Cùng với sự thay đổi trong lối sống và xu hướng tiêu dùng, ưa chuộng mua sắm trực tuyến và thanh toán điện tử nhất là khi thị trường tiêu dùng Việt Nam tương đối đa dạng và trẻ trung với hơn 50% dân số dưới 35 tuổi. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với nhiều doanh nghiệp nước ngoài quan tâm và đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Điều này đòi hỏi ngành tiêu dùng & bán lẻ cần đổi mới và phát triển hơn nữa.

Chính phủ cũng đang thúc đẩy mạnh mẽ nhóm ngành này với các chính sách hỗ trợ như:

  • Chính phủ ban hành nhiều chính sách và nghị định thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, như Nghị định 52/2013/NĐ-CP và Nghị định 85/2021/NĐ-CP.
  • Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021-2025, với mục tiêu đạt quy mô 35 tỷ USD vào năm 2025.
  • NHNN chính thức gia hạn Thông tư 02 về giãn nợ đến hết năm 2024

Môi trường kinh tế vĩ mô có thể vẫn còn nhiều thách thức trong năm 2024 nhưng một số khó khăn sẽ giảm bớt so với năm 2023, từ đó hỗ trợ phục hồi tiêu dùng. Lãi suất đã giảm đáng kể. Nhờ việc các khoản huy động với chi phí cao của ngân hàng đáo hạn, chi phí vốn giảm dẫn đến lãi suất cho vay có khả năng giảm thêm khoảng 0,75% đến 1,0%. Lãi suất vay thấp hơn giúp làm giảm áp lực trả nợ vay mua nhà, tăng thu nhập khả dụng và gián tiếp hỗ trợ tiêu dùng. Những thay đổi này phản ánh nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng trong việc hỗ trợ nền kinh tế và các doanh nghiệp thông qua việc điều chỉnh lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động vay vốn và huy động vốn​

Ngành tiêu dùng và bán lẻ ở Việt Nam có triển vọng phát triển rực rỡ nhờ vào các yếu tố thuận lợi như chính sách hỗ trợ của chính phủ, xu hướng tiêu dùng hiện đại và sự phát triển của cơ sở hạ tầng và công nghệ. Các doanh nghiệp trong ngành cần tận dụng những cơ hội này và tiếp tục đổi mới để phát triển bền vững và hiệu quả trong tương lai.

5 Likes

Đăng kí tài khoản ngay tại: Xwealth

Bài phân tích hay quá

1 Likes

Datx sẽ cố gắng hoàn thiện thêm nhiều bài phân tích về ngành và cổ phiếu trong thời gian tới. Bạn có thể xem thêm bài viết khác tại Bí kíp đầu tư siêu tốc cùng Xwealth 2024 (datx.vn) để có nhiều thông tin hơn nhé.

1 Likes

Bài phân tích đầy đủ và rất dễ hiểu

1 Likes

Phiên nay AI ccho nhiều tún hiệu Bán. anh chị chú ý nhé

Truy cập XWealth (datx.vn) để nhận các tín hiệu chi tiết

AI đã giúp tôi lọc thông tin thị trường rất nhanh chóng và dễ dàng

1 Likes

HHS có tín hiệu mua mới trong hôm nay không vậy?

Hôm nay AI có khuyến nghị mua mã nào không ạ

AI rất nhạy với các thôn g tin và đưa ra hành động nhanh chóng, không chịu áp lực tâm lý nên nhà đầu tư có thể tránh được 1 số sai lầm có thể mắc phải khi tham gia đầu tư.

HHS đã có tín hiệu chốt lời phiên ngày 24/06 với tỷ lệ Winrate đạt 100% rồi ạ. Hiện gtaij vẫn chưa cho tín hiệu mới ở mã này. Anh chị truy cập XWealth (datx.vn) để nhận tín hiệu kịp thời nhé.

1 Likes

Dạ nay AI đã bắt đầu cho mua thăm dò với hầu hết là các tín hiệu trung hạn và 1 số tín hiệu ngắn hạn ạ. Anh chị truy cập XWealth (datx.vn) để nhận thông tin chi tiết các tín hiệu nhé.