CTCP Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (HNX: TIG)
- Tổng quan
- Ngày 8/8/2001, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Thăng Long (tiền thân là Công ty Cổ phần Văn hóa Thông tin Thăng Long – TIC Media) được sáng lập bởi ông Nguyễn Phúc Long với vốn điều lệ ban đầu chỉ 700 triệu đồng, trong đó vốn thực có chỉ vài chục triệu đồng. Là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực xã hội hóa truyền hình, báo chí và xuất bản, Công ty đã nhanh chóng khẳng định vị thế, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu khu vực phía Bắc trong các lĩnh vực truyền thông, tổ chức sự kiện và xuất bản.
- Hiện nay, vốn điều lệ của Công ty đã tăng lên 909,15 tỷ đồng. Đặc biệt, Tập đoàn đã bắt đầu triển khai các dự án đầu tư, khai thác quỹ đất và phát triển thành công các công trình, sản phẩm dịch vụ tiêu biểu. Ngoài ra, Tập đoàn còn chú trọng việc xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp tiềm năng, phát triển các ngành nghề kinh doanh cốt lõi như hàng tiêu dùng gia dụng thiết yếu, bất động sản xanh và năng lượng tái tạo.
- Kết quả kinh doanh
- Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024, TIG ghi nhận doanh thu đạt 381 tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ tiết giảm tốt chi phí lãi vay, chi phí vận hành, tập đoàn hơn 22 năm tuổi nghề lãi trước thuế đạt hơn 83 tỷ đồng, LNST đạt 61,4 tỷ đồng, giảm nhẹ 0,5% yoy
- Quý 3, bên cạnh hoạt động kinh doanh nòng cốt, TIG ghi nhận thêm 22,6 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, chủ yếu là lãi tiền gửi, tiền cho vay hoặc chuyển nhượng cổ phần.
- Lũy kế 9T năm 2024, doanh thu của TIG đạt 1.099 tỷ đồng, tăng 33,9% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 183 tỷ đồng, giảm 5,2% so với đầu năm. Qua đó, công ty cũng đã thực hiện được 68% KH doanh thu và 71% KH lợi nhuận năm 2024.
- Tình hình tài chính
- Tính tới 30/9/2024, tổng tài sản của Công ty tăng gần 4% so với đầu năm, lên 4.303 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn là 2.040 tỷ đồng, chiếm 47,4% tổng tài sản. TIG sở hữu lượng tiền và các khoản tương đương tiền với 173 tỷ đồng, là tiền đề phòng phát triển trong môi trường lãi suất tăng cao, giúp tập đoàn chủ động và có nhiều lợi thế hơn đối thủ trước các cơ hội đầu tư dự án mới, hoặc phát triển, mở rộng thêm hoạt động sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn sắp tới.
- Về phía tài sản dài hạn, chủ yếu các khoản phải thu dài hạn ghi nhận 1.435 tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn ghi nhận 511,7 tỷ đồng, chiếm 11,9% tổng tài sản;
- Bên cạnh đó, ở bên kia bảng cân đối kế toán, dư địa huy động vốn của TIG còn rất rộng mở. Nợ phải trả cuối năm 2024 chỉ đứng ở mức 1.537 tỷ đồng, giảm 1,3% so với đầu năm và thấp hơn đáng kể so với vốn chủ sở hữu 2.766 tỷ đồng, cho thấy mức độ tự chủ tài chính khá cao.
- Tiếp đó, trong cơ cấu nợ, TIG có khoản vay ngân hàng dài hạn 431 tỷ đồng, giảm 40% so với đầu năm và giữ mức vay ngắn hạn ở mức 273 tỷ đồng.
- Tiềm năng phát triển
- Về đầu tư tài chính của TIG hướng tới mục tiêu: Đầu tư M&A, đầu tư chiến lược, góp vốn sở hữu các công ty, các cổ phiếu có giá trị và tiềm năng, thuộc các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ cơ bản thiết yếu…; Thực hiện tái cấu trúc, hỗ trợ quản trị, tư vấn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển và niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- TIG sẽ xúc tiến nghiên cứu, lập dự án, hợp tác đầu tư phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại Sơn Tây, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nam, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu; xúc tiến thực hiện các thủ tục pháp lý các dự án khu hỗn hợp nhà ở, thương mại dịch vụ tại Lạc Long Quân, Phường 11, quận Tân Bình, TP HCM và Phạm Văn Hai, Phường 3, Quận Tân Bình, TP HCM
- TIG tiếp tục tìm kiếm các thị trường ngách, các hướng đầu tư mới như BĐS phân khúc trung bình nội đô, M&A dự án, đầu tư BĐS định cư châu Âu.
- Về năng lượng tái tạo, dự án Điện gió Thăng Long Hướng Sơn 1 và Thăng Long Hướng Sơn 2 đang trong quá trình chờ hành lang pháp lý của Chính phủ để triển khai các bước tiếp theo của dự án, sẽ tiếp tục đánh giá hiệu quả đầu tư và tính khả thi của dự án, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước nghiên cứu hợp tác đầu tư phát triển dự án.
- Năm 2024, sẽ xúc tiến góp vốn đầu tư, tái cấu trúc phát triển 2 doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hóa chất, hóa dầu, logistics và thực phẩm công nghiệp. Trong đó, ưu tiên thực hiện chứng khoán hóa dự án và bất động sản để tăng tính thanh khoản cho dự án và thuận lợi cho công tác huy động vốn đầu tư.
- Trong năm 2024 TIG cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động truyền thông tài chính và Fintech với việc đầu tư phát triển sản phẩm công nghệ Fi Trade - nền tảng Big Data thông tin dữ liệu tài chính, chứng khoán toàn diện ứng dụng công nghệ AI.
-Dự kiến giai đoạn 2024 – 2025 khi thị trường khởi sắc sẽ niêm yết một doanh nghiệp thành viên mới lên thị trường chứng khoán.
-Trong môi trường kinh doanh thiếu ổn định, thị trường vốn tắc nghẽn như năm ngoái, động thái tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động của TIG là dấu ấn đáng chú ý, khác biệt bởi phần lớn các doanh nghiệp cùng ngành, cùng phân khúc khác đang phải cắt giảm quy mô, thoái vốn khỏi các công ty con kinh doanh không hiệu quả, hoặc ít nhất cũng giảm bớt giá trị đầu tư vào các đơn vị khác để tập trung dòng tiền phục vụ hoạt động kinh doanh chính. - Sức khỏe tài chính vững mạnh trong suốt nhiều năm là nét hấp dẫn của TIG trong mắt nhà đầu tư, giới phân tích thị trường. Chỉ số tổng nợ trên vốn chủ sở hữu của chủ dự án Vườn Vua luôn duy trì ở mức thấp so với các đối thủ, được xem là lợi thế lớn về dư địa nguồn vốn phát triển cho các dự án của tập đoàn.
- Định giá
- Uớc tính BVPS năm 2024 TIG là 13.000 vnd/cp, EPS 2024F là 1.200 vnd/cp, P/B 1,05 lần thì giá khuyến nghị dành cho TIG 2024F là 14.900đ/cp (+8,8% upside)
** ID VPS: BLDO- LÊ VĂN TIẾN
ACE tham gia room cộng đồng nhé: Đăng nhập tài khoản ■■■■