Đây là vụ việc em thấy HOT trong 2 ngày cuối tuần, thông tin được mọi người quan tâm nhiều hơn cả vụ Vinfast hôm thứ 6, mặc dù không liên quan đến thị trường chứng khoán cho lắm nhưng em cũng tạo pic này để cập nhật thông tin và phân tích các ảnh hưởng đến TTCK (nếu có) cho a/c tham khảo:
Đầu tiên nói qua 1 chút về Vạn Thịnh Phát, được thành lập vào năm 1992 do bà Trương Mỹ Lan sở hữu và điều hành cùng chồng là ông Eric Chu Nap Kee, 1 doanh nhân trong lĩnh vực BĐS tại Hồng Kông. Ban đầu Vạn Thịnh Phát hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh nhà hàng và khách sạn là chính, sau đó miếng mồi BĐS quá hấp dẫn nên Vạn Thịnh Phát cũng lấn sân sang lĩnh vực này:
- 2007: thành lập Vạn Thịnh Phát Group holdings với vốn điều lệ hơn 6000k tỉ VND, bà Lan nắm lên đến 80% cổ phần
- Công ty thứ 2 là Cty cổ phần tập đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát với số với điều lệ lên tới 12.800 tỉ VND
- Bà Lan còn sở hữu 3 cty là cty cổ phần đầu tư An Đông, Cty cổ phần đầu tư Times Square Việt Nam và Cty cổ phần tập đoàn Peninsula. Ngoài ra còn nhiều cty khác do con bà Bà lan làm người đại diện theo pháp lập và điều hành
- Vào 2013: Vạn Thịnh Phát chi khoảng 10.000 tỉ đồng mua lại tòa Vincom Center A từ tay của Vingroup.
- Đến 2015: Vạn Thịnh Phát tiếp tục chi 6000 tỉ đồng mua lại Thuận Kiều Plaza.
Từ khi lấn sân sang lĩnh vực BĐS thì Vạn Thịnh Phát xem đây là lĩnh vực chính cần tập chung, họ có đất trải rộng tại TPHCM và các tỉnh xung quanh. Họ sở hữu khách sạn Windsor Plaza là Khách sạn tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được sếp hạng 5 vào những năm 2006 và nhắc đến Vạn Thịnh Phát không thể không nói đến tòa nhà tại trung tâm Q1 TPHCM là tòa Times Square, bên trong có khách sạn The Reverie Saigon, khách sạn 6
đầu tiên tại Việt Nam. Ngoài ra còn phải kể đến khách sạn cao cấp Sherwood Residence, KS An Đông, KDC Bonville Land, KDC cao cấp Sterling Residence …
Qua phần giới thiệu về Vạn Thịnh Phát thì em xin đi đến phần chính là bà Lan liên quan gì đến SCB và rút ruột SCB bằng cách nào?
-
Vào 2011: 3 ngân hàng là Ngân hàng SCB, Ngân hàng Đệ nhất (Ficombank) và Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa (Tín Nghĩa Bank) sáp nhập thành Ngân hàng TMCP Sài gòn (SCB). Bà Trương Mỹ Lan và Vạn Thịnh Phát đã thâu tóm và nắm trong tay đến 91% cổ phần SCB, biến SCB thành sân sau của Vạn Thịnh Phát sau đó thực giải ngân hơn 1.066 triệu tỉ VND.
-
Kết luận điều tra xác định đến ngày 17-10-2022, có 1.284 khoản vay của 875 khách hàng là các khoản vay của nhóm Trương Mỹ Lan, Vạn Thịnh Phát với dư nợ gốc là hơn 483.000 tỉ đồng, còn tính cả gốc và lãi là hơn 677.286 tỷ đồng thuộc nợ nhóm 5 không có khả năng thu hồi.
-
Bà Lan thông qua thông qua các cá nhân thân tín là cán bộ giữ vị trí cao trong SCB và Vạn Thịnh Phát thông đồng rút tiền của SCB dưới hình thức giải ngân các hồ sơ vay được hợp thức (vay khống), thậm chí có thể giải ngân trước còn hồ sơ hoàn thiện sau. Các hồ sơ vay của nhóm Vạn Thịnh Phát có kí hiệu theo dõi riêng như “HSTT” (hội sở tiếp thị) để phân biệt với khoản vay không liên quan đến Vạn Thịnh Phát
-
Vạn Thịnh Phát thành lập hàng nghìn pháp nhân “ma”, nhờ hoặc thuê hàng nghìn cá nhân đứng tên khách hàng vay vốn, đứng tên tài sản đảm bảo để rút ruột SCB. Con số nhờ hoặc thuê lên tới hàng nghìn người bởi vì khi kiểm tra thông tin tín dụng trên CIC (Trung tâm Thông tin Tín Dụng) sẽ không có dư nợ lớn, còn khi sử dụng cá nhân/pháp nhân cũ khi ra soát trên CIC sẽ thấy 1 số ít cá nhân đứng tên khoản vay cực lớn nên sẽ không đủ điều kiện để lập hồ sơ vay vốn. Trong đó có 875 khách hàng đều trình bày chỉ đứng tên kí giấy tờ/hồ sơ mà không được thụ hưởng, sử dụng tiền và không biết mình có khoản vay rất lớn tại SCB.
-
Ngoài ra nhóm Vạn Thịnh Phát còn dùng các tài sản đảm bảo cho khoản vay không đủ pháp lý, không đủ điều kiện để thế chấp hoặc được nâng khống giá trị, không đăng ký giao dịch đảm bảo.
-
Sau khi tiền được chuyển vào tài khoản chỉ định, sử dụng hàng nghìn pháp nhân “ma”, nhờ hoặc thuê hàng nghìn cá nhân mở tài khoản để chuyển tiền lòng vòng, chuyển khoản ra khỏi Ngân hàng SCB rồi rút tiền mặt, cắt đứt dòng tiền để Trương Mỹ Lan chiếm đoạt, chỉ đạo sử dụng.
-
Ngoài việc lập hồ sơ các khoản vay khống để hợp thức rút tiền nêu trên, bà Trương Mỹ Lan còn chỉ đạo Ngân hàng SCB thành lập mới đơn vị kinh doanh tại Hội sở để chỉ giải ngân cho nhóm Trương Mỹ Lan - Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Đồng thời, hoán đổi, rút tài sản bảo đảm có giá trị thay thế bằng các tài sản không đủ pháp lý, hoặc không có giá trị, giá trị thấp rút ruột Ngân hàng SCB.
Khi có thông tin gì mới nhất thì em sẽ cập nhật cho mọi người ở phân bình luận và tóm lại thì chúng ta thấy quy mô của vụ này lớn hơn rất nhiều so với ông Trịnh Văn Quyết và Tân Hoàng Minh. Để làm trót lọt và giữ kín trong từng ấy năm thì sẽ còn liên quan đến nhiều tổ chức và cán bộ lớn khác đứng sau.
Đây là thông tin em tự tổng hợp và nếu có gì chưa đúng hoặc cần bổ sung thì a/c hãy bình luận phía dưới nhé, đồng thời về hành đồng như thế nào về thị trường chứng khoán sắp tới a/c có thể liên hệ sếp em là @Khang_buivan qua SĐT: 081.852.1280 hoặc vào room tư vấn cộng đồng, link trong phần profile (bấm vào avatar của em) sẽ hiện ra ạ. Cảm ơn a/c đã đọc.