Tìm vàng trong bãi rác

BỐI CẢNH HÔM QUA KHÔNG QUÁ TỆ
Thị trường hôm qua là một phiên biến động lớn nhưng cũng đồng nghĩa 1 điều là thanh khoản bị kẹp từ vùng giá đợt giảm giá ngày trước đã được giải phóng phần lớn.
Có vài thứ khi nhìn vào:

1_ Hầu hết các cổ phiếu giảm sâu nhất đợt vừa rồi đã có nhịp hồi phục trên 30%, bất chấp KQKD có tệ hại hay suy giảm sao. Điều này thực sự là điều tốt vì các cổ phiếu này tăng lên, đã giải phóng 1 lượng NAV (số tiền mặt trong trong tài khoản chứng khoán) lớn bị kẹt trên thị trường cả đoạn giảm vừa qua. Những nhịp hồi này như Hòa đã có đề cập, nói nhiều lần rằng nếu có diễn ra, sẽ không kéo dài vì EPS doanh nghiệp hiện tại suy giảm, không thể đạt được mức giá cao hơn giai đoạn 2 quý cuối năm 2022, hoặc 2023. Rất hiếm khi giá cổ phiếu đi lệch ra khỏi EPS trong tương lai. 1 ví dụ điển hình là HPG, HSG, NKG,… nếu muốn đạt dược vùng giá cũ, EPS DN trong tương lai 2 quý cuối năm và năm 2023 phải đạt được mức như năm 2021, thứ mà như hiện tại không đủ cơ sở để đạt được, từ giá bán, sản lượng đầu ra và chi phí Nguyên liệu.

2_ Các cổ phiếu có tiềm năng tăng EPS trong năm 2023 hay 2 quý 2022 nhưng bị chiết khấu là điều bất thường, nhưng hoàn toàn hợp lý nếu nhìn vào khía cạnh nhóm cổ phiếu này đã tăng cả trong 1 quý tệ hại của năm 2022 trước khi suy giảm như hiện tại. Mức độ cảm xúc gây ức chế cho mọi người hiện tại khi cầm các cổ phiếu như trên chỉ đơn giản là diễn biến do việc mua cổ phiếu từ sớm hơn thị trường.

3_ Giai đoạn phân hóa sẽ diễn ra, khi mà mọi đợt hồi phục giá từ đáy lên đều trở nên đắt đỏ hơn dần trong giao dịch. Liệu mọi người sẽ sẵn sàng trả giá cho cổ phiếu suy giảm KQKD nặng hay kém tiềm năng đến bao lâu và ở mức giá cao hơn. Bất cứ đà tăng giá nào đều đồng nghĩa với việc có người trả giá cao hơn cho cổ phiếu.

BỐI CẢNH CỔ PHIẾU KHÔNG DỄ:
Số lượng cổ phiếu + ngành tiềm năng sẽ không nhiều, khi mà phần lớn tiềm năng trên thị trường đã xảy ra vào năm 2020 và 2021. Nếu muốn uptrend thì cần vài quý để hình thành trở lại động lực. Ví dụ như 1 doanh nghiệp đã vận hành full công suất tất cả tài sản, nhà máy của họ. Nếu họ muốn tăng doanh thu mạnh trở lại phải xây dựng nhà máy mới hoặc tìm hướng kinh doanh mới, thứ không diễn ra ngay trong 1 -2 quý.

6 Likes

VGC IDC nay mạnh quá bác Hoà

4 Likes

oki nha

4 Likes

Nhiều người bearish kinh khủng khiếp, mà quên rằng đầu tư chứng khoán không đơn thuần là cuộc chơi của tiền mà còn là của tâm lý. Giữ cho tâm lý cân bằng, tối đa lợi nhuận và tối thiểu lỗ mới là quan trọng.

3 Likes

hòa cho nhận xét ngành bán lẻ hoặc riêng cp Pet dc ko :relaxed:

3 Likes

Số toàn ngành sụt, vs tâm điểm tạo core đợt vừa r cao, sẽ tạo ra 1 nền KQKD lớn và khó vượt. Số quý 2 xấu, số quý 3 chưa có đánh giá, có vài sự kiện như Nhập học + cb đồ cho world cup nên có thể coi thử ^^ nhưng em k kì vọng nhiều lắm. PET tương tự nha

3 Likes


chia sẻ của blđ. Anh check lại năm ngoái xem số thấp hay cao, số vừa rồi đỉnh cao của các DN này ở mức nào thì sẽ ra view KQKD đang đi xuống hay tăng dần lại nhé

4 Likes

giờ câu hỏi sẽ là mn dám trả giá gần vùng giá cũ cho các CP đã sụt giảm 40-50% KQKD so với quý cùng kỳ lẫn sụt giảm so với quý gần nhất hay không, giờ mn định hình vấn đề này nhé

4 Likes

THỊ TRƯỜNG CÓ ÍT NHẤT 3 PHIÊN PHÂN PHỐI GẦN ĐÂY

Với tâm lý gần vùng giảm 1300đ đợt trước, không nói về mặt điểm số không, chúng ta nhìn vào các cổ phiếu cũng thấy áp lực bán vùng này hiện hữu rõ, nhất là các cổ phiếu hồi về mặt kỹ thuật.

ĐỘNG THÁI ĐÁO HẠN PHÁI SINH THẤT THƯỜNG

Như mọi thời điểm chuẩn bị đáo hạn phái sinh trong năm nay, thị trường luôn biến động vô cùng thất thường.

Trong phiên hôm qua, các nhóm trụ được mua bán khá nhiều, điều này sẽ có thể tác động tới tâm trạng thị trường trong vài phiên tới nếu có 1 biến động thất thường.

KHÔNG PHẢI CỔ PHIẾU NÀO GIẢM CŨNG TIÊU CỰC

Vẫn đang có một bộ phận các cổ phiếu giảm nhưng dấu hiệu không quá đáng ngại vì lực bán đón nhận không phải quá lớn. Việc giảm điểm một phần từ biến động thị trường không tốt và bản thân các cổ phiếu này đang cần thời gian tích lũy đủ tốt.

DÒNG TIỀN ĐANG ĐỔI GIÓ

Đã bắt đầu có chút khác biệt khi gần đây, các cổ phiếu vượt nền giá đang xuất hiện ở những cổ phiếu mà KQKD 1) Sáng trong quý vừa rồi; 2) Chưa sáng trong 2 quý nhưng tiềm năng rơi vào trọng điểm cuối năm và 2023.

Việc bùng nổ xong suy yếu giảm không thực sự đem lại áp lực lớn cho các cổ phiếu này vì lực bán margin và bán tháo gần như = 0. Áp lực chỉ đến vì vùng giá hiện tại khi bức phá khỏi nền giá, các cổ phiếu đang chạm các mức giá mà tại đó, lượng thanh khoản trước đây khớp là lớn, nên sẽ có 1 lượng NAV bị kẹt tạm thời ở các mức giá. (volumn at price)

TẬP TRUNG DANH MỤC

Cố gắng tập trung vào danh mục, làm sao cầm 1 cổ phiếu có cơ bản có điểm rơi đủ tốt và biến động ngắn hạn không làm ảnh hưởng tới tâm trạng là được.

7 Likes

3 Likes


4 Likes

BỐI CẢNH HIỆN TẠI:

_KHU VỰC EU:

1. Hiện tượng đóng cửa nhà máy:

Nga chặn khí đốt truyền dẫn, chi phí Nguyên Liệu cao + chi phí Energy từ khí đốt cũng cao nốt =>> Các nhà máy EU khi sản xuất => Giá thành cao (giá thành/sp là giá vốn của sản phẩm, hay hiểu đơn giản là chi phí cấu thành nên 1 sản phẩm) =>> Khó bán với giá thành quá cao => Các nhà máy sẽ tạm thời đóng cửa + tiện bảo trì để chờ thời điểm khác để sản xuất.

Nếu còn hoạt động, họ sẽ không duy trì full công suất, chỉ duy trì một lượng nhất định để máy móc không bị hư hỏng, đảm bảo nhà máy vẫn hoạt động được và nhập từ bên khác sang để bù đắp. Bối cảnh cũng sẽ diễn ra không chỉ riêng một ngành mà có thể ở một hoặc nhiều nhóm ngành liên quan - (Hình số 1)

Giải pháp tạm thời sẽ khó có thể diễn ra để giảm tải ngay áp lực giá cao vì so với đầu năm đây vẫn là giá cao hơn 4-5 lần (Đây là hợp đồng Future) - (Hình số 2)

2. Winter is Coming:

Nếu như EU là Westeros thì Nga hiện tại chính là White Walker, bên đem lại mùa đông khủng hoảng.

Vào giai đoạn mùa đông => Nhu cầu dân dụng + sản xuất dùng khí đốt sẽ bị thiếu hụt đầu vào, mặc dù Storage bên EU, một số nước như Đức cũng đang 80% (80% đó chỉ là sức chứa chứ không đồng nghĩa tương ứng nhu cầu hiện hữu lúc đó). Nguồn xem: Bloomberg - Are you a robot?

CÂU CHUYỆN GÌ THÚ VỊ ĐỂ CÓ DOANH NGHIỆP HƯỞNG LỢI

  1. Hãy theo dõi các DN nằm trong chuỗi giá trị liên quan tới khí đốt. Sẽ có một vài doanh nghiệp thú vị. Tuy nhiên, từ câu chuyện vĩ mô/ngành để suy ra KQKD của doanh nghiệp ở Việt Nam không phải lúc nào cũng đúng. Việc xem xét doanh nghiệp kinh doanh bằng cách gì, khách hàng ra sao và vận hành phải thực sự có liên quan tới câu chuyện ở trên thì KQKD mới thực sự vượt trội. KQKD vượt trội mới tạo 1 đà upside đủ lớn để đầu tư và duy trì vị thế.

  2. Các sản phẩm dùng khí đốt để sản xuất (phân bón hay amoniac) do đóng cửa từ nhà máy, vô tình cũng thiếu hụt nốt do vẫn có nhu cầu. Bản thân bên EU, ai còn sản xuất cũng bán giá rất cao, bên mua hàng cũng chưa chắc mua nhiều. Như vậy sẽ có view ra sau: Khí đốt thiếu => Sản phẩm liên quan tới khí đốt cũng thiếu theo => Các sản phẩm sản xuất dựa trên các sản phẩm như phân bón chẳng hạn (lương thực,…) cũng thiếu hụt. Domino sẽ xảy ra trong ít nhất 5-7 tháng trước khi tình hình được giải quyết. Tình huống sẽ bị đẩy lên cao điểm khi bắt đầu bước vào tháng 10, giai đoạn chớm bắt đầu của mùa đông.

Nhu cầu có, cung sụt giảm, vậy bên VN nếu có cung ứng được sản phẩm nào đang thiếu qua, từ việc bên EU kiếm nguồn thay thế, sẽ được lợi. Cái này hiện tại Hòa không chắc chắn cả ngành sẽ hưởng lợi (không chắc rằng việc xuất khẩu qua đó từ phía DN Việt Nam đều có diễn ra trong toàn ngành). Ngoài ra, nếu việc xuất khẩu không làm dưới dạng Nhà sản xuất => Người dùng, mà là dạng thương mại thì không có lợi (vì không chủ động cả số lượng và giá bán). Số lượng xuất qua bên đó cũng chưa có số liệu rõ ràng nhưng nếu có sẽ tạo cú hit. =>> BÀI TOÁN: Bán được không ? Bán được bao nhiêu ? Bán đươc giá nào ? Tối ưu nhất hay không ?

_KHU VỰC CHÂU Á

Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan hạn hán, thiếu điện, mất mùa

Trung Quốc và Ấn là nước có tận dụng cái hiện tượng ở đầu bài để xuất khẩu, tuy nhiên gặp đúng vận là sản xuất gặp nhiều thứ (hạn hán, khả năng sản xuất). Trung Quốc đương nhiên không ngồi yên, đi nước ngoài đầu tư làm nông nghiệp để xuất ngược về TQ. Nhưng sẽ tốn một khoảng thời gian. Và với mọi thứ diễn ra, bên đây cũng có khả năng thiếu hụt chứ và phải lo trong nước trước, trước khi lo tới việc xuất khẩu. Đặc biệt, vấn đề nổi cộm gần đây là lương thực và thiếu điện cung cấp.

Việc thiếu điện là cái cần để ý, có thể tạo ra catalyst về nhu cầu điện.Khu vực phía Bắc của nước ta là nơi thấy rõ nhất.

_NGÀNH XU HƯỚNG KÉO DÀI

Một cái cuối là catalyst quan trọng liên quan tới câu chuyện chuyển dịch nhà máy + đơn hàng, sẽ càng ngày càng mạnh mẽ. Đây vẫn luôn là câu chuyện và xu hướng điển hình và diễn ra dù có hay không có các sự kiện trên. Cp tùy theo nhịp có thể cân nhắc tham gia hay bán nhưng nhóm KCN là cái để ý vì là cp trend xu hướng.

KẾT LUẬN

Như vậy có 3 catalyst để ý: Ngành liên quan tới khí đốt, ngành liên quan tới các mặt hàng tới chuỗi domino từ khí đốt đến sản phẩm cuối cùng (ví dụ như sản xuất phân bón, lương thực), ngành điện.

Giờ quan trọng là check xem ông nào mới thực sự có hưởng lợi từ các sự kiện kia. Mọi người sẽ có view.

Ngành Xu hướng dài mọi người tham gia và đánh giá dựa theo từng thời điểm thích hợp.

8 Likes

Mn coi thử xem sao nhé :slight_smile:

3 Likes

Trong bối cảnh hiện tại, rất ít câu chuyện như 1 cái hay vài cái nhà máy mới xịn đi vào vận hành, một mảng mới nên để có Các DN xịn hơn, trọng tâm sẽ rơi vào năm 2023 và 2024 sẽ nhiều hơn.

6 Likes

Đồng ý phần nhiều với phân tích của bạn! Có 1 điểm ko đồng tình là mình đánh giá ngành phân đạm, lương thực, khí …ko cao vì đã có diễn biến mới từ cuộc chiến của Ucraina chống lại quân xâm lược Nga. Những ngành gì vừa rồi hưởng lợi từ cuộc chiến này sẽ mất dần lợi thế.

3 Likes

Nhóm lương thực trong view, hôm nay có PAN CE nhỉ

4 Likes

bán lẻ sao Hòa?

4 Likes

em nghĩ có điểm tích cực vào đoạn tháng 3, vì đoạn tháng 3 có vài điểm mới từ ngành như WC và sản phẩm mới

4 Likes

Cụ Hòa cho e hỏi về viễn thông, cụ thể là VGI với. Tìm đỏ mắt ko thấy bài phần tích nào chuyên sâu về e nó. E cảm ơn cụ

4 Likes

tháng 3 hay quý 3? tháng 3 thì căng nha.

3 Likes