THỊ TRƯỜNG CÓ PHIÊN HỒI PHỤC VỚI THANH KHOẢN THẤP:
Chúng ta đã có một phiên hồi phục, một lần nữa diễn ra quanh ngưỡng 1000-1020 điểm. Vùng điểm này trong giai đoạn từ Tết tới hiện tại liên tục được kiểm định về độ uy tín thì chúng ta thấy rằng thị trường củng cố vùng sideway quanh 1000-1180 rất rõ ràng.
Điểm xấu của thị trường hôm trước: Thị trường phá vỡ trend từ tháng 11/2022; lẫn liên tục các đỉnh và đáy thấp hơn trong ngắn hạn vẫn là điểm cần để ý. Nhưng nếu vùng sideway củng cố được độ uy tín thì chúng ta sẽ an tâm hơn phần nào. Vẫn chưa có gì để bàn thêm, ngoài việc thị trường vẫn rất khó giao dịch, không được mua break out. Tin tức ngoài kia vẫn đầy yếu tố tiêu cực nên chúng ta nên phải thật sự bình tĩnh đoạn này.
Tín hiệu tích cực là dấu hiệu bơm tiền đang càng ngày có những tín hiệu phát đi, như phần em trích cho mọi người coi hôm qua (nguồn từ research SSI). Đó có thể là điểm chốt phá vỡ xu hướng hiện tại.
Về quyết sách hiện tại chúng ta có vài điểm lưu ý:
+ Lãi suất tăng 0.25% hầu như ai cũng có thể đoán trước, sau 1 loạt sự kiện vừa qua, khiến cho đà tăng này đã bị giảm so với đoạn trước + sự lưỡng lự.
- FED chuyển từ “TIẾP TỤC TĂNG” lãi suất sang “CÓ THỂ”. Họ bỏ ngỏ vấn đề tăng lãi suất đoạn tới, vẫn ưu tiên vấn đề trước mắt đó là : “XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ LẠM PHÁT” VÀ “ĐẢM BẢO TIỀN GỬI CÁC NGÂN HÀNG CÓ THỂ RÚT ĐƯỢC”
Vậy vì sao hị trường Mỹ hôm qua diễn biến khá gay gắt:
- Như chúng ta đang theo dõi, sự kiện giá vàng lên vượt đỉnh và cũng như chúng ta thấy rằng case Credit Suisse là không hề nhỏ về sức ảnh hưởng (được So sánh vs Lehman brothers), gây nên vấn đề quan ngại khủng hoảng 2008 nếu như FED không rút kinh nghiệm đợt trước để xử lý. Sau quyết định tăng hôm qua, Fed lại cho thấy MÌNH VẪN CÓ THỂ TANG LÃI SUẤT CHỨ CHƯA DỪNG LẠI HOÀN TOÀN. Điều này toàn bộ các bên lo lắng.
+ Động thái trái ngược phát biểu giữa Powell và Yellen trong việc đảm bảo các ngân hàng sẽ có khả năng cung ứng việc rút tiền. Yellen cho rằng việc này là không đảm bảo. Và sau vụ của SVB, một ngân hàng nhỏ nhưng tiền gửi gặp rủi ro, tâm lý đã rất xấu, niềm tin đang bị đe dọa nghiêm trọng về việc gửi tiền tại Ngân Hàng Mỹ k còn an toàn. Và hôm qua, PacWest Bank đã chịu 1 sự kiện rút 25% tiền gửi hiện có Của NH là một ví dụ cho thấy niềm tin vào Ngân hàng bên Mỹ đang gặp nhiều vấn đề.
2 luồng thông tin trái chiều:
Chúng ta đang có 2 dữ liệu vĩ mô quan trọng:
-
Dữ liệu việc ngân hàng Nhà Nước bên mình chủ động hạ lãi suất trước thị trường thế giới. Đây là động thái rất đặc biệt, đi hướng đi khác biệt của Việt Nam. Về mặt hạ lãi suất điều hành, điều này sẽ giúp cho luồng tiền sẽ có “xác suất” cải thiện trong giai đoạn tới nhưng sẽ cần thời gian và việc hạ suất này có lộ trình dài và cụ thể hơn để đánh giá.
-
Khủng hoảng niềm tin – trái phiếu: Hiện tại, thế giới nói chung và khu vực US và EU nói riêng đang gặp vấn đề về hiện tượng như sau:
Ngân hàng kinh doanh/đầu tư kém => Tài sản thua lỗ => Người gửi tiền sau vụ SVB đang sợ việc rút tiền và nhiều vấn đề khủng hoảng => Rút tiền => Ngân hàng phải bán tài sản đang lỗ để cung ứng tiền rút.
Câu chuyện hiện tại cũng xuất phát rất nhiều câu chuyện tăng lãi suất quá nhanh và quyết liệt và nó đang gây ra câu chuyện thanh khoản hệ thống và thua lỗ của nhóm lĩnh vực tài chính. Bản thân, các quỹ đầu tư cũng gặp áp lực này mà sẽ cân nhắc điều tiết dòng tiền sắp tới. Điều này sẽ tác động cả về dòng tiền và tâm lý của nhà đầu tư.\
Sự phân cực diễn ra, chưa bên nào đúng hoàn toàn nhưng chúng ta hãy chuẩn bị kế hoạch. Một trong các sự kiện này sẽ là điểm thay đổi phần lớn câu chuyện.
Hôm qua chúng ta có 1 dự thảo về việc mua bán trái phiếu, cho phép mua bán trái phiếu doanh nghiệp tại ngân hàng. Với cá nhân em, phần này sẽ hữu ích, phần nhiều là ở mặt tâm lý hơn giải quyết vấn đề. Vì ở dự thảo này, quan trọng nhất là vẫn nghiêng các bên chưa có tiền sử bùng nợ, không trả được nợ. Câu chuyện này thì được bao nhiêu doanh nghiệp thỏa điều kiện thì không biết, nhưng có thể sẽ nới ra được một phần các quy chế dần dần (chưa phải bước tiến gì nhưng ít nhất là khác với đoạn trước nhiều).
Thị trường trong phiên vừa qua ít nhiều cho thấy được lực cầu tiền vào. Vùng sideway 1000-1100 điểm lại tiếp tục thể hiện được độ uy tín.
Tầm này chúng ta còn cách tháng 4 đúng 1 tuần, là khi doanh nghiệp chốt số báo cáo tài chính. Điều này hết sức quan trọng vì chúng ta sẽ có 2 dữ kiện mới:
-
số liệu kinh doanh của doanh nghiệp vào quý 1/2023
-
Các plan của doanh nghiệp vào đại hội cổ đông.
Giai đoạn gần đây em thấy rằng thị trường có sự phân hóa rất rõ ràng và quan trọng nhất những cổ phiếu tăng mạnh và tốt nhât đa phần đều có câu chuyện đằng sau trong thời gian ngắn để support cho sức mạnh giá. Câu chuyện VCI và VPB là những câu chuyện đã được đề cập đợt trước, nhưng đến giờ mới bắt đầu phản ánh. Điều này thể hiện:
-
Câu chuyện có nhưng cần thời gian để bắt đầu có sự tích cực trong việc tăng giá vì thị trường không đủ tiền để kêó quá nhanh và duy trì liên tục 1 cổ phiếu. Và trong bối cảnh thông tin thị trường vĩ mô xấu như qua, điều này càng kiềm nén mức độ tăng giá.
-
Những doanh nghiệp có tin tích cực, dù chỉ là trong ngắn hạn cũng đủ thu hút vốn rất nhiều tập trung vào nó nếu câu chuyện thật sự có xác suất xảy ra cao.
Topic chất lượng. Cám ơn bác Hòa
" Anh Thuận – Fiinpro
DỰ THẢO SỬA ĐỔI THÔNG TƯ 16 CỦA NHNN VÀ TÁC ĐỘNG RA SAO ĐẾN VẤN ĐỀ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP HIỆN NAY?
A - Những điểm rất tích cực:
- Dự thảo đã cho phép mua TPDN trong đó có mục đích bổ sung vốn lưu động khi quản lý được nguồn thu từ hoạt động kinh doanh và thu thấp đầy đủ tài liệu chứng minh việc sử dụng vốn lưu động (Khoản 14 bổ sung cho Điều 4)
=> Điểm này nếu được áp dụng sẽ góp phần thuận lợi cho TCTD đầu tư trái phiếu của các doanh nghiệp nhằm bổ sung vốn lưu động, thay vì phải gắn với phương án phát hành cụ thể, thường chỉ được xác định được cho các chương trình, dự án đầu tư tài sản cố định.
=> Điều này cũng phát huy được bản chất tín dụng của trái phiếu khi được mua và giám sát bởi TCTD.
- TCTD được phép mua lại TPDN chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UpCOM mà TCTD trước đó đã bán ra đến trước ngày 31/12/2023 (Sửa đổi Khoản 11, Điều 4)
=> Đây có lẽ là vấn đề có ý nghĩa nhất với chính các TCTD trong bối cảnh áp lực mua lại trái phiếu thời gian vừa qua khi NĐT yêu cầu tất toán trước hạn, nhằm tháo gỡ áp lực mà một số TCTD đang gặp phải do trước đó đã phân phối cho NĐT trong khi Tổ chức phát hành gặp khó khăn về dòng tiền và không thể mua lại.
=> Điều này cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát chất lượng tín dụng bởi ngân hàng đối với tổ chức phát hành và thường cũng là khách hàng vay vốn của TCTD.
=> Điều này cũng là hợp lý trong bối cảnh thị trường thứ cấp tập trung trên HNX chưa đi vào hoạt động.
=> Điều này cũng góp phần giảm phần trái phiếu “trôi nổi” trên thị trường mà đang được sở hữu bởi NĐT cá nhân với thông tin cơ bản là “mù tịt” về tổ chức phát hành nếu DN chưa niêm yết.
- TCTD phải sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán số tiền mua TPDN cho DN hoặc bên bán TPDN (Khoản 16 được bổ sung cho Điều 4) => điều này nhằm kiểm soát giao dịch và mục đích sử dụng vốn của DN thuận tiện hơn trong quá trình giám sát tín dụng và quản trị rủi ro. Nhằm tránh tình trạng giao dich tiền mặt và do đó mục đích sử dụng vốn khó có thể đảm bảo việc xác minh và đánh giá bởi TCTD và các bên độc lập như kiểm toán mục đích sử dụng vốn.
B - Một số quy định bổ sung hoặc sửa đổi mang tính chặt chẽ hơn:
- Dự thảo bổ sung quy định TCTD chỉ có thể mua TPDN khi hệ số Nợ/ Vốn chủ sở hữu (bao gồm cả khối lượng TPDN dự kiến phát hành) không vượt quá 5 lần dựa trên báo cáo tài chính gần nhất đã được kiểm toán (bổ sung điểm e, khoản 6, Điều 4) => Tức là các DN có mức đòn bảy cao hơn mức 5x này sẽ không thuộc đối tượng được TCTD mua trái phiếu nữa. Điều này nhằm tránh việc nhiều doanh nghiệp là công ty dự án có đòn bảy rất cao, lên đến chục và vài chục lần mặc dù đáp ứng các tiêu chí phát hành trái phiếu của NĐ153 hoặc sửa đổi với NĐ65 sẽ không được TCTD mua nữa.
Các quy định khác quan trọng đối với từng TCTD vẫn được giữ, theo nguyên tắc: phải có NPL < 3%, kiểm soát được mục đích sử dụng vốn, có phương án khả thi trong việc đảm bảo thanh toán gốc và lãi đúng hạn và DN không có nợ xấu (từ Nhóm 3 – Dưới chuẩn) trong vòng 12 tháng gần nhất trên CIC.
C - Một số điểm được kỳ vọng nhưng Dự thảo chưa đề cập:
- TCTD vẫn không được mua TPDN nếu như phát hành có mục đích cơ cấu lại các khoản nợ của chính doanh nghiệp (khoản a, điểm 8, Điều 4).
=> Điều này sẽ hạn chế hoạt động tái cơ cấu lại nợ như tinh thần NĐ08 vừa qua về trái phiếu DN. Dĩ nhiên, để thực hiện được quy định này thì Dự thảo nên quy định các điều kiện cụ thể như đảm bảo tính pháp lý dự án và phương án tái cấu trúc nợ đảm bảo phù hợp với quy định về quản lý rủi ro tín dụng nói chung và và chính sách quản trị rủi ro của mỗi TCTD.
=> Hiện Luật KD Bảo hiểm có hiệu lực 1/1/2023 cũng cấm các công bảo hiểm mua trái phiếu với mục đích tái tài trợ này. Đây vẫn là nút thắt lớn cho TPDN trong thời gian tới, vì “cầu” từ hai nhóm NĐT lớn này đã bị hạn chế.
- Quy định vẫn cấm không cho TCTD mua TPDN với mục đích cho DN đi góp vốn, mua cổ phần, hoặc mua phần vốn góp tại doanh nghiệp khác, tức là bổ sung “mua phần vốn góp” (của khoản b, điểm 8, Điều 4). => Quy định này nhằm kiểm soát rủi ro mục đích sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu để đầu tư hoặc mua lại các công ty con hoặc công ty khác – vốn dĩ việc đầu tư cổ phần được xem là rủi ro hơn. Tuy nhiên, về lâu về dài thì mình cho rằng quy định này nên gỡ bỏ hoặc NHNN nên có các quy định riêng cho hoạt động Ngân hàng Đầu tư/ Investment Banking riêng. Bởi nếu không thì hoạt động M&A và đầu tư góp vốn của DN sẽ cơ bản là khó thực hiện trừ phi doanh nghiệp phải dùng vốn tự có hoặc huy động qua hình thức chào bán ra công chúng hoặc hướng tới người mua là các non-bank investors."
Phần này không phải của Hòa, nhưng Hòa đọc thấy hay mn coi tham khảo thử nhé
Chúng ta đang bước tới vào giai đoạn có rất nhiều thông tin mới, khi mà các doanh nghiệp bắt đầu công bố kế hoạch hoạt động và họp đại hội cổ đông. Chúng ta đang thấy có 1 điểm rất quan trọng là các DN chứng khoán và Ngân hàng gần đây liên tục ra nhiều thông tin để tạo động lực cho KQKD. Một ví dụ như 1 doanh nghiệp nhỏ như CTS đã đặt kế hoạch lãi lên 230 tỷ so với mức cùng kì là 73 tỷ.
Về nhóm chứng khoán chúng ta có 2 dữ liệu chính:
-
Hệ thống mới có thể sẽ support cho KQKD sau này của nhóm CK. Và nếu thị trường tạo đáy => KQKD của nhóm này cũng có xác suất tạo đáy xong vì nhóm này hoạt động dựa trên thanh khoản thị trường.
-
Thị phần thay đổi. Theo Hòa thấy rằng trong bộ phận các thị phần vừa qua, có sự thay đổi giảm đáng kể của VPS. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng thị phần bỏ lại chắc chắn sẽ được các DN khác trong ngành tận dụng.
Việc lần lượt các cổ phiếu thuộc 2 nhóm ngành này (ngay cả các DN tệ và rủi ro nhất) cũng bắt đầu hồi phục, vài cổ phiếu thì vượt đỉnh là dấu hiệu cho thấy đây có thể là 2 nhóm cổ phiếu đáng quan tâm và có dấu hiệu leader
. Đây là nhóm vượt trước thị trường và bắt đầu thoát dần nền tích lũy vùa rồi kéo dài 3 tháng.
Xu hướng thị trường:
Thế giới:
_ Đối với thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Mỹ, chúng ta thấy rằng thị trường đã thiết lập được vùng đáy và lấy lại được những mốc quan trọng về mặt xu hướng. Có thể sự nghi ngờ vẫn có, nên chúng ta cứ theo dõi tiếp xu hướng này sẽ diễn ra sao nhé mọi người.
“Bối cảnh có thể giổng, nhưng con người đã khác, chính sách khác, rất nhiều thứ khác, và điều đó tạo ra mỗi đoạn thị trường cũng khác nhau. So sánh 2008 với hiện tại chưa chắc là giống hoàn toàn”. Đó là thứ em đã được nhiều anh chị đã sống qua đoạn 2008 chia sẻ lại.
Việt Nam:
Chúng ta có những phiên chạm vùng phía trên và lực bán tăng dần và cũng rất gay gắt. Kèm theo đó là các thông tin đại hội cổ đông không thực sự tốt (nhưng không phải quá xấu theo những gì em thấy) thì điều này đã xúc tác tạo ra sự kháng cự trong đoạn vừa qua. Thị trường vẫn chưa thể hiện sự vượt cản nên mọi người không cần vội mua quanh khu vực này. Cũng không nên tiêu cực với diễn biến gần đây vì chúng ta đang chạm vùng kháng cự lớn nên việc rung lắc và giằng co là bình thường. Chỉ khi thị trường phá vỡ xu hướng cản quanh đây, lực bán đị đánh bay mất thì có thể bổ sung thêm tỷ trọng, còn không thì hãy chờ 2-3 phiên điều chỉnh khi ngưỡng cản 1080, mua sau cũng được. Đương nhiên, cổ phiếu chưa chắc chỉnh giống thị trường, chúng ta chỉ đang đề cập thời điểm mua chứ không nói về mức giá của cổ phiếu thực tế.
Trước khi nhận những lời yêu thương giả dối vào ngày mai 1/4 thì hôm nay được một sự thật thú vị đã.
2 lần giảm lãi suất trong có nửa tháng thì đủ biết là tiền sẽ chảy mạnh vào đâu rồi đó.
Tiền chảy thì chảy nhưng trong lúc doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền thì về lợi nhuận và kỳ vọng lợi nhuận mình nghĩ sẽ ko lớn lắm.cổ phiếu sẽ dần đi lên còn sóng lớn thì khả năng ko cao.
Nhìn về tỉ giá thì USD đang giảm so với VND một điều khá thú vị cần xem xét trong bối cảnh lãi suất của FED vẫn đang cao. thêm nữa sự cố của vài ngân hàng, MỸ , Thụy Sĩ, Đức, về vấn đề thanh khoản trong thời gian vừa qua vô hình chung góp phần tạo lên quyết định hạ lãi suất của SBV. nhằm đạt được 4 mục đích lớn
- Phòng ngừa nguy cơ khó khăn về thanh khoản của các ngân hàng Việt Nam
- Tạo điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho các doanh nghiệp đặc biệt là bất động sản. khi đó doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ cần nhìn lại kế hoạch kinh doanh của mình.
- hỗ trợ phần nào cho tăng trưởng GDP(Q1+3.5% YoY) trong bối cảnh kinh ngạch xuất nhập khẩu thăng dư nhưng suy giảm về lượng.
- đón xu hướng các doanh nghiệp của MỸ có khả năng xem xét đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới.
(quan điểm cá nhân)
tỉ giá đô đồng giảm trong khi fed tăng còn sbv lại giảm ls một phần cũng vì năm trc dân tình đầu cơ đô nhiều quá. Bjo ng ta nhìn thấy đỉnh của ffr rồi thì ng ta bán đô ra mạnh thôi. Biểu hiện là đô chợ đen giảm rất mạnh
Thông tin:
Thông tin về lãi suất, mọi người cũng đã biết được vào đầu ngày thứ 6 tuần trước khi Hòa có đề cập. Chúng ta có vài thứ cần phải hiểu về vấn đề này:
- Đây là thứ em đã đề cập. Các vấn đề gặp phải hiện tại ở mặt vĩ mô Việt Nam đó là về mặt thanh khoản. Thanh khoản không cung ứng được cho đối tượng cần (người đi vay, huy động) và cũng là vấn đề xoay quanh rủi ro hiện tại: “trái phiếu đến hạn”. Vì vậy, bị gì thì xử lý cái đó là thứ em view từ rất lâu đoạn trước. Cung tiền không thiếu, nhưng nếu không thể lay động được, cũng tác động như bị thiếu. Các chính sách hiện tại là nhằm giải quyết điều hướng dòng tiền của nền kinh tế.
=>> Hình dung nó như một bể nước và các vòi bơm là các kênh tiền hiện tại. Hoa thì đang héo dần và sắp chết nhưng vòi không bơm được. Vấn đề không phải dư hay thiếu trữ lượng, mà là có nước để bơm ra được hay không. - Tác động nó có nhiều không ? Chưa biết nhé mn, tác động lớn hay không sẽ cần số liệu để kiểm chứng chứ mình cũng không đi phán bừa để làm gì (cá nhân em nghĩ chưa đủ nhiều nhưng cơ sở chưa đủ để đánh giá). Vì vậy vẫn phải theo dõi thêm.
+Nói theo 1 hướng khác thì tiền đang quá dư thừa trong hệ thống NH vì cầu yếu. CP phải tìm mọi cách để bơm được tiền ra, khơi thông kênh tín dụng. Khi nhu cầu về SXKD, tiêu dùng đang chậm thế này mà bơm tiền ra thì 1 phần ko nhỏ sẽ chạy vào các kênh như chứng khoán. Do đó, tạm thời dòng tiền sẽ ủng hộ thị trường trong ngắn hạn.
THỊ TRƯỜNG SAU 2 PHIÊN BÙNG NỔ THANH KHOẢN VÀ THÔNG TIN
Thanh khoản trong các phiên gần đây liên tục được cải thiện, đặc biệt trong phiên hôm qua với sự áp đảo từ các cổ phiếu tăng ( cp tăng nhiều hơn đáng kể số cổ phiếu giảm giá), thanh khoản vượt trung bình.
Chúng ta đã thấy rằng mặt thông tin về chính sách đang thực sự giúp thị trường hấp thụ được lượng cung bán treo lơ lửng đáng kể, yếu tố quan trọng để cổ phiếu giảm bớt áp lực bán khi vượt đỉnh. Do tăng quá liên tục nên áp lực bán chắc sẽ có và điều chỉnh. Trong trường hợp không có nhịp điều chỉnh luôn mà tăng tiếp (chỉ chỉnh trong phiên đôi chút) thì chúng ta sẽ thấy đà tăng mạnh mẽ hơn.
Chúng ta đợt này chỉ bị khuyết điểm là yếu tố cơ bản của các doanh nghiệp không thực sự mạnh mẽ vì vậy phải hết sức lưu ý vì khi cổ phiếu chạm tới gần các ngưỡng định giá mà KQKD đem lại trong năm nay, sẽ phải thận trọng. Và cá nhân em nghĩ sẽ khá nhanh ở nhiều cổ phiếu sẽ chạm định giá và chững lại sớm do KQKD yếu, triẻn vọng trong 6 tháng tới chưa chắc cải thiện.
Chúng ta thấy thêm 1 điểm là các cổ phiếu dính tới đáo hạn phái sinh đang hút tiền nhiều hơn. Điều này mang đậm tính đầu cơ và em không khuyến khích mọi người tham gia nhé, vì một lần nữa, nó vẫn còn đó những rủi ro. Chính sách chưa chắc giúp các DN này giải quyết nên vấn đề gì xảy ra ở các DN này đột xuất thì chúng ta không biết được, nhất là đang trong mùa đại hội cổ đông.
Chúng ta đã có khoảng 4 phiên liên tiếp tăng trong biên độ hẹp của thị trường. Chúng ta đang ở quanh vùng cạnh trên trong xu hướng sideway 1000-1100 trước đó. Điều này lý giải phần nào đà bán của các cổ phiếu dẫn dắt trước (tăng trước).
Trong ít nhất vài phiên gần đây, khi các cổ phiếu dẫn dắt chốt lời và đi ngang, chúng ta thấy các nhóm giảm sâu và chưa tăng lần lượt tăng theo (kể cả penny).
Em không nghĩ xu hướng thị trường yếu đi, mặc dù vậy, vẫn phải đợi chờ thị trường vượt tiếp vùng này thì em mới có thêm nhận xét. Còn lại, view chính mọi người cầm hàng đợt trước sao thì cứ tiếp tục cầm.
Nếu thích trading với khẩu vị rủi ro cao hơn, tìm kiếm các cổ phiếu chưa tăng hoặc nhóm có nhiều câu chuyện rủi ro ở trái phiếu để thử thì em nghĩ cũng là 1 hướng có thể thử, chẳng hạn như BĐS vừa qua. Tuy nhiên, khi mn tham gia phải chuẩn bị tinh thần thông tin bất chợt gì đó ra làm cổ phiếu giảm đột ngột.
THỊ TRƯỜNG NGÀY 7/4/2023
Hôm qua là một ngày phân phối. Mình hoàn toàn có thể thấy rõ và khẳng định điều đó. Phiên giao dịch hôm qua có mức giảm điểm đột ngột, lớn và thanh khoản. Chúng ta không cần phải biết quá rõ lý do tại sao hôm qua lại bị bán như vậy, mà chỉ cần nhìn nhận đúng đây là phiên phân phối để xem tần suất. Nếu tần suất xuất hiện càng nhiều phiên phân phối (trên 3 phiên) thì đó là cảnh báo rủi ro cho đà tăng đang kết thúc.
Còn với phiên hôm qua, chúng ta không cần thiết phải hoảng sợ, bình tĩnh xử lý tài khoản.
Những case cần xử lý:
-
Các cổ phiếu giảm trên 3-3.5% nên bán. Những phiên này là các phiên cảnh báo đầu tiên, nếu mọi ngươi cầm nhiều cp hãy bắt đầu giảm tỷ trọng. Nếu ai chỉ đang trading thì nên xử lý.
-
Các cổ phiếu đảo chiều từ đang tăng thành giảm, hãy xử lý bán.
-
Các cổ phiếu chạm cutloss thì xử lý.
-
Còn trường hợp nữa là mua xong dính sàn liên tục thì bán khi hàng đã về (cái này chưa xảy ra nhưng em đề cập trước).
Hòa không đánh giá xu hướng thị trường có chuyển biến xấu mới nhưng cái gì không tốt trong tài khoản thì hãy xử lý, tách bạch nhé mọi người.
Việc bán này để tập thói quen xử lý khi gặp tình huống xấu. Chúng ta đừng ngại việc bán xong cổ phiếu hồi phục, thậm chí có thể bị thêm 3-4 lần sau đó là hoàn toàn là bình thường. Đó là kỷ luật xử lý mà nếu chúng ta chỉ 1 lần không tuân thủ kỷ luật xử lý sẽ dẫn tới tình trạng mất mát nhiều khi rủi ro thực sự xảy ra. Nhưng nếu mọi người xử lý liên tục và tuân thủ, chúng ta sẽ né được con sóng giảm mạnh với mức tổn thất NAV ít nhất. Và trong chắc chắn sẽ có một vài lần bị nên đây là động thái rèn luyện cho mọi người kỷ luật.
Diễn biến vào cuối tuần:
Về mặt phân tích biểu đồ và xu hướng:
Cuối tuần vừa rồi đã kết thúc một tuần giao dịch tương đối ổn, không quá tốt nhưng có thể chấp nhận được:
-
Xu hướng vẫn đang được đảm bảo.
-
Các cổ phiếu sau 1 đoạn tăng liên tục thì đã kiểm định lại các vùng hỗ trợ nhưng đỉnh cũ, trendline và các đường trung bình quan trọng. Sau khi kiểm định chúng ta thấy được rằng các cổ phiếu đa phần đều bật trở lại và giữ quanh mốc phá vỡ nền giá hoặc lấy lại mốc giảm trước đó
-
Điểm chưa đánh giá được là thanh khoản. Phiên thanh khoản lớn của ngày phân phối sẽ cần thời gian để xem xét.
Đánh giá: về xu hướng toàn thị trường và cổ phiếu, chúng ta thấy rằng thị trường cần khá nhiều thời gian và dòng tiền để đi tiếp vượt qua vùng cản quanh 1100. Nếu không vượt được thì vùng điểm này thích hợp để chốt lời, bất kể cổ phiếu gì đã mua trước đó. Hầu hết khi chạm vào các kháng cự lớn dài hạn, việc vượt qua sẽ rất khó hoặc qua được cũng không đủ bền nếu thị trường không có đủ lực tiền đủ lớn.
Vì thế mọi người nên cân nhắc vấn đề chốt lời các cổ phiếu tăng từ 7-20% từ giá mua khi thị trường chạm các vùng 1100 và không qua được trong nhiều phiên, chỉ giữ lại các cổ phiếu đã qua khỏi trend giảm dài hạn MA200 ngày để theo dõi thêm.