Tin này ra doanh nghiệp nào hưởng lợi

Khởi động kế hoạch khai thác mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam

Mỏ đất hiếm Đông Pao ở Lai Châu rộng hơn 132 ha, lớn nhất Việt Nam, dự kiến được khai thác sau 10 năm kể từ ngày được cấp phép.

Ông Lưu Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE), cho biết doanh nghiệp và đối tác Blackstone Minerals (đơn vị đàm phán đấu thầu các mỏ đất hiếm với Việt Nam) đang lên kế hoạch cho cuộc đấu giá khai thác mỏ Đông Pao. “Ngay sau khi đấu giá thành công, chúng tôi sẽ sử dụng quặng từ mỏ này và các mỏ sẽ được cấp mới để sản xuất”, ông Tuấn nói.

Các mẫu đất hiếm tại mỏ Đông Pao hồi tháng 11/2022. Ảnh: Gia Chính

Kế hoạch của VTRE là phối hợp với Công ty Blackstone Minerals để khai thác, quản lý vận hành mỏ theo tiêu chuẩn quốc tế với chứng chỉ môi trường của châu Âu. Việc này không chỉ giúp đáp ứng các yêu cầu về môi trường, con người mà còn đảm bảo cung cấp các sản phẩm theo tiêu chuẩn cho các công ty toàn cầu.

Theo ông Tuấn, những công việc đã và chuẩn bị được triển khai gồm: Thử nghiệm nguyên liệu đất hiếm trên dây chuyền quy mô nhỏ trong năm 2023; đưa ra quy trình, thiết kế nhà máy khai thác mỏ; thiết kế, đào tạo chuyên gia cho nhà máy phân tách quặng thành sản phẩm đất hiếm đạt độ tinh khiết từ 95% trở lên để đưa vào nhà máy phân ly trong năm 2024.

Đại diện Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam), đơn vị quản lý mỏ đất hiếm Đông Pao, cho biết thời gian qua các bên đã có những cuộc khảo sát thực địa, sắp tới sẽ tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm. “Hiện các bên chưa có ký kết gì cụ thể với nhau. Công việc này sẽ được triển khai trong thời gian tới, tùy vào đối tác”, đại diện công ty nói.

Khu vực mỏ đất hiếm Đông Pao tại Lai Châu tháng 12/2022. Ảnh: Gia Chính

Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn trong số đó đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng. Theo công bố năm 2022 của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, Trung Quốc có trữ lượng đất hiếm lớn nhất, 44 triệu tấn; kế đến là Việt Nam 22 triệu và Brazil 21 triệu tấn.

Trong suốt ba thập kỷ, Trung Quốc khai thác và xuất khẩu đất hiếm lớn nhất thế giới, chiếm đến 80% tổng sản lượng toàn cầu. Đến năm 2010, khi nước này siết chặt khai thác, xuất khẩu, đất hiếm bắt đầu được săn lùng trên toàn thế giới. Các quốc gia đi đầu trong phát triển công nghệ tìm đến Việt Nam với hy vọng có được nguồn đất hiếm thay thế.

Mỏ Đông Pao rộng hơn 132 ha, cách thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, khoảng 10 km. Tháng 12/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép cho Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam) cùng đối tác Nhật Bản khai thác mỏ Đông Pao. Lý do mỏ này có trữ lượng lớn nhất cả nước, có thể khai thác ngay theo quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình khai thác những năm qua gặp nhiều trở ngại từ công nghệ cho đến cơ chế.

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2023, dự tính tổng sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn quặng mỗi năm, hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

Cty nào ad

1 Likes

KSV

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487

PC1 đầu tư 1.900 tỷ vào mỏ Niken, nguyên liệu chính sản xuất pin điện
Ngành khai khoán, khoáng sản lên ngôi
PC1 có thể lên (55-65)

————-
Về mảng khoáng sản

Các câu hỏi của cổ đông chủ yếu xoay quanh mỏ Niken. Chủ tịch HĐQT Trịnh Văn Tuấn cho biết, sau khi quyết toán, tổng mức đầu tư cho nhà máy khai thác vào khoảng 1.900 tỷ đồng trong đó vốn vay chiếm 1.100 tỷ, còn lại là vốn tự có. Lãi suất vay bằng lãi suất bình quân của 4 ngân hàng lớn + biên độ 3-4%. Biên lãi khá cao do là lĩnh vực mới.
Ban lãnh đạo cho biết, tập đoàn đã làm việc với các bên mua, được rất nhiều nhà sản xuất quốc tế quan tâm. Tuy nhiên, PC1 quyết định bán cho Trafigura của Thuỵ sỹ với giá cao hơn LME, sản lượng tối tiểu 5.000 tấn/lô hàng. Dự kiến sẽ xuất khoảng 38.000 tấn trong năm nay với doanh thu 900-1.000 tỷ tính từ tháng 5, lợi nhuận sau thuế ước khoảng 160 tỷ đồng.

1 Likes

Nếu khai thác đất hiếm thì tập đoàn Vingroup được ưu tiên hàng đầu nhe

Ksv tăng bữa giờ rồi

Đọc và ngẫm Niken là nguyên liệu chính nhé
Mỗi năm PC1 có khoảng 160 tỷ tới 200 tỷ lợi nhuận / năm từ khai thác Niken

Theo mình đọc thì ko thấy KSV đc khai thác đất hiếm.
KSV biểu đồ tăng bữa giờ rồi. Ad phân tích thêm giúp ae nhé

Khoáng sản trên sàn có 3 doanh nghiệp, liên quan đến ngành khai khoáng

  1. KVS than + đât ( nguyên liệu sản xuất chất bán dẫn và pin điện,
  2. PC1 mỏ Niken ( vốn đầu tư vào khoang 1900 tỷ, lợi nhuận khoảng 160 tỷ / năm tới 200 tỷ / năm ),nguyên liệu chính sản xuất pin điện
  3. DGC có mỏ lưu Huỳnh, phốt pho vàng, nguyên liệu để sản xuất hoá chất
2 Likes

Khi nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì mọi nhóm cp Khu Công Nghiệp cũng được

2 Likes

DGC dạo này cũng mạnh, DGC dễ lên > 100
PC1 hôm nay cũng có tín hiệu,kịch bản PC1 lên (55-65)

KSV lên CE rồi

Khoáng sản trên sàn có 3 doanh nghiệp, liên quan đến ngành khai khoáng

  • KSV than + đât ( nguyên liệu sản xuất, pin điện và chất bán dẫn)
  • PC1 mỏ Niken ( pin điện )
  • DGC có mỏ lưu Huỳnh, phốt pho vàng, nguyên liệu để sản xuất hoá chất
2 Likes

KSV khỏe kinh

Mở tài khoản chứng khoán:

Margin 3:7 lãi 9.9%/năm, phí 0.15%
Bảo lãnh thêm sức mua đầu ngày
Có hàng T0
Tel: 0912107487