[Tin nóng] Ngân hàng và những niềm vui

, , , , , , , ,

Sàn HOSE sắp chào đón một tân binh từ ngành ngân hàng

Sàn HOSE sắp chào đón một tân binh từ ngành ngân hàng

Ngày 23/8/2023, HĐQT Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank, mã NAB - UPCoM) đã thông qua Nghị quyết bổ sung kế hoạch niêm yết cổ phiếu NAB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE). Thời gian dự kiến niêm yết trong quý IV/2023.

Theo thống kê, hiện có 17 ngân hàng đã niêm yết cổ phiếu trên HOSE, 2 ngân hàng niêm yết trên HNX, 8 ngân hàng đang giao dịch trên thị trường UpCOM.

Một số doanh nghiệp chọn giao dịch trên UpCOM như một bước đệm để tiến tới niêm yết HOSE trong tương lai. Những cổ phiếu được đánh giá có triển vọng trở thành “bom tấn” khi niêm yết hiện không thiếu trên UpCOM.

Mặc dù sức hấp dẫn là không thể phủ nhận nhưng nhiều quỹ đầu tư lớn lại không thể mua cổ phiếu UpCOM do vướng quy định chỉ đầu tư vào các doanh nghiệp niêm yết. Thực tế, nhà đầu tư (NĐT) vẫn quan tâm nhiều hơn đến các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, đặc biệt là khối ngoại bởi các vấn đề liên quan đến tính minh bạch về thông tin.

Theo quy định, các cổ phiếu khi chuyển sàn sẽ được phép giao dịch ký quỹ sau 6 tháng từ ngày niêm yết. Bên cạnh đó, tính minh bạch, độ tin cậy của thông tin doanh nghiệp công bố tại HOSE sẽ mang lại sự tín nhiệm cao hơn cho các ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE cũng được các NĐT đón nhận tốt hơn so với sàn UPCoM.

Nắm bắt điều này, nhiều ngân hàng, trong đó có Nam A Bank (mã NAB – UPCoM) đã chuẩn bị kỹ lưỡng để có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh bền vững và sắp tới đây ngân hàng này sẽ niêm yết cổ phiếu lên sàn HOSE.

Niêm yết HOSE - bước chuyển mình của Nam A Bank (NAB)

NAB đăng ký giao dịch ở Upcom gần 3 năm, xác định thời gian sắp tới đủ “chín muồi” để niêm yết HOSE nên Đại hội đồng cổ đông năm 2023 của ngân hàng đã quyết định niêm yết NAB trên sàn HOSE trong năm nay. Theo đó, ngày 23/08, Nam A Bank đã công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc thông qua bổ sung kế hoạch niêm yết cổ phiếu NAB tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE).

Việc niêm yết HOSE đánh dấu bước chuyển mình của NAB, giúp ngân hàng này thu hút NĐT, đặc biệt là nhóm NĐT nước ngoài. Đồng thời, tiếp tục khẳng định hoạt động kinh doanh minh bạch, ổn định của ngân hàng này, giúp Nam A Bank sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam, mang đến những giải pháp tài chính tốt nhất cho khách hàng và giá trị cho các cổ đông, cộng đồng.

Tính đến ngày 30/6/2023, tổng tài sản Nam A Bank đạt quy mô hơn 200 nghìn tỷ đồng (tăng 12,74% so với đầu năm), Nam A Bank gia nhập vào nhóm 20 ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất hệ thống. Tuy nhiên, so với các ngân hàng cùng phân nhóm quy mô tổng tài sản 150.000 - 350.000 tỷ thì NAB được định giá P/B ở mức xoay quanh 1, khá thấp so với các ngân hàng cùng quy mô. Điều này có thể lý giải NAB đăng ký giao dịch ở Upcom nên thanh khoản thấp và ít có sự quan tâm của NĐT, đặc biệt là nhóm NĐT nước ngoài.

Sàn HOSE sắp chào đón một tân binh từ ngành ngân hàng - Ảnh 1.

Lợi nhuận quý 2 của NAB tăng trưởng mạnh mẽ nhờ thu nhập từ hoạt động dịch vụ

NAB công bố kết quả kinh doanh khả quan trong quý 2/2023 với tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt gần 5.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt hơn 761 tỷ đồng, lần lượt tăng 60,3% và 44,86% so với cùng kỳ (yoy). Các cấu phần chính trong tổng TOI đều cho thấy sự tăng trưởng tích cực. NAB cùng với OCB và STB là một trong 3 ngân hàng có tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ trong quý 2/2023.

Sàn HOSE sắp chào đón một tân binh từ ngành ngân hàng - Ảnh 2.

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã liên tiếp giảm lãi suất điều hành bốn lần. Áp lực nợ xấu và suy giảm NIM cả hệ thống ngân hàng đều đối mặt. Nợ xấu tại Nam A Bank không nằm ngoài xu thế chung của ngành, hiện tăng nhẹ mức 2,7% (tuy nhiên nợ cần chú ý của Nam A Bank giảm hơn 21%) do tình hình kinh tế vĩ mô không thuận lợi ảnh hưởng đến năng lực tài chính của khách hàng. Đây là thực trạng chung của toàn ngành, do đó chính phủ và NHNN đã ban hành nhiều giải pháp để hỗ trợ nền kinh tế, đơn cử như Thông tư 02/2023/TT-NHNN về việc cơ cấu nợ hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Chất lượng tài sản được kỳ vọng sẽ khôi phục trong những quý tiếp theo. Điểm tích cực là NIM của Nam A Bank vẫn ổn định ở mức trên 3,2% trong bối cảnh biên lãi suất huy động và cho vay khách hàng thu hẹp, nhờ vào các giải pháp tối ưu cơ cấu tài sản sinh lãi và cơ cấu huy động.

Sàn HOSE sắp chào đón một tân binh từ ngành ngân hàng - Ảnh 3.

Nim của NAB vẫn duy trì trong bối cảnh nhiều ngân hàng có sụt giảm.

Hơn thế nữa, các chỉ số về an toàn trong hoạt động vượt xa mức quy định của NHNN. Nam A Bank cũng đã tuân thủ các chỉ số thanh khoản, đạt được tiêu chí của Basel III. Tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt trên 9,5% (tối thiểu theo quy định của NHNN là 8%), tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động LDR đạt 71,6% (tối đa theo quy định của NHNN là 85%), tỷ lệ dự trữ thanh khoản LCR 20,54% (tối thiểu theo quy định của NHNN là 10%), tỷ lệ khả năng chi trả 30 ngày VND đạt trên 134,28%( tối thiểu theo quy định của NHNN là 50%), tỷ lệ khả năng chi trả 30 ngày USD là 38,99% (tối thiểu theo quy định của NHNN là 10%), tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn 22,58% (tối đa theo quy định của NHNN là dưới 34%). Nam A Bank cũng là ngân hàng luôn ở vị thế cho vay ròng trên thị trường liên ngân hàng và duy trì chiến lược thanh khoản ổn định và an toàn.

Đà tăng trưởng này đã góp phần quan trọng giúp lợi nhuận trước thuế Nam A Bank đạt 1524,8 tỷ đồng sáu tháng đầu năm 2023 (tăng gần 30,21% so với cùng kỳ năm 2022, hoàn thành 46% so với kế hoạch năm 2023). Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát theo quy định của NHNN.

Nguồn: Sàn HOSE sắp chào đón một tân binh từ ngành ngân hàng

Fed phát tín hiệu tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay

Cuộc khảo sát cho thấy Ủy ban Thị trường Mở liên bang sẽ giữ lãi suất ở mức 5,25%-5,5% tại cuộc họp ngày 19-20/9 và duy trì ở mức đó cho đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên vào tháng 5/2024.

Trụ sở Fed ở Washington, DC. (Nguồn: THX/TTXVN)

Trụ sở Fed ở Washington, DC. (Nguồn: THX/TTXVN)

Theo kết quả khảo sát ngày 15/9 của Bloomberg với các nhà kinh tế cho thấy một nền kinh tế Mỹ mạnh mẽ sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thực hiện thêm một lần tăng lãi suất vào năm nay và sẽ duy trì lãi suất ở mức cao nhất của nhiều năm trong năm 2024 lâu hơn dự kiến.

Cuộc khảo sát cho thấy Ủy ban Thị trường Mở liên bang (FOMC) sẽ giữ lãi suất ở mức 5,25%-5,5% tại cuộc họp ngày 19-20/9 và duy trì ở mức đó cho đến lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sau giai đoạn thắt chặt chính sách tiền tệ vừa qua vào tháng 5/2024.

Như vậy sẽ là muộn hơn hai tháng so với dự báo của các nhà kinh tế đưa ra hồi tháng 7/2023.

Các nhà hoạch định chính sách Fed đã dự báo đợt tăng lãi suất bổ sung trong năm nay khi có cập nhật đánh giá dự báo về triển vọng kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, các nhà kinh tế cho rằng Fed sẽ không thực hiện lần tăng lãi suất cuối cùng của chu kỳ tăng lãi suất trong thời gian qua.

Chủ tịch Fed Jerome Powell và các quan chức Fed đã đưa ra tín hiệu về kế hoạch tạm dừng tăng lãi suất trong tháng này, khi lạm phát chậm lại và lãi suất tiến đến mức cao nhất trong nhiều năm. Một nền kinh tế mạnh mẽ cũng giúp định hình cho các cuộc thảo luận trong cuộc họp tháng 9 này.

Các thành viên của FOMC dự kiến mức tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm nay là 2%, gấp đôi dự báo 1% trong tháng 6/2023 và so với mức 0,4% vào tháng 3/2023. Ngoài ra, FOMC dự báo tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,1 điểm phần trăm lên 3,8%.

FOMC cũng dự báo lạm phát sẽ tăng cao ở mức 3,2%. Dự kiến, lạm phát cơ bản không bao gồm lương thực và năng lượng được cải thiện đôi chút ở mức 3,8%.

Và các nhà kinh tế kỳ vọng các nhà hoạch định chính sách Fed sẽ dự báo đạt được mục tiêu lạm phát 2% vào năm 2026.

Nguồn bài viết: Fed phát tín hiệu tăng lãi suất một lần nữa trong năm nay | Tin nhanh chứng khoán

Vietcombank giảm tiếp lãi suất huy động từ 3/10, chính thức tạo đáy lịch sử

Vietcombank vừa cho biết áp dụng biểu lãi suất huy động mới và giảm 0,2 điểm % ở loạt kỳ hạn từ 3 tháng trở lên.

Cụ thể, đối với cả hình thức gửi tiết kiệm tại quầy và gửi trực tuyến, lãi suất huy động cao nhất của ngân hàng chỉ còn 5,3%/năm, giảm 0,2 điểm % so với trước khi thay đổi. Đây là mức lãi suất áp dụng cho kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Bên cạnh đó, lãi suất kỳ hạn 6 tháng, 9 tháng cũng giảm 0,2 điểm % xuống còn 4,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 3 tháng giảm mức tương tự, xuống 3,3%/năm. Lãi suất kỳ hạn 1 tháng giữ nguyên 3%/năm.

Như vậy, Vietcombank đã có 2 lần liên tiếp giảm lãi suất huy động chỉ sau vài tuần. Lần gần nhất là ngày 14/9, Vietcombank cũng đã điều chỉnh giảm 0,3 điểm % ở loạt kỳ hạn.

Lãi suất huy động tại Vietcombank từ ngày 3/10/2023

Với mức lãi suất 5,3%/năm kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, Vietcombank đã đưa lãi suất huy động của ngân hàng này xuống mức thấp lịch sử, thấp hơn cả giai đoạn Covid-19. Cụ thể, Vietcombank đã từng niêm yết lãi suất kỳ hạn 12 tháng ở mức 5,5%/năm suốt giai đoạn từ tháng 7/2021 đến tháng 7/2022.

Theo giới chuyên gia, nguyên nhân khiến lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục giảm mạnh trong thời gian qua là do hệ thống dư thừa thanh khoản. Các ngân hàng không đẩy được vốn ra thị trường do cầu tín dụng thấp, tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm mới chỉ đạt hơn 5,7%, trong khi mục tiêu cả năm là 14%.

Trong khi đó, huy động vốn của hệ thống ngân hàng từ đầu năm đến nay tăng trưởng khá tốt. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tính đến thời điểm 20/9/2023, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 5,8%. Tiền gửi vào các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng dương, bất chấp lãi suất huy động xuống thấp kỷ lục. Đây cũng là lần đầu tiên sau 3 năm, hệ thống ngân hàng mới chứng kiến lại hiện tượng tăng trưởng huy động vốn cao hơn tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng đầu năm.

Trong một diễn biến liên quan gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trở lại phát hành tín phiếu để hút bớt tiền đồng do thanh khoản quá dồi dào. Tổng cộng trong 8 phiên liên tiếp từ ngày 21/9 đến nay, NHNN đã hút về tổng cộng hơn 100.000 tỷ đồng. Trong báo cáo phân tích mới phát hành, công ty chứng khoán BSC cho biết, số dư Citad tại hệ thống đã lên gần 400.000 tỷ đồng, trong khi dự trữ bắt buộc chỉ ở mức khoảng 280.000 tỷ đồng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng duy trì ở mức rất thấp dưới 1% trong thời gian dài.

Nguồn bài viết: Vietcombank giảm tiếp lãi suất huy động từ 3/10, chính thức tạo đáy lịch sử

TCB có tin hỗ trợ về chia cổ tức sau 10 năm, chỉ chưa biết là cash hay dividend nhỉ?

CEO Techcombank tin rằng chúng tôi có thể duy trì quỹ đạo tăng trưởng thu nhập 20% và CAR 15% trong khi vẫn trả cổ tức bằng tiền mặt thường xuyên để thưởng cho các cổ đông của ngân hàng.

Chính phủ tính vay gần 680.000 tỷ đồng năm 2024

Năm tới, Chính phủ dự kiến vay hơn 676.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 27,5 tỷ USD, để bù đắp bội chi, trả nợ gốc và vay về cho vay lại.

Nội dung này được nêu tại báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình nợ công 2023, kế hoạch vay và trả nợ 2024. Kế hoạch Chính phủ đưa ra cao hơn mức vay được Quốc hội phê chuẩn và số vay thực tế năm 2023, lần lượt là 55.000 tỷ đồng và 71.670 tỷ.

Tương tự các năm, nguồn huy động chủ yếu cho khoản vay trên là phát hành trái phiếu, vay ODA và ưu đãi nước ngoài. Trường hợp cần thiết sẽ huy động từ các nguồn tài chính hợp pháp khác.

Cũng theo báo cáo, khoản nợ trực tiếp sẽ được trả trong năm sau khoảng 395.900 tỷ đồng, tăng hơn 84.300 tỷ đồng so với 2023. Trong đó gần 73% trả nợ gốc, còn lại là trả lãi.

Khoảng 58.300 tỷ đồng sẽ được Chính phủ trả khoản nợ vay về cho vay lại, trong đó hơn 96% trả gốc. Với mức trả nợ này, chỉ tiêu trả nợ trực tiếp so với thu ngân sách trong mức trần 25% Quốc hội phê duyệt.

Về bảo lãnh Chính phủ, năm 2024 sẽ không xem xét cấp bảo lãnh mới cho các chương trình, dự án để vay vốn trong nước, nước ngoài. Dư nợ bảo lãnh cho doanh nghiệp vay trong nước khoảng 9.100 tỷ đồng, bảo lãnh vay nước ngoài hơn 88.400 tỷ đồng.

Giao dịch tại chi nhánh một ngân hàng ở TP HCM, tháng 11/2022. Ảnh: Thanh Tùng

Ngân sách địa phương năm 2024 theo tính toán của Chính phủ dự kiến bội chi 26.500 tỷ đồng. Các địa phương sẽ vay khoảng 30.600 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ và nguồn khác trong nước. Tổng trả nợ của các địa phương hơn 4.100 tỷ đồng; dư nợ cuối năm gấp 23 lần số trả nợ, trên 96.000 tỷ đồng.

Liên quan tới nợ nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả, Chính phủ cho biết, mức rút vốn ròng trung dài hạn dự kiến khoảng 7,5-8,5 tỷ USD, tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn khoảng 15-18% so với cuối năm 2023.

Với dự kiến vay, trả nợ trên, mức nợ công 2024 khoảng 39-40% GDP, nợ Chính phủ 37-38% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia 38-39% GDP. Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách 24-25%, đảm bảo trong mức trần, ngưỡng được Quốc hội cho phép.

Trước đó, Chính phủ cho biết năm 2023 các chỉ tiêu an toàn nợ công đảm bảo ngưỡng an toàn được Quốc hội quyết định. Cụ thể, bội chi ước 4% GDP, nợ công khoảng 39-40% GDP. Nợ Chính phủ 36-37% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia 37-38% GDP.

Nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 20-21% tổng thu ngân sách. Trả nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 7-8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, đảm bảo trong giới hạn Quốc hội cho phép (25%).

Năm 2024 được nhận định vẫn là năm khó khăn với các nước trên thế giới khi lạm phát toàn cầu có xu hướng chậm lại nhưng vẫn cao hơn mục tiêu tại nhiều nước; các nền kinh tế tiếp tục chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát. Trong nước, Việt Nam có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng kinh tế qua thúc đẩy đầu tư công, tiêu dùng, du lịch.

Là nền kinh tế có độ mở lớn, Việt Nam vẫn đối diện nhiều khó khăn về đạt mục tiêu tăng trưởng, đảm bảo cân đối năng lượng, thực hiện các cam kết quốc tế về phát thải ròng, tăng trưởng xanh.

Mục tiêu tăng trưởng năm sau được Chính phủ dự kiến trình Quốc hội khoảng 6-6,5% - ngang bằng mục tiêu năm 2023. Ngân sách nhà nước 2024 dự toán là 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 0,03 triệu tỷ so với số ước thực hiện năm nay (trên 1,62 triệu tỷ đồng).

Nguồn bài viết: Chính phủ tính vay gần 680.000 tỷ đồng năm 2024 - VnExpress Kinh doanh

VPBank nhận giải thưởng quốc tế về năng lực quản trị rủi ro vượt trội (baodautu.vn)

Là ngân hàng Việt Nam duy nhất nằm trong danh sách nhận giải thưởng năm nay của Energy Risk Asia Awards, VPBank đã chứng tỏ vị thế tiên phong của mình trong việc thiết lập khung quản lý rủi ro môi trường – xã hội – quản trị (ESG) toàn diện và chặt chẽ nhằm củng cố nền tảng quản trị rủi ro khí hậu vững chắc, từ đó xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh thích ứng với diễn biến khí hậu trong tương lai. Qua đó, VPBank đã có thể sánh vai cùng các tổ chức tài chính, kinh tế và thương mại uy tín hàng đầu khu vực về lĩnh vực quản lý rủi ro khí hậu.

Ba ngân hàng lớn chuẩn bị trả cổ tức, có cả cổ tức bằng tiền mặt

Ba ngân hàng lớn chuẩn bị trả cổ tức, có cả cổ tức bằng tiền mặt

BIDV, VietinBank và VPBank đều có kế hoạch trả cổ tức trong những tháng cuối năm 2023. Trong đó, VPBank dự kiến chi gần 8.000 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ 10%.

Hội đồng quản trị BIDV mới đây đã thông qua phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quý năm 2021.

Theo đó, BIDV dự kiến phát hành tối đa gần 641,93 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu, tỷ lệ phát hành 12,69% số cổ phiếu đang lưu hành. Số cổ phiếu lẻ thập phân (nếu có) sẽ bị hủy bỏ. Thời gian phát hành dự kiến trong quý IV/2023.

Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV dự kiến tăng thêm hơn 6.419 tỷ đồng, từ hơn 50.585 tỷ đồng lên gần 57.005 tỷ đồng.

HĐQT VietinBank cũng vừa phê duyệt việc triển khai phương án tăng vốn thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức tiền mặt năm 2020.

Cụ thể, ngân hàng này dự kiến phát hành gần 564,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7415% (cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 117 cổ phiếu mới). Thời gian phát hành dự kiến là trong quý IV/2023.

Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ VietinBank sẽ tăng thêm gần 5.643 tỷ đồng, từ 48.057 tỷ đồng lên hơn 53.700 tỷ đồng.

Là ngân hàng hiếm hoi còn lại có kế hoạch chia tiền mặt trong năm nay, VPBank dự kiến chi gần 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận của năm 2022 để trả cổ tức với tỷ lệ 10%.

Theo bà Lưu Thị Thảo - Phó Tổng giám đốc thường trực VPBank, muộn nhất là quý III, ngân hàng sẽ hoàn tiến hành việc trả cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, VPBank vẫn chưa có thêm thông tin về việc trả cổ tức.

Trước đó, nhiều ngân hàng đã chốt danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức, cổ phiếu thưởng trong những tháng gần đây như OCB (50% bằng cổ phiếu), Eximbank (18% bằng cổ phiếu), MB (15% bằng cổ phiếu), HDBank (15% bằng cổ phiếu), SHB (18% bằng cổ phiếu), Vietcombank (18,1% bằng cổ phiếu)…

Năm 2023, NHNN không còn cấm các ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt. Dù vậy, chỉ có 6 ngân hàng thực hiện chia một phần cổ tức bằng tiền mặt là VPBank, HDBank, VIB, TPBank, ACB và MB; các nhà băng còn lại vẫn kiên định với chiến lược chia cổ tức toàn bộ bằng cổ phiếu, giữ lại lợi nhuận.

Theo giải thích của lãnh đạo các ngân hàng, việc không chia cổ tức tiền mặt là để nâng cao năng lực tài chính, đáp ứng tốt hơn các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng, đầu tư cơ sở vật chất, số hóa, mở rộng quy mô cho vay và giữ chân nhân tài,…

Về phía cổ đông, cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu đều được coi là thu nhập của nhà đầu tư. Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ bị điều chỉnh tương ứng với số cổ tức mà ngân hàng chi trả trên mỗi cổ phiếu.

Nguồn bài viết: Ba ngân hàng lớn chuẩn bị trả cổ tức, có cả cổ tức bằng tiền mặt

Ba quỹ ETF có NAV 30,000 tỷ sẽ mua bán ra sao sau kết quả review quý 4?

Sau kết quả review quý 4, ông Nguyễn Vũ Luân, Trưởng phòng Môi giới của CTCK VNDirect (VNDS), dự báo các quỹ ETF sẽ mua mạnh các cổ phiếu HDB, MSB, TCB, OCBMWG. Ở chiều ngược lại, MBB, VPBFPT bị bán mạnh.

Trong ngày 16/10, HOSE đã công bố kết quả review chỉ số VN Diamond, với HDB và VRE được thêm mới, trong khi DHC bị loại ra. Hiện chỉ có quỹ VFMVN Diamond ETF của Dragon Capital mô phỏng theo chỉ số VN Diamond, tổng tài sản ròng của quỹ ở mức 18,846 tỷ đồng.

Ngoài ra, quỹ khác như VFM VN30 ETF và SSIAM VNFinLead ETF cũng sẽ điều chỉnh tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. Tính tới ngày 16/10, tài sản quỹ VFMVN30 đang ở mức 7,531 tỷ đồng, còn quỹ SSIAM VNFInlead là 3,821 tỷ đồng.

Dự kiến, các quỹ ETF trên sẽ tiến hành tái cơ cấu danh mục cho đến ngày 03/11.

Theo dự báo của ông Nguyễn Vũ Luân, từ đây đến ngày 03/11, 3 quỹ ETF có quy mô tổng tài sản lên đến 30,198 tỷ đồng sẽ mua nhiều ở các cổ phiếu: HDB (+17.5 triệu cp), MSB (+17 triệu cp), VRE (+11.7 triệu cp), TCB (+6.5 triệu cp), OCB (+5 triệu cp), MWG (+3.8 triệu cp), EIB (+1.6 triệu cp), VHM (+1.3 triệu cp)…

Ở chiều ngược lại, các quỹ sẽ bán nhiều ở các cổ phiếu: MBB (-10 triệu cp), VPB (-8.2 triệu cp), FPT (-4.5 triệu cp), PNJ (-3.8 triệu cp), TPB (-3.6 triệu cp), SSB (-1.5 triệu cp), CTG (-1.3 triệu cp), DHC (-674 ngàn cp)…

Dự báo giao dịch của các quỹ ETF

Nguồn bài viết: Ba quỹ ETF có NAV 30,000 tỷ sẽ mua bán ra sao sau kết quả review quý 4? | Vietstock

Cổ phiếu VPBank tăng 8 phiên liên tiếp

Câu chuyện đầu tư | 18/10/2023 09:40

Ban lãnh đạo VPBank nhiều lần khẳng định sẽ dành khoảng 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận năm 2022 để chia cổ tức trong năm 2023.

Kết phiên giao dịch ngày 17/10, trong khi VN-Index giảm 20 điểm, đa số cổ phiếu VN30 giá giá, VPB và HDB trở thành 2 cổ phiếu ngược dòng tăng điểm dù mức tăng chỉ 0,9%.

Đáng nói với cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank (VPB), mức tăng nhẹ lên ngưỡng 22.700 đồng đã là phiên tăng thứ 8 liên tiếp của bluechip ngân hàng này kể từ ngày 5/10 (+9%).


Xu hướng tích cực ngắn hạn của VPB vẫn được bảo toàn. Nhà đầu tư ưu tiên vị thế nắm giữ, bán chốt lời 1 phần khi giá đóng cửa về dưới mốc 22.0

Thông tin hỗ trợ cho đà tăng giá đến từ việc VPBank sắp chia cổ tức bằng tiền năm 2022 với tỷ lệ 10% bằng tiền. Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện chi trả cổ tức là 10/11. Thời gian chi trả là ngày 20/11.

Trước đó, Ban lãnh đạo ngân hàng cũng nhiều lần khẳng định sẽ dành khoảng 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận năm 2022 để chia cổ tức trong năm nay. Cam kết này cũng được nhấn mạnh tại ĐHCĐ thường niên 2023 của nhà băng này.

Dự kiến, VPBank chia cổ tức bằng tiền mặt trong 5 năm liên tiếp từ nguồn lợi nhuận sau thuế của ngân hàng trong khi vẫn bảo toàn nguồn vốn dành cho hoạt động kinh doanh và tăng trưởng trong kế hoạch. Các đợt chia cổ tức bằng tiền mặt trong các năm tiếp theo dự định được ngân hàng thực hiện sớm hơn trong nửa đầu năm nhằm đáp ứng sự mong mỏi của cổ đông.

VPBank cũng là ngân hàng hiếm hoi cam kết chia cổ tức bằng tiền mặt trong mùa đại hội cổ đông diễn ra đầu năm 2023.

Về kết quả kinnh doanh, VPBank vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2023 với thu nhập lãi thuần đạt 8.837 tỷ đồng - giảm 15% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế ở mức 2.427 tỷ - giảm 31%; lũy kế 9 tháng lãi sau thuế 6.530 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối quý 3/2023, tổng tài sản VPBank đạt 780.213 tỷ đồng - tăng 23,6% so với đầu năm (tương ứng hơn 32,5 tỷ USD) qua đó vươn lên thứ 2 trong Top ngân hàng tư nhân có tài sản lớn nhất.

Nguồn bài viết: Cổ phiếu VPBank tăng 8 phiên liên tiếp

HDBank sẽ mua tối đa 30% cổ phần của một công ty chứng khoán

HDBank dự kiến tổng giá trị đầu tư là tối đa 800 tỷ đồng.

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM (HDBank) vừa công bố Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc thông qua phương án mua cổ phần của Công ty Cổ phần Chứng khoán HD (HDS).

Cụ thể, HDBank muốn đầu tư tối đa 30% vốn điều lệ của HDS. Tổng giá trị đầu tư dự kiến là tối đa 800 tỷ đồng. Thời gian thực hiện trong 12 tháng kể từ ngày được NHNN chấp thuận việc góp vốn mua cổ phần.

Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023, ngân hàng đã thông qua kế hoạch góp vốn mua cổ phần công ty chứng khoán để công ty đó trở thành công ty con của HDBank. Theo HDBank, việc đầu tư vào công ty chứng khoán có thể giúp HDBank mở rộng và khai thác hiệu quả hơn nữa tệp khách hàng hiện hữu thông qua cung cấp các dịch vụ như tư vấn phát hành, tư vấn tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp,…Ngoài ra, HDBank còn có cơ hội bán chéo sản phẩm, cung cấp dịch vụ thu chi hộ,…từ đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngân hàng. Điều kiện công ty trong lĩnh vực chứng khoán mà HDBank tham gia góp vốn là có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ đồng và có lợi nhuận trong 3 năm liên tiếp gần nhất.

Chân dung Công ty Cổ phần Chứng khoán HD

HDS hiện có vốn điều lệ 1.023 tỷ đồng. Công ty này tiền thân là Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Gia được thành lập năm 2006. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, HDS đã thông qua phương án cổ phần cho cổ đông hiện hữu và chào bán cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược để tăng vốn điều lệ. Trong đó, công ty dự kiến chào bán 20,46 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ lên 1.227,6 tỷ đồng. Đồng thời, đại hội cũng thông qua phương án chào bán 52,24 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược là tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên tháng 9 mới đây, công ty này đã lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, thông qua việc dừng triển khai và hủy bỏ các phương án chào bán cổ phần để tăng vốn điều lệ cho HDS như kế hoạch trình tại ĐHĐCĐ 2023.

Trong đợt lấy ý kiến này, HDS cũng thông qua phương án chào bán hơn 67,5 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu (nhiều hơn so với phương án cũ). Ngày 3/10, HĐQT HDS đã có nghị quyết triển khai phương án phát hành, giá chào bán cho cổ đông hiện hữu là 15.000 đồng/cp. Thời gian dự kiến thực hiện trong quý 4/2023 và quý 1/2024 và sau khi được Ủy ban CHứng khoán Nhà nước (UBCK) chấp thuận.

Trong cơ cấu cổ đông của HDS tính đến ngày 18/9/2023, Công ty TNHH Aurora Ocean và Công ty Cổ phần Kim Minh group là các cổ đông lớn nhất, đều sở hữu 25% vốn điều lệ. Bên cạnh đó, Công ty TNHH Đầu tư Blue Sky Việt Nam sở hữu 22,4%. Công ty Cổ phần đầu tư Dynamic & Development sở hữu 15,1%. Công ty TNHH Đầu tư và thương mại dịch vụ Huy Phong sở hữu 11,4%.

Được biết, trước đó, Công ty TNHH Đầu tư Blue Sky Việt Nam là cổ đông lớn nhất sở hữu tới 72,42%. Tuy nhiên hồi tháng 8 vừa qua, Công ty này đã chuyển nhượng hơn 51,5 triệu cổ phần tại HDS, hạ sở hữu xuống còn 22,42% vốn điều lệ. Hai pháp nhân nhận chuyển nhượng số cổ phiếu nói trên là Công ty TNHH Aurora Ocean (25%) và CTCP Kim Minh Group (25%).

6 tháng đầu năm 2023, lợi nhuận trước thuế của HDS đạt 177 tỷ đồng, thấp hơn 5 tỷ so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng tài sản của công ty đạt 3.195 tỷ đồng, giảm hơn 1.000 tỷ so với đầu năm. Trong năm nay, HDS đã thực hiện chia trả cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 55% theo 2 đợt cho cổ đông. Trong đó, đợt 1 tỷ lệ chi trả là 30% , đợt 2 tỷ lệ chi trả 25%.

HDS đang có kế hoạch thay đổi địa điểm Trụ sở chính từ Số 58 Nguyễn Đình Chiều, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh về Số 23A-B Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đakao, Quận 1, TP. HCM để đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển lâu dài.

Nguồn bài viết: HDBank sẽ mua tối đa 30% cổ phần của một công ty chứng khoán

VPBank hoàn tất phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư Nhật Bản SMBC

H. Kim | 12:53 20/10/2023

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) hôm nay (20/10) thông báo đã hoàn tất giao dịch phát hành riêng lẻ 15% cổ phần cho Ngân hàng Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), chính thức đưa ngân hàng lớn thứ 2 Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược đồng hành cùng VPBank trong chặng đường phát triển sắp tới.

Đại diện lãnh đạo hai ngân hàng trao đổi văn kiện chứng nhận hoàn tất thương vụ phát hành cổ phiếu riêng lẻ

VPBank đạt được thỏa thuận phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược SMBC vào cuối tháng 3 vừa qua. Theo đó, ngân hàng chào bán hơn 1,19 tỷ cổ phiếu cho SMBC – ngân hàng trực thuộc tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui Financial Group, Inc. (SMFG), Nhật Bản. Tổng giá trị của đợt phát hành đạt hơn 35,9 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD). Toàn bộ số cổ phiếu phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm tới.

10% giá trị đợt chào bán đã được SMBC đặt cọc ngay trước thềm Đại hội cổ đông thường niên của ngân hàng tổ chức hồi tháng 4/2023. Khoảng 90% giá trị còn lại của giao dịch sẽ được ghi nhận vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng ngay sau khi giao dịch hoàn tất.

Thỏa thuận chào bán cho SMBC nằm trong kế hoạch tăng vốn được VPBank triển khai từ năm 2022 nhằm củng cố năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển 5 năm lần thứ 3 (2022-2026). Nhờ đó, vốn tổng vốn chủ sở hữu của VPBank sẽ được nâng từ 103,5 nghìn tỷ đồng lên xấp xỉ 140 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng, theo tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, sẽ tăng lên gần 19% – dẫn đầu trong các ngân hàng tại Việt Nam được tổ chức này đánh giá.

Phát biểu tại sự kiện, ông Ngô Chí Dũng, Chủ tịch HĐQT VPBank cho biết, từ khi ý tưởng hình thành và trở thành hiện thực là một chặng đường dài đầy thách thức. Hơn hai năm qua, nền kinh tế thế giới đối mặt với rất nhiều khó khăn, từ đại dịch Covid-19, lạm phát tăng cao, cùng với đó là những biến động địa chính trị. Ở Việt Nam, những vấn đề thanh khoản, lãi suất, sự phục hồi kinh tế chậm cũng đã tạo ra rất nhiều áp lực với hệ thống ngân hàng. Dù vậy, cả VPBank và SMBC vẫn quyết tâm, nghiêm túc và trách nhiệm hoàn tất các thủ tục cần thiết, để ngày hôm nay để cùng nhau chứng kiến thời khắc Ngân hàng SMBC chính thức nắm giữ 15% cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược của VPBank. Đây chính là mối quan hệ thấu hiểu và gắn kết trao gửi niềm tin.

Ông Ngô Chí Dũng, chủ tịch VPBank

“Kể từ hôm nay, VPBank và SMBC là đối tác chiến lược, SMBC là người bạn lớn cùng VPBank đồng hành trên chặng đường phát triển mới. Chúng ta sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm và cùng nhau nỗ lực hướng đến sự phát triển” - chủ tịch VPBank phát biểu.

Nền tảng vốn lớn sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh tài chính cho VPBank trong nỗ lực đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Đồng thời, VPBank sẽ có đủ năng lực tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên cạnh đó, SMBC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank chúng tôi bằng cách chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm mà tập đoàn đã tích lũy được trong nhiều năm qua ở nhiều thị trường châu Á.

Đối với SMBC, thông qua một ngân hàng bản địa như VPBank, tập đoàn cũng có thể gia tăng sự hiện diện và mở ra cơ hội cung cấp vốn cho các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam, đặc biệt ở những lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án kinh doanh tăng trưởng xanh, thân thiện môi trường, phát triển bền vững mà tập đoàn đang có sự quan tâm.

Còn ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc VPBank tại sự kiện thì cho biết, với tư cách là 1 ngân hàng bản địa hàng đầu, với mạng lưới rộng khắp trên toàn Việt Nam và dải sản phẩm đa dạng cho mọi phân khúc khách hàng, VPBank tin rằng SMBC có thể hiện thực hóa những ý tưởng chiến lược kinh doanh bền vững của mình trong những giải pháp trọn gói, phục vụ khách hàng từ A đến Z, từ bề dày của tập khách hàng SMBC trên thế giới đến mọi thành phần của một nền kinh tế mới nổi đầy hấp dẫn và tiềm năng…

Với nguồn vốn gia tăng, Ban điều hành VPBank cam kết đẩy mạnh quy mô và tốc độ tăng trưởng toàn hàng, tìm kiếm thêm các động lực tăng trưởng mới nhằm duy trì sự phát triển nhanh và bền vững. Hơn cả những giá trị về tài chính, SMBC với bề dày kinh nghiệm và chuyên môn hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng trải dài qua 4 thế kỷ tại Nhật Bản và trên thế giới, còn có thể đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank bằng cách chia sẻ những bí quyết, kinh nghiệm ở thị trường châu Á, mang lại các hỗ trợ trong khâu quản trị chuẩn mực của người Nhật.

Cũng theo Tổng giám đốc VPBank, về dài hạn, hai bên sẽ hướng tới hợp tác vượt ra khỏi lĩnh vực ngân hàng, tạo những cái nôi cho những sáng kiến mới, để tăng cường khả năng ứng phó và tăng sự linh hoạt, đóng góp cho sự lành mạnh của nền tài chính của cả hai quốc gia Việt Nam, Nhật Bản./.

Nguồn: VPBank hoàn tất phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư Nhật Bản SMBC

Báo lãi ngàn tỉ đồng, lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?

(NLĐO) – Bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý III và 9 tháng đầu năm tiếp tục cho thấy những thông tin bất ngờ…

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, mã chứng khoán LPB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý III/2023 và 3 quý đầu năm.

Theo đó, quý III vừa qua, LPBank đạt lợi nhuận trước thuế 1.241 tỉ đồng, tăng 41% so với quý trước cho thấy sự cải thiện đáng kể trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, giữ được đà tăng trưởng, và có tiềm năng bứt phá trong 3 tháng cuối năm.

“Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, LPBank thực hiện chính sách giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng nên lợi nhuận trước thuế lũy kế trong 3 quý đầu năm đạt 3.678 tỉ đồng. Dù giảm 24% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn hoàn thành 61,45% kế hoạch lợi nhuận cả năm” - đại diện ngân hàng nói.

Trong 3 quý đầu năm, LPBank ghi nhận tăng trưởng tín dụng tích cực khi đạt 11,8% và huy động vốn tăng 9,4% so với đầu năm, chủ yếu đến từ mảng cho vay bán lẻ.

Báo lãi ngàn tỉ đồng, lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu? - Ảnh 1.

Báo lãi ngàn tỉ đồng, lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu?

Một ngân hàng khác là Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) công bố đạt gần 5.000 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế sau 9 tháng.

“TPBank liên tục cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp và cá nhân, cam kết giảm lãi vay ước tính gần 1.400 tỉ đồng, cùng 76 tỉ đồng các loại phí. Điều này khiến lợi nhuận của ngân hàng ghi nhận ở mức gần 5.000 tỉ đồng sau 9 tháng” - đại diện ngân hàng lý giải.

Tuy vậy, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn đạt gần 12%; đồng thời vừa cán mốc 10 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ giúp khoản thu nhập dịch vụ cao hơn 15% so với cùng kỳ, đạt 2.165 tỉ đồng. Riêng trong năm nay, ngân hàng đã có thêm hơn 1,5 triệu khách hàng mới.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với các kết quả khả quan ở ngân hàng mẹ và các công ty thành viên.

Cụ thể, tổng lợi nhuận trước thuế trong quý III của VPBank đạt hơn 3.117 tỉ đồng, lũy kế 9 tháng đầu năm đạt 8.200 tỉ đồng. Điểm nhấn trong quý đến từ dư nợ tín dụng tại ngân hàng mẹ tăng hơn 22% so với đầu năm, cao hơn nhiều lần so với mức tăng trưởng trung bình ngành 6,9% tới cuối tháng 9.

Công ty chứng khoán SSI nhận định lợi nhuận của các ngân hàng sẽ có sự phân hóa mạnh, trong đó một số ngân hàng lợi nhuận giảm khi phải đối mặt với áp lực trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng khi nợ xấu tăng…

Nguồn: Báo lãi ngàn tỉ đồng, lợi nhuận ngân hàng đến từ đâu? - Báo Người lao động

BIDV được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 57,004 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam (BIDV, HOSE: BID) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 6,419 tỷ đồng.

Phương án tăng vốn này theo phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021.

Ngày 11/10/2023, HĐQT BIDV đã thông qua Nghị quyết về việc phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế, trích lập các quỹ năm 2021.

Cụ thể, BIDV dự kiến phát hành tối đa 641.9 triệu cp phổ thông với mệnh giá 10,000 đồng/cp. Tỷ lệ phát hành tương đương 12.69% số cổ phiếu đang lưu hành.

Nguồn vốn thực hiện là từ lợi nhuận còn lại sau thuế, sau trích lập các quỹ năm 2021. Thời gian phát hành dự kiến vào quý 4/2023. Năm 2021, lợi nhuận sau thuế của BIDV hơn 10,072 tỷ đồng. Lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ hơn 6,474 tỷ đồng.

Tổng giá trị phát hành theo mệnh giá đạt 6,419 tỷ đồng. Sau khi hoàn tất đợt phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 50,585 tỷ đồng lên 57,004 tỷ đồng.

Vốn điều lệ tăng thêm dự kiến được dùng toàn bộ để bổ sung vốn kinh doanh, phân bổ sử dụng vào các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của BIDV với cơ cấu hợp lý và đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả.

Nguồn: VietstockFinance

Như vậy, sau khi tăng vốn thành công, vốn điều lệ của BIDV sẽ đứng thứ hai trong hệ thống, chỉ sau VPBank.

Nguồn: VietstockFinance

Trên sàn HOSE, cổ phiếu BID đang được giao dịch quanh mức 40,000 đồng/cp (đầu phiên sáng 24/10), tăng 4% so với đầu năm. Thanh khoản bình quân 1.2 triệu cp/phiên.

Nguồn bài viết: BIDV được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 57,004 tỷ đồng | Vietstock

Tăng mạnh dự phòng, Techcombank lãi trước thuế 17,115 tỷ sau 9 tháng

Theo BCTC hợp nhất vừa công bố, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) lãi trước thuế hơn 17,115 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2023, giảm 19% so với cùng kỳ năm trước, do tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro.

Tính chung 9 tháng đầu năm, TCB thu được gần 20,094 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, giảm 14% so với cùng kỳ, do tăng chi trả lãi tiền gửi gấp 2.5 lần (14,448 tỷ đồng).

Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng 9%, đạt hơn 6,219 tỷ đồng, nhờ tăng thu dịch vụ thanh toán và tiền mặt 52% (6,477 tỷ đồng).

Các nguồn thu ngoài lãi khác cũng tăng trưởng như lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh hơn 32 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 231 tỷ đồng; lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng 28% (678 tỷ đồng).

Đáng chú ý, lãi từ hoạt động khác tăng 27%, thu được 2,126 tỷ đồng, do phát sinh 1,775 tỷ đồng thu nhập từ bán bất động sản đầu tư, trong khi cùng kỳ không ghi nhận.

Trong kỳ, TCB dành ra gần 2,287 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 84% so với cùng kỳ. Do đó, Ngân hàng còn hơn 17,116 tỷ đồng lãi trước thuế, giảm 18%.

So với kế hoạch 22,000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được đề ra cho cả năm 2023, Techcombank thực hiện được gần 78% mục tiêu sau 9 tháng.

Riêng quý 3, Ngân hàng dùng 944 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 55% so với cùng kỳ, do đó lãi trước thuế còn 5,843 tỷ đồng, giảm 13%.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của TCB. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản Ngân hàng mở rộng 12% so với đầu năm, lên 781,279 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN gấp 2.4 lần đầu năm (27,428 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác giảm 10% (còn 63,434 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 13% (175,605 tỷ đồng)…

Về phía nguồn vốn, tiền gửi của các TCTD khác giảm 6% (còn 57,582 tỷ đồng), tiền gửi khách hàng tăng 14% (409,044 tỷ đồng). Phát hành giấy tờ có giá tăng đến 82% lên mức 61,825 tỷ đồng, do phát sinh 10,900 tỷ đồng giấy tờ có giá kỳ hạn dưới 12 tháng.

Một số chỉ tiêu tài chính của TCB tính đến 30/09/2023. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tính đến ngày 30/09/2023 là 6,467 tỷ đồng, gấp đôi đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ tăng mạnh nhất. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0.74% đầu năm lên 1.4%.

Chất lượng nợ vay của TCB tính đến 30/09/2023. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tổng số cán bộ nhân viên vào cuối quý 3 là 11,724 người, giảm 3% so với đầu năm. Thu nhập bình quân hàng tháng của cán bộ nhân viên trong 9 tháng đầu năm là 45 triệu đồng/người.

nguồn: Tăng mạnh dự phòng, Techcombank lãi trước thuế 17,115 tỷ sau 9 tháng | Fili

Tăng chi phí dự phòng, ACB thu lãi trước thuế hơn 15,024 tỷ đồng sau 9 tháng

BCTC hợp nhất vừa công bố cho thấy Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) lãi trước thuế hơn 15,024 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2023, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước, dù tăng mạnh trích lập dự phòng.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, nguồn thu chính của ACB tăng 9% so với cùng kỳ năm trước, thu gần 18,670 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Lãi từ dịch vụ giảm 16%, chỉ còn hơn 2,195 tỷ đồng. Trong khi đó, lại từ kinh doanh ngoại hối tăng đến 98%, thu được hơn 1,081 tỷ đồng.

Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh thu được khoản lãi hơn 182 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 278 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng lãi gần 1,289 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ chỉ lãi 23 tỷ.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ACB tăng đến 24%, thu được 16,507 tỷ đồng. Ngân hàng trích 1,483 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập. Mặc dù vậy, ACB vẫn báo lãi trước thuế hơn 15,024 tỷ đồng, tăng 11%.

Nếu so với chỉ tiêu 20,058 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm, ACB đã thực hiện được 75% sau 3 quý đầu năm.

Tính riêng quý 3, Ngân hàng thu được 5,556 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, do trích 521 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, do đó chỉ còn lãi trước thuế hơn 5,035 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của ACB. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản Ngân hàng tăng 7% so với đầu năm, lên mức 648,509 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt giảm 23% (còn 6,552 tỷ đồng), tiền gửi tại NHNN giảm 9% (còn 12,405 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác tăng 16% (95,134 tỷ đồng).

Cho vay khách hàng tăng 9% lên mức 449,751 tỷ đồng. Hiện mảng bán lẻ chiếm tỷ trọng hơn 93% danh mục cho vay của ACB và Ngân hàng không tập trung vào các lĩnh vực có rủi ro cao như cho vay tiêu dùng, cho vay tín chấp, cho vay kinh doanh bất động sản,….

Rủi ro về chất lượng tài sản đối với ACB tương đối thấp do không sở hữu trái phiếu doanh nghiệp, 98% khoản vay của ACB được đảm bảo với tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản chỉ 54%.

Về nguồn vốn, các khoản nợ Chính phủ và NHNN chỉ còn gần 19 tỷ đồng so với 505 tỷ đồng đầu năm. Tiền gửi khách hàng tăng 8% lên 445,499 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính của ACB tính đến 30/09/2023. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Nếu không tính gần 4,218 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của ACBS, tính đến 30/09/2023, tổng nợ xấu của ACB ghi nhận 5,400 tỷ đồng, tăng 77% so với đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ 0.74% đầu năm lên 1.21%.

Chất lượng nợ vay của ACB tính đến 30/09/2023. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ cuối tháng 9 đạt 12.8%. Tỷ lệ ROE ở mức 24.5%. Tỷ lệ CIR được cải thiện còn 32% so với tỷ lệ 36% của cùng kỳ

ACB đầu tư hơn 70.000 tỷ đồng vào chứng khoán

Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng ACB chuyển từ mức âm 1,5 tỷ đồng trong quý III/2022 sang 882 tỷ đồng trong quý III/2023.

Ngân hàng TMCP Á Châu (HoSE: ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2023. Theo đó, trong quý, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 6.209 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,9% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động dịch vụ đem về cho ngân hàng 764 tỷ đồng lãi thuần, giảm 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lãi từ kinh doanh ngoại hối của ACB tăng đột biến 229% trong quý III, đạt 327,4 tỷ đồng.

Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư của ngân hàng cũng chuyển từ mức âm 1,5 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2022 sang 882 tỷ đồng. Đây là khoản lãi thu về từ giá trị chứng khoán đầu tư hơn 70.233 tỷ đồng của ACB, trong đó có 35.348 tỷ đồng chứng khoán đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn và 34.885 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.

Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh của ACB cũng ghi nhận tăng trưởng tốt khi đem về cho ngân hàng 68 tỷ đồng trong khi cùng khi năm trước báo lỗ gần 40 tỷ đồng.

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ của ACB cũng ghi nhận sự leo dốc khi tiến từ mức âm 9.873 tỷ đồng năm 2022 lên 9.333 tỷ đồng. Chủ yếu do sự gia tăng của dòng tiền kinh doanh từ mức âm 9.692 tỷ đồng lên 13.146 tỷ đồng.

Kết thúc quý III, ACB báo lợi nhuận trước thuế đạt 5.035 tỷ đồng, tăng 12,5% với cùng kỳ năm trước.Tương ứng lợi nhuận sau thuế tăng 12,6% từ 3.587 tỷ đồng trong quý III/2022 lên 4.038 tỷ đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, thu nhập lãi thuần của ACB đạt gần 18.670 tỷ đồng, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trươc. ACB báo lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng khoảng 11,3%, lần lượt đạt 15.024 tỷ đồng và 12.038 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2023, tổng tài sản của ACB đạt gần 648.510 tỷ đồng, tăng gần 6,7% so với đầu năm,trong đó cho vay khách hàng tăng gần 9% lên 444.641 tỷ đồng.

Tại ngày này, nợ phải trả của ACB là 581.685 tỷ đồng, tăng 5,9% so với thời điểm cuối năm 2022. Chủ yếu đến từ tiền gửi khách hàng là 445.499 tỷ đồng, chiếm 76,6% nợ phải trả.

Về chất lượng nợ, tổng nợ xấu của ACB tại thời điểm cuối tháng 9 là 5.399 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng từ 442 tỷ đồng lên 1.045 tỷ đồng, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng từ 437 tỷ đồng lên 1.014 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng từ 1.165 tỷ đồng lên 3.341 tỷ đồng.

Nguồn bài viết: ACB đầu tư hơn 70.000 tỷ đồng vào chứng khoán

1 Likes

Người dân gửi gần 6,43 triệu tỷ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Bất chấp lãi suất ngân hàng giảm mạnh trong thời gian vừa qua, lượng tiền gửi của người dân vẫn duy trì ở mức cao.

Đến hết tháng 8, lượng tiền gửi của người dân tại hệ thống ngân hàng tiếp tục đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Tổ chức kinh tế cũng gửi tiền vào ngân hàng nhiều bất ngờ.

Số liệu mới nhất này vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố. Trong tháng 8, người dân gửi thêm vào hệ thống ngân hàng khoảng 43.723 tỷ đồng. Mức tăng này cải thiện đáng kể so với mức 6.700 tỷ đồng tháng 7 liền trước hay mức 35.300 tỷ đồng của tháng 6 và 14.700 tỷ đồng của tháng 5.

Tuy nhiên, giai đoạn 4 tháng đầu năm, mức tăng bình quân về lượng tiền gửi thêm vào ngân hàng lên đến trên 110.000 tỷ mỗi tháng.

Lãi suất tiết kiệm tính đến cuối tháng 8 đã giảm đáng kể so với hồi đầu năm, không nhiều ngân hàng sẵn sàng trả lãi suất 7%/năm cho khoản tiền gửi 12 tháng. Đà giảm lãi suất kéo dài từ tháng 4 khiến lãi suất hiện đã xuống đáy, thậm chí thấp hơn giai đoạn dịch Covid-19.

Tính chung 8 tháng, tiền gửi dân cư tại hệ thống ngân hàng đạt hơn 6,43 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 9,68% so với đầu năm, cũng là mức cao nhất từ trước tới nay.

Lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng cũng cải thiện đáng kể khi có thêm 103.501 tỷ đồng trong một tháng. Tháng 7 liền trước, lượng tiền gửi của các tổ chức kinh tế vào hệ thống ngân hàng giảm hơn 74.000 tỷ đồng so với tháng 6.

Tính đến hết tháng 8, tiền gửi của các tổ chức ở mức 6,013 triệu tỷ đồng, tăng hơn 1% so với cuối năm ngoái.

Hiện nay, lãi suất giảm giúp người dân có cơ hội đầu tư, đầu cơ vào những kênh sinh lời tốt. Tuy nhiên, những kênh đầu tư sinh lời cao hiện nay như bất động sản, chứng khoán… đều có những nốt trầm và rủi ro nhất định.

Trao đổi với báo chí, TS Châu Đình Linh - chuyên gia Kinh tế, giảng viên Đại học Ngân hàng TPHCM - nhận định, đầu tư đem lại lợi nhuận cao phải đi kèm rủi ro lớn nhưng hiện nay, sự “chấp nhận” của nhà đầu tư còn thấp.

"Đối với kênh đầu tư như chứng khoán, trái phiếu… cần có kiến thức nhất định. Để đầu tư chứng khoán, cần nắm được thị trường, sức khoẻ doanh nghiệp, đọc kỹ thuật nhưng nhiều người không có kĩ năng đó. Hiện nay, không còn nhiều tình trạng nghe chuyên gia trên mạng “phím” để đầu tư chứng khoán. Đối với vàng, hiện nay đang có mức sinh lời tốt nhưng người dân không coi đây là kênh đầu tư mà chủ yếu coi như kênh dự trữ tài chính và tích sản.

Vì vậy, người dân vẫn lựa chọn gửi tiền ngân hàng vì đây vẫn là kênh đầu tư có mức sinh lời tốt. Gửi tiền ngân hàng đem lại xác suất an toàn ở mức rất cao sau khoảng thời gian đầy biến động, rủi ro và nhà đầu tư khủng hoảng niềm tin khi đầu tư trên thị trường. Ngân hàng là nơi “trú chân” tạm thời trong thời gian tìm kiếm những kênh có lãi suất sinh lời cao" - ông Linh cho hay.

Nguồn bài viết: Người dân gửi gần 6,43 triệu tỷ đồng vào ngân hàng, mức cao kỷ lục

Sacombank lãi trước thuế 9 tháng hơn 6,840 tỷ đồng, tăng 54%

Theo BCTC hợp nhất vừa công bố, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) lãi trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 hơn 6,840 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước, nhờ tăng mạnh nguồn thu chính và giảm trích lập dự phòng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, hoạt động chính tăng trưởng mạnh 48% so với cùng kỳ, thu được hơn 16,439 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Trong khi đó, nguồn thu ngoài lãi có các kết quả không đồng nhất. Lãi từ kinh doanh ngoại hối tăng 6%, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư chuyển từ lỗ sang lãi. Ở chiều ngược lại, lãi từ dịch vụ giảm 53%, lãi từ hoạt động khác giảm 94%.

Thêm vào đó, 9 tháng đầu năm, Sacombank chỉ dành ra hơn 3,144 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, giảm 43%, do đó Ngân hàng lãi trước thuế hơn 6,840 tỷ đồng, tăng 54% so với cùng kỳ.

So với kế hoạch 9,500 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm, Sacombank thực hiện được 72% sau 9 tháng.

Kết quả kinh doanh quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của STB. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tổng tài sản tính đến cuối quý 3 mở rộng 10% so với đầu năm, lên mức 651,288 tỷ đồng. Tiền mặt tăng 31% (10,291 tỷ đồng), tiền gửi tại các TCTD khác tăng 84% (46,045 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 8% (472,073 tỷ đồng).

Về nguồn vốn, Ngân hàng chỉ còn nợ Chính phủ và NHNN 27 tỷ đồng, trong khi đầu năm là 9,901 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 12% lên 507,833 tỷ đồng…

Một số chỉ tiêu tài chính của STB tính đến 30/09/2023. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Tổng nợ xấu tính đến 30/09/2023 của Sacombank là 10,387 tỷ đồng, gấp 2.4 lần đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0.98% đầu năm lên 2.2%.

Chất lượng nợ vay của STB tính đến 30/09/2023. Đvt: Tỷ đồng

Nguồn: VietstockFinance

Ngân hàng và những nỗi buồn :joy:

Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ tên người tố giác Cựu Cục trưởng NHNN nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Theo kết luận điều tra, người tố giác hành vi nữ cục trưởng nhận tiền hối lộ là một sếp lớn của SCB.

Theo kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh PhátNgân hàng SCB cùng các đơn vị có liên quan, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã đề nghị VKSND tối cao truy tố bị can Đỗ Thị Nhàn – cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”, số tiền lên tới 5,2 triệu USD.

Đáng chú ý, trong kết luận có đề cập tới người đã tố giác hành vi của bà Nhàn, đó là ông Võ Tấn Hoàng Văn - Tổng giám đốc SCB, người trực tiếp đưa tiền cho Nhàn theo chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan - Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Theo kết luận, ông Văn đã chủ động khai báo chi tiết việc đưa tiền cho bị can Nhàn và các cá nhân khác trong quá trình thanh tra, tố giác hành vi của bà Nhàn (từ trước khi khởi tố vụ án), hợp tác tích cực với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra, làm rõ vụ án.

Do vậy, cơ quan điều tra căn cứ theo đúng quy định của pháp luật, Nghị quyết số 03/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao, không xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Văn về tội “Đưa hối lộ”.

Đối với ông Nguyễn Nam Tuấn (lái xe cho ông Văn) là người tiếp nhận các thùng xốp từ SCB và đi cùng ông Văn đến nhà riêng đưa cho Nhàn, theo cơ quan điều tra, ông Tuấn không biết trong thùng đựng tiền và không biết nội dung thỏa thuận. Ngoài ra, cơ quan điều tra không xem xét trách nhiệm hình sự đối với ông Văn nên không có căn cứ xem xét trách nhiệm hình sự với Nguyễn Nam Tuấn.

Đối với Đinh Văn Thành (Chủ tịch HĐQT SCB), cơ quan điều tra cho biết bị can đã bỏ trốn, xuất cảnh đi nước ngoài nên đã ra quyết định khởi tố bị can, quyết định truy nã đối với Thành về tội “Tham ô tài sản” , “Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng”. Sau khi bắt được bị can, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục xem xét, làm rõ và xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Kết quả điều tra xác định, cựu Cục trưởng Đỗ Thị Nhàn với tư cách là Trưởng đoàn thanh tra đã nhận hối lộ 5,2 triệu USD để bao che, bưng bít cho các sai phạm của bà Trương Mỹ Lan và Ngân hàng SCB. Việc báo cáo không trung thực của bị can này khiến Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không có đủ thông tin, tài liệu để chỉ đạo xử lý các sai phạm của Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm tội của bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng SCB.

Bị can Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới thuộc NHNN giúp “tẩy trắng” Ngân hàng SCB bằng cách bỏ ngoài số liệu số nợ xấu tại các dự án Mũi Đèn Đỏ, Dự án 6A và dự án Royal Gaden. Các chỉ tiêu tài chính cũng được làm đẹp, như nợ xấu từ 91 nghìn tỷ đồng được giảm xuống 53 nghìn tỷ đồng; vốn chủ sở hữu âm 19 nghìn tỷ đồng được chuyển thành dương 2.700 tỷ đồng; lỗ lũy kế từ âm 31 nghìn tỷ đồng xuống còn âm 10 nghìn tỷ đồng…

Kết luận xác định, nhóm bị can Nguyễn Văn Hưng (khi đó là Phó Chánh thanh tra NHNN) và Đỗ Thị Nhàn đáng lẽ phải báo cáo trung thực, đề xuất đưa SCB vào diện “kiểm soát đặc biệt” nhưng lại “làm mờ sai phạm”, báo cáo không trung thực và đề xuất Chính phủ “tạo điều kiện cho SCB thực hiện thành công tái cơ cấu vốn”.

Nguồn: Vụ Vạn Thịnh Phát: Lộ tên người tố giác Cựu Cục trưởng NHNN nhận hối lộ 5,2 triệu USD

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vừa công bố thông tin 4 người thân của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, cùng đăng ký giao dịch cổ phiếu.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Thanh Tâm - mẹ đẻ ông Hồ Hùng Anh - muốn bán toàn bộ 174,13 triệu cổ phiếu, tương ứng thoái 4,95% vốn, cho 3 người cháu là Hồ Minh Anh, Hồ Thủy Anh và Hồ Anh Minh. Sau giao dịch, bà Tâm sẽ không còn nắm giữ cổ phiếu nào của Techcombank.

Giao dịch dự kiến thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ 28/11-21/12.

Nguồn: Mẹ ông Hồ Hùng Anh sắp bán 174 triệu cổ phiếu Techcombank cho cháu