Tin sốc ! A7 chuyển sang Lào đánh chứng

A7 . phải không :blush:

Bán thì lựa lúc người ta hăng máu ( điên loạn ) thì bán
Mua thì tìm lúc người ta hoảng loạn ( như kiểu ngày mai tận thế ) thì mua

đây là chân lý

Chim lợn hay bìm bịp tôi không quan tâm lắm

2 Likes

Muốn giàu từ chứng khoán cứ làm ngược lại đám đông

Đám con nhang của A7 giờ chắc nằm phơi xác hết rồi, thì chúng ta căn mua CEO

CEO từ 100 về ( 10-12) thì mua xong vứt còn mẹ nó đó, kẹ mẹ nhóm A7 ( chúng chết rồi ) hay kệ mẹ tụi chim lợn

giá đất trên thị trường cùng lắm giảm 30% miếng đất từ 1 tỷ lên 10 tỷ, giờ có giảm cũng về 7 tỷ => giá đất có giảm vẫn tăng 7 lần
CEO từ 10 lên 100 giờ về ( 10-12 ) thì XÚC

1 Likes

Kền kền: ‘Thợ dọn xác’ thiên nhiên đang biến mất 27/06/2020 16:20 GMT+7 43 2 Lưu TTO - Trông chẳng mấy dễ thương, thậm chí còn bị Charles Darwin gọi là loài chim “kinh tởm”, kền kền lại giữ một vai trò quan trọng trên Trái đất: lực lượng dọn dẹp vệ sinh số 1 trong tự nhiên. Chim kền kền kêu oan Phát hiện loài kền kền quý hiếm ở Campuchia Săn não kền kền phục vụ cá độ! Kền kền: Thợ dọn xác thiên nhiên đang biến mất - Ảnh 1. Kền kền nhiễm độc sau khi ăn xác một con linh cẩu bị đánh thuốc trừ sâu - Ảnh: NatGeo Thế nhưng giờ đây, chúng là một trong những loài chim hiếm nhất trên hành tinh. Trên Trái đất hiện có 23 loài kền kền, được chia thành 2 họ: các loài Tân thế giới ở châu Mỹ và Cựu thế giới ở châu Á, Âu, Phi. Loài nào cũng đang đối mặt với các mối đe dọa. Châu Phi hiện là nơi sinh sống của 11 trong 16 loài kền kền Cựu thế giới. Chúng xuất hiện ở thảo nguyên hoang dã lẫn trong các thị trấn, thành phố với một vai trò duy nhất: dọn dẹp xác chết. Kền kền không đáng ghét Chim kền kền chỉ ăn xác động vật chết, nên xưa nay bị văn hóa loài người gắn với sự chết chóc và thói lợi dụng. Chữ “bảo tồn” dường như cũng xa xỉ với loài chim này, khi chúng khó khơi gợi lòng trắc ẩn của công chúng hơn những loài “ăn ảnh” như sư tử hay tê giác. Thật ra, kền kền là loài đáng thương hơn đáng ghét, với những khả năng độc nhất vô nhị trong chuyện xử lý xác thối. Trong dạ dày kền kền có các loại axit “diệt khuẩn”, giúp chúng an toàn trước các độc tố trong thịt thối rữa. Chúng có thể nhanh chóng rỉa sạch một cái xác lớn đến khi chỉ còn trơ bộ xương, từ đó hạn chế sự phát triển của côn trùng gây hại. Kền kền vì thế là mắt xích quan trọng để ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh từ động vật sang động vật và sang người, đặc biệt là khi dịch bệnh đang diễn ra. Một số vùng ở châu Á có truyền thống để xác động vật chết ở ngoại ô làng mạc hay các bãi rác, để kền kền dọn dẹp theo cách của chúng, đảm bảo nhanh và gọn hơn việc chôn lấp hay thiêu hủy. Lũ ■■■ hoang, báo, sư tử, linh cẩu, lũ chuột và giòi bọ… cũng làm được công việc tương tự nhưng tốc độ “dọn dẹp” chậm hơn. Và càng tiếp xúc với nhau, chúng càng có nguy cơ lây truyền mầm bệnh cho nhau vì không có dạ dày khỏe như kền kền. Khu dân cư của bạn sẽ trông (và bốc mùi) như thế nào nếu những đội dọn rác biến mất? Đó là kịch bản của thế giới tự nhiên ở châu Phi, khi quần thể kền kền đang lao dốc với tốc độ đáng báo động. Kền kền: Thợ dọn xác thiên nhiên đang biến mất - Ảnh 2. Kền kền đội mũ tại một lò mổ ở Guinea-Bissau - Ảnh: AFP Khủng hoảng ở Ấn Độ Nếu tin tức “kền kền đang biến mất” nghe có vẻ quen tai, thì hẳn là vì câu chuyện đã từng xảy ra ở Ấn Độ, nơi bắt đầu ghi nhận sự suy giảm số lượng kền kền từ đầu những năm 1990. Trong vòng 15 năm, từ 1992 - 2007, số lượng kền kền lưng trắng (White-backed) đã giảm 99,9% trong khi dân số kền kền Ấn Độ mỏ dài (Indian) và kền kền mỏ nhỏ (Slender-billed) giảm 97%, theo nghiên cứu của tiến sĩ Vibhu Prakash, thuộc Hội Lịch sử tự nhiên Bombay. Thoạt đầu, các nhà bảo tồn cảm thấy khó tin bởi kền kền là một trong những loài chim có khả năng thích nghi tốt nhất và đã học cách sống bên cạnh con người từ xa xưa. Hơn một thập kỷ sau đó, giới khoa học mới xác định được nguyên nhân. Theo kết quả nghiên cứu do giáo sư Lindsay Oaks và các cộng sự thuộc Đại học Washington (Mỹ) công bố trên Nature năm 2004, kền kền chết vì suy thận, sau khi ăn xác những con bò có chứa diclofenac, một loại thuốc chống viêm thường được dùng cho gia súc nhưng gây độc cho chim. Năm 2006, thuốc thú y chứa diclofenac bị cấm ở Ấn Độ, Pakistan và Nepal. Chỉ khi thiếu vắng lũ kền kền, người ta mới nhận ra vai trò “dọn dẹp môi trường” của chúng. Ở Ấn Độ và Nepal, đa số người dân theo đạo Hindu nên không ăn thịt bò, mặc dù họ sở hữu lượng gia súc hàng “top” thế giới. Vì gặp khó khăn trong việc xử lý xác súc vật trước khi chúng thối rữa và gây ô nhiễm nguồn nước, xác bò vứt ra mà không có kền kền dọn dẹp làm tăng lượng chuột và ■■■ hoang, kèm theo đó là sự gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở người và động vật, bao gồm bệnh than, bệnh do Brucella và lao. Theo Tổ chức Giải cứu kền kền châu Á khỏi tuyệt chủng (gọi tắt là SAVE), Chính phủ Ấn Độ thống kê rằng số lượng ■■■ hoang đã tăng đến gần 30 triệu con vào năm 2005. Ấn Độ cũng có tỉ lệ mắc bệnh dại cao nhất thế giới với nguyên nhân hàng đầu là do ■■■ cắn. Kền kền chết thảm ở châu Phi Đầu năm nay, cộng đồng bảo tồn trên thế giới chấn động trước sự kiện hơn 2.000 xác kền kền đội mũ (Hooded) được tìm thấy trên khắp Guinea-Bissau (một quốc gia ở Tây Phi). Cùng với 3 loại kền kền khác, kền kền đội mũ được Sách đỏ thế giới xếp vào bậc “Cực kỳ nguy cấp” (Critically Endangered), chỉ cách “Tuyệt chủng” một bậc. Theo các báo cáo địa phương, một số con chim được tìm thấy khi sắp chết đang trong trạng thái tìm nước uống và sủi bọt ở mỏ, một số khác thì bị chặt đầu. Giới chuyên gia kết luận đây là vụ đầu độc hàng loạt và có thể liên quan đến việc buôn bán các bộ phận của kền kền để làm thuốc, do lẽ dân địa phương mê tín tin rằng đầu kền kền giúp người sở hữu tránh khỏi điều xui và biết được tương lai. Beckie Garbett, nhà bảo tồn thuộc Đại học Cape Town (Nam Phi), phẫn nộ gọi sự thảm sát kền kền này là “sự mất mát khôn lường của một loài vật đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng”. “Đây là một thất bại to lớn đối với các nỗ lực bảo tồn trên khắp châu Phi và đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại của quần thể loài này trong khu vực” - Garbett viết trên The Conversation ngày 14-6. Trong một bài viết năm 2016, tạp chí National Geographic liệt kê 4 nguyên nhân gây chết ở kền kền châu Phi: 1% bị giết làm thức ăn, 9% bị điện giật khi bay vào lưới điện, 29% bị giết làm thuốc cổ truyền và đến 61% bị đầu độc. Đầu độc kền kền ở châu Phi có thể được chia thành hai loại. Ở miền nam châu Phi, bọn săn bắt trái phép sẽ bỏ thuốc độc vào xác những con voi và tê giác nhằm cố tình giết lũ kền kền. Kền kền là khắc tinh của những kẻ săn trộm, do việc loài chim này bay đến nơi có động vật chết sẽ vô tình báo hiệu cho lực lượng chức năng về hoạt động phi pháp. Hồi tháng 6 năm ngoái, 537 con kền kền đã bị đầu độc tại xác một con voi gần Công viên quốc gia Chobe (Botswana). Còn ở miền đông, kền kền thường bị vạ lây trong cuộc chiến giữa nông dân và động vật ăn thịt. Khi sư tử hay linh cẩu giết gia súc của người dân, họ sẽ “trả thù” bằng cách rắc thuốc trừ sâu lên xác gia súc. Chất độc giết chết kẻ săn mồi, nhưng cũng giết chết những con kền kền “đến dọn rác” ngay sau đó. Cơ hội hồi sinh Theo tờ The Guardian, nỗ lực bảo tồn kền kền thường gặp phải sự hờ hững của người dân. Beckie Garbett thuộc Tổ chức BirdLife thừa nhận kền kền đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái nhưng quá ít người biết điều này. Vì vậy, họ không xem việc bảo tồn loài chim “xấu xí” này là quan trọng. Tình hình càng tồi tệ hơn bởi đặc tính sinh sản của kền kền. Chúng mất 5 - 7 năm để đạt tuổi sinh sản. Mỗi cặp chỉ đẻ 1 quả trứng mỗi năm, có khi 2 năm, và 90% con non thường chết trong năm đầu tiên. Vì vậy, nhằm phục hồi số lượng kền kền, chìa khóa thành công bao gồm việc thuyết phục mọi người rằng đây là lợi ích lâu dài của chính họ và bảo vệ các con trưởng thành khỏi nguồn chất độc. Các đơn vị bảo tồn trên khắp châu Phi đang phối hợp với nhau, tập trung tập huấn cho lực lượng chức năng và kiểm lâm, nhanh chóng loại bỏ các xác động vật bị nhiễm độc - vốn không phải là chuyện dễ giữa một diện tích rộng lớn như vậy. Các chương trình giáo dục cho cộng đồng nông thôn và thúc đẩy thay đổi cơ sở hạ tầng là những cách tiếp cận dài hạn. Tổ chức Bảo tồn Nigeria đang làm việc cùng hơn 80 “thầy lang” địa phương để thay đổi quan niệm dùng kền kền chữa bệnh. Tất cả các quốc gia châu Phi có kền kền sinh sống đã thống nhất một kế hoạch hành động lâu dài để bảo tồn loài chim này, trong đó có hẳn một lộ trình cho 12 năm tới. Học hỏi các kế hoạch tương tự ở châu Á, các tổ chức bảo tồn miền nam châu Phi đã “liên minh” xây dựng một loạt “khu vực an toàn cho kền kền”, mở “nhà hàng cho kền kền”, các bãi đất để trữ xác động vật cho loài chim ưa xác thối này.

CEO giá từ 100 về vùng ( 10-12 ) chỉ có thằng NG.U mới không xúc , kkk ai theo tôi lại ngon rồi

1 Likes

CEO từ 100 về vùng (11-12 ) chỉ có thằng NGU mới không xúc thôi tụi A7 thì chúng nó chết mẹ chúng nó hết rồi, giờ đi hốt xác tụi A7. cho chúng nó chết

Múc mạnh thôi. Giờ là lúc đặt cược

giai đoạn này ko múc thì nên nghỉ chứng cháo đi

Múc

Chia bùn vs các bác, bị chim lợn hù bán sàn, xanh mạnh từ Bank, Thép, BDS, lại nhớ tới sóng thời covid. Yên tâm, mấy thằng chim lợn dù mua có lãi, nhưng âm đức nó sẽ ăn bớt về sau các bác à :wink:

Mỗi khi thị trường giảm. Danh mục đỏ lòm, không còn gì bấu víu. Hắn lại vào đọc các thớt về DIG, thay như một cách xả stress. DIG là một tập đoàn bất động sản lớn, như 1 thớt mới lập gần đây thì có lẽ lớn nhất Việt Nam. Giá trị cổ phiếu có thể tăng hàng trăm, hàng ngàn lần… Nhưng đối với Hắn, DIG như một gánh xiếc rong, nói cho oai chứ như Sơn lâm mãi võ bán thuốc dạo. Gã chủ tịch thì rất thích hứa, nhưng được cái không bao giờ giữ lời. Người xem càng không tin thì gã càng hứa tợn. Gánh xiếc của gã bán dầu gió sao vàng giá thị trường có hơn 10 ngàn. Nhưng gã hứa sống hứa chết cuối tháng nếu giá không được 30 ngàn gã sẽ mua lại toàn bộ sản phẩm trên thị trường, đến hài. Vệ tinh quanh gã chủ tịch thì có một đội nhóm kinh doanh, gã trưởng nhóm trước làm nghề bắt cua nên rất có kinh nghiệm đếm cua trong lỗ. Gã hô hào giá dầu gió sao vàng có hàm lượng hổ cốt rất cao, nó phải tầm 500k là rẻ rách. Gã mở lớp dậy đếm của, học phí thì không đánh thuế cho nhà nước. Đâm ra như gã lại ngon, ăn hai đầu. Vừa dậy đếm cua vừa ăn hoa hồng dầu gió. Khi thị trường cao trào lão vỗ ngực gọi mình là nhất trái đất, nhì thế gian. Trên các diễn đàn gã gào là, văng tục chửi bới ai dùng dầu gió Singapore, hoặc ai gọi gã là đa cấp. … Xung quanh DIG có mấy người kiếm được, nhưng tận cửa nát nhà thì hiện hữu. Thương thay

2 Likes

Mấy thằng chim lợn nhân lúc cp giảm thảm hại vào hô hào các kiểu hôm nay thấy nổ vol tăng mạnh lại nói ngược. Tao tưởng chúng mày chờ về 10 mới múc. Chê cổ lởm vào múc làm gì thế, toàn lũ gian manh, bất lương.

Ở VN thì ở bất cứ quy mô kinh doanh nào thì cũng ko có ngành nào lợi nhuận cao bằng đất: trừ nghề làm quan.(vì BĐS Việt Nam thì khác với toàn bộ thế giới vì KHÔNG phải đóng thuế sở hữu cao, KHÔNG phải nộp thuế thừa kế cao) Ai muốn giầu nhanh, chấp nhận rủi ro thì: mua cổ đất Ai nhát gan, ko chấp nhận rủi ro, muốn an toàn 100% thì mua bds…

2 Likes

Đất DN giảm 25% mà ko có giao dịch nhé . Đông cứng … Đáy BDS phải rơi vào T6/2023 nhé

Sóng nghi ngờ lại bắt đầu, bò bò 200%, rít thêm phát 300% nữa


hi

Chim lợn soạn văn mẫu, chống úp trend tiếp nào