Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng tăng gấp 12 lần trong vòng 1 tháng

Quý III của DIG: Doanh thu giảm 44%, lãi trước thuế vẫn tăng gấp đôi nhờ tiết kiệm.

CEO: Có hơn 2.600 tỷ đồng gửi ngân hàng sau khi bán hết 257 triệu cổ phiếu.

1 Likes

:fire: HÓT HÒN HỌT! :fire:AGG: Doanh thu lũy kế 9 tháng đầu năm 2023 đạt 124% kế hoạch

Phó Tổng giám đốc HoSE thôi chức vụ để đi du học (cafef.vn)

Phó Tổng giám đốc HoSE thôi chức vụ để đi du học

05-11-2023 - 10:02 AM | Thị trường chứng khoán

[Chia sẻ1](javascript::wink:

Nghe đọc bài

2:34

1x

Phó Tổng giám đốc HoSE thôi chức vụ để đi du học

Ông Nguyễn Vũ Quang Trung thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh để đi học có thời hạn ở nước ngoài, quyết định có hiệu lực từ 4/11/2023.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

Chủ tịch Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 66/QĐ-CT về việc ông Nguyễn Vũ Quang Trung thôi giữ chức Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh để đi học có thời hạn ở nước ngoài.

Quyết định có hiệu lực từ ngày 04/11/2023.

Ông Nguyễn Vũ Quang Trung (SN1974), có trình độ học vấn là Thạc sỹ Kinh tế tài chính - Đại học NewSouth Wales (Úc). Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc HoSE, ông Trung từng công tác tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (giai đoạn 1996 – 1997), công tác tại UBCKNN (1997 – 2004) và từ 2004 – 2017 công tác tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), từng giữ các chức vụ Trưởng phòng các phòng nghiệp vụ thuộc Trung tâm GDCK Hà Nội, Phó Giám đốc Trung tâm GDCK Hà Nội, Ủy viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc HNX.

Thời điểm hiện tại, bà Nguyễn Thị Việt Hà là Quyền Chủ tịch HĐQT HOSE. Trong khi đó, ban điều hành Sở gồm bà Trần Anh Đào - Quyền Tổng Giám đốc và bà Ngô Viết Hoàng Giao - Phó Tổng Giám đốc.

Trước đó, giai đoạn cuối tháng 9/2023, trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam có nhịp điều chỉnh mạnh, nhiều hội nhóm đầu tư chứng khoán xuất hiện tin đồn lãnh đạo HOSE nộp đơn nghỉ việc. Trao đổi với truyền thông, bà Trần Anh Đào - Quyền Tổng Giám đốc của HOSE khẳng định thông tin này là không có thật, hoạt động ở Sở vẫn đang bình thường.

Đồng thời, về hoạt động của HosE, Sở đặt kế hoạch trong năm 2023 xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn 2022 - 2026, định hướng đến năm 2023 theo chiến lược phát triển của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX). Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ thực hiện lộ trình tiếp nhận các doanh nghiệp niêm yết từ HNX theo quy định sắp xếp lại thị trường chứng khoán, đồng thời đặt kế hoạch tổ chức hoạt động giao dịch chứng khoán tại HOSE ổn định, an toàn và triển khai vận hành hệ thống công nghệ thông tin KRX theo đúng tiến độ.

Với hệ thống KRX, HosE thông tin dự án này sẽ chuẩn bị “go-live” vào ngày 11/12/2023; và sau đó sẽ chính thức vận hành vào cuối năm 2023. VNX đang làm việc với HoSE và HNX để chỉnh sửa pháp lý nhằm phù hợp với thời gian triển khai hệ thống mới. Hệ thống bước đầu sẽ “go live” với các tính năng cơ bản và triển khai từ từ các tính năng mới.

NÓNG BỎNG TAY: Khởi tố, bắt tạm giam 5 cán bộ của Bộ Công Thương và Tập đoàn EVN

1 Likes

căng .

Ông lớn BĐS muốn điều chỉnh kế hoạch phát hành gần 3 tỷ cp, dự kiến thu về không dưới 19.500 tỏi

2 Likes

TGĐ Phát Đạt (PDR) tuyên bố: “…đưa dư nợ trái phiếu về 0 trước khi kết thúc năm 2023”

1 Likes

hứa thật nhiều, cam kết thật to rõ ràng!

chấm

Trúng thầu sân bay Long Thành, sếp lớn liền chi 200 tỷ gom mạnh 3,8% vốn.

Chủ tịch công ty sản xuất chip 1.200 tỷ USD muốn thiết lập cứ điểm tại Việt Nam

NẾU SO SÁNH TƯƠNG QUAN VỚI VNINDEX THÌ VNINDEX PHẢI 1600 rồi :open_mouth:

FED giữ nguyên lãi suất, dự kiến 3 lần cắt giảm trong năm 2024, Dow Jones tăng bốc hơn 400 điểm, lập đỉnh mới

14-12-2023 - 03:49 AM | Tài chính quốc tế

[Chia sẻ](javascript::wink:

Nghe đọc bài

4:43

1x

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Getty Images

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: Getty Images

Lần thứ ba liên tiếp, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giữ lãi suất ổn định. Lần này, FED phát đi tín hiệu rõ ràng rằng họ đã kết thúc chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ và dự kiến thực hiện một loạt đợt cắt giảm vào năm 2024.

Quyết định giữa nguyên lãi suất

Các quan chức nhất trí giữ nguyên lãi suất quỹ liên bang trong phạm vi 5,25% - 5,5%, mức cao nhất kể từ năm 2001. Lần đầu tiên kể từ tháng 3/2021, các nhà hoạch định chính sách đưa ra dự báo sẽ không tăng thêm lãi suất.

FED giữ nguyên lãi suất, dự kiến 3 lần cắt giảm trong năm 2024, Dow Jones tăng bốc hơn 400 điểm, lập đỉnh mới - Ảnh 1.

Lãi suất mục tiêu của FED. Nguồn: CNBC/FED New York

Cùng với quyết định giữ nguyên lãi suất, các thành viên Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) dự kiến ít nhất sẽ có 3 lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024. Số lần cắt giảm này thấp hơn dự đoán 4 lần của thị trường, nhưng mạnh mẽ hơn những gì các quan chức chỉ ra trước đó.

Biểu đồ dot plot về dự đoán của từng quan chức cho thấy năm 2025 sẽ có thêm 4 lần cắt giảm với 1 điểm phần trăm. Trong năm 2026, ba lần cắt giảm nữa sẽ đưa lãi suất quỹ liên bang xuống phạm vi từ 2% - 2,25%.

FED giữ nguyên lãi suất, dự kiến 3 lần cắt giảm trong năm 2024, Dow Jones tăng bốc hơn 400 điểm, lập đỉnh mới - Ảnh 2.

Biểu đồ dot plot tháng 12 của FED

Dự báo lạm phát

“Lạm phát đã giảm từ mức cao kỷ lục và điều này xảy ra mà tỷ lệ thất nghiệp không tăng đáng kể. Đó là một tin rất tốt”, Chủ tịch FED Jerome Powell phát biểu trong cuộc họp báo.

Sau cuộc họp, ủy ban đã bổ sung thêm rằng lạm phát đã “giảm bớt trong năm qua”, trong khi vẫn đánh giá quy mô giá cả là “tăng cao”. Các quan chức FED nhận thấy lạm phát lõi (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng) sẽ giảm xuống 3,2% vào năm 2023 và 2,4% vào năm 2024, sau đó xuống 2,2% vào năm 2025. Cuối cùng, nó sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào năm 2026.

Các thành viên ủy ban đã nâng tăng trưởng GDP lên 2,6% hàng năm vào năm 2023, tăng nửa điểm phần trăm so với lần cập nhật gần đây nhất vào tháng 9. Các quan chức dự đoán GDP năm 2024 sẽ ở mức 1,4%, hầu như không thay đổi so với dự đoán trước đó. Các nhà hoạch định chính sách cũng giữ nguyên dự báo thất nghiệp ở mức 3,8% trong năm 2023 và tăng lên 4,1% trong những năm tiếp theo.

Quyết định xoay trục chính sách được mong chờ bấy lâu nay của FED phản ánh áp lực giá cả đã nhẹ đi rõ rệt so với giai đoạn giữa năm cũng như tình hình hạ nhiệt của thị trường lao động.

Thách thức đối với các quan chức FED lúc này là quyết định thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất. Nếu thực hiện quá sớm, mục tiêu đưa lạm phát trở về mức 2% có thể bị ảnh hưởng.

Các quan chức đã cam kết sẽ duy trì lãi suất ở mức cao đủ lâu để đảm bảo lạm phát trở về mức mục tiêu. Nhiều người trên thị trường cho rằng quá trình này sẽ không mất nhiều thời gian, vì thế FED có thể sẽ cắt giảm lãi suất ngay sau tháng 3.

Phát biểu của Thống đốc FED Christopher Waller giúp củng cố suy đoán này. Vào tháng 11, ông cho biết rằng ngân hàng trung ương sẽ sẵn sàng xem xét việc hạ lãi suất chính sách khi lạm phát giảm. Điều này có thể xảy ra trong 3 đến 5 tháng tới.

Thị trường phản ứng mạnh mẽ sau cuộc họp FED

Sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc trong những tuần gần đây đã xóa sạch phần lớn đà tăng trong suốt mùa hè cho đến tận tháng 10. Vào thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách cho rằng việc thắt chặt các điều kiện tài chính có thể giúp giảm bớt nhu cầu tăng thêm lãi suất.

Sự đảo ngược hoàn toàn bắt đầu lan khắp nền kinh tế dưới hình thức lãi suất thế chấp hạ thấp, từ đó thúc đẩy nhu cầu vay và mua nhà. Các công ty cũng tận dụng được điều này để đi vay với chi phí rẻ hơn.

FED giữ nguyên lãi suất, dự kiến 3 lần cắt giảm trong năm 2024, Dow Jones tăng bốc hơn 400 điểm, lập đỉnh mới - Ảnh 3.

Chủ tịch FED Jerome Powell

Trong các bình luận hồi đầu tháng 12, Chủ tịch FED Jerome Powell đã bác bỏ kỳ vọng của thị trường về việc cắt giảm lãi suất trong quý đầu tiên của năm tới.

“Sẽ còn quá sớm để tự tin kết luận rằng chúng ta đã siết đủ chặt hoặc suy đoán khi nào chính sách có thể được nới lỏng”, ông Powell cho biết vào ngày 1/12.

Ông và các nhà hoạch định chính sách khác lưu ý rằng con đường đưa lạm phát trở về mức 2% có thể sẽ “gập ghềnh”. Vì thế, họ cần có đủ bằng chứng cho thấy giá cả giảm trước khi quyết định nới lỏng chính sách.

Ngân hàng trung ương hiện đã trải qua 12 cuộc họp mà không có phiếu phản đối. Đây khoảng thời gian dài nhất kể từ giai đoạn 17 cuộc họp từ năm 2003 đến năm 2005.

FED giữ nguyên lãi suất, dự kiến 3 lần cắt giảm trong năm 2024, Dow Jones tăng bốc hơn 400 điểm, lập đỉnh mới - Ảnh 4.

Sau tin tức FED sẽ cắt giảm lãi suất nhiều hơn dự báo, Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng vọt hơn 400 điểm, lập kỷ lục mới trong phiên ngày 13/12.

Cụ thể, tính đến 3h15 sáng ngày 14/12 theo giờ Hà Nội, Dow Jones tăng 419 điểm, tương đương 1,1 %, lần đầu tiên vượt đỉnh 37.000 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 1,1%, dẫn đầu là cổ phiếu ngân hàng và bất động sản. Trong khi đó, Nasdaq Composite cũng tăng 1,1%.

Trước sự chênh lệch giữa lãi suất quỹ liên bang và lạm phát tăng cao, FED có thể hành động nhiều hơn nếu dữ liệu lạm phát tiếp tục có dấu hiệu tích cực.

Nóng: Novaland giảm mạnh số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, không còn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược

13-12-2023 - 19:16 PM | Thị trường chứng khoán

[Chia sẻ1](javascript::wink:

Nghe đọc bài

3:25

1x

Nóng: Novaland giảm mạnh số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, không còn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược

Với kế hoạch điều chỉnh, Novaland dự kiến sẽ phát hành thêm tổng cộng 1,37 tỷ cổ phiếu để huy động số tiền tối đa 13.700 tỷ từ 2 đợt chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu, thay vì 29.000 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu.

CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland – mã NVL) vừa công bố tài liệu xin ý kiến cổ đông bằng văn bản trong đó có nội dung quan trọng liên quan đến việc điều chỉnh phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ và cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, phương án phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP) được thông qua trước đó.

Theo tài liệu, Novaland dự kiến sẽ chỉ chào bán riêng lẻ tối đa 200 triệu cổ phiếu, thay vì 975 triệu cổ phiếu trong kế hoạch ban đầu. Đối tượng phát hành cũng được điều chỉnh chỉ còn là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (tối đa 5 nhà đầu tư) và không còn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược. Giá phát hành vẫn giữ nguyên, không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm.

Phương án sử dụng vốn cũng không thay đổi. Số tiền 2.000 tỷ dự kiến thu về sẽ được dùng để đầu tư góp thêm vốn vào công ty con để tái cơ cấu nơ và thanh toán các khoản nợ phải trả đến hạn; thực hiện các dự án mà công ty con là chủ đầu tư; thanh toán các khoản thuế và phải nộp Nhà nước của công ty con và bổ sung vốn lưu động.

Nóng: Novaland giảm mạnh số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, không còn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược - Ảnh 1.

Về phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, Novaland cũng điều chỉnh giảm số lượng dự kiến phát hành từ 1,95 tỷ cổ phiếu xuống còn 1,17 tỷ cổ phiếu. Giá chào bán không thay đổi, tối thiểu 10.000 đồng/cp. Cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu theo phương thức quyền mua, không bị hạn chế chuyển nhượng.

Phương án sử dụng vốn cũng được giữ nguyên. Công ty dự kiến sử dụng số tiền 11.700 tỷ thu về từ đợt chào bán để tái cơ cấu nợ và thanh toán các khoản nợ đến hạn của công ty; thanh toán chi phí lương cho cán bộ nhân viên; thanh toán chi phí vận hành chung và thực hiện các dự án do công ty làm chủ đầu tư.

Như vậy, Novaland dự kiến sẽ phát hành thêm tổng cộng 1,37 tỷ cổ phiếu, giảm 1,55 tỷ cổ phiếu so với kế hoạch ban đầu. Số tiền huy động tối đa từ 2 đợt chào bán riêng lẻ và cho cổ đông hiện hữu tương ứng giảm xuống còn 13.700 tỷ, thay vì 29.250 tỷ đồng như kế hoạch ban đầu.

Ngoài ra, Novaland cũng giữ nguyên kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động năm 2023 (ESOP), số lượng tối đa 1,5% số cổ phần đang lưu hành của công ty tại thời điểm phát hành với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Đối tượng chào bán bào gồm Thành viên HĐQT và người lao động theo danh sách được HĐQT phê duyệt. Mục đích nhằm thu hút nhân tài và tăng sự gắn kết lợi ích của Thành viên HĐQT và người lao động với Novaland.

Thời gian thực hiện các phương án chào bán dự kiến trong năm 2024 theo trình tự như sau:

Nóng: Novaland giảm mạnh số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, không còn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược - Ảnh 2.

Ngoài các phương án chào bán, Novaland còn xin ý kiến cổ đông thông qua việc sử dụng các bất động sản thuộc sở hữu của công ty để đảm bảo cho Công ty TNHH Delta Valley – Bình Thuận thực hiện đúng các điều khoản đã ký kết trong các hợp đồng mua bán cho các sản phẩm thuộc các phân khu đã đủ điều kiện ký hợp đồng mua bán của dự án NovaWorld Phan Thiết với khách hàng, tổng giá trị khoảng 2.800 tỷ đồng.

Được nhiều đại gia nước ngoài ‘nhòm ngó’, Home Credit kinh doanh thế nào trong nửa đầu 2023?

26-08-2023 - 09:53 AM | Doanh nghiệp

[Chia sẻ8](javascript::wink:

Nghe đọc bài

3:00

1x

Được nhiều đại gia nước ngoài 'nhòm ngó', Home Credit kinh doanh thế nào trong nửa đầu 2023?

Sau khi lãi gần 1.200 tỷ đồng cả năm 2022, Home Credit vừa công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 đạt 211,5 tỷ đồng.

[TIN MỚI](javascript:void(0))

  • Hết thời cho doanh nghiệp dùng đòn bẩy “ôm” nhiều dự án cùng lúc?

Hết thời cho doanh nghiệp dùng đòn bẩy “ôm” nhiều dự án cùng lúc?

  • Kẻ vui người buồn vì chip điện tử khó lòng ‘nhỏ’ thêm nữa: Khi cuộc đua bán dẫn đến điểm giới hạn và bí mật đằng sau sự trở lại của Huawei

Kẻ vui người buồn vì chip điện tử khó lòng ‘nhỏ’ thêm nữa: Khi cuộc đua bán dẫn đến điểm giới hạn và bí mật đằng sau sự trở lại của Huawei

  • Doanh nghiêp trong KCN được miễn 30% thuê đất: Tài chính nói được, Thuế nói không

Doanh nghiêp trong KCN được miễn 30% thuê đất: Tài chính nói được, Thuế nói không

Công ty tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Home Credit Việt Nam vừa công bố thông tin tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2023.

Theo đó, lợi nhuận sau thuế của Home Credit là 211,5 tỷ đồng.

Vốn chủ sở hữu của công ty tăng nhẹ từ 6.378 tỷ đồng đầu năm lên 6.572 tỷ đồng cuối tháng 6/2023. Như vậy, ROE của công ty đạt khoảng 3,22%. Trước đó, Home Credit báo lãi 1.189 tỷ đồng cho cả năm 2022 và ROE là 18,64%.

Tại thời điểm 30/6/2023, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống còn 277%, so với đầu năm là 404%. Dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu vẫn ở mức 0,17.

Các chỉ tiêu an toàn vốn của Home Credit đều tuân thủ quy định, như chỉ tiêu an toàn vốn 24,6% (pháp luật yêu cầu tối thiểu 9%), tỷ lệ dự trữ thanh khoản 8,4% (tối thiểu 1%), tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày bằng VND 90,37% (tối thiểu 20%), tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 để ngày bằng USD 466,14% (tối thiểu 5%) và tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn 13,35% (tối đa 90%).

Home Credit hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008, là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực vay tiêu dùng trả góp. Hiện nay công ty đã xây dựng được mạng lưới 9.000 điểm giới thiệu dịch vụ và hơn 6.000 nhân viên trên cả nước.

Home Credit có 12 triệu khách hàng với 3 sản phẩm chính: Cho vay trả góp xe gắn máy; Cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử và Cho vay trả góp tiền mặt.

Mới đây, hãng tin Reuters cho biết, Kasikornbank (KBank), ngân hàng lớn thứ hai của Thái Lan đang đàm phán để mua lại công tài chính tiêu dùng Home Credit Việt Nam. Thỏa thuận có giá trị lên tới 1 tỷ USD, với mục tiêu mở rộng hơn nữa hoạt động của KBank tại Việt Nam. Phía KBank đang thảo luận về thương vụ này và hiện tại chưa có quyết định cuối cùng.

Trước đó, hồi tháng 3/2022, Bloomberg dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, nhóm ngân hàng đến từ Nhật Bản gồm Mitsubishi UFJ Financial Group, Mizuho Financial Group và Sumitomo Mitsui Financial Group nằm trong danh sách các tổ chức muốn mua lại mảng kinh doanh ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ của Home Credit.

Ngoài các ông lớn trong mảng ngân hàng trên, Bloomberg khi đó cũng cho biết Grab Holdings Ltd - gã khổng lồ trong lĩnh vực gọi xe và giao hàng của Đông Nam Á - đã đàm phán để mua mảng kinh doanh của Home Credit tại Indonesia, Việt Nam và Philippines. Theo Bloomberg , việc mua mảng kinh doanh của Home Credit có thể giúp tập đoàn này đa dạng hoá được danh mục đồng thời củng cố sức mạnh của mảng dịch vụ tài chính.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam

Thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam có giá trị gần 1,7 triệu tỷ đồng năm 2019, tăng trưởng kép với tốc độ 35% mỗi năm.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa bán 49% cổ phần FE Credit cho SMBC với giá 1,4 tỷ USD, một trong những thương vụ “khủng” nhất ngành ngân hàng trong những năm trở lại đây.

Mức định giá của FE Credit rơi vào khoảng 2,8 tỷ USD đang cao hơn so với nhiều ngân hàng tầm trung tại Việt Nam như VIB, HDBank, SHB, OCB…

Theo tính toán từ FiinGroup (Công ty chuyên về dữ liệu tài chính), định giá của FE tương ứng mức 3,4x P/B, 22x P/E và 0,9x Loan Book (Giá trị cổ phiếu trên dư nợ).

P/B của FE Credit cao hơn gần 40% so với bình quân các giao dịch tương đồng đã diễn ra trong quá khứ. Mức giá này cũng cao hơn mặt bằng định giá của cổ phiếu các ngân hàng Việt Nam hiện có bình quân P/B 1,79x và P/E 16x.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam - Ảnh 1.

Câu hỏi đặt ra là liệu FE Credit có xứng đáng với mức định giá này?

FE Credit hiện là đơn vị đầu ngành trong 16 công ty tài chính tiêu dùng, dư địa của mảng này thậm chí còn lớn hơn cả của ngân hàng truyền thống. FE Credit đang chiếm gần 50% thị phần tài chính tiêu dùng, vượt trội so với các đối thủ chính.

Trong năm vừa qua, dù ảnh hưởng của COVID-19 khiến doanh thu và lợi nhuận giảm sút, tỷ lệ nợ xấu tăng lên đáng kể, nhưng tình hình tài chính của FE Credit cơ bản vẫn cao hơn so với bình quân ngành, cụ thể là NIM, nợ xấu, thanh khoản và các chỉ số lợi nhuận.

Thu nhập hoạt động của FE đạt 18.231 tỷ đồng trong năm 2020, giảm hơn 3%; lợi nhuận sau thuế 2.970 tỷ đồng, giảm 17%.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam - Ảnh 2.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam - Ảnh 3.

Một luận điểm khác được đưa ra là mức định giá cao cũng có thể để trả cho control premium khi SMBC đã mua được 49% cổ phần FE Credit và 1% còn lại do VCSC đang nắm giữ.

Chia sẻ tại đại hội đồng cổ đông thường niên của VPBank, Chủ tịch Ngô Chí Dũng cho biết khi bán vốn đã có hai phương án được đưa ra: một là IPO rồi niêm yết, hai là bán cho cổ đông chiến lược.

Ông Dũng nói rằng nếu IPO thì định giá của FE Credit thậm chí lên tới 4 tỷ USD. Nhưng VPBank quyết định hợp tác với SMBC để tận dụng nguồn vốn rẻ và kinh nghiệm của họ.

Đó là phía ngân hàng Việt Nam, còn đối tác SMBC, một trong 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản và giàu truyền thống, họ kỳ vọng gì?

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam - Ảnh 4.

Cách tiếp cận thị trường Việt Nam của SMBC (Lưu ý SMBC còn giữ hơn 15% cổ phần EximBank)

Trong thông báo của mình, SMBC đánh giá FE Credit là một công ty biết cách làm thế nào (know – how) để vươn lên vị thế dẫn đầu về cho vay tiêu dùng tại thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian 10 năm.

Khả năng này đến từ đội ngũ quản lý mạnh, hệ sinh thái đa dạng với tập khách hàng khổng lồ. FE Credit có khả năng sinh lời ấn tượng, ngay cả trong năm COVID-19, ROE đạt trên 20%, những năm trước đó thậm chí còn lên tới gần 30%. SMBC cũng đánh giá FE Credit là công ty với hệ thống hoạt động hiệu quả, tỷ lệ CAPEX xấp xỉ 30%. Mạng lưới của công ty Việt Nam cũng rộng khắp trên toàn quốc với khoảng 20.000 điểm kinh doanh và đội ngũ nhân sự đông đảo trên 13.000 người.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam - Ảnh 5.

Nhưng tầm nhìn của SMBC là hướng đến tiềm năng to lớn của thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam.

Năm 2019, thị trường này có giá trị khoảng 1,681 triệu tỷ đồng, tăng trưởng kép hơn 35% mỗi năm. Việt Nam đang có khoảng 96 triệu dân, xếp thứ 3 Đông Nam Á với độ tuổi trung bình 31,9. Tỷ lệ vay tiêu dùng trên GDP ở mức 28%, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (38%), Nhật Bản (50%), Trung Quốc (55%), Singapore (69%). Những yếu tố này để ngỏ dư địa tăng trưởng rộng lớn.

Ý tưởng của SMBC là kết hợp sức mạnh của ngân hàng đứng số 1 Nhật Bản về tài chính tiêu dùng với sản phẩm dịch vụ chất lượng, nền tảng tài chính ổn định với công ty cho vay tiêu dùng số 1 Việt Nam trong một thị trường tiềm năng.

Thương vụ có khả năng tác động thế nào?

Theo FiinGroup, bản chất của giao dịch này là VPBank thoái 49% vốn của FE Credit, trong ngắn hạn tiền sẽ chảy về công ty tài chính khoảng 3.572 tỷ đồng (154 triệu USD) do VPBank đã tăng vốn điều lệ cho FE lên 10.900 tỷ đồng ngay trước khi giao dịch được công bố.

Nhưng FiinGroup đang kỳ vọng lớn hơn từ giao dịch tỷ đô này, hơn chỉ là tiền, đó là sự cộng hưởng cùng SMBC trên nhiều khía cạnh.

Thứ nhất, với nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng Nhật, FE có thể tận dụng để huy động mới hoặc cơ cấu lại nguồn vốn huy động giúp cải thiện chi phí vốn, NIM và lợi nhuận. Thực tế tại các công ty tài chính từng được đầu tư bởi đối tác Nhật như HD Saison, Mcredit hay JACCS đều cho thấy điều này.

Thứ hai, kinh nghiệm quản trị rủi ro và phát triển sản phẩm mới trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng của SMBC đã có ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Thái Lan có thể giúp ích nhiều cho công ty Việt Nam trong hành trình tương lai.

Bí quyết của FE Credit là gì?

FE Credit đã có một thập kỷ phát triển hết sức thú vị cùng với ngành tài chính tiêu dùng của Việt Nam.

Công ty ban đầu tách ra từ khối tín dụng tiêu dùng của VPBank với sản phẩm là cho vay mua xe máy trả góp.

Đến năm 2015, pháp nhân độc lập FE Credit được thành lập. Năm 2016, công ty nhận khoản vay hợp vốn giá trị 100 triệu USD từ Credit Suisse.

Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản của FE Credit đạt gần 73.400 tỷ đồng, trong đó giá trị cho vay khách hàng hơn 64.400 tỷ đồng.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam - Ảnh 6.

Sản phẩm chủ lực của FE là cho vay tiền mặt, chiếm 72% cơ cấu; thẻ tín dụng 11%; cho vay mua xe máy 7%; cho vay khách hàng trung thành 4%; còn lại 6% cho các khoản vay khác.

Giới phân tích đánh giá cao FE Credit bởi khả năng chuyển đổi số, công ty đã tập trung đầu tư nâng cấp vấn đề này từ rất sớm và đang là một trong những đơn vị đi đầu tại Việt Nam.

Lý giải thương vụ FE Credit: Định giá 2,8 tỷ USD liệu có cao và tầm nhìn của SMBC tại thị trường Việt Nam - Ảnh 7.

Danh mục cho vay của FE Credit

Hai ứng dụng nổi bật của FE Credit là $NAP giúp rút ngắn thời gian duyệt vay xuống còn 15 phút và $HIELD giúp khách hàng tiếp cận các gói bảo hiểm giá rẻ trong vài phút.

Trong những năm gần đây, FE đẩy mạnh việc khai thác tập khách hàng hiện hữu, tăng cường hoạt động bán chéo nhờ tập dữ liệu khách hàng rộng lớn, cùng với đó công ty cũng đang tiếp cận gần hơn với tập khách hàng trung và cận cao cấp.

Mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước của FE Credit giúp đem về gần 250.000 khoản vay mới mỗi tháng. Trong 10 năm, công ty cho biết đã phục vụ 14 triệu khách hàng.

PDR chính thức “QUÉT SẠCH” nợ Trái phiếu: Đẩy nợ về ZERO trước hạn và quyết liệt với kế hoạch phục hồi 40.000 tỷ

Hôm qua, 25/12, Công ty CP Phát triển BĐS Phát Đạt (HoSe: PDR) chính thức “sạch” nợ trái phiếu trước hạn. Như vậy, bằng nỗ lực quyết liệt, doanh nghiệp đã giải quyết thành công toàn bộ khoản nợ trái phiếu, không để bất kỳ sự chậm trễ hay rủi ro nào. Đây được xem là trường hợp đặc biệt trong bối cảnh ngặt nghèo của ngành bất động sản.

Bằng sự quyết liệt tương tự, Phát Đạt đang đẩy mạnh các kế hoạch tạo đà phục hồi cho hoạt động kinh doanh. Tổng giám đốc của Phát Đạt cho biết đã đến giai đoạn công ty phải kiến tạo những bước đột phá mới.

Việc Phát Đạt đưa trái phiếu về ZERO trước khi kết thúc năm 2023 được đánh giá là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh chung ảm đạm của các doanh nghiệp bất động sản. Ông có thể chia sẻ gì thêm về điều này?

Phát Đạt, cũng như hầu hết doanh nghiệp bất động sản, vừa trải qua một năm vô cùng khó khăn. Chúng tôi đánh giá nghiêm túc và nhận thức đầy đủ những tác động sâu sắc, cả trước mắt lẫn lâu dài, mà doanh nghiệp mình phải đối diện. Từ đó, nỗ lực tìm giải pháp giải quyết từng điểm, từng khoản với khả năng cao nhất. Giữ vững uy tín và đảm bảo tinh thần trách nhiệm là mục tiêu tối thượng xuyên suốt quá trình ấy.

Trái phiếu về zero, Phát Đạt sẵn sàng kế hoạch phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 1.

Ông Bùi Quang Anh Vũ: “Phát Đạt hiện nay chỉ tập trung phát triển các dự án phù hợp với nhu cầu ở thực của khách hàng để đạt được mức độ hấp thụ cao nhất của thị trường”

Đối với khoản nợ trái phiếu cũng vậy. Phát Đạt tự đặt yêu cầu nhất quán là đảm bảo uy tín và trách nhiệm trước cam kết với các trái chủ. Vì thế, chúng tôi đã giải quyết đúng hạn và trước hạn tất cả trái phiếu đã phát hành, không xảy ra sự chậm trễ hay trì hoãn nào.

Bên cạnh đó, Phát Đạt cũng đã thể hiện năng lực ứng phó với biến động và quyết tâm vượt qua thách thức. Chúng tôi tìm mọi giải pháp và kiến tạo các điều kiện có thể để giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhằm giữ vững doanh nghiệp…

Uy tín, tinh thần trách nhiệm, năng lực và quyết tâm ngay trong hoàn cảnh đầy áp lực vừa qua đã giúp Phát Đạt nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ đối tác. Do đó, chúng tôi tiếp tục nhận được sự hợp tác và đồng hành của họ cho những kế hoạch mới trên chặng đường tiếp theo. Đây chính là sức mạnh và giá trị cốt lõi của Phát Đạt.

Ngoài giải quyết dứt nợ trái phiếu, các phương diện khác của Phát Đạt hiện nay như thế nào, thưa ông?

Như đã chia sẻ, chúng tôi tiếp nhận mọi thứ với tinh thần cầu thị. Do đó, Phát Đạt tự đánh giá rằng doanh nghiệp mình vừa trải qua một “cơn bạo bệnh”, đã nỗ lực “trị bệnh” đúng cách, đúng hướng và bắt đầu phục hồi. Chúng tôi cũng không quên tự nhắc nhở rằng dù đang dần khỏe lại, song thị trường vẫn còn vô cùng khó khăn nên nguy cơ sóng gió chưa hề giảm.

Bằng tinh thần ấy, Phát Đạt tiếp tục củng cố các nền tảng doanh nghiệp, lựa chọn và xây dựng chiến lược mới phù hợp. Trong đó, yêu cầu trọng tâm là tập trung bán hàng để có dòng tiền nhanh và tuyệt đối không dàn trải.

Hiện nay, Phát Đạt chỉ tập trung phát triển các dự án phù hợp với nhu cầu ở thực của khách hàng để đạt được mức độ hấp thụ cao nhất của thị trường. Đồng thời, chúng tôi nỗ lực giữ vững sức khỏe tài chính, kiểm soát tài chính chặt chẽ, tập trung tạo dòng tiền để tiến dần đến sự ổn định mới.

Có thể nói ngắn gọn rằng Phạt Đạt đã vượt qua giai đoạn khó khăn, đây là lúc tiến lên hành trình mới với tinh thần quyết liệt nhưng cũng rất cẩn trọng để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững.

Ông có thể tiết lộ cụ thể hơn về kế hoạch mới của Phát Đạt, ít nhất là những mục tiêu cho năm 2024?

Chúng tôi có ít nhất 6 dự án hội đủ điều kiện tốt nhất để tung ra thị trường với tổng doanh thu dự kiến hơn 40.000 tỷ đồng. Sản phẩm trọng tâm là căn hộ và đất nền, ngoài ra còn có sản phẩm bất động sản du lịch. Dù chưa thể kỳ vọng thị trường ngay lập tức sôi động trở lại, song chúng tôi có cơ sở nhất định để quyết tâm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và thiết lập mục tiêu kỳ vọng khả quan.

Về mặt khách quan, các yếu tố vĩ mô đã bắt đầu rộng mở hơn cho bất động sản, từ các chính sách thúc đẩy phục hồi kinh tế đến việc hạ lãi suất cho vay của ngân hàng.

Về mặt chủ quan, các dự án Phát Đạt tập trung phát triển có tính phù hợp cao với nhu cầu và mãi lực của khách hàng hiện nay. Trước hết, các dự án này đều có vị trí tốt trên các đô thị đang phát triển mạnh hoặc các khu vực có tiềm năng rất cao ở Bình Dương, Bình Định, Đà Nẵng, Vũng Tàu…

Trái phiếu về zero, Phát Đạt sẵn sàng kế hoạch phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 2.

Phối cảnh dự án Thuận An 1 và 2 của Phát Đạt tại mặt tiền đường Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Thuận An, Bình Dương

Thứ hai, Phát Đạt thiết kế sản phẩm dựa trên sự thấu hiểu nhu cầu và xu hướng. Bên cạnh giá trị mới và tính khác biệt, chúng tôi chú trọng đến khả năng vừa túi tiền của khách hàng có nhu cầu thật.

Trái phiếu về zero, Phát Đạt sẵn sàng kế hoạch phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 3.

Cadia Quy Nhon – Biểu tượng quốc tế mới tại TP. Quy Nhơn

Tiếp đến là tính pháp lý của các dự án. Phát Đạt có hiểu biết đầy đủ, kinh nghiệm dày dặn và sự chuẩn bị tốt nhất để đáp ứng tối ưu các yêu cầu và quy định nghiêm khắc của các địa phương. Qua đó, giúp hội đủ điều kiện để được phê duyệt pháp lý hoàn chỉnh.

Trái phiếu về zero, Phát Đạt sẵn sàng kế hoạch phục hồi mạnh mẽ - Ảnh 4.

Khu đô thị Bắc Hà Thanh nằm dọc quốc lộ 19 kết nối nhanh với thành phố Quy Nhơn

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã có sự đồng hành chặt chẽ của các ngân hàng và đối tác về tài chính để có các chính sách bán hàng – hỗ trợ khách hàng tối ưu…

Trên các cơ sở này, chúng tôi đang nỗ lực phối hợp và thúc đẩy tất cả điều kiện để tạo cộng hưởng tốt nhất. Từ đó, kiến tạo đà phục hồi, ổn định và hướng tới những triển vọng mới.

Cảm ơn ông!