Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Số liệu CTCK quý 4: Quán quân tăng trưởng lợi nhuận gọi tên VNDirect với mức đột biến 11.600%, TCBS, SSI, VPS, Vietcap… đồng loạt báo lãi “tăng bằng lần”

21-01-2024 - 01:33 AM | Thị trường chứng khoán

Ngoài loạt CTCK ghi nhận tốc độ tăng trưởng lợi nhuận quý 4/2023 bằng lần, không ít công ty chứng khoán chuyển từ lỗ cùng kỳ năm trước sang lãi trong bối cảnh TTCK thuận lợi hơn.

Cập nhật đến sáng ngày 21/1, 77 công ty chứng khoán đã công bố kết quả kinh doanh quý 4 cũng như cả năm 2023.

photo-1705775297299

Ngôi vị quán quân lợi nhuận quý 4/2023 thuộc về Chứng khoán VNDirect với mức lãi trước thuế 991 tỷ đồng, tăng đột biến gấp hơn 116 lần quý 4/2022. Tổng cộng cả năm 2923, VNDirect ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng 44% so với năm trước lên mức 2.482 tỷ đồng. Lãi ròng đạt 2.018 tỷ đồng, cũng tăng 48% so với năm 2022.

Trước đó trong quý 3, Chứng khoán TCBS là công ty có mức LNTT cao nhất, tuy nhiên trong kỳ này đã lùi xuống vị trí thứ 2 với mức lãi trước thuế đạt 880 tỷ đồng, tăng 175% so với cùng kỳ năm trước. Dù vậy luỹ kế cả năm 2023, TCBS báo lãi lớn nhất toàn ngành với 3.028 tỷ đồng LNTT, giảm nhẹ 1% so với con số thực hiện trong năm 2022.

Chứng khoán SSI thì ghi nhận lợi nhuận quý 4 cao gấp 2,5 lần con số cùng kỳ năm trước, đạt 616 tỷ đồng. Luỹ kế cả năm 2023, mức lãi thu về trước thuế vượt 2.700 tỷ, tăng trưởng 35% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng tại nhóm dẫn đầu, Chứng khoán VPS ghi nhận LNTT quý 4 tăng 140% so với cùng kỳ năm trước lên 238 tỷ đồng. Tuy nhiên mức lãi cả năm 2023 sụt giảm 18% xuống 828 tỷ.

Trong khi đó, Chứng khoán VPBankChứng khoán VIX đạt lần lượt 238 tỷ và 235 tỷ đồng trong quý 4/2023, khởi sắc hơn so với quý 4 năm trước. Luỹ kế cả năm 2023, VPBankS và VIX cũng là hai cái tên cuối cùng thuộc nhóm lãi nghìn tỷ với giá trị lần lượt đạt 1.255 tỷ và 1.199 tỷ.

Những cái tên có tốc độ tăng trưởng bằng lần còn có thể kể tới là Chứng khoán KIS (LNTT quý 4 đạt 176 tỷ, tăng 1.078%), Chứng khoán Vietcap (LNTT 149 tỷ, tăng 360%), VCBS (LNTT 127 tỷ, tăng 127%), Chứng khoán DNSE (LNTT 122 tỷ, tăng 109%), Chứng khoán BIDV - BSC (LNTT 80 tỷ, tăng 313%),…

Ngoài ra, còn nhiều công ty chứng khoán chuyển từ lỗ cùng kỳ năm trước sang lãi trong quý4 4năm nay như Chứng khoán VIX (LNTT 235 tỷ), Chứng khoán Rồng Việt (LNTT 89 tỷ), Chứng khoán Tiên Phong (ORS) (LNTT 75 tỷ),…

Không mấy tích cực, Chứng khoán Tân Việt (TVSI) là cái tên thua lỗ lớn nhất trong quý 4 cũng như cả năm 2023. Xét cả năm 2023, khoản lỗ đạt 394 tỷ đồng, cùng kỳ năm 2022 đang lãi 250 tỷ đồng.

CHỨNG KHOÁN VIX - SOI NHANH BCTC QUÝ 4/2023

  • Công ty CP Chứng khoán VIX (Mã: VIX):Tổng doanh thu quý 4/2024 của #VIX đạt 344 tỷ, doanh thu cả năm ước đạt 1.630 tỷ. LNST quý 4 ghi nhận kết quả tích cực đạt với 191 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ lỗi 103 tỷ đồng. Lũy kế cả năm LNST của VIX ước đạt 966 tỷ đồng, tăng 210% so với cùng kỳ năm 2022 là 312 tỷ đồng. Năm 2023 cũng là năm bùng nổ lợi nhuận của VIX so với 5 năm trước đó.

  • Lũy kể cả năm 2023 EPS (lãi cơ bản trên 1 cổ phiếu) đạt 1.444 đồng/ cổ phiếu, tăng 210% so với 466 đồng/ cổ phiếu của năm 2022.

  • Tính đến cuối quý 4/2023, tổng tài sản của VIX đạt 9.097 tỷ đồng, tăng 939 tỷ đồng so với cùng kỳ. Chỉ số ROA đạt 10,6%, ROE đạt 10,9%.

  • Theo đánh giá triển vọng của VIX, dựa vào phương pháp chiết khấu dòng tiền và phương pháp P/E, Hiệu Kiva ước tính giá cổ phiếu VIX còn nhiều cơ hội tăng mạnh mẽ ở phía trước.

  • ACE muốn hiểu rõ hơn cơ hội đầu tư và điểm mua gom sớm nhất – điểm chốt lãi cao nhất của cổ phiếu này hãy liên hệ với Hiệu Kiva để được tư vấn (hoàn toàn miễn phí) về cổ phiếu này và nhiều cổ phiếu tiềm năng khác!

Gửi cả nhà tham khảo!

Hangsheng tăng gần 4%. Có biến gì thế các bác?? TQ bơm tiền à

Viconship (VSC) chính thức trở thành cổ đông lớn của Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH)

31/01/2024 06:51

(ĐTCK) Sau khi nâng sở hữu lên 35% vốn tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ, Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship, mã VSC – sàn HOSE) tiếp tục nâng sở hữu thêm tại CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã HAH - sàn HOSE).

Viconship (VSC) chính thức trở thành cổ đông lớn của Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HAH)

Viconship vừa mua thêm 2.150.50 0 cổ phiếu HAH để nâng sở hữu từ 3.128.000 cổ phiếu (2,96% vốn điều lệ), lên 5.278.500 cổ phiếu (5% vốn điều lệ), giao dịch được thực hiện ngày 30/1/2024.

Với giá đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/1 của cổ phiếu HAH là 38.000 đồng/cổ phiếu, ước tính Viconship đã bỏ ra thêm khoảng 81,7 tỷ đồng để mua thêm hơn 2,15 triệu cổ phiếu và chính thức trở thành cổ đông lớn tại Vận tải và Xếp dỡ Hải An.

Liên quan tới hoạt động mở rộng hoạt động đầu tư tại Viconship, trong năm 2023, Viconship hoàn tất mua mới 35% vốn tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ (sở hữu cảng Nam Hải Đình Vũ tại Hải Phòng), với giá trị khoảng 1.048,67 tỷ đồng, tương ứng mua với giá gần 75.000 đồng/cổ phiếu, chuyển sang hạch toán là khoản đầu tư vào công ty liên kết.

Ngoài ra, Viconship đang có kế hoạch dùng 1.320 tỷ đồng để nhận chuyển nhượng thêm tối đa 44% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ, với giá 75.000 đồng/cổ phiếu.

Nếu thương vụ trên thành công, Viconship sẽ nâng sở hữu từ 35%, lên tối đa 79% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ, đồng thời chuyển từ hạch toán đầu tư vào công ty liên kết sang công ty con, thời gian chuyển nhượng dự kiến từ quý IV/2023 đến năm 2024.

Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý IV/2023, Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận doanh thu đạt 664,76 tỷ đồng, giảm 21,4% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 52,56 tỷ đồng, giảm 72,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tiếp tục suy giảm từ 32%, về chỉ còn 17%.

Luỹ kế trong năm 2023, Công ty Vận tải và Xếp dỡ Hải An ghi nhận doanh thu đạt 2.612,69 tỷ đồng, giảm 18,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 371,2 tỷ đồng, giảm 64,3% so với cùng kỳ năm trước.

2 Likes

Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long lên đỉnh 21 tháng: 87 triệu cổ phiếu “đổi chủ”,2.600 tỷ khớp lệnh

Với vốn hóa xấp xỉ 176.500 tỷ đồng (~7,4 tỷ USD), Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long đã lấy lại vị trí thứ 7 trong danh sách các doanh nghiệp giá trị nhất trên sàn chứng khoán từ Vingroup và chỉ xếp sau Vietcombank, BIDV, VietinBank, Vinhomes, ACV, PV Gas.

Đáng chú ý, giao dịch trên HPG còn đặc biệt sôi động với khối lượng giao dịch lên đến gần 87 triệu cổ phiếu (hầu hết qua kênh khớp lệnh). Đây là mức thanh khoản lớn thứ 2 trong lịch sử của HPG, chỉ sau phiên 18/11/2022 (gần 100 triệu cổ phiếu được giao dịch). Giá trị giao dịch tương ứng lên đến 2.600 tỷ đồng, cao nhất sàn chứng khoán phiên 27/2, bỏ xa phần còn lại.

Phiên giao dịch bùng nổ lên đỉnh 21 tháng của HPG có sự góp sức đáng kể đến từ khối ngoại khi mua ròng hơn 15 triệu cổ phiếu. Đây là lượng mua ròng lớn nhất trong một phiên khối ngoại thực hiện trên cổ phiếu này kể từ đầu tháng 12/2022. Giá trị giao dịch ròng tương ứng hơn 450 tỷ đồng, lớn nhất toàn sàn phiên 27/2.

Nhiều cơ hội đâu tư SIÊU SÓNG khi Chứng khoán Việt Nam "thăng hạng"

Nhiều cơ hội đầu tư “siêu sóng” khi chứng khoán Việt Nam nâng hạng.

Việc được nâng hạng lên thị trường mới nổi sẽ mang lại không ít cơ hội cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, nếu nâng hạng thành công, chứng khoán Việt có thể thu hút đến 25 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào cho đến năm 2030.

Nâng hạng sẽ giúp gia tăng thanh khoản và lượng giao dịch trên thị trường khi hút thêm nhiều quỹ đầu tư ngoại. Điều này tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn cho cả nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tính chất quốc tế hóa cao hơn cũng thu hút nhiều DN niêm yết với tiêu chí kết cấu cổ phiếu tốt hơn, minh bạch thông tin hơn.

Về phía DN, nâng hạng mang lại nhiều cơ hội huy động vốn qua kênh chứng khoán và tăng cường ngoại hóa. Các cổ phiếu vốn hóa lớn, có tiềm năng tăng trưởng như ngân hàng, bất động sản, tiêu dùng,… sẽ có lợi thế hơn khi thu hút dòng tiền của quỹ đầu tư quốc tế.

Để nâng cao năng lực thị trường, cần tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, minh bạch thông tin, môi trường kinh doanh ổn định và hỗ trợ các DN niêm yết phát triển. Việc đưa hệ thống KRX vào vận hành cũng hứa hẹn tạo đột phá cho quá trình nâng hạng thành công.

1 Likes

Vingroup thoái vốn Vincom Retail sẽ không còn là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát.

Vingroup thoái vốn Vincom Retail, sẽ không còn là công ty mẹ nắm quyền kiểm soát.

Ngày 17/3, Vingroup ký thỏa thuận bán 100% vốn điều lệ của Công ty SDI, công ty này sở hữu trên 99% vốn Công ty Sado - cổ đông lớn nhất Vincom Retail với 40,5% vốn. Sau giao dịch dự kiến hoàn tất từ tháng 3-9/2024, Vincom Retail sẽ không còn là công ty con của Vingroup.

Bản thân Vingroup hiện sở hữu 18,37% vốn Vincom Retail. Năm 2023, Vincom Retail ghi nhận doanh thu 9.791 tỷ đồng, lợi nhuận 4.409 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 33% và 58,8%. Quý 4/2023 đạt doanh thu 2.343 tỷ đồng, lợi nhuận 1.067 tỷ đồng, tăng lần lượt 9,6% và 28,3%.

Vincom Retail có kế hoạch mở thêm 6 TTTM với diện tích 160.000m2 vào năm 2024, giữ vững vị trí nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Sau khi thoái vốn, Vingroup vẫn quản lý hoạt động các TTTM và bảo vệ quyền lợi khách thuê theo các hợp đồng đã ký.

1 Likes

Nào cùng ra khơi!!

hóng cùng ad!! Tình hình rất ư là tình hình

Trung Quốc tung gói giải cứu bất động sản “khủng” chưa từng có

Trung Quốc hôm qua (17/5) đã công bố gói chính sách mạnh mẽ nhất từ trước đến nay nhằm vực dậy thị trường bất động sản, với việc nới lỏng toàn diện chính sách cho vay mua nhà và cho phép chính quyền địa phương mua lại nhà ở thương mại tồn đọng.

Gói hỗ trợ bao gồm việc nới lỏng các quy định về vay thế chấp mua nhà và yêu cầu các chính quyền địa phương mua lại những căn nhà thương mại tồn đọng.

Theo đó, Ngân hàng Nhân dân, tức Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã ban hành liên tiếp 3 thông báo, cho biết sẽ hạ lãi suất cho vay của Quỹ dự phòng nhà ở cá nhân xuống tiếp 0,25 điểm phần trăm; hủy bỏ mức sàn lãi suất thế chấp cho vay mua nhà của cá nhân và thực hiện thị trường hóa lãi suất thế chấp; mức sàn tỷ lệ chi trả đợt đầu khi mua căn nhà đầu tiên giảm từ 20% xuống mức thấp kỷ lục là 15% và tỷ lệ chi trả đợt đầu cho ngôi nhà thứ hai giảm từ 30% xuống 25%.

Ảnh minh họa. Nguồn: The Paper

Cùng ngày, phát biểu tại cuộc họp về đảm bảo giao nhà, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong nhấn mạnh, “bất động sản gắn liền với lợi ích thiết thân của quần chúng nhân dân và đại cục phát triển kinh tế xã hội”. Ông yêu cầu chính quyền các địa phương xử lý ổn thỏa lượng đất xây nhà để không bằng cách thu hồi hoặc mua lại, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhà ở gặp khó khăn về tài chính. Ở những thành phố có lượng nhà thương mại tồn kho lớn, chính quyền có thể mua lại một số nhà ở thương mại với giá hợp lý để sử dụng làm nhà ở xã hội.

Trong khi đó, PBOC cho biết sẽ thiết lập một khoản cho vay lại, trị giá 300 tỷ nhân dân tệ (hơn 42 tỷ USD), để hỗ trợ các doanh nghiệp nhà nước địa phương mua lại số nhà thương mại đã hoàn thiện nhưng chưa bán ra để làm nhà ở xã hội. Chương trình cho vay lại này ước tính sẽ tạo ra 500 tỷ nhân dân tệ vốn tín dụng phục vụ cho việc mua nhà tồn.

Gói chính sách này cho thấy Trung Quốc đang đặt trọng tâm mới vào việc vực dậy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là thị trường bất động sản. Chương trình này cũng đánh dấu một giai đoạn mới trong lập trường của Bắc Kinh về bất động sản. Ngoài việc giải toả áp lực đối với các chủ đầu tư bất động sản, kế hoạch cũng sẽ thúc đẩy chương trình nhà ở xã hội của Trung Quốc.

Thời gian vừa qua, khi giá vàng thế giới và Việt Nam liên tục đạt “đỉnh”, có rất nhiều người nhận được lời mời, lôi kéo tham gia các hội nhóm đầu tư vàng online, với tỷ suất sinh lời rất cao. Có người vì ham lãi và thiếu hiểu biết đã bị các đối tượng này chăn dắt, chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỉ đồng.

Anh H bị lừa mất 30 triệu đồng sau khi tham gia vào nhóm đầu tư vàng online trên mạng xã hội

Không “đánh” vàng online là… ngu!?

Từ cuối năm 2023, nhiều cư dân mạng bỗng dưng nhận được lời mời đầu tư vàng online với lãi suất vô cùng hấp dẫn. Lợi dụng sự lan tỏa của mạng xã hội, các đối tượng này đã lập ra các hội nhóm, sử dụng những lời “đao to búa lớn”, như thể họ là chuyên gia tài chính nhằm dụ dỗ người tham gia.

Với những câu quảng cáo hấp dẫn, các hội nhóm như: “Đầu tư vàng online”, “Diễn đàn đầu tư vàng”, “Cộng đồng đầu tư vàng và ngoại tệ Việt Nam”… thu hút rất nhiều thành viên tham gia. Như hội “Cộng đồng đầu tư vàng và ngoại tệ Việt Nam” có tới gần 10 nghìn thành viên. Tại đây, những người tự phong là “thầy” dạy đầu tư vàng đăng nhiều bài phân tích, đánh giá thị trường như một chuyên gia đích thực. Bên cạnh đó, họ không quên đăng tải những lợi nhuận khủng mà họ thu về.

Chính những chiêu bài này khiến không ít người đã tham gia vào các hội nhóm, thậm chí còn làm theo hướng dẫn để đầu tư vàng. Anh Trần Văn H (trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) nhận được lời mời tham gia vào nhóm Z*** có tên gọi “Cơ hội đầu tư vàng đã đến”. Nhóm có gần 1.000 thành viên, liên tục cập nhật con số chốt lời khủng, dù giá lên hay xuống đều có thể “kiếm lợi nhuận và kiếm tiền”. Đáng chú ý, nhiều thành viên thường xuyên gửi tin nhắn cảm ơn “trưởng nhóm” và “phó nhóm” đã hướng dẫn đem lại cơ hội kiếm tiền, lãi “khủng”. Họ khẳng định thời điểm này mà ai không tham gia đánh vàng là ngu!

“Tôi như bị những lời nói đó thôi miên, cảm giác đầu tư vàng rất đơn giản mà lợi nhuận lại cao. Tôi quyết định đầu tư thử, chuyển cho họ 30 triệu đồng. Khi chuyển tiền xong tôi đã bị “đá” ra khỏi nhóm Z***, sau đó họ chặn mọi liên lạc với tôi. Tôi đã làm đơn trình báo đến cơ quan công an”, anh H bức xúc kể lại.

Chúng tôi thử join vào hội “Thời kỳ vàng lên ngôi”, gần như lập tức có người nhắn tin để tư vấn. Tại đây, tài khoản “Mr Minh” tự xưng là trưởng một nhóm tư vấn. Người này cho rằng nếu có vốn ở thời điểm hiện tại nên chuyển sang mua vàng chỉ sổ - tức là vàng thế giới, mua bán qua sàn thay vì mua vàng vật chất trong nước.

“Để tham gia, anh chỉ cần số vốn tối thiểu ban đầu khoảng 500-1.000 USD. Với số vốn hơn 80 triệu đồng, khách hàng chỉ mua được lượng vàng vật chất và ăn chênh lệch ở lượng vàng đó với điều kiện giá tăng. Nhưng trên sàn, có thể mua tới 300 lượng vàng. Nhờ đòn bẩy hỗ trợ, mua bán chốt lời luôn trong ngày. Bên em sẽ cung cấp các tín hiệu miễn phí. Nếu như anh thấy ok thì cho em số điện thoại. Em sẽ add anh vào nhóm trên Z*** để tiện tư vấn và giao lưu với các thành viên khác”, Minh tư vấn.

Đó là cách mà những “thầy” dạy online dẫn dụ người tham gia đầu tư. Người tham gia các sàn sẽ được tham gia vào các hội nhóm, trong đó có “trưởng nhóm”, “phó nhóm” được gọi là “thầy online” hướng dẫn cách chốt thời điểm mua vào, bán ra.

Người dân xếp hàng mua vàng vì sợ tăng giá

Quả đắng vì ham lợi nhuận cao

Đầu tháng 2/2024, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP Hà Nội tiếp nhận trình báo của anh T về việc bị chiếm đoạt 4,2 tỉ đồng. Theo đó, anh T nhận được điện thoại của một đối tượng xưng là nhân viên của Công ty Chứng khoán VPS mời anh vào nhóm hỗ trợ thông tin chứng khoán. Anh T đồng ý vào nhóm Z*** và được một vài “người thầy” cung cấp thông tin về thị trường chứng khoán. Tuy nhiên các đối tượng này đã cố tình giăng bẫy để anh T tham gia vào thị trường vàng với lời hứa hẹn lợi nhuận cao.

Người đàn ông này sau đó tải ứng dụng SoonTransfer5 để tham gia đầu tư. Trong 2 ngày, anh T đầu tư 1,2 tỉ đồng và rút ra được 600 triệu đồng lợi nhuận trong 7 lần rút. Đến lần thứ 8, anh T không rút được. Lúc này, các đối tượng thông báo anh T cần “nâng cấp gói VIP 3 tháng”, “hoàn trả quỹ hỗ trợ đầu tư”… Anh T sau đó đã chuyển cho các đối tượng 3,6 tỉ đồng nhưng vẫn không rút được ra. Lúc này anh mới nhận ra mình bị lừa.

Theo đại diện Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và nhu cầu “tìm kiếm lợi nhuận online”, xuất hiện ngày càng nhiều các ứng dụng đầu tư tài chính, là nền tảng hỗ trợ những nhà đầu tư muốn kiếm tiền nhanh chóng. Việc tham gia các ứng dụng đầu tư tài chính, hàng hóa online tiềm ẩn nguy cơ bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Công an TP Hà Nội đã liên tục cảnh báo các thủ đoạn lừa đảo khi tham gia các ứng dụng đầu tư tài chính online, tuy nhiên vẫn còn nhiều nạn nhân bị mắc bẫy. Người dân cần cảnh giác với các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, cân nhắc kỹ khi tham gia vào các nhóm đầu tư tài chính, lời mời kết bạn từ các đối tượng lạ trên các mạng xã hội; không tham gia ứng dụng đầu tư tài chính, sàn giao dịch quốc tế được quảng cáo lãi suất cao, tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo để bảo vệ mình và tránh rơi vào các cạm bẫy tài chính. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan Công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cho biết, các hoạt động đầu tư trên được các cơ quan chức năng cảnh báo nguy cơ rủi ro cao, cũng như không được bảo vệ pháp lý tại thị trường Việt Nam. Hiện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa cấp phép cho các sàn kinh doanh vàng online. Do đó, các hoạt động kinh doanh vàng theo hình thức này đang được nhà đầu tư thực hiện trên các sàn giao dịch quốc tế.

Các thành viên khoe lãi khi đầu tư vàng online

“Họ dùng số lượng tiền của mình ký quỹ, mua theo dạng margin, tức vay tiền để đầu tư, ký quỹ 1, mua 10, đến khi giá biến động, cháy tài khoản là mất hết. Trước năm 2012 có sàn giao dịch vàng của một số công ty, ngân hàng, khách mua bán vàng qua tài khoản ngân hàng. Nhưng điều này làm cho thị trường vàng biến động, có động thái đầu cơ, làm giá, ảnh hưởng tới quyền lợi của nhà đầu tư. Vì vậy, nhà nước đã cấm”, ông Hùng cảnh báo.

“Tôi như bị những lời nói đó thôi miên, cảm giác đầu tư vàng rất đơn giản mà lợi nhuận lại cao. Tôi quyết định đầu tư thử, chuyển cho họ 30 triệu đồng. Khi chuyển tiền xong tôi đã bị “đá” ra khỏi nhóm Z***, sau đó họ chặn mọi liên lạc với tôi. Tôi đã làm đơn trình báo đến cơ quan công an”, anh H bức xúc kể lại.

Chính sách không nhanh, giá nhà đất bị ‘thổi’ sẽ thành giá thật

Từ năm 1990 đến nay, tại các TP như Hà Nội và TP.HCM, giá nhà đất đã tăng khoảng 400 lần. Những tỉnh ở miền núi hay cách xa trung tâm cũng tăng khoảng 100 lần. Điều này cho thấy giá nhà đất đã vượt rất xa thu nhập bình quân của đại bộ phận người dân.

Nhân viên môi giới nhà đất xuống đường mời chào khách hàng mua chung cư tại một dự án đang mở bán ở huyện Hoài Đức, Hà Nội - Ảnh: QUANG THẾ

Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với TS LÊ XUÂN NGHĨA - thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia - quanh chủ đề đang được quan tâm. Ông cảnh báo: Chính sách chậm, giá đất bị “thổi” sẽ thành giá thật.

Chính phủ đang tập trung tháo gỡ, đặc biệt là với chung cư, vốn đang bị “thổi giá”. Nhưng nguồn cung hiện nay rất thấp. Chính sách không nhanh sẽ từ “thổi” thành giá thật.

Ông LÊ XUÂN NGHĨA

Tăng 400 lần ở đâu?

*** Như đã chia sẻ, giá nhà đất tại Hà Nội, TP.HCM tăng gấp 400 lần sau hơn 30 năm, ông có thể giải thích rõ hơn?**

  • Theo khảo sát của Viện nghiên cứu phát triển kinh doanh - Hiệp hội Công Thương TP Hà Nội (do ông Lê Xuân Nghĩa làm viện trưởng - PV), từ năm 1990 đến nay Việt Nam là một trong nhóm những quốc gia có giá nhà đất tăng cao nhất thế giới; tại Hà Nội, TP.HCM đã tăng khoảng 400 lần.

Các tỉnh ở miền núi hoặc xa trung tâm cũng tăng đến 100 lần. Trong khi đó, khảo sát tại bang New York (Mỹ), thủ đô Seoul (Hàn Quốc), thủ đô Paris (Pháp) giá nhà chỉ tăng khoảng 100 lần.

Đơn cử như gia đình tôi, năm 1990 tôi mua miếng đất giá 56 triệu đồng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội), đến nay đã có người trả giá, nếu tôi bán cũng được trên 20 tỉ đồng. Những căn nhà ở đường lộ chính thuộc các quận trung tâm như Ba Đình hay Hoàn Kiếm (Hà Nội) thì giá lại tăng cao hơn.

Theo số liệu được Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố thì quy mô nền kinh tế của Việt Nam đến hết năm 2023 ước đạt khoảng 10,22 triệu tỉ đồng (tương đương khoảng 430 tỉ USD). GDP bình quân đầu người của nước ta đạt 101,9 triệu đồng/người/năm (khoảng 4.284 USD/người/năm).

Trong khi tăng trưởng GDP bình quân đầu người hiện nay khoảng 6-8%/năm, còn nếu trừ đi lạm phát thì chỉ còn 4-5%/năm. Như vậy, có thể thấy GDP bình quân đầu người năm 1990 ước đạt khoảng 100 USD/người/năm đã tăng hơn 40 lần trong khi giá nhà có nơi đã tăng 400 lần trong 33 năm qua.

Riêng tại Hà Nội và TP.HCM có thu nhập cao nhưng giá nhà cũng đã tăng khoảng 60 - 70 lần so với GDP bình quân của người dân.

Nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản

*** Nhiều đô thị lớn giá nhà đất tăng gấp hàng chục lần so với thu nhập của đại bộ phận người dân, theo ông có đáng lo ngại?**

  • Đầu những năm 1990, 1 lượng vàng có giá khoảng 2,5 - 2,8 triệu đồng, tuy nhiên đến nay chỉ tăng khoảng 30 lần. Vàng là thước đo lạm phát rất tốt vì sản lượng vàng trong nước hay quốc tế rất ổn định, trong khi lượng tiền phát hành cao.

Ví dụ ở Mỹ mỗi năm lượng tiền phát hành in ra khoảng 3,5 - 4% và ở một số quốc gia khác thì cao hơn, lượng tiền in ra gấp 3 lần lượng vàng.

Như vậy có thể thấy tốc độ tăng của nhà đất quá khủng khiếp so với tốc độ tăng trưởng thu nhập của người dân. Ví dụ một gia đình mỗi tháng để ra được khoảng 10 triệu đồng thì phải mất hàng chục năm mới có thể sở hữu vài chục mét vuông nhà chung cư ở các quận trung tâm.

Giá nhà ở so với thu nhập của đại bộ phận người dân mà vượt quá 30 lần thì có nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản, 35 lần ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Hiện nay Trung Quốc khoảng 35 lần, tuy nhiên một số đô thị lớn của chúng ta còn cao gấp đôi.

Cung - cầu không gặp nhau, vỡ bong bóng rất nguy hiểm, khiến giá cả sụp xuống không thể giao dịch được, doanh nghiệp cũng không bán được hàng. Ngân hàng cho vay định giá lại tài sản, giá trị còn rất ít.

Những người mua nhà vay tiền ngân hàng, giá trị đảm bảo không còn như trước và nợ xấu của ngân hàng tăng cao. Nói chung nếu vỡ bong bóng bất động sản sẽ khiến hệ thống tài chính ngân hàng ngừng trệ, doanh nghiệp phá sản, người mua nhà vỡ nợ.

Phải làm “sống” lại những dự án đang "đắp chiếu"

*** Vậy thưa ông, làm cách nào để tháo gỡ khó khăn, đưa giá nhà tiệm cận sức mua của người dân?**

  • Thị trường tài sản bao giờ cũng thế, sẽ “thổi giá” trước, ví dụ “thổi” lần một nhưng chúng ta có các biện pháp, sẽ hạ được giá nhà. Nếu trong thời gian dài không đáp ứng được nguồn cung, chắc chắn giá nhà từ “thổi” sẽ thành thật. Khi đó rất khó kéo xuống vì nhiều người dân mua hớ hoặc đã “ném tiền” vào đầu tư, tâm lý sẽ không buông bỏ.

Tại một số cuộc họp, Thủ tướng đã chỉ đạo phải tăng cung, gỡ khó khăn vướng mắc về mặt pháp lý cho doanh nghiệp, gỡ vốn cho thị trường. Theo tôi, trước mắt cần tháo gỡ khó khăn cho những dự án ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM trước.

Hy vọng Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở sẽ được Quốc hội cho thi hành sớm từ 1-7 tới. Luật Đất đai với những quy định về tài chính như giá đền bù, cơ chế đền bù, chuyển quyền sử dụng đất rất quan trọng để hình thành nên các dự án nhà ở. Giá theo nguyên tắc thị trường thì câu chuyện đền bù sẽ nhanh chóng hơn, thông thoáng hơn.

Luật Nhà ở cũng có nhiều nội dung mới mang tính đột phá như chính sách về nhà ở xã hội, phát triển nhà lưu trú công nhân và phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang… Bên cạnh đó tạo hành lang pháp lý, khuyến khích nhà đầu tư tham gia thực hiện cải tạo dự án nhà chung cư cũ.

Đối với Luật Kinh doanh bất động sản cũng có nhiều nội dung được kỳ vọng giúp thị trường minh bạch như siết phân lô bán nền đến đô thị loại 3, quy định về môi giới bất động sản, sàn giao dịch…

Chúng ta phải làm cùng lúc nhiều giải pháp đồng bộ, từ gỡ vướng pháp lý đến lãi suất vay để làm “sống” lại những dự án đang “đắp chiếu”. Ngoài những quy định của luật mới cần có thêm cơ chế thu hút các nhà đầu tư phát triển nhà ở.

Khi đã tạo ra thị trường nhà đất dồi dào thì sẽ có nhiều lựa chọn, giá nhà tự khắc tiệm cận với sức mua của người dân.

Nhiều nguyên nhân khiến giá nhà đất tăng

Giá nhà tăng phi mã có nhiều nguyên nhân như “thổi giá”, nguồn cung không có trong khi hàng ngàn dự án vẫn còn “đắp chiếu” tại Hà Nội và TP.HCM. Tình trạng nhập cư vào hai đô thị này rất lớn, thậm chí lớn hơn nhiều số người nhập cư vào đất nước Singapore và các TP lớn của Đông Nam Á.

Trước đây nhà ở được Nhà nước bao cấp, sau đó chúng ta đã xã hội hóa. Đến nay đã có không ít đại đô thị tầm cỡ nhưng thực sự vẫn chưa đủ. Cách đây khoảng 10 năm, mỗi năm Hà Nội có khoảng 40 dự án, TP.HCM còn cao hơn, nhưng ở thời điểm hiện tại dự án rất nhỏ giọt.

Bên cạnh đó những dự án đã được quy hoạch, cấp phép, đầu tư nhưng vẫn quây tôn để đó vì nhiều lý do, pháp lý một phần nhưng không có tiền để xây dựng và không có tiền để hoàn thành pháp lý.

Hiện chi phí của người dân cho nhà ở ngày càng lớn, một bộ phận giới trẻ từ các tỉnh lẻ tới TP lớn lập nghiệp dường như “vô vọng” khi nói đến nhà ở. Điều này sẽ khiến chênh lệch giàu nghèo gia tăng, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ về sau.

Tập trung tháo gỡ cho nhà ở xã hội

Cần phải tập trung tháo gỡ cho nhà ở xã hội, tháo gỡ được sẽ là chìa khóa tăng cung cho thị trường bất động sản. Theo cá nhân tôi, không nên làm theo cơ chế để 4 ngân hàng quốc doanh dành ra 120.000 tỉ đồng cho vay với lãi suất thị trường trừ đi 2%.

Điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh doanh của các ngân hàng thương mại, lãi suất với người mua nhà cũng quá cao, thời hạn ngắn chỉ 3 năm. Lãi suất với các doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội cũng quá cao, khó tạo ra nhà ở xã hội giá “vừa túi tiền”.

Chính phủ phải có chính sách với nhà ở xã hội, chính sách với cả doanh nghiệp và người mua. Doanh nghiệp không thể đưa dự án, khu đất đó đi thế chấp vì đất không phải nộp tiền sử dụng, ngân hàng sẽ không cho vay.

Chính phủ nên phát hành trái phiếu, ngân hàng mua trái phiếu Chính phủ còn tin cậy hơn khi cho doanh nghiệp vay không có tài sản thế chấp.

Ví dụ lạm phát 3,5%, Chính phủ phát hành trái phiếu 4% thì các ngân hàng sẽ mua ngay. Sau đó để kho bạc hoặc Ngân hàng Chính sách xã hội cho các doanh nghiệp vay phát triển dự án nhà ở xã hội với lãi suất khoảng 5%.

Hiện nay doanh nghiệp vẫn đang vay 7-8%/năm với gói 120.000 tỉ đồng và vay ngoài thị trường là 9-10%/năm.

Nói chung là hướng đến lãi suất thấp, cho vay dài hạn 5-10 năm. Ngân hàng có lợi vì giải ngân được tiền ứ đọng do không có cơ chế giải ngân. Doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, các dự án sẽ phục hồi rất nhanh.

Ở một số quốc gia, khi lạm phát 2% thì những người mua nhà xã hội sẽ được vay vốn với lãi suất 2,5%, chênh lệch lãi suất từ đó trở lên thì Chính phủ bù, thời hạn vay kéo dài từ 10 - 30 năm.

Với việc xử lý triệt để vấn đề nợ xấu trong quý 2/2024, nhu cầu tín dụng dần hồi phục, và lợi thế có tỷ lệ CASA thuộc top đầu hệ thống, lợi nhuận năm nay của Ngân hàng Quân đội (mã cổ phiếu MBB) có thể tăng 18,4%.

Ngân hàng Quân đội hiện đang sở hữu nhiều lợi thế để tăng tốc trong nửa cuối năm nay khi nhu cầu tín dụng dần hồi phục.

Kết thúc quý 1/2024, Ngân hàng TMCP Quân đội (mã cổ phiếu MBB - sàn HoSE) ghi nhận tổng thu nhập hoạt động đạt 12.017 tỷ đồng, nhích tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận trước thuế giảm tới 11%, còn 5.795 tỷ đồng.

Trong đó, quy mô tín dụng của Ngân hàng Quân đội vào cuối quý 1/2024 đạt 652.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 0,4% so với hồi đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu tín dụng toàn hệ thống trong những tháng đầu năm vẫn còn yếu.

Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,49%, tăng đáng kể so với mức 1,6% của cuối năm 2023. Nguyên nhân chủ yếu do nợ liên đới CIC tăng vọt lên mức 0,8%, so với mức thông thường từ 0,1% - 0,2%, phần lớn đến từ một khách hàng doanh nghiệp lớn.

Theo chia sẻ mới đây của ban lãnh đạo Ngân hàng Quân đội, vấn đề nợ xấu liên đới CIC sẽ được giải quyết triệt để trong tháng 5/2024 với khả năng hoàn nhập dự phòng liên quan đến khách hàng doanh nghiệp lớn trên.

Nhiều tổ chức tài chính cũng đánh giá, mặc dù nợ xấu tăng đáng kể nhưng vẫn đang trong tầm kiểm soát của Ngân hàng Quân đội với bộ đệm dự phòng dồi dào được tích lũy trong các năm gần đây.

Tỷ trọng danh mục trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng này cũng đã thu hẹp đáng kể, từ múc 9 - 10% của các năm trước, xuống chỉ còn 5,6% vào cuối quý 1/2023. Trái phiếu và các khoản vay của một số doanh nghiệp gặp vấn đề trong thời gian gần đây như Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Trung Nam, Tập đoàn Sungroup hiện vẫn đang được phân loại nợ ở Nhóm 1. Các doanh nghiệp này đều có dòng tiền trả nợ đều đặn và khả năng phục hồi các dự án được đánh giá tương đối khả quan.

Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Quân đội qua các quý. (Nguồn: Ngân hàng Quân đổi, VCBS tổng hợp)

Dựa trên các điều kiện hiện tại, hãng Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Quân đội trong cả năm nay sẽ về dưới 2% khi khách hàng doanh nghiệp lớn bị hạ nhóm nợ theo CIC sẽ được chuyển về nhóm nợ thông thường trong quý 2 này.

Đồng thời, kết quả kinh doanh của Ngân hàng Quân đội dự kiến sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay. Theo VCBS, Ngân hàng Quân đội hiện được cấp hạn mức (room) tín dụng 16% và có thể sẽ tiếp tục được nới thêm room khi tín dụng tăng tốc trong giai đoạn nửa cuối năm.

Ước tính tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng Quân đội trong cả năm nay có thể đạt 25% và tiếp tục được ưu tiên tăng trưởng tín dụng nhanh hơn so với bình quân ngành khoảng 1,5 - 2 lần trong các năm tới nhờ việc nhận chuyển giao Ngân hàng OceanBank, theo VCBS.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu MBB của Ngân hàng Quân đội trong 12 tháng qua. (Nguồn: TradingView)

Trong khi đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của Ngân hàng Quân đội đang thuộc nhóm cao nhất toàn hệ thống (34,7% vào cuối quý 1/2024). Trong đó, CASA từ khách hàng cá nhân chiếm khoảng 55% với số lượng khách hàng cá nhân tăng nhanh, dự kiến có thể đạt mốc 30 triệu người trong năm nay. Qua đó, tạo động lực duy trì nguồn huy động dồi dào với lãi suất thấp cho Ngân hàng Quân đội.

Với những lợi thế trên, VCBS đánh giá biên lãi ròng NIM của Ngân hàng Quân đội sẽ dần phục hồi và duy trì ở mức cao trong thời gian tới khi nhu cầu tín dụng bắt đầu tăng tốc trở lại.

Thêm vào đó, Ngân hàng Quân đội đang hướng tới cải thiện tỷ suất sinh lời thông qua chuyển dịch cơ cấu danh mục sang nhóm khách hàng có lợi suất cao hơn, tăng tỷ trọng bán lẻ lên 50 - 55% dư nợ (hiện chiếm 45%).

Hiện VCBS dự phóng tổng thu nhập hoạt động năm nay của Ngân hàng Quân đội sẽ đạt 46.875 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 31.156 tỷ đồng, lần lượt tăng 21,2% và 18,4% so với năm 2023, vượt kế hoạch kinh doanh hiện nay của ngân hàng này.

Nóng: Vì sao liên tiếp 2 máy bay của Vietnam Airlines bị móp đầu, nứt kính buồng lái?

Hai chuyến bay số hiệu VN1207 và VN1269 với 2 máy bay cùng gặp sự cố và phải hạ cánh ngay sau khi cất cánh, nguyên nhân của những vụ việc này do đâu?

Ngày 21/5, theo thông tin từ Cảng vụ Hàng không miền Bắc, chuyến bay VN1207 từ Hà Nội tới Cần Thơ của Vietnam Airlines đã gặp phải sự cố sau 20 phút khởi hành từ sân bay Nội Bài vào chiều 19/5.

Máy bay Airbus A321 thực hiện chuyến bay này đã cất cánh lúc 17h16. Tuy nhiên, vào lúc 17h37, tổ lái đã yêu cầu quay trở lại sân bay Nội Bài do phát hiện vết nứt trên kính buồng lái phía trước ghế cơ phó. Máy bay sau đó đã an toàn hạ cánh và tự lăn vào vị trí đỗ vào lúc 18h05.

Kỹ thuật viên kiểm tra máy bay đã phát hiện thêm một vết lõm đường kính 40 cm trên chóp mũi máy bay, được làm từ nhựa composite. Nguyên nhân của vết lõm này vẫn chưa rõ.

Vietnam Airlines đã chuyển hành khách sang một máy bay Airbus A321 khác để tiếp tục hành trình tới Cần Thơ, khởi hành lúc 19h30 cùng ngày.

Trong cùng đêm 19/5, chuyến bay VN1269 từ Vinh tới Tân Sơn Nhất cũng gặp phải tình trạng tương tự khi hạ cánh lúc 23h28. Kính buồng lái phía trước ghế cơ trưởng bị rạn, nứt và có dấu hiệu của máu.

Thợ máy cho biết nguyên nhân có thể do va chạm với chim, tuy nhiên, thời điểm va chạm không được xác định. Máy bay sau đó đã được kéo về xưởng để kiểm tra và thay thế kính buồng lái.

Theo nhà chức trách hàng không, cả hai sự cố trên đều là những sự cố bất khả kháng, thường xảy ra do mưa đá hoặc va chạm với chim. Các sự cố liên quan đến va chạm với chim hoặc mưa đá làm rạn nứt kính buồng lái không phải là hiếm trong ngành hàng không. Mặc dù các sân bay đều có thiết bị xua đuổi chim, nhưng va chạm thường xảy ra ngoài phạm vi sân bay, trong quá trình máy bay tiếp cận hoặc rời đường băng.

Sự cố nứt kính buồng lái do mưa đá thường xảy ra với các chuyến bay trong giai đoạn thời tiết giao mùa, khi có những trận mưa dông mạnh.

DN có siêu cổ phiếu từng tăng 50 lần, lao dốc 60% rồi hồi phục thần tốc nhờ DA gần 3 tỷ đô

Sau thông tin về ý định chấm dứt hợp đồng BOT của dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2, cổ phiếu TV2 nhanh chóng lao dốc.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/5, cổ phiếu TV2 của CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 2 đã tăng 5,06% lên 42.600 đồng/cp, đã hồi phục 21% kể từ vùng đáy hồi tháng 4/2024.

Theo đó, khi cổ phiếu TV2 đang trên đà tăng vượt qua đỉnh cũ, vào đầu tháng 4, Bộ Công Thương đã có công văn nhắc nhở Công ty TNHH Điện lực Sông Hậu 2 thông báo cho công ty về việc “Vi phạm của Bên phát triển Dự án” và Ý định chấm dứt Hợp đồng BOT của Dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2.

Sau thông tin về ý định chấm dứt hợp đồng BOT của dự án, cổ phiếu TV2 nhanh chóng lao dốc.

Cổ phiếu TV2 bật tăng sau thông tin ký kết dự án

photo-1716423757325

Trong giai đoạn 2014-2021, TV2 được mệnh danh là “siêu cổ phiếu” khi ghi nhận mức tăng trưởng nhanh chóng gấp 50 lần.

Theo báo cáo của Vietcap, trong giai đoạn này, TV2 ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS cao lần lượt là 34% và 33% khi công ty mở rộng sang hoạt động tổng thầu EPC cho các nhà máy nhiệt điện (giai đoạn 2016-2019) và các dự án điện tái tạo (giai đoạn 2019-2021).

Giai đoạn 2016–2019, TV2 đã trúng thầu các hợp đồng EPC cho các dự án nhiệt điện quy mô lớn như Vĩnh Tân 4 (1.200 MW) và Vĩnh Tân 4 mở rộng (600 MW). Ngoài ra, Công ty còn là nhà thầu EPC cho một số dự án điện mặt trời có tổng công suất trên 150 MWp từ năm 2018-2019.

Giai đoạn 2019-2021, TV2 đã giành được một số hợp đồng EPC cho các dự án điện tái tạo như trang trại năng lượng mặt trời Gio Thành 1 & 2 (100 MWp), trang trại điện gió Tân Thuận – giai đoạn 1 (75 MW) và dự án điện gió Chính Thắng (50). MW). Bên cạnh đó,doanh thu và lợi nhuận mảng O&M của TV2 cũng ghi nhận tăng khi công ty ký thêm 450-500 MW công suất năng lượng tái tạo mỗi năm trong giai đoạn 2020-2021.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2022-2023, lợi nhuận của TV2 đạt mức thấp nhất trong 10 năm do các khoản đầu tư vào mảng năng lượng tạm thời chững lại.

Cùng với xu hướng đó, kể từ đầu năm 2022, giá cổ phiếu của TV2 đã nhanh chóng lao dốc từ khoảng 46.000 đồng/cp xuống còn khoảng 18.000 đồng - 19.000 đồng/cp, giảm khoảng 60%. Sau thông tin ký hợp đồng EPC cho dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2, giá cổ phiếu TV2 đã hồi phục lại về vùng đỉnh cũ trước khi giảm do thông tin ý định chấm dứt dự án.

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 có thể mang về cho TV2 26.500 tỷ đồng doanh thu

Dự án Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 2 thực hiện theo hình thức BOT tại huyện Châu Thành do Tập đoàn Toyo Ink làm chủ đầu tư, có diện tích thực tế là 116,61ha, công suất thiết kế 2.120MW, tổng số vốn đăng ký đầu tư là 72.000 tỉ đồng.

Gần 10 năm trước, vào ngày 1/8/2013, Tập đoàn Toyo Ink và Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đã ký biên bản ghi nhớ phát triển dự án Nhiệt điện Sông Hậu 2 theo hình thức BOT. Theo dự kiến, tổ máy số 1 của dự án sẽ vận hành thương mại vào quý II/2021 và toàn bộ nhà máy sẽ đi vào vận hành thương mại trong quý II/2022.

DN có siêu cổ phiếu từng tăng 50 lần, lao dốc 60% rồi hồi phục thần tốc nhờ DA gần 3 tỷ đô:

Ký kết Biên bản ghi nhớ Dự án BOT Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2 (Ảnh: Bộ Công Thương)

Vào tháng 12/2020, Toyo Ink Group cũng đã ký hợp đồng BOT với Bộ Công Thương cũng như PPA với EVN cho dự án Sông Hậu 2. Tuy nhiên, dự án chưa thực hiện xong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, …

Tại buổi làm việc giữa ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các sở, ngành, địa phương liên quan với chủ đầu tư dự án hồi tháng 1/2024 cho biết dự án ảnh hưởng đến 689 hộ, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư theo dự toán khoảng 887,15 tỉ đồng. Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, đến nay đã phê duyệt kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư với số tiền là 657,8 tỉ đồng, trong đó Công ty TNHH Điện lực Sông Hậu 2 đã chuyển tạm ứng 343,25 tỉ đồng. Hiện mặt bằng đã tiếp nhận của 472 hộ dân với diện tích khoảng 95,23ha.

Tuy nhiên, tại thời điểm đó, hợp đồng thuê đất giữa tỉnh Hậu Giang và Công ty TNHH Điện lực Sông Hậu 2 đã hết hạn. Để tiếp tục dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị công ty có văn bản chính thức gửi UBND tỉnh về phương án thanh toán kinh phí kèm cam kết tín dụng và thời gian cụ thể cho việc chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư còn lại. Báo cáo về tiến độ chuẩn bị dự án đến ngày 30/6 để làm cơ sở cho UBND tỉnh thực hiện các thủ tục giao đất; công ty có văn bản chính thức giao cho người có thẩm quyền làm đầu mối làm việc với tỉnh, có văn phòng làm việc đặt tại Hậu Giang nhằm thuận tiện trong công tác phối hợp, thực hiện hợp đồng. Tỉnh Hậu Giang và công ty sẽ có buổi trao đổi chính thức về thời gian gia hạn hợp đồng thuê đất…

Theo Quy hoạch điện VIII, dự án Nhà máy Nhiệt điện sông Hậu 2 là một trong 5 nhà máy nhiệt điện than đang bị chậm tiến độ, gặp khó khăn trong thay đổi cổ đông thu xếp vốn. Quy hoạch nêu rõ, Bộ Công Thương làm việc với các nhà đầu tư các dự án này, cho phép kéo dài đến tháng 6/2024 mà không triển khai được thì phải xem xét chấm dứt theo quy định của pháp luật.

Tháng 3/2023, TV2 và Sunway Construction (Malaysia) đã ký hợp đồng EPC trị giá 2,42 tỷ USD cho dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 2. Tỷ trọng của TV2 trong hợp đồng EPC là 1,09 tỷ USD (26,5 nghìn tỷ đồng), tương đương 45% tổng giá trị hợp đồng. Công ty sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn và tham gia mua sắm thiết bị cho dự án.

Theo một báo cáo của Vietcap vào tháng 3 năm nay, tháng 11/2023, EXIMBANK của Malaysia đồng ý là nhà thu xếp độc quyền cho dự án khoản vay hợp vốn trị giá 2,4 tỷ USD cho dự án. Nếu nhà đầu tư bảo đảm nguồn tài chính này trước tháng 6/2024 (thời hạn do Chính phủ Việt Nam quy định) thì có thể tiến hành xây dựng.

Vietcap kỳ vọng việc xây dựng dự án Sông Hậu 2 sẽ bắt đầu vào đầu tháng 7/2024 và đóng góp tổng doanh thu 26.500 tỷ đồng cho TV2 trong giai đoạn 2024-2028 – tương đương 70% tổng doanh thu 2024-2028 của công ty.

Một công ty 20.000 tỷ mới có phó TGĐ sinh năm 94, độ tuổi trung bình ban giám đốc chưa đến 40, trẻ nhất trong nhóm DN lớn trên sàn

Tính đến ngày 21/5/2024, vốn hóa của GELEX khoảng 19.840 tỷ đồng. So với những công ty có mức vốn hóa tương đương như Tổng công ty Idico, CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau hay CTCP Masan High-Tech Materials, ban điều hành của GELEX có độ tuổi trung bình trẻ hơn nhiều.

CTCP Tập đoàn GELEX vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Tuấn Anh giữ vị trí Phó Tổng Giám đốc từ ngày 23/5/2024.

Ông Lê Tuấn Anh, sinh năm 1994, tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán – Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện là Giám đốc Ban Đầu tư của Tập đoàn GELEX.

Như vậy, Ban giám đốc của GELEX gồm 04 thành viên: ông Nguyễn Văn Tuấn (SN 1984) – Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Hoàng Long (SN 1977), ông Nguyễn Trọng Trung (SN 1982) và ông Lê Tuấn Anh (SN 1994). Với việc bổ sung thêm 1 Phó Tổng 30 tuổi, độ tuổi trung bình của Ban điều hành Gelex được kéo xuống 39,75 tuổi, là ban điều hành có độ tuổi trung bình nhỏ nhất trong nhóm các công ty lớn trên sàn chứng khoán.

photo-1716336392044

Ông Lê Tuấn Anh - Phó Tổng giám đốc mới của GELEX

Tính đến ngày 21/5/2024, vốn hóa của GELEX khoảng 19.840 tỷ đồng. So với những công ty có mức vốn hóa tương đương như Tổng công ty Idico (mã: IDC); CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã :DCM) và CTCP Masan High-Tech Materials (mã: MSR), ban điều hành của GELEX có độ tuổi trung bình trẻ hơn nhiều.

Cụ thể, ban điều hành của Idico có người trẻ nhất sinh năm 1977 bằng với người lớn tuổi nhất trong ban điều hành của GELEX và có độ tuổi trung bình là 52,8 tuổi; ban điều hành của Đạm Cà Mau có người trẻ nhất sinh năm 1979 và có độ tuổi trung bình 50,3 tuổi; người trẻ nhất trong ban điều hành của Masan High-Tech Materials là ông Nguyễn Huy Tuấn - giám đốc tài chính sinh năm 1991, với độ tuổi trung bình của ban điều hành là 49 tuổi.

Các nhà quản lý trẻ thường được cho là thiếu quan điểm chiến lược và kiến thức sâu sắc về ngành nghề hoạt động, cũng như chưa có khả năng đại diện cho tổ chức. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác, họ cũng được đánh giá là thế hệ sẵn sàng đón nhận sự thay đổi, ‘máu lửa’ và không ngại thử thách.

Về kết quả kinh doanh, trong quý 1, GELEX ghi nhận doanh thu thuần đạt 6.660 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 108 tỷ, trái ngược với cùng kỳ lỗ 92 tỷ đồng.

Chủ tịch Trung Nam Group bị cấm xuất cảnh.

Cục Hải quan Khánh Hòa có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Trung Nam Group.

Theo thông tin từ Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa, đơn vị này có thông báo gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Tâm Thịnh (sinh năm 1973), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group).

Thông báo nêu rõ, ông Nguyễn Tâm Thịnh là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.

Thời gian tạm hoãn xuất cảnh từ ngày 6/5 đến khi người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước.

Thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Trung Nam Group.

Trước đó, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà từng công bố danh sách công khai thông tin nợ thuế đối với 12 doanh nghiệp trên địa bàn với tổng số tiền gần 64 tỷ đồng. Trong đó, Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Trung Nam có số tiền nợ quá hạn và quán hạn cưỡng chế gần 22 tỷ đồng.

Chưa hết, vào tháng 1/2024, Cục Hải quan TP. HCM đã ban hành quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan với hàng hóa xuất, nhập khẩu của Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group), do doanh nghiệp này có khoản nợ thuế hơn 27,5 tỷ đồng quá thời hạn nộp 90 ngày.

Trung Nam group từng bị Thanh tra Chính phủ điểm mặt

Cuối tháng 12/2023, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luật thanh tra về việc chấp hành chính sách trong quản lý, thực hiện quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình điện theo Quy hoạch điện VII và Quy hoạch điện VII điều chỉnh. Đáng chú ý, kết luận có nêu rõ những sai phạm trong việc mua bán điện gữa Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và nhà máy Thuỷ điện Đồng Nai 2.

Dự án thủy điện Đồng Nai 2 tại xã Tân Thượng, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng do Công ty Cổ phần Thủy điện Trung Nam (Trungnam Power – một thành viên trực thuộc Trung Nam Group) làm chủ đầu tư với công suất lắp máy là 75 MW, vốn đầu tư là 2.500 tỷ đồng.

Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, ngày 9/5/2014, công ty mua bán điện và Công ty Cổ phần thuỷ điện Trung Nam đã ký kết hợp đồng mua bán điện với giá tạm tính 1.740 đồng/kWh, cao hơn 757 đồng/kWh so với mức giá trần khung giá phát điện năm 2013 áp dụng đối với các nhà máy thuỷ điện (983 đồng/kWh) được quy định tại Quyết định số 8440/QĐ-BCT ngày 15/1/2013 của Bộ Công Thương.

Mặc dù sau đó, EVN đã đề xuất tạm thanh toán theo mức giá trần quy định của từng năm nhưng Bộ Công Thương đã chấp thuận mức giá tạm thời thanh toán là 1.740 đồng/kWh vượt khung giá quy định, điều này là chưa đúng quy định của Luật Điện lực và quy định giá mua điện không được vượt khung giá do Bộ Công Thương ban hành.

Sau khi chủ đầu tư phê duyệt quyết toán vốn đầu tư nhà máy Thuỷ điện Đồng Nai 2, Công ty Mua bán điện và chủ đầu tư đàm phán lại nhưng giá mua điện vẫn vượt khung quy định là ngoài thẩm quyền phê duyệt hợp đồng của Cục Điều tiết điện lực.

Tuy nhiên, Cục Điều tiết điện lực chưa thực hiện kiểm tra hợp đồng mua bán điện, báo cáo Bộ trưởng xem xét giải quyết theo thẩm quyền. Mặt khác, EVN và Công ty Cổ phần Thuỷ điện Đồng Nai 2 chưa kịp thời báo cáo Cục Điều tiết điện lực để kiểm tra hợp đồng mua bán điện sau khi đàm phán và ký tắt hợp đồng mua bán điện trên cơ sở quyết toán vốn đầu tư là không đúng quy định của Bộ Công Thương.

Việc đàm phán giá điện trên cơ sở số liệu quyết toán vốn đầu tư do chủ đầu tư cung cấp, trong khi số liệu kiểm toán vốn đầu tư dự án do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện thiếu tin cậy, do đó giá mua điện đang tạm thanh toán 1.740 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT) là chưa đảm quản cơ sở pháp lý.

Những tồn tại, khuyết điểm, vi phạm nêu trên dẫn đến việc đàm phán, kiểm tra, phê duyệt, xử lý các vướng mắc về giá mua điện, hợp đồng mua bán điện của nhà máy Thuỷ điện Đồng Nai 2 diễn ra từ tháng 12/2008 đến nay chưa được giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật và hợp đồng mua bán điện, Thanh tra Chính pủ xác định trách nhiệm thuộc về Cục Điều tiết điện lực và Bộ Công Thương.

1 Likes

Điều hiếm khi xảy ra trong lịch sử vừa ập đến với trùm bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam

Giữa lúc thị trường chung đang giằng co mạnh, loay hoay tìm về vùng đỉnh ngắn hạn, một cổ phiếu trụ bất ngờ ghi nhận diễn biến vô cùng sôi động.

Cụ thể, mã PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) “cháy hàng” ngay trong phiên sáng 23/5. Cổ phiếu tăng bốc 6,9% lên mức giá trần 40.300 đồng/cp. Diễn biến khởi sắc cũng đưa PLX trở thành một trong những công thần lớn nhất gồng gánh chỉ số chính VN-Index trong phiên 23/5.

Càng đặc biệt hơn khi thị giá PLX tăng kịch trần là điều hiếm khi xảy ra. Lần gần nhất cổ phiếu này tăng hết biên độ trên HoSE đã cách đây 17 tháng, vào ngày 4/1/2023.

Cổ phiếu “bốc đầu”, vốn hóa thị trường của Petrolimex cũng tăng mạnh lên hơn 51.200 tỷ đồng (~ 2 tỷ USD). Xét từ đầu năm 2024 tới nay, thị giá PLX đã tăng 21%, leo lên mức giá cao nhất trong vòng gần 2 năm trở lại đây của mã chứng khoán này.

photo-1716439255652

Petrolimex hiện là nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất Việt Nam với 17.000 cửa hàng trên toàn quốc, chiếm hơn 50% thị phần kinh doanh, bán lẻ xăng dầu cả nước. Cú nhảy vọt của cổ phiếu PLX trên sàn chứng khoán diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp ghi nhận tình hình kinh doanh tích cực. Quý 1/2024, doanh thu thuần của Petrolimex tăng 11% so với cùng kỳ đạt 75.106 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, Petrolimex ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.441 tỷ đồng, tăng gần 72% so với cùng kỳ.

Petrolimex cho biết nguyên nhân chủ yếu khiến lợi nhuận sau thuế quý 1/2024 tăng so với cùng kỳ năm 2023 là do hiệu quả từ hoạt động kinh doanh xăng dầu, hoạt động kinh doanh thuộc các lĩnh vực khác của Tập đoàn về cơ bản ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ.

Theo DN, nguồn cung năng lượng và giá dầu thế giới ổn định, không biến động mạnh như các năm; nguồn cung xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước khá ổn định, các thương nhân thực hiện nhập mua xăng dầu theo đúng kế hoạch và đảm bảo hiệu quả.

Lợi nhuận hoạt động tài chính cũng tăng so với cùng kỳ năm trước do nhận cổ tức được chia mà cùng kỳ không có; hiệu quả khi sử dụng các hợp đồng bảo hiểm tỷ giá đã hạn chế rủi ro lỗ chênh lệch tỷ giá; và kinh doanh đạt hiệu quả tốt đã làm gia tăng dòng tiền thuần và tăng lãi tiền gửi khi sử dụng dòng tiền thuần so với cùng kỳ.

Năm 2024, Petrolimex lên chỉ tiêu thận trọng với doanh thu hợp nhất tương ứng 188.000 tỷ đồng, giảm 32% so với thực hiện 2023. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất kế hoạch đạt 2.900 tỷ đồng, giảm 26% so với kết quả đạt được năm ngoái. Như vậy chỉ sau quý đầu năm, doanh nghiệp đã thực hiện được xấp xỉ 50% mục tiêu lợi nhuận năm.

photo-1716439293693

Liên quan, vào cuối tháng 5 này, Petrolimex sẽ chi khoảng 1.906 tỷ đồng để thanh toán cổ tức năm 2023 cho cổ đông theo tỷ lệ 15% (tương ứng mỗi 1 cổ phiếu sẽ nhận 1.500 đồng). Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp (CMSC) đang nắm gần 76% vốn tại Petrolimex dự kiến sẽ nhận về khoảng 1.440 tỷ đồng. Ngoài ra, cổ đông lớn từ Nhật Bản Eneos Việt Nam nắm hơn 13% vốn điều lệ sẽ nhận được khoảng 247 tỷ đồng.

Vietnam Report vừa công bố kết quả khảo sát với nhiều điểm đáng chú ý trên thị trường chứng khoán.

PHẦN LỚN DOANH NGHIỆP KỲ VỌNG NĂM SAU CHỨNG KHOÁN NÂNG HẠNG

Kết quả khảo sát cho thấy, theo góc nhìn của các doanh nghiệp đại chúng, năm 2024 vẫn là “vùng giao tranh” giữa các nhịp điều chỉnh và phục hồi của thị trường.

Có tới 88,9% số doanh nghiệp đánh giá diễn biến tăng, giảm đan xen là trạng thái chủ đạo xuyên suốt năm. Một số yếu tố có thể tạo ra những ảnh hưởng lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm nay cũng như chiều hướng tác động của chúng đã được chỉ ra.

Trong đó, việc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước triển khai các giải pháp thúc đẩy quá trình nâng hạng thị trường bao gồm cải thiện hệ thống pháp lý, nâng cao tính minh bạch và chuyên nghiệp hóa thị trường, giúp thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài và nâng cao vị thế của thị trường chứng khoán Việt Nam đang là trọng tâm chú ý khi đã vươn lên ở vị trí số 1 trong số các yếu tố ảnh hưởng, với tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn là 77,8%.

Đây đồng thời là yếu tố được kỳ vọng có tác động tích cực nhất đối với thị trường chứng khoán theo bình chọn của 66,7% số doanh nghiệp.

Kết quả khảo sát của Vietnam Report cho thấy, việc nâng hạng thị trường được doanh nghiệp đánh giá rất quan trọng với bản thân doanh nghiệp, ở mức 4,3 điểm trên thang điểm 5.

Trong đó, ba lợi ích lớn nhất theo quan điểm của doanh nghiệp bao gồm: Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế; Thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài và Tăng thanh khoản cho cổ phiếu của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc thị trường chứng khoán được nâng hạng cũng được các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ lan tỏa tác động tích cực đến lan tỏa đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế cũng như hệ thống quản trị công ty sẽ thúc đẩy cải thiện và hoạt động minh bạch để đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn.

Nhận định về thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam được FTSE chính thức nâng hạng lên thị trường mới nổi thứ cấp, phần đông doanh nghiệp đại chúng tham gia khảo sát đặt niềm tin rằng năm 2025 sẽ là thời điểm đánh dấu dấu mốc này. Trong đó gần một phần ba số doanh nghiệp tin tưởng vào kịch bản nâng hạng vào nửa đầu năm sau và 44,4% số doanh nghiệp tin tưởng rằng nửa cuối năm 2025 sẽ ghi nhận sự trưởng thành của thị trường chứng khoán Việt Nam, sau khi các nút thắt tồn tại trên thị trường được sớm cởi bỏ trong những tháng còn lại của năm 2024.

Báo cáo cũng đưa ra top 5 ngành tiềm năng có nhiều cổ phiếu tăng trưởng tốt nhất trong năm 2024 theo góc nhìn của doanh nghiệp đại chúng. 5 ngày được chọn dựa trên 4 tiêu chí quan trọng: Kết quả kinh doanh - phản ánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp; Định giá hợp lý - thường tỷ lệ P/E (giá/lợi nhuận) thấp hơn so với mức trung bình ngành hoặc có tỷ lệ P/B (giá/giá trị sổ sách) hấp dẫn; Thu hút dòng tiền - thường đi kèm với tính thanh khoản cao và Có yếu tố vĩ mô hỗ trợ - đảm bảo rằng doanh nghiệp hoạt động trong một môi trường kinh tế thuận lợi.

Với tỷ lệ 88,9% số doanh nghiệp lựa chọn, ngân hàng – trụ cột quan trọng của thị trường đã ghi nhận năm thứ hai liên tiếp nắm giữ vị trí số một trong số các ngành được dự báo có thể ghi nhận nhiều cổ phiếu tăng trưởng nhất.

Kết quả khảo sát năm 2024 chứng kiến bất động sản đã quay trở lại top những nhóm ngành tiềm năng có nhiều cổ phiếu tăng trưởng nhất theo đánh giá của các doanh nghiệp đại chúng. Dù kết quả kinh doanh trong quý 1 của ngành kém sắc, cổ phiếu của ngành vẫn được đặt kỳ vọng với điểm tựa từ câu chuyện hỗ trợ chính sách.

Lumen Vietnam Fund (LVF) vừa báo cáo hiệu suất tăng 4,49% trong nửa đầu tháng 5 đưa mức tăng từ đầu năm 2024 lên 6,73%. Mức tăng trưởng này vượt trội hiệu suất VNAS tăng 3,7% trong tháng và tăng 7,2% từ đầu năm đến nay.

Theo quỹ, hiệu suất của Lumen Vietnam Fund tăng trưởng do việc phân bổ chiến lược vào các cổ phiếu mid-cap và small-cap và việc lựa chọn cổ phiếu thành công trong các ngành khác nhau, bao gồm Hàng tiêu dùng không thiết yếu, Công nghiệp, Năng lượng, Công nghệ thông tin, Nguyên vật liệu và Hàng tiêu dùng thiết yếu.

Trong đó, ngành Hàng tiêu dùng không thiết yếu dẫn đầu về hiệu suất của quỹ với mức tăng ấn tượng 11,5%. Ngành này đã được hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu liên tục, thu hút thêm sự quan tâm của nhà đầu tư và cho phép các doanh nghiệp khai thác giá trị của tài sản của họ, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng trong tương lai.

Tiếp theo sau ngành Hàng tiêu dùng không thiết yếu, ngành Năng lượng đạt được mức tăng 10,2%, đáng kể hơn nhiều so với mức tăng 3,9% của VNAS. Điều này được hỗ trợ bởi các sáng kiến chính phủ mới và việc khởi động các dự án năng lượng mới đã giúp thúc đẩy đà tăng trưởng của ngành, cùng với những kết quả quý tích cực được công bố vào tháng 4.

Ngành Công nghệ thông tin vẫn duy trì được hiệu suất ấn tượng trong nửa đầu tháng 5, đạt mức tăng 8,4%, góp phần vào mức tăng đáng kể 33,1% từ đầu năm. Triển vọng tích cực của ngành vẫn mạnh mẽ cả trong trung hạn và dài hạn, được củng cố bởi các hợp đồng mới được ký kết. Xu hướng tăng trưởng này còn thuyết phục hơn sau khi công bố kết quả kinh doanh trong bốn tháng đầu năm, cho thấy lợi nhuận sau thuế tăng ổn định trên 20%.

Ngành Vật liệu đạt mức tăng 8,8% trong tháng, do sự phục hồi mạnh mẽ trong nhu cầu, cho thấy giai đoạn khó khăn nhất đã qua. Bên cạnh đó, kỳ vọng về các khoản thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc cũng đã góp phần vào hiệu suất tốt của các công ty trong phân khúc này.

Ngành Công nghiệp cũng thể hiện tốt, với mức tăng 5,8%. Kết quả quý đã nổi bật nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các công ty hàng không từ mức cơ sở thấp. Sự phục hồi này được kỳ vọng sẽ tiếp tục khi khách du lịch quốc tế ngày càng quay trở lại Việt Nam trong mùa hè, thêm vào đó giá dầu thấp sẽ giúp duy trì chi phí hoạt động giảm.

Cuối cùng, ngành Hàng tiêu dùng thiết yếu ghi nhận mức tăng ổn định 3,8%, góp phần vào sự vượt trội của quỹ. Hiệu suất này được khẳng định bởi các kết quả ổn định từ các công ty trong ngành và các báo cáo quý I tích cực cho thấy tiềm năng tăng trưởng bền vững.

Hiệu suất các nhóm ngành trong danh mục của quỹ VNH.

Ngành ngân hàng được quỹ theo dõi báo cáo tăng trưởng lợi nhuận 11% so với cùng kỳ năm trước trong quý I, do tài sản thu nhập ròng cao hơn và tỷ lệ chi phí/thu nhập ổn định (CIR).

Sau mức tăng trưởng quý cao kỷ lục trong quý 4/2023, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng trong danh mục của quỹ chỉ ở mức khiêm tốn 0,9% tính từ đầu năm 2024, cao hơn mức trung bình của toàn ngành là 0,3%. Tính theo tháng, các khoản giải ngân tín dụng đã có sự tăng tốc vào tháng 3 so với mức tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm 2024.

Sau khi có cải thiện trong quý 4/2023, nợ xấu (NPL) lại tăng thêm 23 điểm cơ bản so với quý trước, lên 1,9% trong quý I/2024, nhưng vẫn thấp hơn một chút so với mức đỉnh 2,07% trong quý 3/2023. Sự gia tăng NPL này có thể được gán cho tăng trưởng tín dụng chậm và khoanh nợ xấu thấp. Hầu hết các ngân hàng cho rằng sự gia tăng NPL là do khách hàng bán lẻ, ngoại trừ một số ngân hàng như MBB có gia tăng NPL từ các khoản vay doanh nghiệp do tác động của CIC từ các ngân hàng khác.

Tăng trưởng doanh thu mạnh hơn trong các quý tới sẽ giúp các ngân hàng tăng khoanh nợ xấu để kiểm soát tỷ lệ NPL, trong đó nhiều ngân hàng đặt mục tiêu giữ NPL năm 2024 tương đương hoặc thấp hơn mức năm 2023. NPL dự kiến sẽ giảm đáng kể hơn nữa vào năm 2025, với giả định áp lực nợ xấu mới thấp hơn và dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn.

Biên lãi thuần (NIM) giảm 10 điểm cơ bản so với quý trước, xuống còn 3,7% do cạnh tranh tăng trưởng tín dụng cũng như nợ xấu tăng lên. Trước xu hướng tăng lãi suất qua đêm, một số ngân hàng đã nâng lãi suất huy động vào cuối tháng 4, hàm ý về chi phí huy động cao hơn và áp lực NIM trong các quý tới. Tuy nhiên, NIM vẫn được dự báo sẽ cải thiện trong các quý tới nhờ nhu cầu tín dụng phục hồi và kỳ vọng NPL giảm.

Đánh giá về triển vọng ngành Ngân hàng, theo quỹ, vào tháng 4/2024, tất cả các ngân hàng trong danh mục theo dõi của VNHAM đã tổ chức thành công các cuộc họp đại hội cổ đông thường niên, trong đó hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng 10%-15%, ngoại trừ VPB (tăng 114% so với năm trước) và LPB (tăng 49,1% so với năm trước).

Quỹ dự báo lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ tăng 12-16% so với năm trước vào năm 2024, do tăng trưởng tín dụng 12-14% và cải thiện nhẹ cả NIM và chi phí dự phòng. Lợi nhuận ngành ngân hàng dự kiến sẽ tăng trưởng một chữ số % so với quý trước nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ hơn và cải thiện NIM, mức tăng trưởng lợi nhuận 15%-20% so với năm trước trong quý II và quý III/2024 do cơ sở so sánh thấp của năm 2023.

Sau Đại hội đồng cổ đông thường niên, các ngân hàng đang xử lý việc chi trả cổ tức (tiền mặt và cổ phiếu) trong quý II/2024, tăng vốn điều lệ hoặc phân phối lại cho cổ đông.

Bên cạnh đó, một số ngân hàng cũng được phê duyệt để huy động vốn nhằm tận dụng các cơ hội tăng trưởng tiềm năng, cũng như chuẩn bị đáp ứng Basel III trong tương lai. Tại thời điểm này, tất cả các ngân hàng trong danh mục theo dõi của VNHAM đều đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, trong khi một số ngân hàng đã tuyên bố đạt Basel III nội bộ. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) đạt 11,7% vào cuối năm 2023, với tỷ lệ vốn cấp 1 là 10,8%.