Tình hình hiện nay- Cập nhật tin

Trung Quốc lại khiến thế giới kinh ngạc: Chi hơn 35.000 tỷ đồng bê 3,3 triệu tấm pin ra biển, phủ rộng bằng 2.616 sân bóng, đủ dùng cho 230.000 người quanh năm

Nhà máy quang điện ngoài khơi cảng Hải Tân, thuộc thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc đã chính thức được khởi công từ ngày 19/5.

Tập đoàn Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc (CNNC) cho biết đây sẽ là một dấu mốc quan trọng trong việc tăng cường chuyển đổi xanh để đáp ứng các mục tiêu trung hoà carbon trước năm 2060.

Theo CNNC, đây là dự án trang trại năng lượng mặt trời ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc với diện tích được phê duyệt là 1.868 ha, tương đương khoảng 2.616 sân bóng đá tiêu chuẩn. Dự án có tổng vốn đầu tư 9,88 tỷ nhân dân tệ (1,39 tỷ USD hay hơn 35,3 nghìn tỷ VNĐ). Với công suất 2 triệu kW, công trình này dự kiến sẽ giúp tiết kiệm khoảng 680.000 tấn than/năm và giảm 1,77 triệu tấn CO2/năm.

Dự án nằm trong khu vực biển ấm dành riêng cho Nhà máy điện Hạt nhân Tianwan. Một khu vực nước là nơi xả nước ấm của nhà máy điện hạt nhân và khu vực lân cận được chỉ định để xây nhà máy quang điện ngoài khơi.

Toàn bộ khu vực dự án quang điện được chia thành hai phần: ngoài khơi và trên bờ. Phần ngoài khơi bao gồm hơn 3,3 triệu mô-đun quang điện tạo thành 480 mảng. Phần trên bờ là nơi lưu trữ được đến 400 MW giờ điện.

Trung Quốc lại khiến thế giới kinh ngạc: Chi hơn 35.000 tỷ đồng bê 3,3 triệu tấm pin ra biển, phủ rộng bằng 2.616 sân bóng, đủ dùng cho 230.000 người quanh năm- Ảnh 2.

Hoạt động xây dựng dự án trang trại năng lượng mặt trời ngoài khơi lớn nhất Trung Quốc đang được tiến hành.

Một công ty thuộc CNNC dự kiến sẽ quản lý nhà máy điện. Khu vực lưu trữ trên bờ đang trong giai đoạn cuối, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong cuối tháng 6.

Theo CNNC, dự án sẽ được hoà lưới điện quốc gia vào tháng 9 năm 2024 và công suất tối đa dự kiến sẽ được kết nối vào năm 2025.

Trong thời gian 25 năm hoạt động, dự án khổng lồ này dự kiến sẽ sản xuất bình quân 2,234 tỷ kWh điện/năm, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng năm cho 230.000 người dân.

Trung Quốc lại khiến thế giới kinh ngạc: Chi hơn 35.000 tỷ đồng bê 3,3 triệu tấm pin ra biển, phủ rộng bằng 2.616 sân bóng, đủ dùng cho 230.000 người quanh năm- Ảnh 3.

Lin Boqiang, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, nói với Global Times hôm Chủ nhật rằng, dự án này đóng vai trò là một minh chứng quan trọng cho việc sản xuất điện mặt trời ngoài khơi. Lợi thế của dự án này là vị trí gần nơi có nhu cầu điện lớn.

Giám đốc Lin lưu ý: “Vì các khu vực ven biển phía đông nam nằm trong số những khu vực phát triển nhanh nhất của Trung Quốc với nhu cầu điện cao, tiềm năng cho các trang trại năng lượng mặt trời ngoài khơi vẫn còn rất lớn”.

Dự án quang điện mới, kết hợp với nhà máy hạt nhân, sẽ tạo thành cơ sở năng lượng toàn diện quy mô lớn với tổng công suất lắp đặt trên 10 GW. Đây sẽ là dự án tiên phong cho cơ sở năng lượng sạch tích hợp giữa quang điện và điện hạt nhân.

Tổng hợp CGTN, ECNS

Sau quãng rung lắc trong phiên sáng, lực cầu trở lại nhóm vốn hóa lớn dẫn dắt VN-Index bứt phá mạnh trong phiên chiều. VN-Index kết phiên 23/5 với mức tăng 14,12 điểm tại 1.281 điểm. Dòng tiền giảm nhiệt so với phiên trước đó với thanh khoản khớp lệnh trên HOSE đạt gần 21.000 tỷ đồng.

Giao dịch khối ngoại cân bằng khi họ mua ròng 58 tỷ đồng trên toàn thị trường.

Trên HOSE, khối ngoại mua ròng 66 tỷ đồng.

Tại chiều mua, cổ phiếu DBC là tâm điểm mua ròng của khối ngoại với giá trị 100 tỷ đồng. Theo sau, MWG và HPG là hai mã tiếp theo được gom 80 và 79 tỷ đồng. Ngoài ra, PC1 và FUEVFVND cũng được mua 78 và 61 tỷ đồng.

Capture.PNG

Ngược lại, FPT chịu áp lực bán mạnh nhất của khối ngoại với hơn 187 tỷ đồng, VHM cũng tiếp tục chịu áp lực “xả” với 81 tỷ đồng. Đáng chú ý, VND và GAS cũng bị 68 tỷ đồng và 38 tỷ đồng.

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 0,3 tỷ đồng

Tại chiều mua, MBS được mua ròng mạnh nhất với giá trị 12 tỷ đồng. Bên cạnh đó, PLC xếp tiếp theo trong sách mua ròng mạnh trên HNX với 4 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại cũng chi vài tỷ đồng để gom ròng DTD, TNG, PVS.

Capture1.PNG

Chiều ngược lại, IDC là mã chịu áp lực bán ròng của khối ngoại với giá trị gần 8 tỷ đồng; theo sau HUT, SHS, CEO bị bán vài tỷ đồng.

Trên UPCOM, khối ngoại bán ròng 7 tỷ đồng

Chiều mua, cổ phiếu QNS được khối ngoại mua 20 tỷ đồng. Theo sau, ACV và DGT cũng được mua ròng mỗi mã vài tỷ đồng.

Capture36.PNG

Ngược chiều, MCH bị khối ngoại bán ròng gần 19 tỷ đồng, ngoài ra khối ngoại cũng bán ròng tại VEA, LTG, ,…

Chỉ trong 20 năm, một công nghệ của Trung Quốc từ kẻ đi sau đã vượt Mỹ và Châu Âu, khiến Phương Tây cúi đầu chịu thua, chiếm hơn 90% thị trường toàn cầu

Trung Quốc đã thành công rực rỡ khi nâng tầm chuỗi cung ứng, thoát khỏi các sản phẩm kỹ thuật thấp như quần áo, đồ nội thất và thiết bị gia dụng để tiến đến các sản phẩm công nghệ cao mà Phương Tây cũng phải chịu thua.

Vào thập niên 1980, công nghệ điện mặt trời tại Mỹ đã đủ sức cung ứng ổn định cho người dân đến mức chính phủ liên bang đã phải ban hành luật mới trong mảng sử dụng, buôn bán nguồn năng lượng này.

Tại thời điểm đó, công nghệ phát triển những tấm pin năng lượng mặt trời ở Trung Quốc vẫn còn non trẻ khi mới chỉ bắt đầu từ năm 1975.

Đến thập niên 2000, Châu Âu mà cụ thể là Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực bắt đầu sử dụng rộng rãi điện mặt trời với tổng sản lượng lên đến hơn 7GW mỗi năm. Công nghệ điện mặt trời tại Đức lúc này được tờ Nikkei Asian Review đánh giá là đứng đầu thế giới.

Tại thời điểm này, Trung Quốc vẫn chưa có nhiều tiếng tăm gì trên thị trường.

Năm 2006, nền kinh tế Châu Á chỉ chiếm 2 trên tổng số 10 thương hiệu sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.

Chỉ trong 20 năm, một công nghệ của Trung Quốc từ kẻ đi sau đã vượt Mỹ và Châu Âu đến mức khiến Phương Tây cúi đầu chịu thua, chiếm hơn 90% thị trường toàn cầu - Ảnh 2.

Thế nhưng bước sang năm 2010, con số này đã tăng lên 6 và hiện nay 8/10 thương hiệu sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới là của Trung Quốc.

Thậm chí 3 thương hiệu còn lại của Hàn Quốc, Canada và Mỹ cũng đặt nhà máy sản xuất chủ yếu ở Trung Quốc nhờ chi phí rẻ.

Cách đây 10 năm, Trung Quốc chủ cung ứng được 40% tổng số tấm pin năng lượng mặt trời trên toàn cầu thì giờ đây con số này là hơn 90% và gần như độc quyền ở mảng này.

Vậy tại sao Trung Quốc lại có thể vượt mặt Mỹ lẫn Châu Âu ở mảng mà họ từng đi sau trong khoảng thời gian ngắn đến vậy?

Tiền nhiều để làm gì

Trên thực tế, ngành công nghiệp điện mặt trời tại Trung Quốc chỉ thực sự bùng nổ từ đầu thập niên 2000 khi chính quyền Bắc Kinh có định hướng dài hạn về một nguồn năng lượng sạch thay cho than đá và dầu mỏ.

Việc Trung Quốc thiếu dầu mỏ và phải phụ thuộc vào nhập khẩu, trong khi than đá gây ô nhiễm môi trường, còn thủy điện dính dáng đến vị trí địa lý và mực nước khiến chính quyền Bắc Kinh cần tìm giải pháp mới.

Kể từ đây, Trung Quốc đã đổ hàng trăm tỷ USD tập trung cho 3 mảng chính là xe điện, ắc quy điện Lithium và tấm pin năng lượng mặt trời.

Chỉ trong 20 năm, một công nghệ của Trung Quốc từ kẻ đi sau đã vượt Mỹ và Châu Âu đến mức khiến Phương Tây cúi đầu chịu thua, chiếm hơn 90% thị trường toàn cầu - Ảnh 3.

Riêng trong năm 2010, các ngân hàng Trung Quốc đã cho vay 30 tỷ USD vốn ưu đãi cho 5 hãng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất nước.

“Dòng tiền khổng lồ của Trung Quốc là thứ chẳng ai có thể cạnh tranh nổi. Kể cả khi nhu cầu thị trường đi xuống thì Trung Quốc vẫn cứ tiếp tục sản xuất để rồi bán ra thị trường nước ngoài. Nếu không có biện pháp thì sẽ chẳng còn thương hiệu tấm pin năng lượng mặt trời Mỹ nào còn tồn tại nổi trên thị trường”, giám đốc marketing Bryan Ashley của Suniva than thở.

Bên cạnh hỗ trợ tài chính, Trung Quốc còn tung ra nhiều chính sách ưu đãi về thuế, môi trường kinh doanh… để thúc đẩy ngành. Thêm vào đó là đà tăng trưởng kinh tế thần tốc khiến chuỗi cung ứng của nước này phát triển mạnh, tạo nền móng vững chắc cho gia tăng sản lượng lẫn phát triển công nghệ.

Hệ quả là giờ đây các tấm pin năng lượng Trung Quốc không những rẻ mà còn hiện đại, sản lượng cao sẵn sàng đáp ứng cho mọi khách hàng, kể cả các đối thủ muốn thuê ngoài đặt nhà máy tại đây.

Hiện nay sản lượng sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời của Trung Quốc cao gấp 4 lần Mỹ. Thậm chí vào năm 2023, tổng sản lượng tấm pin năng lượng mặt trời tại nền kinh tế Châu Á này bằng toàn bộ sản lượng của Mỹ trong lịch sử cộng lại.

Chỉ trong 20 năm, một công nghệ của Trung Quốc từ kẻ đi sau đã vượt Mỹ và Châu Âu đến mức khiến Phương Tây cúi đầu chịu thua, chiếm hơn 90% thị trường toàn cầu - Ảnh 4.

Không dừng lại đó, Trung Quốc đã giảm giá bán buôn tấm pin năng lượng mặt trời đi gần 50%, gia tăng xuất khẩu sản phẩm này thêm 38% và các linh kiện chủ chốt lên gần gấp đôi.

Vậy là từ kẻ đi sau, Trung Quốc giờ đây đang khiến cả Mỹ lẫn Châu Âu phải vật lộn để giữ cho các công ty phát triển tấm năng lượng mặt trời nội địa không phá sản dù vẫn muốn phát triển nguồn năng lượng sạch.

Run rẩy

Tờ New York Times (NYT) nhận định động thái thay thế “bộ 3 công nghiệp cũ” gồm quần áo, đồ nội thất và thiết bị gia dụng để chuyển mình lên “bộ 3 mới” gồm xe điện, ắc quy điện Lithium và tấm pin năng lượng mặt trời là có tầm nhìn xa.

Việc Mỹ và Châu Âu đi trước Trung Quốc trong mảng tấm pin năng lượng mặt trời đã khiến các nhà hoạch định chính sách Phương Tây chủ quan, tạo điều kiện để nước này vượt mặt.

Theo NYT, chính các quan chức Châu Âu giờ đã phải cay đắng nhận ra việc chủ quan chấp nhận tấm pin năng lượng mặt trời có thể sản xuất ở bất kỳ đâu trong khi Trung Quốc hỗ trợ mạnh sản xuất nội địa cách đây hơn chục năm đã tạo nên tình thế hiện nay.

Giờ đây Phương Tây muốn phát triển năng lượng sạch nhưng lại bị phụ thuộc vào Trung Quốc, trong khi các nhà máy tấm pin năng lượng mặt trời nội địa ở Châu Âu hay Mỹ đều đang đối mặt khả năng phá sản trước dòng lũ sản phẩm từ Châu Á nếu không có sự bảo hộ của chính phủ.

Chỉ trong 20 năm, một công nghệ của Trung Quốc từ kẻ đi sau đã vượt Mỹ và Châu Âu đến mức khiến Phương Tây cúi đầu chịu thua, chiếm hơn 90% thị trường toàn cầu - Ảnh 5.

Được biết, lợi thế về chi phí của Trung Quốc là rất lớn. Một đơn vị nghiên cứu của Ủy ban châu Âu trong một báo cáo hồi tháng 1 cho biết các công ty Trung Quốc có thể sản xuất tấm pin mặt trời với công suất phát điện từ 16 đến 18,9 cent/watt. Trong khi đó, các công ty châu Âu tốn 24,3-30 cent/watt còn các công ty Mỹ mất khoảng 28 cent.

Ngoài ra, Trung Quốc cấp đất cho các nhà máy sản xuất pin mặt trời với giá thấp hơn thị trường. Phía ngân hàng quốc doanh cũng cho vay rất nhiều với lãi suất thấp dù một số công ty năng lượng mặt trời thua lỗ và phá sản.

Giá điện thấp ở Trung Quốc tạo ra sự khác biệt lớn. Than cung cấp 2/3 lượng điện trên cả nước, song các công ty Trung Quốc vẫn cố gắng giảm chi phí hơn nữa bằng cách lắp đặt các trang trại năng lượng mặt trời ở sa mạc phía Tây - nơi đất công về cơ bản là miễn phí. Sau đó, các công ty sẽ sử dụng điện từ những trang trại này để tạo ra nhiều polysilicon - một trong những nguyên vật liệu tạo ra tấm pin mặt trời.

Nền kinh tế lớn nhất châu Á này đang rót hàng tỷ USD vào các nhà máy polysilicon – nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất tấm pin mặt trời. Trong bối cảnh tắc nghẽn chuỗi cung ứng đẩy giá một loạt các mặt hàng, từ khí đốt tự nhiên đến thịt bò trên khắp các siêu thị, polysilicon chỉ là một trong số vô vàn các nguyên liệu thô xuất hiện trong chuỗi khủng hoảng.

Chỉ trong 20 năm, một công nghệ của Trung Quốc từ kẻ đi sau đã vượt Mỹ và Châu Âu đến mức khiến Phương Tây cúi đầu chịu thua, chiếm hơn 90% thị trường toàn cầu - Ảnh 6.

Hiện tăng trưởng điện mặt trời tại Trung Quốc không hề có dấu hiệu chậm lại, nhất là trong bối cảnh chính phủ nước này đặt mục tiêu trung hòa khí thải carbon vào năm 2060. Động lực chủ yếu đến từ việc Trung Quốc có hầu hết mọi thứ cần thiết để sản xuất polysilicon một cách nhanh nhất và rẻ nhất, từ hầm mỏ, nhà máy đến nhân công.

Như vậy, sức mạnh sản xuất của Trung Quốc là không thể chối cãi. Hàng nhập khẩu giá rẻ từ đại lục thậm chí còn khiến một số doanh nghiệp EU rơi vào khủng hoảng. Thông báo đóng cửa sản xuất đang chồng chất.

Thậm chí ngành thiết bị điện mặt trời châu Âu cảnh báo một nửa công suất sản xuất có thể biến mất trừ khi chính phủ vào cuộc.

Cụ ông nhặt được 20 cọc tiền tổng trị giá 5 tỷ đồng, vội nộp cho cảnh sát: Chủ nhân của số tiền bị triệu tập nhưng từ chối nhận vì 1 lý do

## Hóa ra cụ ông và chủ nhân của số tiền này có mối quan hệ đặt biệt. Việc ông Trần thấy được cả 1 balo tiền là có lý do.

Vào khoảng 9h sáng ngày 26/10/2023, ông Trần, một công nhân vệ sinh ở Tứ Xuyên, Trung Quốc đang di chuyển rác thải giữa thùng rác số 115 và 113 như mọi ngày. Khi mở thùng rác số 115, ông phát hiện bên trong có một chiếc balo đen căng phồng được đặt ngay phía trên. Vội mở khóa kéo, người đàn ông phát hiện bên trong là một túi vải màu trắng được buộc chặt. Ông tiếp tục dùng sức để mở chiếc túi còn lại.

“Bên trong là những xấp tiền mới cứng. Tôi đếm phải có đến 20 cọc tiền đã được xếp gọn gàng. Tổng số tiền này ước tính phải lên đến 1,5 triệu NDT (khoảng hơn 5 tỷ đồng)”, ông Trần kể lại.

Cụ ông nhặt được 20 cọc tiền tổng trị giá 5 tỷ đồng, vội nộp cho cảnh sát: Chủ nhân của số tiền bị triệu tập nhưng từ chối nhận vì 1 lý do- Ảnh 1.

Ngay khi phát hiện số tiền lớn như vậy, người đàn ông này khá bối rối. Ông cho biết bản thân là một công nhân vệ sinh tại trạm này đã hơn 20 năm. Mỗi tháng, ông chỉ kiếm được 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng). Ông chưa khi nào tưởng tượng ra việc mình được nhìn thấy tận mắt một số lượng tiền lớn như vậy.

“Mặc dù tôi nghèo khó nhưng sẽ không lấy những thứ không thuộc về mình. Chủ nhân của số tiền này chắc hẳn sẽ vô cùng lo lắng khi bị thất lạc số tiền. Không chút do dự, ngay khi đó, tôi đã liên lạc với cảnh sát địa phương để giao nộp”, ông Trần chia sẻ.

Cụ ông nhặt được 20 cọc tiền tổng trị giá 5 tỷ đồng, vội nộp cho cảnh sát: Chủ nhân của số tiền bị triệu tập nhưng từ chối nhận vì 1 lý do- Ảnh 2.

Ông cho biết, tại trụ sở, viên cảnh sát yêu cầu cung cấp địa chỉ nơi nhặt được balo tiền này nhằm kiểm tra camera để tìm ra chủ nhân. Dựa theo hình ảnh ghi nhận được từ camera khu vực gần đó, một người đàn ông bịt kín mặt đã đặt chiếc balo này vào thùng rác số 115. Tuy nhiên, dựa theo hành động của người này dường như việc bỏ chiếc balo tiền vào thùng rác là có chủ ý.

Ngay sau đó, anh ta không rời đi mà đã đứng nép trong con ngõ gần đó như để quan sát sự việc. Cho đến khi ông Trần mở thùng rác và cầm được chiếc balo này, người đàn ông đi về phía cuối ngõ và rời đi.

Dựa theo những thông tin thu thập được, đội cảnh sát địa phương đã huy động lực lượng để tìm ra người đàn ông mặc áo đen. Sau khoảng 24h, người này đã được triệu tập tại đồn cảnh sát.

Ban đầu, khi được hỏi về balo tiền này, anh một mực từ chối, khẳng định nó không phải của mình. Cho đến khi cảnh sát trích xuất hình ảnh camera, anh mới giãi bày.

Người này cho biết anh chính là con trai của ông Trần. Anh kể lại rằng nhiều năm về trước, gia đình nghèo khó đến nỗi không có cơm ăn, mẹ lại bệnh nặng. Khi ấy, ông Trần đã phớt lờ vợ con mà bỏ đi. Sau này, khi mẹ qua đời vì không có tiền chữa bệnh cùng hàng loạt biến cố xảy ra, anh không thể tha thứ cho người cha của mình. Khi đã đi làm, anh quyết tâm kiếm thật nhiều tiền để thay đổi số phận cuộc đời. May mắn, sau 10 năm ra trường, người đàn ông này đã tự mở được công ty của riêng mình với hàng nghìn nhân sự.

Lúc này, anh muốn tìm lại người cha đã mất liên lạc từ lâu. Bằng các mối quan hệ, anh biết được tình hình cuộc sống hiện tại của cha mình. Biết được cụ ông đang có cuộc sống vô cùng khó khăn, anh mong muốn được giúp đỡ cha. Song không muốn lộ diện, anh đã dùng cách đặt balo tiền vào chính thùng rác ông vẫn dọn dẹp hàng ngày.

Con trai ông Trần cho biết anh nghĩ rằng khi phát hiện ra số tiền lớn như này cụ ông sẽ mang về dùng chứ không nghĩ đến việc ông sẽ giao nộp cho cảnh sát. Để rồi, 2 cha con phải gặp nhau tại đây.

Với sự hỗ trợ của cảnh sát, 2 cha con ông Trần hàn gắn lại mối quan hệ tình cảm. Tại đây, anh từ chối nhận số tiền trong chiếc balo, chính thức trao lại toàn bộ cho bố của mình.

Sau nhiều năm xa cách, ông Trần đã òa khóc khi gặp lại con trai. Ông cho biết rất mong nhớ con nhưng vì những lỗi lầm đã gây ra nên không dám gặp lại. Nhân cơ hội này, cụ ông cũng giãi bày tất cả và mong được con tha thứ.

TCH: Tài chính Hoàng Huy làm chủ đầu tư cao ốc trị giá gần 3.000 tỷ đồng tại Hải Phòng.

Tài Chính Hoàng Huy là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị (chung cư kết hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ) trị giá gần 3.200 tỷ đồng.

UBND TP. Hải Phòng vừa có quyết định chấp thuận Công ty CP Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (HOSE: TCH) làm chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị (chung cư kết hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ) trị giá gần 3.200 tỷ đồng.

image

Tài chính Hoàng Huy làm chủ đầu tư cao ốc tại Hải Phòng

Dự án đầu tư xây dựng chỉnh trang đô thị (chung cư kết hợp Trung tâm thương mại, dịch vụ) được thực hiện trên khu đất có diện tích 1,62ha, tại lô OTM2-1, N2-3, CX2-4 thuộc ô phố A2 trong quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 của quận Lê Chân, TP. Hải Phòng. Khu đất có vị trí đắc địa khi có một mặt tiếp giáp đường Tô Hiệu, một mặt giáp đường Mê Linh.

Hạng mục chính tại dự án là tòa chung cư thương mại cao 40 tầng, với tổng vốn đầu tư dự án hơn 3.179,4 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự án là hơn 2.763,9 tỷ đồng, chi phí bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng dự kiến là hơn 415,5 tỷ đồng (bao gồm cả tài sản công tạm tính hơn 812 triệu đồng). Trong đó, vốn góp của nhà đầu tư là hơn 635 tỷ đồng (tương đương 20% tổng vốn đầu tư), vốn huy động hơn 2.543 tỷ đồng (tương đương 80% tổng vốn đầu tư).

Dự án được thực hiện trong vòng 60 tháng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm.

Trước đó vào tháng 12/2023, dự án được Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng phát thông báo kêu gọi đầu tư. Kết quả mở hồ sơ cho thấy, Tài chính Hoàng Huy là nhà đầu tư duy nhất đăng ký thực hiện dự án.

Tập trung phát triển các dự án đại đô thị

Dựa trên các dự án đang phát triển, Tài chính Hoàng Huy đang sở hữu quỹ đất gần 150 ha thông qua hình thức đối ứng BT hoặc đấu thầu. Phần lớn quỹ đất của doanh nghiệp này đều đã có các phê duyệt quan trọng như giấy phép kinh doanh, chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông,…

Trong bối cảnh pháp lý bất động sản có nhiều biến động lớn, việc sở hữu quỹ đất sạch được xem là một lợi thế lớn của Tài chính Hoàng Huy.

Đáng chú ý, khác với giai đoạn phát triển trước với việc tập trung vào các dự án chung cư, trong giai đoạn tới đây, Tài chính Hoàng Huy sẽ dồn toàn lực khai thác các đại dự án quy mô lớn, danh mục sản phẩm thành phần đa dạng từ căn hộ nhà ở xã hội đến biệt thự cao cấp.

Tại ngày 31/3/2024, tồn kho bất động sản của Tài chính Hoàng Huy là 9.553 tỷ đồng với nhiều dự án có chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn như: dự án Khu đô thị Đỗ Mười (4.937 tỷ đồng), dự án Hoàng Huy Green River (1.581 tỷ đồng), dự án Hoàng Huy New City (931 tỷ đồng),…

Các dự án này đều tập trung tại huyện Thủy Nguyên - nơi được quy hoạch thành thành phố trực thuộc TP.Hải Phòng sau năm 2030. Trung tâm chính trị - hành chính mới của TP. Hải Phòng với quy mô 324 ha, tổng đầu tư 10.000 tỷ đồng đã được khởi công xây dựng tại huyện Thủy Nguyên từ tháng 1/2023 và dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm nay. Các công trình hạ tầng kết nối vùng lân cận cũng đang được TP.Hải Phòng đầu tư phát triển với tốc độ nhanh.

Do đó, Tài chính Hoàng Huy được kỳ vọng sẽ hưởng lợi trực tiếp từ quy hoạch trên. Theo Chứng khoán DSC, đây có thể là bước chuyển mình của Tài chính Hoàng Huy để trở thành nhà phát triển bất động sản mạnh và chuyên nghiệp hơn, từ đó nâng mức nền kết quả kinh doanh lên cao hơn giai đoạn trước.

Hãng chứng khoán DSC hiện nhận định hiệu ứng đột biến của dự án Hoàng Huy Commerce đến kết quả kinh doanh của Tài chính Hoàng Huy sẽ duy trì trong 1 - 2 quý nữa, với mức doanh thu ghi nhận thêm khoảng 1.500 tỷ đồng, phần còn lại của dự án sẽ được ghi nhận “chậm rãi” cho đến khi quỹ hàng được bán hết. Điểm rơi lợi nhuận của dự án này sẽ nằm trong quý 3 - quý 4/2024.

Hiện Tài chính Hoàng Huy đang lên kế hoạch mở bán dự án HH New City. Dự án này có quy mô lên tới 65 ha tại huyện Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, bao gồm các sản phẩm đất nền biệt thự, liền kề, shophouse, chung cư thương mại và căn hộ nhà ở xã hội. Hiện khu liền kề, nhà ở xã hội tại dự án này đã hoàn thành việc xây thô.

Do đó, Tài chính Hoàng Huy có thể triển khai việc mở bán các căn hộ nhà ở xã hội, tạo doanh thu gối đầu sau khi kết thúc việc mở bán ở dự án Hoàng Huy Commerce. Đối với dự án Khu đô thị Đỗ Mười có quy mô 50 ha, Tài chính Hoàng Huy đang hoàn tất các thủ tục pháp lý bán đầu sau khi trúng đấu thầu tại khu đất này.

Doanh thu hơn 52.058 tỷ đồng, EVN Hà Nội báo lãi thuần chỉ 5 tỷ đồng.

Năm 2023, Tổng Công ty điện lực thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) báo lãi thuần ở mức 5,05 tỷ đồng trong khi doanh thu ghi nhận hơn 52.058 tỷ đồng.

Thông tin giới thiệu trên website của EVN Hà Nội. Ảnh chụp màn hình.

Theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2023 kiểm toán của EVN Hà Nội vừa công bố, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của EVN Hà Nội đạt 52.058 tỷ đồng, tăng khoảng 11,2% so với năm trước.

Với mức giá vốn bán hàng và cung cấp dịch vụ hơn 48.920 tỷ đồng, EVN báo lãi gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ ở mức hơn 3.138 tỷ đồng.

Tuy nhiên, do gánh nặng từ một loạt chi phí gồm: Chi phí tài chính (lãi vay) lên đến hơn 1.468 tỷ đồng; Chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 1.057 tỷ đồng; Chi phí bán hàng hơn 813,7 tỷ đồng đã kéo tụt lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của EVN Hà Nội về còn 5,051 tỷ đồng dù trong năm EVN Hà Nội cũng đã ghi nhận hơn 206 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính và hơn 11,4 triệu đồng từ lãi trong công ty liên kết.

Doanh thu hơn 52.058 tỷ đồng, EVN Hà Nội báo lãi thuần chỉ 5 tỷ đồng- Ảnh 2.

Nguồn: EVN Hà Nội

Dù chỉ lãi thuần từ hoạt động kinh doanh hơn 5 tỷ đồng nhưng do ghi nhận hơn 47,8 tỷ đồng lợi nhuận khác (không được thuyết minh trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2023 kiểm toán), sau khi trừ hơn 8,9 tỷ đồng chi phí khác, EVN Hà Nội báo lãi kế toán trước thuế hơn 43,9 tỷ đồng. Sau khi từ thuế TNDN, EVN Hà Nội báo lãi ròng 26,4 tỷ đồng.

Đáng chú ý, dù kết quả kinh doanh không mấy khả quan nhưng tại thời điểm cuối năm 2023, EVN Hà Nội đang có đến hơn 436,2 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng và hơn 1.860 tỷ đồng các khoản tương đương tiền được thuyết minh là các khoản tiền gửi có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng tại các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng hưỡng lãi suất từ 0,2 đến 4,75%/năm.

Bên cạnh đó, kết thúc năm 2023, EVN Hà Nội cũng đang có đến hơn 3.656 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn được thuyết minh là các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 6 tháng đến 1 năm tại các ngân hàng thương mại và công ty tài chính hưởng lãi suất từ 3,4% đến 8,7%/năm.

Về quỹ khen thưởng phúc lợi, trong năm 2023, EVN Hà Nội chi hơn 164,4 tỷ đồng, tính trên số lượng nhân viên tại ngày 31/12/2023 là 7.534 người, trong năm mỗi người lao động của EVN Hà Nội trung bình nhận hơn 21,85 triệu đồng tiền khen thưởng phúc lợi. Năm 2022, số tiền khen thưởng phúc lợi mà mỗi người lao động EVN Hà Nội nhận về trung bình khoảng hơn 37,2 triệu đồng.

Trên bảng cân đối kế toán, tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của EVN Hà Nội đạt 33.423 tỷ đồng, tăng 2,3% so với con số đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn hơn 8.308 tỷ đồng và tài sản dài hạn hơn 25.115 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/12/2023, hàng tồn kho của EVN Hà Nội tăng lên 893 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với hồi đầu năm. Chiếm phần lớn là nguyên vật liệu với 853 tỷ đồng; công cụ, dụng cụ 37 tỷ đồng và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang hơn 2,8 tỷ đồng.

Đáng chú ý, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước tính đến 31/12/2023 của EVN Hà Nội hơn 11,8 tỷ đồng, tăng gấp gần 2,8 lần so với đầu năm. Phải trả người lao động lên tới hơn 743,8 tỷ đồng, tăng 17,4% so với con số 633,6 tỷ đồng hồi đầu năm.

Tại thời điểm cuối năm 2023 nợ phải trả của EVN ghi nhận ở mức 22.498 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần vốn chủ (10.925 tỷ đồng).

Về EVN Hà Nội, theo thư ngỏ của ông Nguyễn Danh Duyên, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội trên website của điện lực Hà Nội, doanh nghiệp có tiền thân là Nhà máy đèn Bờ Hồ, khởi công xây dựng từ năm 1892) được thành lập theo Quyết định số 738/QĐ-BCT ngày 05/2/2010 của Bộ Công Thương, là một trong 5 Tổng công ty phân phối điện trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có nhiệm vụ quản lý vận hành, kinh doanh bán điện và đầu tư phát triển lưới điện từ cấp điện áp 220kV trở xuống trên địa bàn TP Hà Nội.

Theo ông Duyên, xác định mục tiêu “Luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của mọi khách hàng với chất lượng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng hoàn hảo”, Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội đã và đang tiếp tục nâng cao hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 ÷ 2008, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải cách hành chính trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao độ tin cậy của lưới điện đảm bảo vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn, ổn định phục vụ các hoạt động chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế và đời sống nhân dân trên địa bàn toàn Thành phố.

Bên cạnh đó, cũng theo Chủ tịch HĐTV Nguyễn Danh Duyên, EVN Hà Nội cũng không ngừng đổi mới, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước, đẩy mạnh thực thi văn hoá doanh nghiệp và các hoạt động xã hội vì lợi ích cộng đồng…

Lặng lẽ tích luỹ và nhiều đất chỉ sau Novaland, Vinhomes… một công ty BĐS có 21.400 tỷ hàng tồn kho, đặc biệt chi mạnh cho dự án 16,4ha ở Bình Chánh.

Với chiến lược này, công ty đánh đổi bằng việc vay nợ, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu quý 1/2024 là 32,9%, cao hơn mức 16,8% trong quý cuối năm 2023 do Công ty tăng vay nợ để tài trợ cho đầu tư vào hàng tồn kho.

Theo báo cáo phân tích mới nhất từ SSI Research, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (mã chứng khoán KDH) đã và đang tiếp tục gia tăng mạnh hàng tồn kho.

Khang Điền đã liên tục tích lũy đất dự án thông qua M&A, kết thúc năm 2023, công ty này gây chú ý khi ghi nhận con số tồn kho cao nhất từ trước đến nay lên gần 18.800 tỷ đồng, đưa doanh nghiệp lọt Top 4 nhóm công ty bất động sản niêm yết có tồn kho cao nhất, vượt mặt Nam Long, Đất Xanh và Phát Đạt.

Cuối quý 1/2024, tgiá trị hàng tồn kho và xây dựng cơ bản dở dang (CIP) của Khang Điền đã lên tới 21.400 tỷ đồng, tăng 1.700 tỷ so với đầu năm

Các dự án chiếm tỷ trọng trọng yếu trên tổng danh mục CIP của Khang Điền, bao gồm:

  • Dự án khu đô thị Tân Tạo (6.700 tỷ đồng),

  • Dự án Green Village (Phong Phú 2; 1.670 tỷ đồng),

  • Dự án Emeria (3.420 tỷ đồng),

  • Dự án Solina (1.420 tỷ đồng) và Bình Trưng (3.7400 tỷ đồng)…

Đáng chú ý, dự án The Solina có diện tích đất 16,4 ha tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM đã tăng mạnh chi phí đầu tư, từ chỉ 610 tỷ trong quý 4/2023 lên 1.420 tỷ đồng trong quý 1/2024 (tăng hơn 2,3 lần).

SSI Research dự đoán Khang Điền có thể đã trả chi phí quyền sử dụng đất cho dự án này.

Dự án The Solina có tên cũ là Dự án Corona City, thuộc Khu dân cư 11A, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM. Dự án có quy mô 16,42 ha bao gồm căn hộ, nhà phố và biệt thự. Dự án được UBND TP duyệt quy hoạch tháng 2/2015 cho Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI) làm chủ đầu tư. Năm 2018, KDH tiến hành sát nhập BCCI bằng phương thức hoán đổi cổ phiếu. Qua đó, KDH đã chính thức sở hữu toàn bộ các dự án và quỹ đất của BCCI.

Theo giới thiệu, đây là dự án tiềm năng khi ở ngay gần ngã tư Quốc lộ 50 và Nguyễn Văn Linh. Đây là một vị trí đắc địa tại Khu Nam Sài Gòn, dễ dàng di chuyển về trung tâm thành phố, khu đô thị Phú Mỹ Hưng và các tỉnh Miền Tây. Dự án còn kế cận các khu quy hoạch giáo dục của thành phố như: Đại học Văn Hiến, Đại học Kinh Tế Tp.HCM, Đại học Kinh tế – Tài Chính… và khu Làng đại học. Khi các trường đại học tại đây được xây dựng xong sẽ hành thành một cộng đồng rộng lớn đi kèm các dịch vụ và tiện ích phát triển.

Lặng lẽ tích luỹ và nhiều đất chỉ sau Novaland, Vinhomes… một công ty BĐS có 21.400 tỷ hàng tồn kho, đặc biệt chi mạnh cho dự án 16,4ha ở Bình Chánh- Ảnh 1.

Ảnh: Giá trị hàng tồn của Khang Điền

Một số dự án trọng điểm khác của Khang Điền có thể kể đến:

(i) The Classia (quận 9, Tp.HCM): bao gồm 176 căn nhà phố/biệt thự, với tổng diện tích 4,3 ha. Mỗi căn trung bình gồm bất động sản và quyền sử dụng đất liên quan khoảng 115 m2 và 4 tầng, với mức giá dao động từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng/m2 đất (~5.900 USD/m2 – 7.000 USD/m2). Theo cập nhật từ SSI Research, tại thời điểm cuối quý 1/2024, dự án đã bán hơn 160 căn.

(ii) The Privia (quận Bình Tân, Tp.HCM): Dự án có tổng diện tích đất 1,84 ha, sẽ phát triển 1.043 căn chung cư tại 158 An Dương Vương, P.An Lạc. Diện tích căn hộ bình quân tại dự án này là 60m2/căn, giá khởi điểm ước tính khoảng 50 triệu đồng/m2 (~1.970 USD/m2).

Dự án bắt đầu mở bán chính thức vào ngày 25/11/2023 và doanh số bán hàng rất ấn tượng khi Khang Điền hoàn tất việc bán hàng trong vòng 3 tháng. Trong quý 1/2024, tổng chi phí đầu tư cho dự án là 1.370 tỷ đồng, tăng 108% so với quý 3/2023 (trước khi dự án được mở bán vào ngày 25/11/2023). SSI Research ước tính Công ty sẽ bàn giao cho người mua nhà vào quý 4/2024.

Đầu tư gom đất là một trong những chiến lược tốt của Khang Điền, đưa Công ty là đơn vị có quỹ đất sạch lớn hàng đầu. Đây còn được xem là lợi thế và là động lực tăng trưởng dài hạn cho Khang Điền khi quỹ đất sạch tại Tp.HCM đang ngày càng trở nên khan hiếm hơn.

Song, Khang Điền cũng đang đánh đổi bằng việc vay nợ. Theo báo cáo, cùng với giá trị hàng tồn kho cao hơn, tỷ lệ nợ ròng/vốn chủ sở hữu là 32,9%, cao hơn mức 16,8% trong quý cuối năm 2023 do Công ty tăng vay nợ để tài trợ cho đầu tư vào hàng tồn kho.

Ghi nhận, tính đến thời điểm 31/3/2024, Khang Điền tăng mạnh vay nợ dài hạn, từ 4.901 tỷ lên gần 6.274 tỷ đồng.

Lặng lẽ tích luỹ và nhiều đất chỉ sau Novaland, Vinhomes… một công ty BĐS có 21.400 tỷ hàng tồn kho, đặc biệt chi mạnh cho dự án 16,4ha ở Bình Chánh- Ảnh 2.

Ảnh: KDH tăng mạnh vay nợ dài hạn, từ 4.901 tỷ lên gần 6.274 tỷ đồng.

Hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu là hình thức rất phổ dụng trên thị trường chứng khoán toàn cầu tuy nhiên xét trên bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam, hình thức này đang mang lại nhiều bất cập mà không có lợi ích cụ thể.

Về mặt nhà đầu tư

  • Phát sinh thuế khi bán cổ phiếu: theo quy định hiện hành, nhà đầu tư cá nhân phải đóng 5% mệnh giá (10.000 đồng) nếu giá giao dịch trên 10.000 đồng và 5% giá giao dịch nếu giá giao dịch nhỏ hơn 10.000 đồng. Khoản thuế này chưa bao gồm 0,1% thuế TNCN mặc định khi giao dịch bán cổ phiếu.

  • Thiệt hại về mặt thời gian chờ đợi cổ phiếu: Nhà đầu tư thông thường cần chờ đợi trung bình khoảng 2 tháng theo thông lệ chứng khoán Việt Nam từ khi ngày chốt quyền cho đến khi có thể giao dịch cổ phiếu. Điều này lấy đi quyền tự quyết của nhà đầu tư trong giai đoạn này. Thiệt hại đặc biệt lớn có thể xảy ra khi thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng.

  • Thiệt hại về phí lưu lý chứng khoán: Số cổ phiếu tăng lên sẽ làm tăng tương ứng phí lưu ký phải trả. Hiện nay phí lưu ký đang quy định ở mức 0,27VND/cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm/tháng.

Như vậy đối với nhà đầu tư, có 03 vấn đề phát sinh mà không có bất cứ lợi ích thực tế nào

Về mặt doanh nghiệp

Phát sinh quy trình và nghiệp vụ phát hành: để phát hành cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng, các doanh nghiệp niêm yết phải thực hiện nhiều bước theo quy định hiện hành như họp đại hội đồng cổ đông, phát hành nghị quyết, được sự chấp thuận của cơ quản quản lý.

Về mặt lợi ích, hành động trả cổ tức bằng cổ phiếu sẽ thay đổi ghi nhận kế toán từ khoản mục “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” sang khoản mục"vốn đầu tư của chủ sở hữu". Thực tế là không có phát sinh dòng tiền và lợi ích cụ thể nào được ghi nhận cho doanh nghiệp.

Góc nhìn từ cơ quan thuế

“Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” được hiểu là nguồn tiền cần được thu thuế khi phân phối cho cổ đông. Do đó cổ tức phát sinh từ “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” phải đóng thuế không phân biệt cổ tức bằng tiền hay cố tức bằng cổ phiếu.

Luận điểm trên khá hợp lý tuy nhiên cổ tức bằng cổ phiếu khác cổ tức bằng tiền ở việc dòng tiền vẫn ở lại công ty và tiếp tục đi vào hoạt động kinh doanh sản xuất qua đó mở rộng quy mô doanh nghiệp cũng như các khoản thuế sẽ đóng trong tương lai. Do đó xét về nguồn thu thuế, đây có thể là lợi ích có được trong dài hạn ngược với quan điểm thất thu trong hiện tại.

Trên thế giới việc thu thuế thường diễn ra theo hai hướng chính. Thứ nhất là phát sinh thuế khi có lợi nhuận. Thứ hai là phát sinh thuế theo từng lần giao dịch như cách Việt Nam đang áp dụng cho nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên cách áp dụng thuế 5% trên cổ tức bằng cổ phiếu thưởng vô hình chung tương đương với việc áp dụng cùng lúc hai sắc thuế lên nhà đầu tư cá nhân trong khi bản chất của cổ tức bằng cổ phiếu tương đương với việc chia tách cổ phiếu (“stock splitting”) không mang lại lợi ích hiện hữu nào cho nhà đầu tư.

Do đó, cơ quan thuế có thể cân nhắc việc loại bỏ hoàn toàn hình thức thu thuế này để phù hợp với thông lệ thế giới đồng thời có tính thực tiễn cao khi áp dụng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Ngoài ra, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam có thể cân nhắc bỏ hoàn toàn hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu vì lợi ích chung của tất cả các bên liên quan cho đến khi có sự thay đổi trong chính sách, điều mà trong điều kiện thuận lợi sẽ tốn khoảng 5-10 năm.

Hàng loạt đại gia, hoa hậu doanh nhân, chủ công ty thép… bị siết nợ

Không riêng đại gia Đường “bia”, nhiều doanh nhân, hoa hậu doanh nhân cũng đang bị ngân hàng rao đấu giá nhiều lần trong bối cảnh doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ.

Ngân hàng Indovina vừa thông báo bán các khoản nợ hơn 1.000 tỷ của loạt doanh nghiệp và cá nhân; trong đó có cái tên đáng chú ý là CTCP Đường Man. Ghi nhận, giá trị nợ của Đường Man tạm tính tới ngày 30/4/2024 là hơn 482 tỷ đồng. Tài sản bảo đảm của khoản nợ bao gồm bất động sản và cổ phiếu có tổng giá trị hơn 653 tỷ đồng.

Được biết, Đường Man là một doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Hòa Bình của ông Nguyễn Hữu Đường. Đường Man tự giới thiệu là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á sản xuất malt - nguyên liệu chính để sản xuất bia.

Vị đại gia này cũng từng gây chú ý với loạt khách sạn dát vàng. Dù vậy, hồi tháng 3/2023, ông Đường gây xôn xao dư luận khi thông báo rao bán khách sạn dát vàng Dolce By Wyndham Ha Noi Golden Lake với giá khởi điểm là 250 triệu USD, tức gần 6.000 tỷ đồng cho các đối tác quan tâm đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông. Lý do bán khách sạn dát vàng là để lấy vốn triển khai các dự án nhà ở xã hội, trung tâm thương mại trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, ông Đường sau đó đã dừng lại kế hoạch bán với lý do tình hình công ty đã bớt khó khăn, đã thu xếp được dòng tiền để triển khai các dự án nhà ở xã hội, trung tâm thương mại ở TP.Hà Nội theo kế hoạch.

Việc bị ngân hàng “siết nợ” diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp liên tục thua lỗ. Theo báo cáo kinh doanh năm 2023, Đường Man báo lỗ ròng gần 51 tỷ đồng, tăng so với khoản lỗ cùng kỳ năm 2022 là hơn 33 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp đã có 4 năm thua lỗ liên tiếp với khoản lỗ lũy kế gần 230 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2023, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Đường Man là 15,18 lần, tương đương nợ phải trả của doanh nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng.

Không riêng đại gia Đường “bia”, nhiều doanh nhân, hoa hậu doanh nhân cũng đang bị ngân hàng rao đấu giá nhiều lần.

Trong đó, Ngân hàng Agribank Chi nhánh Sài Gòn cũng vừa thông báo bán đấu giá lần thứ 10 tài sản bảo đảm của bà L.M.N, doanh nhân đồng từng đoạt giải hoa hậu doanh nhân cách đây nhiều năm. Các tài sản này bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại địa chỉ số 45 Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh, Tp.HCM của bà L.M.N.

Giá khởi điểm bán đấu giá tài sản lần thứ 10 là 37,71 tỷ đồng (giá khởi điểm lần 1 hồi tháng 1/2023 là 60 tỷ đồng). Bà N. sở hữu tài sản này từ năm 2017. Đây là thửa đất có diện tích hơn 285m2.

Tài sản thứ hai là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Công ty TNHH Ô tô Minh Nguyệt (do bà N. làm đại diện pháp luật) tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Giá khởi điểm bán đấu giá tài sản lần thứ mười là 52,422 tỷ đồng (giá khởi điểm lần 1 hồi tháng 1/2023 là 85 tỷ đồng).

Cũng bị Ngân hàng Agribank “siết nợ” có Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam và CTCP Đầu tư Khang Duy, giá trị khoản nợ xấp xỉ 361 tỷ đồng của. Hai doanh nghiệp trên đăng ký trụ sở tại Bình Dương và Tp.HCM, cùng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sắt, thép, gang và các cấu kiện kim loại.

Ngoài ra, Agribank đang chào bán khoản nợ của một doanh nghiệp trong ngành thép là CTCP Thép Nguyên Phát (Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) với giá khởi điểm là 1,820 tỷ đồng. Đây là khoản nợ phát sinh theo hai hợp đồng tín dụng từ năm 2012. Giá trị khoản nợ tính đến tháng 1/2024 là 2.769 tỷ đồng, trong đó nợ gốc 1.607 tỷ đồng.

Hay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) nhiều lần rao bán khoản nợ của CTCP Thép Úc SSE và khoản nợ của CTCP Thép Nam Thuận. Cả hai doanh nghiệp này đều do ông Lâm Văn Hùng làm Tổng Giám đốc…

Chuyên gia: Người Việt ít dùng thẻ tín dụng vì dân trí tài chính thấp

Theo các chuyên gia, nhiều lý do khiến thẻ tín dụng nội địa tại Việt Nam chưa có tốc độ tăng trưởng xứng đáng như với dư địa sẵn có.

Theo thống kê của Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2023, doanh số thẻ tín dụng nội địa tăng trưởng hơn 234% so cùng kỳ, song mới chiếm 0,5% - 0,9% doanh số thanh toán thẻ toàn thị trường.

Tại Hội thảo “Phát huy tiềm năng thẻ tín dụng nội địa hướng tới xã hội không tiền mặt” diễn ra mới đây, ông Ngô Thành Huấn, Giám đốc điều hành CTCP Tư vấn đầu tư và Quản lý tài sản FIDT cũng dẫn ra số liệu: chỉ mới hơn 4% dân số Việt Nam sở hữu thẻ tín dụng, trong khi các quốc gia lân cận như Thái Lan con số này là 10%, Malaysia là 21%, Trung Quốc 21%, Singapore 49%, Đài Loan 54%.

Ông Huấn cho rằng, số lượng người dân Việt sở hữu thẻ tín dụng thấp nguyên nhân xuất phát từ lý do dân trí tài chính. “Trong các cuộc khảo sát dân trí tài chính do các tổ chức quốc tế thực hiện, chúng ta luôn đứng ở vị trí rất thấp do thiếu hụt về phổ cập kiến thức tài chính căn bản cho người dân”, ông Huấn nói.

Ở góc nhìn của một nhà băng, ông Nguyễn Tấn Pháp - Giám đốc Trung tâm thẻ, Khối Bán lẻ, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) nhận định, việc đẩy mạnh phát triển thẻ tín dụng nội địa tại thị trường Việt Nam chưa khả quan do vẫn gặp phải một số khó khăn nhất định.

Đầu tiên, số lượng ngân hàng TMCP tham gia phát triển thẻ tín dụng nội địa còn rất hạn chế, chỉ 15 tổ chức tín dụng, nên việc truyền thông, quảng cáo, các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng cũng chưa được chú trọng đẩy mạnh. Do vậy, người dân vẫn chưa tiếp cận được sản phẩm và những ưu điểm của sản phẩm, dẫn đến số lượng phát hành còn khiêm tốn so với thẻ tín dụng quốc tế.

Thứ hai, khó cạnh tranh với thẻ tín dụng quốc tế về phạm vi sử dụng, tính năng quốc tế cũng như các ưu đãi hấp dẫn từ tổ chức thẻ quốc tế.

Thứ ba, do thói quen người tiêu dùng, họ có tâm lý ưa chuộng các sản phẩm thẻ quốc tế hơn vì tính phổ biến và số đông.

Ông Nguyễn Tấn Pháp đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng thị trường thẻ tín dụng. Cụ thể, đại diện VietinBank mong muốn NAPAS ưu tiên đẩy mạnh ưu đãi cho các tổ chức tín dụng nhằm khuyến khích và đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa như có cơ chế ưu đãi về phí xử lý giao dịch, phí chia sẻ giữa các Ngân hàng và tổ chức chuyển mạch sẽ là động lực giúp các Ngân hàng tập trung đẩy mạnh phát hành thẻ tín dụng nội địa. Thứ hai, tổ chức tín dụng được hỗ trợ nguồn ngân sách từ NAPAS để triển khai các chương trình ưu đãi với khách hàng, các chương trình động lực, thi đua nội bộ một cách thường xuyên hơn.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước, VietinBank mong muốn được Chính phủ, NHNN và các doanh nghiệp tiếp tục chung tay mở rộng hệ sinh thái sử dụng thẻ cho khách hàng như thanh toán giao thông, thanh toán hóa đơn định kỳ… kèm những ưu đãi hấp dẫn từ các đối tác nhằm thu hút hơn nữa khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán.

Chính phủ và NHNN có kế hoạch đẩy mạnh thực hiện triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ đối với công tác xác thực khách hàng trong cấp tín dụng, phát hành và quản lý thẻ. Tạo môi trường đồng bộ đồng thời có cơ chế ưu đãi cho TCTD đối với việc sử dụng các dữ liệu phục vụ chấm điểm khách hàng trong phát hành thẻ trực tuyến, từ đó giúp đảm bảo chất lượng cấp tín dụng và các TCTD mạnh dạn mở rộng đối tượng khách hàng, đẩy mạnh phát hành thẻ hơn nữa.

Việc thực hiện các đề xuất nêu trên nhằm thúc đẩy mạnh phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nội địa tại thị trường Việt Nam góp phần mang lại lợi ích cho cả khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế.

Ông Phát cũng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh thẻ tín dụng nội địa có lợi ích to lớn đối với khách hàng, các ngân hàng và nền kinh tế. Đối với vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, phổ cập tài chính toàn diện và góp phần đẩy lùi tín dụng đen đồng thời làm giảm chi phí lưu thông tiền tệ.

Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Minh - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) nhận định, thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam còn nhiều dư địa để phát triển trong thời gian tới. Ông Minh nêu cơ sở cho nhận định này, thứ nhất, tín dụng tiêu dùng có tốc độ tăng trưởng trung bình năm mới đạt 20%. Thứ hai, đối tượng khách hàng thu nhập thấp chưa được chú trọng. Thứ ba, vấn nạn tín dụng đen vẫn còn khách hàng khó tiếp cận sản phẩm vay của ngân hàng. Và thứ tư, Ngân hàng Nhà nước muốn tổ chức tín dụng mở rộng nhiều hơn các đối tượng vay.

Chưa từng có tiền lệ: Quỹ mở do Dragon Capital quản lý chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư

Trong thông báo mới nhất, Quỹ Đầu tư Cổ phiếu Tập trung Cổ tức DC – DCDE thuộc Dragon Capital cho biết ngày 7/6 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhà đầy tư thực hiện quyền chi trả lợi tức năm tài chính 2023.

Theo đó, tỷ lệ cổ tức là 13% tương ứng nhà đầu tư sở hữu mỗi 1 chứng chỉ quỹ sẽ nhận về 1.300 đồng. DCDE dự kiến thanh toán vào 26/6/2024.

Tại thời điểm 27/5/2024, quỹ DCDE có gần 2,6 triệu chứng chỉ quỹ. Như vậy dự kiến quỹ sẽ cần chi gần 3,4 tỷ đồng để hoàn tất thanh toán cổ tức cho nhà đầu tư. Được biết, đây là quỹ mở đầu tiên thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư.

Quyết định chi trả cổ tức này ghi nhận trong bối cảnh quỹ DCDE tăng trưởng tích cực, đặc biệt sau khi thay đổi mục tiêu đầu tư. Từ việc chuyên đầu tư các doanh nghiệp hàng đầu niêm yết trên sàn, kể từ giữa tháng 10/2023, DCDE đã chính thức thay đổi mục tiêu đầu tư khi dành 100% tài sản vào cổ phiếu của các doanh nghiệp có lịch sử trả cổ tức đều đặn trong quá khứ hoặc trong thời gian tới tại tất cả các ngành nghề. DCDE đã trở thành là quỹ tiên phong xây dựng chiến lược đầu tư một cách cụ thể là “săn” cổ phiếu nhằm hưởng cổ tức thay vì sự chênh lệch giá lúc bán so với khi mua. Ngoài ra, cơ cấu đầu tư sau khi thay đổi sẽ không đầu tư vào trái phiếu niêm yết, trái phiếu chào bán ra công chúng, trái phiếu phát hành riêng lẻ.

Ghi nhận trong năm 2023, hiệu suất đầu tư cỉa DCDE đạt 23,37%, vượt trội khi gần gấp đôi mức tăng của VN-Index (12,2%). Riêng từ đầu năm 2024 tới nay, hiệu suất đầu tư của DCDE đạt 14,45%, gấp đôi mức tăng của thị trường chung.

Hiện tổng giá trị tài sản ròng xấp xỉ 515 tỷ đồng, NAV/CCQ đạt 28.954 đồng/ccq. Tính tới cuối tháng 4, quỹ đầu tư 43 cổ phiếu, trong đó top 10 cổ phiếu DCDE nắm giữ gồm MWG (8,74%), FPT (7,94%), TCB (5,56%), CTG (4,04%), GMD (3,99%), DGC (3,6%), PNJ (3,6%), VCB (3,46%), HPG (3,23%), FRT (3,2%).

Xét theo lĩnh vực, nhóm ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất với 25,1% danh mục, theo sau là bán lẻ (18,9%), công nghệ (8,9%), BĐS khu dân cư (7,9%),…

Phía DCDE cho biết, việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt không chỉ khẳng định sự ổn định và tiềm năng tăng trưởng của quỹ mà còn thể hiện cam kết trong việc mang lại dòng thu nhập ổn định cho nhà đầu tư.

“Đầu tư khắp nơi không bằng chốt lời một phen biệt thự Hà Nội”

image

Đó là câu nói được nhiều nhà đầu tư kì cựu khẳng định khi đúc kết kinh nghiệm đầu tư bất động sản sau một thập kỷ vừa qua. Đây cũng là lý do đất biệt thự, liền kề ven đô tiếp tục là “tâm chấn” khi sóng chung cư hạ nhiệt.

Sóng “sốt nóng” chung cư vừa hạ nhiệt nhiều chuyên gia đã cho rằng cơn sốt tiếp theo sẽ dồn vào phân khúc thấp tầng tại các quận, huyện vùng ven Hà Nội. Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Dung, Tổng giám đốc Công ty CP Bất động sản G.Empire nhận định, sức mua quay trở lại với thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội là tất yếu sau khi phân khúc chung cư đã sốt nóng và tăng giá mạnh mẽ trong thời gian vừa qua.

“Sức nóng của thị trường đang lan dần sang phân khúc nhà thấp tầng. Qua nghiên cứu các nhóm khách hàng, chúng tôi thấy rằng giới nhà giàu và siêu giàu họ đặc biệt yêu thích và thường lựa chọn các sản phẩm đầu tư mang lại dòng tiền như biệt thự, nhà liền kề, được sử dụng đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận cao và an toàn”, bà Dung khẳng định.

Một nguyên nhân nữa khiến giá biệt thự, liền kề tăng dự báo sẽ còn tăng mạnh được bà Dung chỉ ra là do chi phí đầu vào đầu tư phát triển dự án tăng mạnh. Trong đó, chi phí tiền sử dụng đất, chi phí đầu tư xây dựng, chi phí vốn, lãi suất vay ngân hàng, thời gian chờ thủ tục pháp lý kéo dài khiến giá bán tăng. Đặc biệt, sắp tới khi Luật Đất đai 2024 dự kiến có hiệu lực từ 1/7/2024 sẽ tiếp tục đẩy giá bất động sản tăng khi định giá đất sẽ sát hơn với giá thị trường, đẩy chi phí về tiền sử dụng đất của doanh nghiệp tăng cao.

Cùng quan điểm với bà Dung, ông Bùi Quý Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản Flamingo cho rằng, trong năm 2024, phân khúc nhà ở vẫn là phân khúc dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chung cư đã bị đẩy lên tương đối cao. Chính vì thế, sức nóng dồn về phân khúc thấp tầng vùng ven.

“Rất nhiều nhà đầu tư nhận thấy rằng phân khúc chung cư trong nội đô đang ở mức giá cao thì kỳ vọng lợi nhuận của họ cũng sẽ giảm xuống và bắt đầu chuyển dịch ra bên ngoài. Sức nóng của bất động sản bắt đầu từ chung cư khu trung tâm rồi mới lan ra các khu vực vùng ven khác”, ông Trung nhận định.

Còn chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản Trần Minh, giá biệt thự, nhà liền kề Hà Nội tăng mạnh gần đây và còn tiếp tục là có sự tăng trưởng trong tương lai là có sự đóng góp rất lớn của việc một lượng lớn các nhà đầu tư bất động sản đang tập trung tại thị trường này.

“Nhóm nhà đầu tư tại Hà Nội là số một cả nước cả về số lượng, độ nhanh nhạy về thông tin và am hiểu thị trường. Sau thời gian dài đi đầu tư khắp cả nước, thời gian gần đây, họ đang rút về Hà Nội để tìm kiếm cơ hội. Việc nhóm các nhà đầu tư mua đi bán lại với một lượng tiền lớn đã làm thị trường bất động sản tạo lập mặt bằng giá mới. Sau sự sốt nóng của phân khúc chung cư thì biệt thự, nhà liền kề chính là điểm nóng tiếp theo của thị trường”, ông Minh khẳng định.

Thực tế cho thấy, trong suốt 5-10 năm qua những nhà đầu tư phân khúc biệt thự, liền kề ven đô luôn thắng lớn. Trên thị trường bất động sản hiện nay, những nhà đầu tư lời từ vài chục tỷ đến cả trăm tỷ từ mua biệt thự, liền kề ven đô không phải là hiếm. Câu chuyện của chị Phạm Linh (Mễ Trì, Nam Từ Liêm) là một ví dụ điển hình với những cú thắng lớn khi đầu tư biệt thự, liền kề ven đô.

Chị Linh cho biết năm 2012, chị mua 1 căn biệt thự Ecopark với giá chỉ 26 triệu đồng/m2 thì chỉ 4 năm sau chị chốt lời gần 80 triệu đồng/m2, chị lời hơn 10 tỷ đối với căn biệt thự 300m2. Chị Linh tiếc nuối: “Nếu giữ đến bây giờ số lời đó đã gần gấp 3 lần”.

Chị Linh cũng thắng lớn khi mua căn biệt thự 360 m2 tại khu đô thị Nam Anh Khánh mức giá chỉ 26 triệu đồng thời điểm 2018 với số tiền 8 tỷ thì đến nay đã có giá lên 50 tỷ đồng nhưng chị vẫn băn khoăn chưa bán vì với mức giá 140 triệu đồng/m2 vẫn có thể tăng tiếp.

Nhà đầu tư biệt thự ven đô Hà Nội trong 5 năm qua thường ghi nhận lợi nhuận từ 2-3 lần, dù thị trường lên xuống liên tục. Trong khi đó, nếu mang tiền đi đầu tư khắp các tỉnh thành từ Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… nhưng quy chung mức lợi nhuận không đáng kể, nếu may mắn thì thu lời gấp đôi, nhà đầu tư nào không may hiện giờ vẫn mắc kẹt”, chị Linh khẳng định.

Thực tế cho thấy, ngay cả những người bước vào thị trường biệt thự vùng ven chậm hơn chị Linh nhưng vẫn lãi lớn bởi tốc độ tăng giá của biệt thự ven đô tại các huyện ngoại thành Hà Nội khá lớn khi quỹ đất ngày càng hạn hẹp, tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ cùng với sự bứt phá mạnh mẽ của hạ tầng giao thông trong những năm vừa qua.

Khảo sát cho thấy những khu vực như Long Biên, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Gia Lâm…thậm chí cả Văn Giang (Hưng Yên) đều ghi nhận mức độ tăng giá lên đến hơn 100% trong vòng 3 năm trở lại đây. Dự báo, mức tăng này còn chưa dừng lại khi sắp tới 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận vào năm 2025 và 3 huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì lên quận vào năm 2026.

Lần theo dấu chân nhà đầu tư bất động sản từ tháng 3 trở lại đây có thể nhận thấy sau hầu hết những nhà đầu tư còn tiền, hoặc có tiền gửi ngân hàng đã rút hết và cho tiền vào đất. Đây cũng là nguyên nhân khiến khu biệt thự, liền kề tại khu đô thị Vinhomes Ocean Park 1- 2-3 (Gia Lâm - Văn Giang) bỗng trở nên có sóng vào giai đoạn tháng 3-4. Thậm chí, nhiều khu đô thị bỏ hoang cả chục năm cũng được nhà đầu tư săn lùng mua như Phonix Garden (Đan Phượng) hay Nam An Khánh (Hoài Đức)…

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, khi bất động sản nghỉ dưỡng vẫn còn khá trầm lắng, đất nền các tỉnh đang chờ thời, chung cư nội đô quá nóng thì biệt thự, liền kề ven đô vẫn là sự lựa chọn của nhiều nhà đầu tư khi vừa đảm bảo về tính ăn chắc mặc bền vừa có tiềm năng tăng giá cao. “Hiện thị trường biệt thự, liền kề Hà Nội đã cạn nguồn cung sản phẩm nội đô thì buộc nhu cầu ở thấp tầng sẽ phải dịch chuyển ra ngoại thành, đây cũng sẽ là động lực tiếp tục tăng giá của phân khúc này trong tương lai”, ông Đính khẳng định.

Con trai đại gia xăng dầu miền Tây thao túng giá cổ phiếu PSH

Ông Mai Hữu Phúc - người vừa rời khỏi vị trí phó tổng giám đốc NSH Petro, đồng thời là con trai chủ tịch công ty này - đã bị xử phạt vì hành vi thao túng cổ phiếu.

|0x0

NSH Petro là một doanh nghiệp xăng dầu lớn ở miền Tây - Ảnh: NSH

NSH Petro là một doanh nghiệp xăng dầu lớn ở miền Tây - Ảnh: NSH

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cá nhân do có hành vi thao túng cổ phiếu PSH của CTCP Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu (NSH Petro).

Theo đó, ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng phải nộp phạt 1,5 tỉ đồng mỗi người.

Ủy ban Chứng khoán cho biết từ ngày 1-2-2021 đến ngày 27-5-2022, các cá nhân nêu trên đã sử dụng 26 tài khoản đứng tên 15 nhà đầu tư liên tục mua bán cổ phiếu PSH.

Nhóm 26 tài khoản này tham gia 135/140 phiên giao dịch trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 8-2021; đặt 12.860 lệnh mua với tổng khối lượng hơn 91,5 triệu cổ phiếu, chiếm 64,5% so với toàn thị trường. Kết quả, khối lượng khớp mua gần 57 triệu cổ phiếu.

Sau đó, đã đặt 7.587 lệnh bán với tổng khối lượng hơn 109,7 triệu cổ phiếu, chiếm 60,4% so với toàn thị trường, khối lượng khớp bán hơn 74,76 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, các cá nhân nêu trên còn tham gia 81/186 phiên giao dịch trong khoảng thời gian từ tháng 8-2021 đến tháng 5-2022…

Quyết định xử phạt nêu rõ ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo, bà Đỗ Thủy Tiên và ông Trần Minh Hoàng đã sử dụng 26 tài khoản nêu trên để liên tục mua, bán, giao dịch cổ phiếu PSH giữa các tài khoản với nhau nhằm mục đích tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm của các cá nhân trên cho thấy không có khoản thu trái pháp luật.

Ngoài việc nộp phạt số tiền nêu trên, Ủy ban Chứng khoán cấm giao dịch chứng khoán 2 năm, kể từ ngày 27-5-2024 với 3 cá nhân gồm ông Mai Hữu Phúc, bà Võ Như Thảo và bà Đỗ Thủy Tiên.

Đồng thời cấm giao dịch chứng khoán có thời hạn 3 năm và cấm đảm nhiệm chức vụ tại công ty chứng khoán, quỹ chứng khoán với ông Trần Minh Hoàng.

Theo báo cáo quản trị của NSH Petro, ông Mai Hữu Phúc là con trai ông Mai Văn Huy - chủ tịch công ty. Ông Phúc mới thôi giữ chức phó tổng giám đốc NSH Petro kể từ ngày 24-5 vừa qua.

‘Bí ẩn’ Vietnam Airlines: giá vé neo cao, lỗ nhiều năm nhưng không bị hủy niêm yết, thị giá lại tăng “bốc đầu” trong quý I

Vì đâu vốn hóa của Vietnam Airlines tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng, trong khi đó nhiều năm lỗ đậm âm vốn chủ sở hữu nhưng vẫn không bị hủy niêm yết.

Ăn theo giá trần vé máy bay, thêm vào đó dịp tết nguyên đán ở quý I/2024 nên việc giá vé nhảy vọt trong thời gian qua giúp thị giá HVN liên tục phá đỉnh.

Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đã thông tin tại Phiên họp về kinh tế, thì bình quân giá vé của Vietnam Airlines tăng 14-20% trên các đường bay.

Trong giai đoạn đầu năm, giá vé máy bay tăng đột biến có chặng tăng đến 50% như đường bay Hà Nội - Phú Quốc và tăng gần 40% với đường bay Hà Nội - Nha Trang.

Nhiều nguyên nhân giá vé bật tăng trong đó có việ biến động tỷ giá USD, hàng không lại đẩy khó qua giá vé để khách hàng phải chịu nhiệt giúp cho mình.

Còn tại báo cáo tài chính quý I/2024, doanh thu và lợi nhuận của Vietnam Airlines đạt gần 28.000 tỷ đồng,theo đó tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.

Nên hãng hàng không quốc gia lần đầu đã ngắt mạch lỗ sau 16 quý liên tiếp. Sau quý đầu năm này, hãng hàng không quốc gia lãi hợp nhất sau thuế 4.441 tỷ đồng, riêng công ty mẹ ghi nhận lợi nhuận 1.500 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, việc xóa nợ bởi chủ tàu bay của công ty con Pacific Airlines cũng mang lại nguồn thu khá lớn cho Vietnam Airlines.

Trên thị trường chứng khoán, thì sau khi kết thúc phiên 28/5 cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines tăng trần lên 26.900 đồng. Thị giá của HVN tăng gần 56% trong một tháng, còn kể từ quý I giá cổ phiếu của hãng hàng không quốc gia đã tăng gấp đôi.

Lỗ nhiều năm liên tục, nhưng cổ phiếu HVN vẫn tiếp tục được niêm yết HoSE thì đây là trường hợp ngoại lệ đầu tiên trên sàn chứng khoán vi phạm theo quy định mà không bị huỷ niêm yết.

Đà tăng của cổ phiếu HVN diễn ra trong bối cảnh kết quả kinh doanh khởi sắc, giá vé máy bay tiếp sẽ tiếp tục neo cao. Trong khi đó, Bộ Tài Chính và Cục Hàng Không đều lên tiếng phủ nhận việc giá vé tăng do phí, thuế. Thêm vào đó, giá nhiên liệu chiếm 20-28% chi phí giá vé, như vậy giá vé tăng do đâu!?

Nguồn: Vietnam business insider

Bán sầu riêng lãi lớn, Hoàng Anh Gia Lai tăng lương gấp đôi cho bầu Đức lên ‘tận’ 40 triệu đồng/tháng

Chủ tịch HAGL Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) sẽ nhận mức lương cao nhất 40 triệu đồng một tháng, tương đương 480 triệu đồng một năm. Con số này cao gấp đôi năm 2023 và 2022, đồng thời gấp 3 lần thù lao của năm 2021.

Dẫu vậy, thu nhập thực tế (gồm thưởng và các khoản liên quan khác) của ông năm 2023 là 2,4 tỷ đồng, tương đương bình quân 200 triệu đồng một tháng. Năm 2022, ông cũng nhận thu nhập lên tới hơn 2,57 tỷ đồng, tức gần 215 triệu đồng một tháng.

Lương của bầu Đức tăng trong bối cảnh công ty đang tiến hành tái cấu trúc toàn diện, nỗ lực xóa lỗ luỹ kế trong năm nay và đẩy mạnh mảng cốt lõi nông nghiệp.

Thành viên khác của HĐQT cũng nhận 30 triệu thù lao, còn Trưởng Ban kiểm soát nhận về 24 triệu. Cho đến các Thành viên Ban kiểm soát cũng giảm còn nhận 20 triệu mỗi tháng.

Trong thông báo mức thù lao hàng tháng của Ban thư ký Hội đồng quản trị là 16 triệu đồng một người.

Còn thù lao của ông Võ Trường Sơn Tổng giám đốc trong năm 2023 nhận hơn 1,9 tỷ. Ông Sơn đã nguyện vọng thôi chức Tổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của HAGL ở đầu năm 2024.

Năm nay, công ty của bầu Đức đặt mục tiêu doanh thu cao kỷ lục 7.750 tỷ đồng, tăng trưởng 20%. Trong đó, cây ăn trái trong đó có sầu riêng dự kiến mang về doanh số tốt nhất với 5.540 tỷ đồng, heo ăn chuối đóng góp 1.550 tỷ và các sản phẩm hàng hóa khác mang về 660 tỷ đồng.

Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế là 1.320 tỷ đồng, giảm 26% so với kết quả năm ngoái. Nếu đạt được, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp mà HAGL có thể cán mốc lợi nhuận nghìn tỷ đồng và hướng đến mục tiêu xóa lỗ lũy kế.

Giám đốc một khu nghỉ dưỡng lớn ở Sầm Sơn bị tạm hoãn xuất cảnh

Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Vũ Anh Tuân, Giám đốc Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort (FLC Sầm Sơn).

Theo đó, ông Vũ Anh Tuân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Quyết định có hiệu lực từ ngày 28/5 đến khi doanh nghiệp này nộp đủ tiền thuế.

Ông Tuân cũng đang giữ chức Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC từ đầu năm 2023.

Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort đang nợ thuế gần 14 tỷ đồng và đang bị cơ quan thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn.

Bên cạnh đó, tính đến cuối tháng 11/2023, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa cho biết, công ty còn nợ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế của 734 người lao động trong 33 tháng với số tiền hơn 28 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty mẹ của doanh nghiệp này là CTCP Tập đoàn FLC cũng đang nợ thuế quá hạn hơn 160 tỷ đồng.

Công ty TNHH FLC Samson Golf & Resort là công ty con của Tập đoàn FLC với vốn điều lệ ban đầu 200 tỷ đồng. Đến tháng 7/2018, công ty tăng vốn lên 500 tỷ đồng. Sau 6 tháng, công ty tiếp tục tăng vốn lên 800 tỷ đồng.

Đây là công ty thực hiện nhiều dự án của FLC tại Thanh Hóa, trong đó đáng chú ý là dự án Khu quần thể nghỉ dưỡng FLC Samson Beach & Golf Resort với quy mô 200ha bao gồm khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị quốc tế, sân golf, câu lạc bộ… có quy mô đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.

Nằm trong quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái FLC Sầm Sơn, khách sạn FLC Grand Hotel có quy mô 15 tầng, xây dựng trên diện tích 3,6ha với tổng mức đầu tư 922 tỷ đồng. FLC đã tổ chức thi công hoàn thiện khi chưa có giấy phép xây dựng.

Liên quan đến hoạt động của công ty mẹ là Tập đoàn FLC, tại ĐHĐCĐ bất thường tổ chức hồi tháng 2 vừa qua, HĐQT FLC đã có thêm 2 nhân sự mới là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh giữ chức Thành viên HĐQT thay cho các thành viên cũ đã từ nhiệm.

HĐQT mới của FLC sẽ có 5 thành viên bao gồm ông Lê Bá Nguyên, Chủ tịch HĐQT; bà Vũ Đặng Hải Yến, Phó Chủ tịch thường trực; bà Trần Thị Hương và các Thành viên HĐQT là ông Lê Tiến Dũng và ông Ngô Đặng Hoàng Anh.

Về tổng giá trị tài sản hiện hữu, Tập đoàn FLC ước tính đạt hơn 21.000 tỷ đồng. Tập đoàn cũng nộp ngân sách Nhà nước khoảng 800 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ nợ vay khoảng 4.400 tỷ đồng.

Giải mã cú ‘bốc đầu’ của cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN), chỉ trong 2 tháng cổ đông đã x2 tài khoản

Hãng bay quốc gia báo lãi đậm

Theo báo cáo tài chính quý I/2024, cả doanh thu và lợi nhuận của Vietnam Airlines đạt kỷ lục trong bối cảnh thị trường phục hồi. Doanh thu thuần đạt gần 28.000 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức doanh thu một quý cao nhất kể từ khi Vietnam Airlines cổ phần hóa vào năm 2015.

Doanh thu cao cộng hưởng với việc các công ty con kinh doanh có lãi cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của hãng bay này. Vietnam Airlines tạm nhẹ gánh với khoản nợ của Pacific Airlines khi công ty này được xóa nợ theo thỏa thuận trả tàu bay.

Cụ thể, ông Đặng Anh Tuấn – Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines nói tại Hội thảo “Hạ nhiệt giá vé máy bay được không?” sáng 17/5, lãi quý I/2024 của doanh nghiệp chủ yếu đến từ khoản thu nhập khác, như việc xóa nợ theo thỏa thuận trả tàu bay của công ty con Pacific Airlines, thay vì tới từ giá vé đắt đỏ như mọi người vẫn nghĩ.

Nhờ khoản thu kỷ lục này, hãng hàng không quốc gia lần đầu ngắt mạch lỗ sau 16 quý liên tiếp. Kết thúc quý I, hãng lãi hợp nhất sau thuế 4.441 tỷ đồng, riêng công ty mẹ ghi nhận lợi nhuận 1.500 tỷ đồng.

Giải mã cú 'cất cánh' của Vietnam Airlines: Vì đâu vốn hóa tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng?- Ảnh 2.

Lợi nhuận sau thuế Vietnam Airlines. Ảnh: Hà My

Giá vé neo cao

Bên cạnh động lực tăng trưởng nội tại của doanh nghiệp, việc giá vé nhảy vọt trong thời gian qua được xem là “nguồn nguyên liệu” giúp thị giá HVN liên tục phá đỉnh. Theo thông tin từ Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy tại Phiên họp về kinh tế, xã hội sáng 13/5, bình quân giá vé của Vietnam Airlines tăng 14-20% trên các đường bay.

Ba nguyên nhân của việc vé máy bay tăng giá được ông Huy lý giải do thiếu máy bay, chênh lệch tỷ giá và người dân mua vé sát giờ.

Cụ thể, tình trạng thiếu tàu bay buộc các hãng hàng không phải thuê ướt, tức thuê cả máy bay, phi công khiến chi phí vận hành cao hơn. Việc nhà sản xuất động cơ Pratt&Whitney (PW) thu hồi động cơ PW1100 để kiểm tra và sửa chữa chuyên sâu ảnh hưởng tới 33 chiếc máy bay của các hãng trong nước.

Giải mã cú 'cất cánh' của Vietnam Airlines: Vì đâu vốn hóa tăng gấp đôi chỉ trong 2 tháng?- Ảnh 3.

Một nguyên nhân khác, theo ông Huy, đến từ việc tăng giá nguyên liệu do chênh lệch tỷ giá. Hiện chi phí nguyên liệu chiếm 65-70% trong cơ cấu giá vé, trong khi từ đầu năm đến này, tỷ giá USD/VND tăng gần 5%.

Cuối cùng, việc người dân mua vé sát giờ cũng khiến giá vé cao hơn so với mức trung bình. Theo nghiên cứu của Cục Hàng không và Tổng cục Thống kê, giá vé máy bay nếu mua trước sớm 1-2 tháng sẽ giảm so với mức bình quân, còn mua càng sát ngày giá vé càng cao.

Dư địa phát triển của cổ phiếu hàng không

Theo báo cáo phân tích ngành hàng không của Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thời kỳ khó khăn nhất của ngành đã đi qua. Điều này phần nào giúp cổ phiếu của các doanh nghiệp hàng không trong đó có HVN của Vietnam Airlines cất cánh.

Bốn lý do được nhóm phân tích của công ty chứng khoán này chỉ ra gồm: giá dầu kỳ vọng duy trì ổn định; nhu cầu du lịch và vận chuyển hàng hóa tăng; tăng trần vé máy bay nội địa; triển vọng dài hạn nhờ sân bay Long Thành.

Đầu tiên, chi phí nhiên liệu chiếm khoảng 25 - 28% chi phí khai thác của các hãng hàng không. Với việc giá dầu duy trì quanh mức 90 USD/thùng, hãng chứng khoán này nhận định, biên lợi nhuận của ngành sẽ không phải chịu quá nhiều áp lực trong năm nay.

Bên cạnh đó, trong năm 2023, khi lượng khách quốc tế đang trên đà phục hồi, số lượng khách trong nước đạt tăng trưởng mức 7%. Đến quý I/2024, khách du lịch trong nước đạt mức 30 triệu người, tăng 9% so với cùng kỳ.

“Dự báo thị trường hàng không Việt Nam cũng nằm trong xu thế của thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sẽ hoàn toàn hồi phục vào cuối năm 2024”, báo cáo phân tích nêu.

Mặt khác, công ty chứng khoán này cũng đưa ra lưu ý, việc tăng trần giá vé máy bay sẽ tạo điều kiện cho các hãng bù đắp chi phí đầu vào, đặc biệt là giá nhiên liệu. Điều này cũng giúp các hãng có dư địa điều chỉnh giá vé trên đường bay nội địa. Tuy nhiên, các hãng sẽ phải cân đối giá vé để bảo đảm hiệu quả hoạt động và quyền lợi khách hàng.

Cuối cùng, khi sân bay quốc tế Long Thành được hoàn thiện với công suất 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa, sẽ cải thiện tình trạng quá tải tại Tân Sơn Nhất. Điều này mang lại lợi ích cho các hãng hàng không và dịch vụ hàng không dài hạn.

Sau 1 thập kỷ chờ đợi cổ đông Eximbank đã được cầm cổ tức tiền mặt trong tay.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa công bố nghị quyết về việc triển khai phương án chi trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu lên đến 10%. Sau 10 năm, biến động thượng tầng lần đầu các cổ đông được chia cổ tức.

Theo đó, phương án chi trả cổ tức được HĐQT Eximbank thông qua sẽ được trả bằng tiền mặt theo tỷ lệ 3% và phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 7%. Như vậy, Eximbank sẽ trả cổ tức với tỷ lệ 10% sau hơn 10 năm.

Dự kiến, Eximbank sẽ phải chi ra 552 tỷ đồng để chi trả cho cổ đông, tức mức chi trả sẽ là 300 đồng/cp. Nhưng nghị quyết này vẫn chưa có thông tin về ngày chi trả.

Sau 10 năm chờ đợi cổ đông Eximbank được chia cổ tức

Tiếp theo đó, Eximbank sẽ phát hành thêm 121,9 triệu cổ phiếu mới, tương ứng vốn điều lệ tăng thêm 1.219 tỷ để chi trả thêm cổ tức 7% theo nghị quyết.

Từ năm 2014, Eximbank là lần gần nhất chi trả cổ tức tiền mặt theo tỷ lệ 4% cho đến nay. Như vậy, sau những “cuộc chiến” thượng tầng lần này ngân hàng này đã có thông tin mới nhất về chi trả cổ tức cho cổ đông. Nhưng vấn đề thời gian chi trả và phát hành cổ phiếu vẫn chưa được thống nhất.

Còn vào năm 2023, Cổ đông Eximbank cũng đã có hai lần nhận cổ tức với tỷ lệ 20% và 18%.

Về tình hình kinh doanh, trong quý I vừa rồi Eximbank mang về lợi nhuận trước thuế thấp hơn cùng kỳ chỉ còn 661 tỷ, nên lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 527,3 tỷ.

4 ngân hàng chỉ bán, không mua lại vàng miếng từ người dân

4 ngân hàng quốc doanh sẽ bán vàng miếng SJC để bình ổn thị trường, nhưng không thu mua lại từ người dân.

Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) hôm nay cho biết từ 3/6 sẽ bán vàng miếng bình ổn ra thị trường tại một số chi nhánh ở Hà Nội và TP HCM. Tuy nhiên, nhà băng này chỉ bán vàng ra, không thực hiện chiều mua lại từ người dân.

Nếu muốn bán vàng, người dân có thể đến các doanh nghiệp kinh doanh như SJC, DOJI, PNJ…

Tương tự, đại diện hai ngân hàng trong nhóm Big 4 cũng cho biết sẽ không mua lại vàng miếng từ người dân và chỉ triển khai ở hai thành phố lớn nhất nước. Việc mở rộng mạng lưới phân phối tại các tỉnh, thành khác sẽ được triển khai sau.

Vàng miếng được bán tại một cửa hàng của SJC, tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Vàng miếng được bán tại một cửa hàng của SJC, tại Hà Nội. Ảnh: Ngọc Thành

Ngoài các doanh nghiệp, nhiều ngân hàng cũng có giấy phép kinh doanh vàng miếng song thời gian qua, không phải lúc nào họ cũng thu mua lại từ người dân. Việc mua lại tùy thuộc vào nhu cầu dự trữ vàng từng thời điểm, cũng như thế mạnh về kinh doanh kim loại quý của từng ngân hàng.

Một chuyên gia trong ngành lý giải không dễ để các ngân hàng thực hiện nghiệp vụ thu mua vàng miếng. Nếu họ mua lại vàng miếng từ dân, ngân hàng sẽ phải đầu tư hẳn một mảng kinh doanh mới, bao gồm hệ thống và nhân sự chuyên về vàng. Đây là bài toán khó với họ, trong bối cảnh nhiều năm qua nhiều ngân hàng gần như không còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh vàng.

Lâu nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) vẫn thu mua lại vàng miếng dù khách hàng không có hoá đơn hoặc không mua trực tiếp từ họ. Kể cả miếng vàng hư hỏng bao bì nhưng nếu vàng được kiểm định đạt chất lượng, SJC thu mua theo đúng giá niêm yết, không xảy ra tình trạng “ép giá”.

Tại các đơn vị có giấy phép kinh doanh vàng miếng khác, việc thu mua vàng miếng tuỳ thuộc vào chính sách kinh doanh từng đơn vị. Nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp này có hệ thống xác thực được số series cũng như luồng đi của vàng miếng. Bên cạnh đó để kiểm tra chất lượng vàng miếng, ngoài việc đánh giá bằng mắt thường, các đơn vị này cũng có máy móc để kiểm tra.

Để mua vàng “bình ổn”, Vietcombank cho biết người dân tới trực tiếp tại các điểm bán của họ, thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản và nhận vàng giao ngay. Người mua sẽ được cung cấp hóa đơn điện tử.

Trường hợp khối lượng lớn, Vietcombank nói khách hàng cần khai báo các thông tin theo quy định về phòng chống rửa tiền hoặc mở tài khoản tại nhà băng này trước khi giao dịch.

Tại Agribank, lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết khách mua vàng cần lưu ý các thủ tục liên quan đến định danh của cá nhân và tuân thủ quy định giao dịch, thanh toán về hóa đơn và phòng chống rửa tiền.

Chia sẻ với VnExpress trước đó, đại diện một nhà băng quốc doanh cho hay họ dự kiến bán ra thị trường theo mức giá nằm trong biên độ được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Các nhà băng quốc doanh khẳng định việc bán vàng nhằm thực hiện mục tiêu “bình ổn” thị trường theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước, không vì mục tiêu lợi nhuận.

Phương thức bán vàng bình ổn được cơ quan quản lý đưa ra sau các phiên đấu thầu nhằm tăng cung không hiệu quả, chênh lệch giá trong nước và thế giới chưa được thu hẹp như kỳ vọng. Theo đó, tuần tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán vàng trực tiếp cho 4 nhà băng có vốn Nhà nước, để họ phân phối ra cho người dân.

Sau thông tin 4 ngân hàng quốc doanh sẽ bán vàng miếng ra thị trường từ 3/6, giá mặt hàng này quay đầu giảm, khiến chênh lệch với thế giới thu hẹp về còn 15,6 triệu đồng một lượng. Trưa nay, giá vàng miếng SJC về vùng 84 - 87,5 triệu đồng một lượng.

‘Lột’ sạch tiền chồng - kiểu bạo hành ưa thích của nhiều bà vợ Việt

Ngang nhiên “tịch thu” hết số tiền chồng kiếm được với quan điểm “đàn ông cứ có tiền là sinh hư”, nhiều bà vợ Việt không biết đó chính là bạo lực gia đình.

Lâu nay nói về bạo lực gia đình, người ta luôn nghĩ nạn nhân là phụ nữ. Hành vi bạo hành cũng luôn được hình dung là đánh đập, gây tổn thương về mặt thể chất. Chính vì vậy, thông tin ngày càng nhiều đàn ông Việt Nam bị bạo lực gia đình mà Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội tiết lộ cách đây hơn một tuần khiến nhiều người ngạc nhiên.

Trên thực tế, đàn ông trong nhiều gia đình Việt Nam đã bị bạo lực về kinh tế từ lâu rồi.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 định nghĩa, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế đối với thành viên khác. Hành vi bạo lực gia đình được chia thành các nhóm bạo lực thể chất, tinh thần, kinh tế và tình dục.

Trong số các hành vi bạo lực gia đình về kinh tế được ghi trong luật có hành vi “kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác”. Sự lệ thuộc này chính xác là điều mà nhiều bà vợ hướng đến khi bắt chồng nộp hết lương, thưởng hay các khoản thu nhập khác mà họ biết được. Đồng nào chồng giấu giếm không đưa đều bị coi là quỹ đen.

“Anh cần gì chỉ cần nói là em đưa”, các bà thường ngon ngọt dỗ chồng như vậy, nhưng thực tế thì như các ông than thở, “vợ là cái nhà băng mà đưa tiền vào thì dễ, rút ra cực khó”. Nhiều chị em giữ thu nhập của chồng không chỉ vì sợ thất thoát, mà còn để kiểm soát hành vi của anh ta, vì không có tiền trong tay sẽ không thể muốn gì làm nấy, không thể bồ bịch, đàn đúm, chơi bời hư hỏng.

Không quý ông nào cam lòng để mất tự do như vậy, nên cái gọi là quỹ đen ra đời. Họ dùng quỹ này để có thể uống với bạn bè, đồng nghiệp vài cốc bia, có thể mua quà “nuôi” những mối quan hệ mà nếu đề xuất với vợ thì khoản chi này sẽ không được duyệt, hay thỉnh thoảng biếu bố mẹ, cho anh chị em ruột…

Có điều, nhiều bà vợ rất cao tay, hầu như khoản quỹ đen nào của chồng sớm muộn cũng bị phát hiện, tịch thu bằng sạch. Mỗi lần như thế, ông chồng không chỉ bị “bần cùng hóa” mà còn phải chịu một trận bạo lực ngôn từ tối tăm mặt mũi.

Có bà vợ tìm đến chuyên gia tâm lý, chuyên gia tư vấn về hôn nhân than vãn rằng mình toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, phục vụ chồng tận răng, từ đôi tất hay cái quần đùi chồng đều không phải tự mua, ấy vậy mà anh ta còn đổ đốn chán vợ, đòi ly dị. Nhà tư vấn hỏi chuyện thật kỹ mới biết, hóa ra anh chồng mới là nạn nhân, bị vợ kiểm soát tiền bạc đến mức “không thở nổi”, lâu dần thành ám ảnh sợ hãi, chỉ muốn ly hôn để thoát khỏi sự “cai trị” đầy độc đoán của vợ.

Đàn ông cũng là nạn nhân của bạo lực gia đình. (Ảnh minh họa: Newsweek)

Một kiểu bạo lực gia đình khác liên quan đến kinh tế mà rất nhiều đàn ông Việt đang phải chịu, đó là bị đay nghiến, xúc phạm thường xuyên vì không kiếm được nhiều tiền như chồng nhà người ta. Bất tài, vô dụng, lười biếng, không có chí tiến thủ… là những tính từ mà họ bị vợ “ném” vào mặt hết ngày này qua ngày khác, đến mức cảm thấy lòng tự trọng, tự tôn của mình đã hạ đến đáy.

Một cô bạn của tôi đã nhọc lòng nhờ vả khắp nơi để kiếm cho ông xã công việc mới tốt hơn, nghĩa là có khả năng đem lại thu nhập cao hơn. “Tôi tốn khá nhiều tiền quà cáp để xin cho chồng công việc đó, nhưng anh ấy chẳng những không cảm kích mà còn tỏ thái độ thù địch, đi làm không chú tâm, được nửa năm thì bỏ, khiến tôi muối mặt với người ta”, cô bạn kể, cực kỳ thất vọng về chồng, và càng thất vọng, giận dữ hơn khi một thời gian sau, gia đình chồng phát hiện anh ấy bị trầm cảm.

“Tôi vất vả chèo chống gia đình như thế, không trầm cảm thì thôi, anh ta đã chẳng được tích sự gì, không thèm cố gắng, vậy mà còn dám trầm cảm”, bạn tôi rất phẫn uất. Nhưng trước sức ép của gia đình, cô đành cùng anh đến chuyên gia tâm lý và từ đó nhận ra mình cũng có cái sai.

Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2022 coi việc cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ cũng là bạo lực gia đình. Bạn tôi chưa đến mức như vậy, nhưng việc cô ấy ngày ngày càm ràm, chê bôi, hạ thấp, thúc ép chồng cũng là một thứ bạo lực có sức tàn phá tinh thần ghê gớm.

Có lẽ nhiều phụ nữ sẽ cảm thấy tức giận, thấy bất công khi phải nhìn nhận thực tế mình là người bạo lực gia đình, vì cho rằng những gì họ làm đều là muốn tốt cho mái ấm, rằng bản thân cũng rất vất vả, mệt mỏi. Mặt khác, việc định vị đàn ông là phái mạnh khiến chị em không nghĩ rằng họ cũng có thể bị tổn thương.

Bản thân nam giới cũng bị trói buộc bởi định kiến này nên thường cố gắng chịu đựng, không dám chia sẻ với ai. Nhưng càng cố gắng cứng cỏi để đáp lại sự kỳ vọng, một khi quá tải, sự suy sụp càng lớn.

Phòng chống bạo lực gia đình, đã đến lúc cần tác động đến cả hai giới.